Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020


CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 3.1. Giao thông



tải về 1.82 Mb.
trang7/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16

3. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

3.1. Giao thông


3.1.1. Đường bộ

Trong các năm gần đây, hệ thống giao thông đường bộ phát triển khá nhanh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một số tuyến đường chủ yếu:

- Quốc lộ 1 chạy dọc Bắc-Nam qua thành phố Phan Thiết và 05 huyện trong tỉnh, với chiều dài 180,5 km, được mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (nền đường 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 10,5m), có 21 cầu đạt trọng tải H30.

- Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua địa phận tỉnh Bình Thuận dài 42 km, được cải tạo nâng cấp đạt cấp IV và cấp V tuỳ từng đoạn, với mặt cắt nền đường 9-10 m, mặt đường 6-7 m, kết cấu thảm bê tông nhựa, một số đoạn qua khu dân cư đạt tiêu chuẩn cấp trục chính đô thị.

- Quốc lộ 55 kết nối Bình Thuận với thành phố Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, chiều dài qua tỉnh Bình Thuận 152,2 km. Tuyến đường này đang xuống cấp nghiêm trọng, mới chỉ có đoạn qua huyện Hàm Tân dài 46 km vừa được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng (nền 9 m, mặt đường 6 m kết cấu bê tông nhựa). Phần còn lại đang tiếp tục triển khai thi công

- Tỉnh lộ: Các tỉnh lộ ngày càng được nâng cấp sửa chữa, mở rộng. Đa số các đường đã được trải bê tông nhựa hoặc thâm nhập nhựa.

- Đường liên huyện: Nhìn chung, nền đường tương đối vững chắc bề rộng mặt đường rộng 5 –8 m, một ít đoạn được láng nhựa, còn lại hầu hết mặt đường rải sỏi đỏ hoặc đá dăm kẹp đất. Hiện nay, ngoài huyện đảo Phú Quý, các huyện còn lại trên đất liền đều có đường bộ đi đến tận trung tâm các xã; tuy nhiên vẫn còn nhiều đoạn đường và cầu cống xuống cấp nghiêm trọng nên việc giao thông còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa.
3.1.2. Đường sắt

Tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy dọc chiều dài tỉnh dài khoảng 180 km, qua thành phố Phan Thiết và 06 huyện trong tỉnh. Dọc tuyến trên địa bàn tỉnh có 13 ga, trong đó ga chính Mương Mán, còn lại là các ga hỗn hợp, phục vụ các tàu khách và tàu hàng. Tuyến nhánh đường sắt Mương Mán-Phan Thiết dài 11,8 km chủ yếu phục vụ tàu khách địa phương và một phần nhỏ hàng hoá. Hiện nay, ga Phan Thiết đã được di dời ra khỏi khu vực nội thành và đầu tư xây dựng mới trên địa bàn xã Phong Nẫm, mới được khánh thành đưa vào sử dụng chính thức vào dịp 19/4, kỷ niệm 37 ngày giải phóng quê hương và 20 năm ngày tái lập tỉnh Bình Thuận.



3.1.3. Đường thủy

Tỉnh Bình Thuận có bờ biển dài, là một trong số ngư trường chính của cả nước cùng các nghề biển có truyền thống lâu đời nên giao thông vận tải biển phát triển mạnh. Tuyến giao thông ven biển chạy dọc chiều dài 192 km. Bình Thuận hiện có các cảng biển chính là:

+ Cảng Phan Thiết: có thể tiếp nhận tàu dưới 1.000 DWT, với công suất khoảng 0,3 triệu tấn/năm.

+ Cảng Phú Quý: Cảng có thể tiếp nhận tàu trên 1.000 DWT, năng lực thông qua cảng khoảng 0,3 triệu tấn/năm và các công trình kết cấu hạ tầng và phục vụ như đê chắn sóng phía tây dài 550 m, kè bảo vệ bờ dài 215 m, bến tàu dài 191,4 m, sân bãi chứa hàng rộng 16.417 m2, nhà kho rộng 270 m2 và khu văn phòng rộng 270 m2.

+ Cảng cá Phan Rí và La Gi: chủ yếu là cảng phục vụ đánh bắt thuỷ sản và nghề cá, có khả năng tiếp nhận tàu thuyền đến 400 CV và là nơi neo đậu tàu thuyền của ngành thủy sản.

3.2. Hệ thống điện


3.2.1. Nguồn điện 

Hiện nay, tỉnh Bình Thuận được cấp điện từ các nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia:

- Nhà máy thủy điện Hàm Thuận (huyện Hàm Thuận Bắc) 2*150MW.

- Nhà máy thủy điện Đa Mi (huyện Tánh Linh) 2*87,5MW.

- Nhà máy thủy điện Đại Ninh (huyện Bắc Bình) 300MW.

- Nhà máy thủy điện Bắc Bình (huyện Bắc Bình) 33MW.

- Nhà máy Phong điện 1 Bình Thuận (huyện Tuy Phong) 120MW, GĐ 1: 30 MW vừa mới khánh thành đưa vào sử dụng vào dịp 19/04/2012.

- Trạm diesel huyện đảo Phú Quý 3MW, đã hoàn thành trạm phong điện.



3.2.2. Lưới điện 

a. Lưới 220kV

Các tuyến 220kV hiện có trên địa bàn tỉnh (308 km):

- Hàm Thuận – Long Thành (2 mạch * 124 km).

- Hàm Thuận – Phan Thiết (60 km), đang thi công.



b. Lưới 110kV

Các tuyến 110kV hiện có trên địa bàn tỉnh (484,382 km):

- Ninh Phước – Phan Rí – Lương Sơn – Phan Thiết (113,72 km).

- Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – Hàm Tân – Xuyên Mộc (108,662 km).

- Hàm Thuận – Phan Thiết (2 mạch * 58 km).

- Hàm Thuận – Đức Linh (53 km).

- Đại Ninh – Phan Rí (mạch 1 : 40 km).

- Trạm 220kV Phan Thiết – Mũi Né (mạch 1: 18 km).

- Xuân Trường – Đức Linh (35 km, đang thi công).

c. Lưới phân phối trung thế

Các tuyến trung thế đã cải tạo và được xây dựng ở cấp 22 kV, cấu trúc tuyến là 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp và lặp lại. Phần lớn là đường dây trên không, tỉ lệ cáp ngầm không đáng kể. Phần lớn lưới trung thế đang vận hành hình tia.



d. Trạm biến áp

* Toàn tỉnh có 1 trạm 220/110 kV Phan Thiết, công suất 125MVA, nhận điện từ tuyến 220 kV Hàm Thuận – Phan Thiết, đã hoàn thành, nhưng chưa đưa vào vận hành do đường dây 220 kV chưa thi công xong.

* Các Trạm biến áp 110 kV trên địa bàn tỉnh:

- Trạm Phan Thiết : 110/22kV – (1*63 + 1*40MVA)

- Trạm Lương Sơn : 110/22kV – (1*25MVA).

- Trạm Phan Rí : 110/22kV – (1*16 + 1*25MVA).

- Trạm Hàm Tân : 110/22kV – (1*40MVA).

- Trạm Hàm Thuận Nam : 110/22kV – (2*40MVA).

- Trạm Mũi Né : 110/22kV – (1*40MVA).

- Trạm Đức Linh : 110/22kV – (1*25MVA)

* Ngoài ra,có một trạm nâng áp 22/110 kV Phong điện 1 Bình Thuận 45MVA.

* Trạm hạ thế: Hầu hết các trạm hạ thế được vận hành ở cấp điện áp 22-15/0,4 kV.



3.3. Công trình thủy lợi

3.3.1. Hiện trạng

Tính đến nay trên địa bàn Bình Thuận có tất cả 283 công trình thủy lợi (kể cả 3 hồ chứa đang xây dựng).



Bảng 2.12: Tổng hợp hiện trạng công trình thủy lợi trong tỉnh

TT

Loại Công trình

Tuy

Phong


Bắc

Bình


Phan Thiết

Hàm

T.Bắc


Hàm

T.Nam


H. Tân -

Lagi


Đức

Linh


Tánh

Linh


Tổng

cộng


1

Hồ chứa

3

1




7

5

2

1

2

21

2

Đập dâng

12

28

3

24

9

7

15

14

112

3

Ao, bàu










40

5




1




46

4

Kênh, Cống..










71

2










73

5

Trạm bơm




1

2







2

8

9

22

6

Kênh nối mạng




4




2

2

1







9

Tổng cộng

14

34

5

144

22

11

25

25

283

Nguồn: Chi cục Thủy lợi Bình Thuận

Năng lực thiết kế tưới tưới của các công trình thủy lợi hiện đang khai thác khoảng 58.704 ha, trong đó dung tích hồ chứa khoảng 213,5 triệu m3 và dung tích các ao bàu nhỏ là 20,0 triệu m3.



3.3.2. Hồ chứa

Với tổng số 21 hồ chứa nước lớn nhỏ, trong đó có 3 hồ quan trọng nhất hiện đang khai thác là: Hồ Sông Quao - huyện Hàm Thuận Bắc dung tích Vh=80 triệu m3, hồ Cà Giây - Bắc Bình dung tích Vh = 37 triệu m3, hồ sông Lòng Sông-Tuy Phong Vh= 37 triệu m3; và 3 hồ đang xây dựng như: Hồ Phan Dũng Vh = 10,4 triệu m3, hồ Sông Móng Vh = 34 triệu m3 và hồ Sông Dinh 3 Vh= 45,5 triệu m3; 15 hồ vừa và nhỏ có dung tích nhỏ hơn 10 triệu m3.



* Hệ thống hồ Sông Quao

Là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Bình Thuận, được đầu tư xây dựng từ năm 1995, hoàn thành và đưa vào sử dụng 1998. Nhiệm vụ công trình theo thiết kế được duyệt tưới cho 8.120 ha đất canh tác thuộc huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, hiện nay năng lực thiết kế tưới công trình tăng trên 12.000 ha do mở rộng khu tưới và nhờ nguồn nước bổ sung từ đập Đan Sách và nguồn nước từ thủy điện Đại Ninh thông qua kênh chuyển nước 812 - Châu Tá - Sông Quao. Hệ thống kênh chính dài hơn 28 km và 20 kênh cấp I với tổng chiều dài hơn 60 km, chuyển nước cho các hồ Cẩm Hang, hồ Suối Đá để tăng năng lực tưới cho hai công trình này. Hệ thống hồ Sông Quao bao gồm 24 ao bàu nhỏ, 23 đập dâng kiên cố, trong đó - đập Đan Sách là đập đầu nguồn làm nhiệm vụ bổ sung nguồn nước cho hệ thống, 70 đập tạm và nhiều hình thức công trình khác.










* Hệ thống hồ Cà Giây

Khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành 2000. Nhiệm vụ công trình là cấp n­ước tư­ới đảm bảo cho 3,965 ha đất canh tác cho các xã Bình An, Hải Ninh, Chợ Lầu, Phan Rí Thành, Phan Hiệp, Phan Hòa thuộc huyện Bắc Bình. Nhờ nguồn nước xả từ Nhà máy Thủy điện Đại Ninh (phát điện tháng 4/2008), thông qua tuyến kênh chuyển nước từ Sông Lũy về Hồ Cà Giây đã phát huy năng lực thiết kế (NLTK) công trình, đưa diện tích tưới Đông xuân từ 2.281 ha năm 2007 lên 5.300 ha năm 2009. Sau khi Dự án tưới Phan Rí – Phan Thiết (NLTK 15.700 ha) hoàn thành sẽ tưới bổ sung cho 5.200 ha hai vụ Đông xuân và Hè thu cho khu tưới Cà Giây và Đồng Mới.









* Hệ thống hồ chứa nước sông Lòng Sông

Nhiệm vụ tưới cho 4.260 ha đất canh tác thuộc địa bàn xã Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể và thị trấn Liên Hương; cấp nước sinh hoạt cho 53.300 người; cải tạo môi trường; chống cát bay; sa mạc hóa khu vực và giảm nhẹ lũ hạ lưu. Nhiệm vụ kết hợp (của kênh tiếp nước Lòng Sông – Đá Bạc): Tận dụng lượng nước xả thừa trong các tháng mùa mưa để tiếp nước, ổn định tưới cho 394 ha của khu tưới hồ Đá Bạc, đồng thời mở rộng khu tưới cho khoảng 650 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án và cấp nước cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, công suất 10 triệu m3/năm.







Ngoài các công trình hồ chứa hiện trạng trên, ba công trình hồ chứa đang thi công là: Hồ Phan Dũng huyện Tuy Phong, hồ Sông Dinh 3 huyện Hàm Tân và hồ sông Móng huyện Hàm Thuận Nam. Trong đó hồ Sông Móng đã cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2012.



* Hệ thống hồ chứa nước sông Móng





(Thông số kỹ thuật chính các công trình hồ chứa trong tỉnh xem Phụ lục 2.2)

3.3.3. Các ao, bàu

Toàn tỉnh có 46 ao bàu nhỏ chủ yếu thuộc huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam. Các ao bàu này dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3, nguồn nước tích trữ đựơc lấy từ các hệ thống các hồ chứa hoặc nước nhỉ, nước gió từ đồi cát để tưới cho nông nghiệp. Hiện nay đã và đang hoàn thiện công tác tu sửa nâng cấp một số bàu như: Bàu Thiểm, bàu Găng Làng, bàu Bông Dâu, bàu Bà Niên, Bàu Cà Giang để nâng dung tích tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt.



3.3.4. Đập dâng

Có 112 đập dâng, hầu hết đã được kiên cố, các đập dâng có quy mô khá lớn là đập Ba Bàu có năng lực thiết kế tưới là 2.700 ha thuộc huyện Hàm Thuận Nam, đập Đồng Mới thuộc huyện Bắc Bình có năng lực thiết kế tưới là 1.200 ha và đập dâng Tà Pao đang thi công (dự kiến hoàn thành vào năm 2014) có năng lực thiết kế tưới 20.340 ha cho vùng hưởng lợi thuộc huyện Đức Linh và huyện Tánh Linh. Các công trình đập dâng tiêu biểu có quy mô lớn được nêu tóm tắt sau đây:



* Công trình đập dâng 812

Nằm trên Sông Lũy, thuộc xã Sông Bình, dư­ới ngã ba sông Ma Tin - sông ĐakeTrou khoảng 8 km, xây dựng năm 1976.

Nhiệm vụ công trình: Cung cấp n­ước tư­ới cho 150 ha lúa khu vực Sông Bằng, Bình Phụ (xã Sông Lũy) và bổ sung n­ước tưới cho khoảng 200 ha lúa khu vực Suối Tre thị trấn L­ương Sơn. Công trình còn có nhiệm vụ đưa nước về trước đập Úy Thay, thông qua kênh tiếp nước 812 - Cà Giây để tưới bổ sung vụ mùa cho 2.000 ha khu Úy Thay - Đá Giá.

* Đập Đồng Mới

Nằm trên Sông Lũy thuộc thôn Lương Đông, thị trấn Lương Sơn. Công trình xây dựng từ thời nhà Nguyễn, đã qua nhiều lần sửa chữa tu bổ, năm 1989 đã nâng cấp phủ bê tông cốt thép toàn bộ đập.

Nhiệm vụ công trình: Tưới cho 1.200 ha lúa bao gồm 4 xã Phan Thanh, Hồng Thái, chợ Lầu, Phan Hiệp thuộc huyện Bắc Bình.

Hệ thống kênh: Hệ thống kênh tưới gồm kênh chính dài 11,6 km đã kiên cố bê tông cốt thép toàn tuyến; các kênh cấp I, II gồm 21 kênh với tổng chiều dài 62,5 km.



* Đập Ba Bàu

Nằm trên Sông Cà Ty thuộc xã Hàm Thạnh, Hàm Thuận Nam. Đây là một trong 3 công trình quan trọng (Hồ Kapét, hồ Sông Móng và đập Ba Bàu) nằm trong quy hoạch thuộc lưu vực sông Cà Ty.

Nhiệm vụ công trình theo thiết kế cung cấp nước tưới cho 2.700 ha đất canh tác của huyện Hàm Thuận Nam, đồng thời duy trì dòng chảy hàng năm của sông Cà Ty đổ về đập Phú Hội để bổ sung nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Phan Thiết.

Công trình đưa vào khai thác từ 8/2000, đến năm 2002, đập đầu mối được nâng cấp để tăng dung tích chứa từ 3 triệu m3 lên 6.938 triệu m3.



* Các đập dâng miền núi

Trong những năm gần đây, với chương trình 135 của Chính phủ đã đầu tư xây dựng, nâng cấp nhiều đập tạm thành đập kiên cố đối với các xã miền núi, vùng cao như: đập Phùm (NLTK: 25 ha) huyện Tuy Phong; đập É Chim, đập Phan Tiến (NLTK: 50 ha), đập Ó Chay, đập Trường An (NLTK: 70 ha), đập Củ Chi, đập Đồng mới (NLTK 65 ha), đập MaĐé (NLTK 130 ha) huyện Bắc Bình, đập Mắc Cở (NLTK: 14 ha) xã Hàm Thạnh - Hàm Thuận Nam…



3.3.5. Trạm bơm

Toàn tỉnh có 22 trạm bơm (chưa kể một số trạm bơm dã chiến), với tổng năng lưc thiết kế tưới khoảng 14.862 ha. Chủ yếu ở vùng đồng bằng La Ngà có 17 trạm bơm với năng lực thiết kế tưới 14.182 ha. Trong đó, trạm bơm Võ Xu xây dựng từ năm 1983 có NLTK tưới theo thiết kế là 3.800 ha/2000 ha thực tưới. Các trạm bơm ven sông La Ngà còn lại hầu hết được xây dựng từ năm 2000 đến nay.

(Thống kê, tổng hợp hiện trạng các trạm bơm điện trên địa bàn tỉnh xem Phụ lục 2.3)

3.3.6. Hệ thống kênh nối mạng

Trong những năm qua tỉnh thực hiện một số hệ thống công trình thủy lợi nối mạng, nhằm bổ sung hỗ trợ nguồn nước, chuyển nước từ lưu vực dư thừa sang lưu vực thiếu nước và đã đạt được kết quả rất tốt, hạn chế được sự thiếu nước trong mùa khô của một số vùng khó khăn về nguồn nước như huyện Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc.

Toàn tỉnh đã xây dựng 9 hệ thống kênh nối mạng như sau:

* Kênh chuyển nước Sông Lũy – Cà Giây

Lấy nước từ đập 812 trên sông Lũy, thuộc xã Sông Bình chuyển nước về trước đập Úy Thay trên sông Cà Giây thuộc xã Bình An.

Mục tiêu nhiệm vụ: Cấp nước tưới 3 vụ/năm cho 1.700 ha đất canh tác và chuyển nước về trước đập Úy Thay để tưới bổ sung cho 3.000 ha thuộc khu tưới Cà Giây và khu tưới Úy Thay-Đá Giá.

* Kênh tiếp nước vào hồ Cà Giây

Lấy nước sau hạ lưu đập dâng sông Lũy, thuộc xã Phan Lâm chuyển nước vào hồ Cà Giây thuộc xã Bình An. Tận dụng nguồn nước hiện có của Sông Lũy và kết hợp nguồn nước xả thủy điện Đại Ninh tiếp vào hồ chứa Cà Giây (bình quân từ 4 đến 8 m3/s), nhằm tăng diện tích tưới chủ động của khu tưới Cà Giây bằng hình thức tăng vụ cho diện tích 3.965 ha từ 2 vụ bấp bênh lên 3 vụ ăn chắc.



* Hệ thống kênh Úy Thay-Đá Giá

Dài 16,2 km, lấy nước trên kênh chính Úy Thay tại vị trí K1+700 m thuộc xã Bình An, cuối kênh đổ vào suối Đá Gía thuộc xã Phan Hòa. Tưới cho 2.000 ha đất canh tác lúa của đồng bào dân tộc Chăm, Nùng, Rắc Lay thuộc các xã Hải Ninh, Phan Điền và xã Phan Hòa.



* Hệ thống Kênh chuyển nước 812- Châu Tá-Sông Quao

Lấy nước từ đập 812, sau khi đã nâng cao trình ngưỡng tràn thêm 1 m từ cao trình +61,90 m lên +62,90 m, tổng chiều dài đập là 60 m.

Tận dụng nguồn nước xả của nhà máy Thủy điện Đại Ninh để cấp nước tưới cho 8.500 ha đất sản xuất nông nghiệp của 2 huyện Bắc Bình và Hàm Thuận Bắc; đồng thời bổ sung nước chống hạn cho khoảng 12.000 ha đất canh tác thuộc các xã khu vực phía nam huyện Bắc Bình (xã Sông Bình, Sông Lũy, Bình Tân), các xã khu vực phía bắc huyện Hàm Thuận Bắc (xã Thuận Hòa, Hồng Sơn, Hồng Liêm) và khu tưới Sông Quao;

* Hệ thống kênh Ku Kê-Phú Sơn

Dài 13,23 km, lấy nước từ kênh chính hồ Sông Quao tưới cho 1.800 ha đất canh tác các xã Thuận Minh và xã Hàm Phú thuộc huyện Hàm Thuận Bắc.



* Hệ thống kênh Thuận Hòa - Hồng Liêm

Tuyến kênh dài khoảng 10,5 km, lấy nước từ kênh chính (đoạn sau cống lấy nước đầu mối) hồ chứa nước Sông Quao về khu tưới thuộc xã Thuận hòa và Hồng Liêm. Tưới cho khoảng 1.000 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho xã Thuận Hòa và Hồng Liêm.



* Kênh tiếp nước Núi Đất - Tân Bình

Lấy nước trên kênh chính Hồ Núi Đất (sau cống lấy nước đầu mối). Tổng chiều dài kênh là 7,836 km, trong đó chiều dài đoạn kênh đã gia cố là 6,2647 km. Công trình có nhiệm vụ cung cấp nước thô cho nhà máy nước Hàm Tân với công suất 15.000 m3/ngày nhằm giải quyết nước sinh hoạt lâu dài trong các tháng mùa khô cho thị xã La Gi và các xã lân cận. Đồng thời tận dụng nguồn nước trên lưu vực suối Giấy, suối cây Chanh để tưới mở rộng diện tích cho hơn 200 ha đất canh tác của nhân dân xã Tân Hải, xã Tân Bình và cấp nước bổ sung tưới chủ động cho 150 ha diện tích lúa vụ Hè Thu và vụ Mùa thuộc khu tưới đập Láng Đá.



* Kênh Bắc Ba Bàu (Ba Bàu - Suối Thị - Cẩm Hang)

Lấy nước trực tiếp từ cống Bắc đập dâng Ba Bàu, chuyển về đập Suối Thị 1 và 2 và cấp về Hồ Cẩm Hang. Tổng chiều dài kênh là 20,455 km tưới cho 1.100 ha đất canh tác của xã Hàm Thạnh và Hàm Hiệp.



* Hệ thống kênh Sông Linh - Cẩm Hang

Lấy nước từ lưu vực của đập Sông Linh và các lưu vực sông suối nhỏ trong khu vực chuyển về đập suối Lớn và đập suối Lách để tưới cho khu tưới lân cận và bổ sung nước cho hồ chứa nước Cẩm Hang cung cấp nước tưới cho 1.170 ha đất canh tác xã Hàm Hiệp và xã Hàm Liêm.

Các công trình thủy lợi đã và đang đầu tư góp phần nâng cao năng lực tưới đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ các nhu cầu khác về cấp nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất cho các khu công nghiệp, khu du lịch.

4. CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG XÃ HỘI

4.1. Giáo dục – Đào tạo:

Toàn tỉnh có 489 trường, trong đó, đã có 356 trường đã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 72,8 %; trong đó:

- Trường mầm non: 129 trường/ 85 trường/ tỉ lệ 65,9 %;

- Trường tiểu học: 238 trường/ 180 trường/ tỉ lệ 75,6 %;

- Trường trung học cơ sở: 105 trường/ 76 trường/ tỉ lệ 72.4 %;

- trường trung học phổ thông: 17 trường/ 15 trường/ tỉ lệ 88,2 %

Hệ thống đào tạo nghề nghiệp gồm: 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp và 1 trường cao đẳng nghề; ngoài ra, còn có 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh, 3 Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện và 8 trường dạy nghề ở các huyện

4.2. Y tế:

- Có 3 bệnh viện tuyến tỉnh;

- 03 Bệnh viện đa khoa khu vực, quy mô 600 giường, gồm:

Bảng 2.13. Các bệnh viện đa khoa khu vực


TT

Bệnh viện đa khoa khu vực

Số giường

Khu vực phục vụ

1

Đức Linh

200

2 huyện miền núi Đức Linh và Tánh Linh

2

La Gi

200

TX La Gi và huyện Hàm Tân

3

Bắc Bình

200

Các huyện phía Bắc

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

- Tuyến huyện gồm 6 bệnh viện: Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Tánh Linh, qui mô 100 giường/mỗi bệnh viện và Phú Quý (qui mô 50 giường).

- Các phường, xã, thị trấn đều có trạm y tế đạ tỉ lệ 100%; có 24 phân trạm y tế xã ơ khu vực vùng sâu, vùng xa.

4.3. Quản lý và bảo vệ môi trường


- Xây dựng và thực hiện các giải pháp hạn chế và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở các điểm khai thác khoáng sản (đặc biệt là khai thác Titan, khai thác cát trắng, đá các loại...) đồng thời với giải pháp hoàn thổ để tái tạo môi trường, các khu công nghiệp, trung tâm nhiệt điện, các đô thị (Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa) và các khu du lịch; đảm bảo môi trường lao động cho người lao động; tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn (tập trung vào cung cấp nước sạch, xây dựng hố xí hợp vệ sinh, thu gom và xử lý chất thải, sử dụng an toàn các loại hoá chất bảo vệ thực vật...). Cải thiện các yếu tố môi trường để nâng cao chất lượng môi trường sống.

5. THIÊN TAI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

5.1. Lũ lụt

Do địa hình tự nhiên Bình Thuận có dạng núi cao nằm gần đồng bằng ven biển, các sông suối trong tỉnh đều ngắn và dốc nên thường có lũ về mùa mưa, nước sông lên và xuống nhanh. Ngoài ra một vài nơi ven biển có cao độ địa hình thấp cũng bị ngập do triều cường biển Đông. Hiện nay hiện tượng úng ngập vẫn xảy ra thường xuyên khá nghiêm trọng chủ yếu tại các sông chính trong vùng.

Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có các vùng thường bị ngập như sau:

- Vùng hạ lưu sông La Ngà thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa khi có các trận lũ từ thượng nguồn đổ về, các khu vực bị ngập nặng là vùng ven sông gồm các xã La Ngâu, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận, Gia An và thị trấn Lạc Tánh; nơi thường xảy ra lũ quét gồm các xã Huy Khiêm, Bắc Ruộng, Măng Tố, Đức Tân, Đức Phú, Nghị Đức (thuộc huyện Tánh Linh) độ sâu ngập lụt từ 1 – 2 m. Các khu vự này thường xảy ra ngập úng trầm trọng, thời gian ngập lụt kéo dài có khi tới cả tháng.

- Khu vực huyện Đức Linh cũng là vùng ngập nặng của tỉnh, chủ yếu là các khu vực ven sông thuộc xã Mê Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai, thời gian ngập kéo dài là do thoát lũ ở vùng hạ lưu kém.

- Khu vực sông Lòng Sông và sông Lũy gây ra ngập lụt ở huyện Tuy Phong. Vùng hạ lưu sông Lũy thuộc huyện Bắc Bình thường xảy ra ngập lụt do lũ quét.

- Vùng hạ lưu sông Cà Ty và sông Cái Phan Thiết cũng thường xuyên gây ra ngập lụt cho thành phố Phan Thiết do lũ trên sông kết hợp với triều cường; độ sâu ngập lụt từ 1 – 2 m, thời gian ngập 7 - 8 giờ. Vùng ngập gồm các phường Đức Nghĩa, Đức Thắng, Phú Trinh, Thanh Hải và các xã Phong Nẫm, Tiến Lợi và các xã Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Thắng huyện Hàm Thuận Bắc, các vùng dân cư ven sông thường hay bị lũ quét, triều dâng và sự cố xả lũ hồ sông Quao.

- Vùng hạ lưu sông Phan thường xảy ra lụt nặng cho các xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam, ngập sâu từ 1 – 2 m, có trường hợp gây ách tắc quốc lộ 1A, tỉnh lộ 712.

- Vùng hạ lưu sông Dinh lũ cũng đã gây ra ngập lụt nặng gồm khu vực Tân Bình, Tân An, Tân Thiện, tân Hải thuộc thi xã La Gi, thời gian ngập từ 3 - 5 giờ, ngập sâu từ 1 - 1,5 m.

5.2. Các thiên tai khác

Hiện tượng sạt lở xảy ra thường xuyên, nhiều đoạn sạt lở đã được gia cố như: đoạn kè sông La Ngà ở khu vực Võ Xu, kè sông Dinh khu vực Tân Lý, kè sông Lũy (Bắc Bình) tổng chiều dài 3.340,3 m.

Hiện tượng xâm thực xảy ra khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của các công trình hạ tầng và đời sống dân cư như: bờ biển Đồi Dương, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né (Phan Thiết), bờ biển Phan Rí Cửa, Phước Thể (Tuy Phong), bờ biển Phú Quý (Phú Quý), bờ biển La Gi với tổng chiều dài tên 20 km, tuy nhiên do nguồn kinh phí có hạn nên việc đầu tư các kè sông, kè biển chưa kịp thời.

Ngoài ra chưa có các hiện tượng về tai biến địa chất như động đất, lầy thụt, diễn biến thời tiết đặc biệt và các loại thiên tai khác ảnh hưởng nghiêm trọng xảy ra trong khu vực.



6. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhìn chung, trong các năm qua, dân cư tỉnh Bình Thuận có mức tăng cơ học khá cao, nhất là tại các đô thị; dân cư nông thôn từng bước được sắp xếp lại và định canh, định cư đối với các vùng ĐBDTTS, tuy nhiên vẫn còn khá phân tán nên gây nhiều khó khăn tốn kém trong việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Kinh tế phát triển khá, nhất là ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, dịch vụ du lịch; trong nông nghiệp diện tích trồng cây thanh long và cao su phát triển nhanh góp phần nâng cao mức sống và xóa đói giảm nghèo cho nhiều khu vực dân cư nông thôn trong tỉnh. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm lợi thế từ nông, lâm, thủy sản và các mặt hàng khác tăng đều hàng năm, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội được quan tâm đầu tư; đặc biệt là tập trung đầu tư các công trình thủy lợi đã giúp tăng nhanh số diện tích đất nông nghiệp được tưới chủ động; tình hình cung cấp điện, nước sinh hoạt, giao thông, thông tin liên lạc, giáo dục – đào tạo, y tế,... được cải thiện rõ rệt, nhất là đối với các huyện, xã miền núi, giúp cho đời sống nhân dân không ngừng nâng cao, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa khu vực đô thị và nông thôn. Công tác giảm thiểu rủi ro do thiên tai và quản lý bảo vệ môi trường được quan tâm hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn các mặt hạn chế cơ bản là tốc độ tăng trưởng chưa bền vững, thu nhập và mức sống của nhân dân, nhất là khu vực nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao so với các tỉnh vùng Đông Nam bộ, tập trung nhiều nhất ở khu vực ĐBDTTS vùng cao. Giá cả một số loại cây trồng và sản phẩm lợi thế khác còn bấp bênh; nguồn thu ngân sách từ sản xuất nội địa còn hạn chế; dịch vụ du lịch tuy phát triển nhanh nhưng chưa có tính chuyên nghiệp cao và tính liên kết, tạo ra giá trị gia tăng còn thấp. Nguồn lực thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Công tác quản lý bảo vệ môi trường còn yếu, nhất là tại các khu vực khai thác Titan và các khu công nghiệp khu vực giáp ranh với tỉnh Đồng Nai.
CHƯƠNG III:

HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TỈNH BÌNH THUẬN

1. HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN (đến cuối năm 2011)

1.1. Công trình cấp nước phân tán

Theo kết quả điều tra của Bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận (Bộ chỉ số) đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 111.870 công trình cấp nước sinh hoạt nhỏ lẻ, phân tán với tổng kinh phí đầu tư ước tính khoảng trên 500 tỉ đồng, trong đó có 97.560 công trình (87,21%) được xếp đạt tiêu chuẩn nguồn nước hợp vệ sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ cho 489.670 người, chiếm tỉ lệ 56,86% dân số nông thôn toàn tỉnh.

Số liệu cụ thể (số công trình đạt tiêu chuẩn vệ sinh/ tổng số công trình cấp nước phân tán) như sau:

- Giếng đào các loại: 72.984/84.284 công trình (86,59%), phục vụ cho 373.997 người;

- Giếng khoan các loại: 20.465/22.956 công trình (89,15%) phục vụ cho 97.286 người;

- Bể chứa nước các loại: 4.111/4.630 công trình (88,79%) phục vụ cho 18.387 người.(Chi tiết xem Phụ lục 3.1 3.2)



1.2. Công trình cấp nước tập trung (CTCN/HTN)

- Tổng số CTCN tập trung: 54

- Tổng công suất thiết kế (CSTK): 72.085 m3/ngày đêm; trong đó:

+ CSTK lớn nhất: 14.000 m3/ngày đêm (Nhà máy nước Huyện Tuy Phong xã Phong Phú, huyện Tuy Phong)

+ CSTK nhỏ nhất: 70 m3/ngày đêm (Nhà máy nước thôn ĐBDTTS thuộc thôn 5, xã Đức Phú, huyện Tánh Linh)

- Tỉ lệ phát huy CSTK (công suất khai thác thực tế/công suất thiết kế): 55,68%; Trong đó:

+ Số công trình vận hành vượt ≥ 100% CSTK (vào mùa khô): 27 CTCN; gồm NMN Thuận Bắc 100,92%, NMN Hồng Thái 101,41%, NMN Tân Minh 125,71%, NMN Phan Rí Thành - Phan Hòa 160%, NMN Bình An 166,67%, NMN Phan Thanh, Sông Lũy, Bình Tân 140%, NMN Hồng Phong 140%, NMN Ngã Hai (Hàm Mỹ) 123,08%, NMN Thạnh Cần 154,80%, NMN Phú Long 151,43%, NMN Hàm Đức 155,23% …, đặc biệt Cây Táo (HTN Hồng Liêm) vượt > 2 lần CSTK)

+ Số công trình phát huy trên 70% CSTK : 35 HTN

+ Số công trình phát huy trên 50% CSTK : 40 HTN

+ Số công trình phát huy dưới 50% CSTK : 14 HTN

- Nguồn nước thô sử dụng:

+ Tổng số công trình sử dụng nước mặt: 22 HTN, tổng CSTK: 57.590 m3/ngày đêm.

+ Tổng số công trình sử dụng nước dưới đất: 32 HTN, tổng CSTK: 14.495 m3/ngày đêm.

- Công trình được đầu tư hệ thống xử lý và khử trùng nước cấp theo quy định:

+ Đã có hệ thống xử lý nước: 42 công trình;

+ Chưa có hệ thống xử lý nước: 12 công trình

- Chất lượng nước cấp đạt tiêu chuẩn QCVN 01 và QCVN 02 của Bộ Y tế:

+ Đạt: 47 công trình;

+ Chưa đạt: 07 công trình.

- Tổng chiều dài tuyến ống cấp nước: 1.123 km, bình quân: 19 km tuyến ống/công trình; trong đó:

+ Công trình có chiều dài tuyến ống lớn nhất: 241 km (NMN Phong Phú – Huyện Tuy Phong)

+ Công trình có chiều dài tuyến ống thấp nhất: 3,353 km (NMN Thôn 5 – xã Đức Phú – Huyện Tánh Linh; Thôn ĐBDTTS)

- Tổng số hộ đã lắp đặt thủy kế : 60.427 hộ, chiếm tỉ lệ 33,35% tổng số hộ nông thôn toàn tỉnh.

- Có 76/ tổng số 108 xã/thị trấn khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỉ lệ 72% được cung cấp nước sạch từ các HTN.

- Tổng kinh phí đầu tư (tính theo nguyên giá và chưa tính phần kinh phí do dân tự đầu tư tuyến ống phân phối và lắp đặt thủy kế sử dụng nước): 443.364 triệu đồng .

- Đơn vị quản lý vận hành các HTN nông thôn: có 04 đơn vị chủ yếu, gồm:

+ Ban quản lý công trình công cộng (BQLCTCC) huyện Tuy Phong;

+ BQLCTCC huyện Bắc Bình;

+ Công ty CP Cấp thoát nước Bình Thuận;

+ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận;

Ngoài ra còn có một số hộ tư nhân quản lý các công trình cấp nước quy mô rất nhỏ chỉ khoảng vài chục m3/ngày/công trình và hầu như chỉ cấp nguồn nước thô từ giếng khoan hoặc giếng đào chưa qua khâu xử lý lắng lọc và khử trùng, chưa đạt chất lượng nước theo quy định của Ngành Y tế.

Đồng thời hiện có một số CTCN đang thi công và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư.(Chi tiết xem Phụ lục 3.3 3.4.a; 3.4.b)



* Một số hình ảnh của các CTCN nông thôn hiện có:

HTN Sơn Lâm-Bắc Bình Cụm xử lý HTN Sơn Lâm-Bắc Bình



Cụm xử lý HTN H.T.Bắc Hồ chứa nước thô HTN H.T.Bắc



HTN Măng Tố Cụm xử lý HTN Măng Tố



2. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆN TRẠNG CÁC CTCN NÔNG THÔN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CTMTQG NƯỚC SẠCH VÀ VSMTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

2.1. Kết quả đạt được

- Theo kết quả điều tra của Bộ chỉ số, tỉ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cuối năm 2010 đạt khoảng 87%, cao hơn mục tiêu do UBND tỉnh phê duyệt (85%) và cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước (76,7%). Đến cuối năm 2011, có 89,27% dân số nông thôn toàn tỉnh được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có 42,74% dân nông thôn toàn tỉnh sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN 02:2009/BYT, riêng số dân nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 32,18% (số liệu năm 2012 theo thứ tự nêu trên là: 91,2% sử dụng nước hợp vệ sinh, 44,31% sử dụng nước đạt QCVN 02/BYT và 33,35% sử dụng nước đạt QCVN 02/BYT từ các HTN). Trong lĩnh vực cấp nước nông thôn, Bình Thuận được TW, các nhà tài trợ quốc tế và các tỉnh, thành phố bạn đánh giá khá cao, nhất là về công tác quản lý, vận hành khai thác các HTN có tính chuyên nghiệp, bền vững, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ, liên tục nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ và đạt hiệu quả.

Trong giai đoạn từ 2006 – 2011 đã giải quyết tăng thêm 23,27% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (tương ứng với 241.725 người), bình quân tăng 3,87%/ năm; trong đó tỉ lệ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT tăng thêm là 22,74%, bình quân tăng 3,79%/năm. (Chi tiết kết quả thực hiện về mục tiêu cấp nước của Chương trình giai đoạn 2006 – 2011 xem Phụ lục 3.5)

- Với tổng số 54 HTN, chiếm tỉ lệ 72% trong tổng số 108 xã/thị trấn khu vực vực nông thôn trên địa bàn tỉnh được đầu tư HTN tại khu vực trung tâm; đặc biệt là khu vực ĐBDTTS có đến 90% số hộ được sử dụng hoặc có cơ hội tiếp cận nguồn nước sạch từ các HTN (chỉ còn 1/15 xã thuần và 9/31 thôn xen ghép là chưa được đầu tư HTN); nhiều khu vực dân cư đặc biệt khó khăn về nguồn nước từ bao đời nay do khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm bẩn,… đã được giải quyết cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt góp phần tạo điều kiện phát triển KT – XH, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân nông thôn, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa đô thị và nông thôn, cụ thể: xã Hồng Phong, Phan Tiến, Hồng Thái – huyện Bắc Bình; xã Thiện Nghiệp, Tiến Lợi – thành phố Phan Thiết; Khu vực Tam giác sắt, Cây Táo, Ngã Ba Gộp – huyện Hàm Thuận Bắc; các xã Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Thạnh – huyện Hàm Thuận Nam; xã Sông Phan, Sơn Mỹ, Tân Thắng – huyện Hàm Tân và toàn bộ các thị trấn trong tỉnh;

- Năm 2009, Bình Thuận được tiếp nhận nguồn vốn của 03 nhà tài trợ Úc – Đan Mạch – Hà Lan theo phương thức hòa đồng ngân sách cùng với việc huy dộng các nguồn vốn ngân sách địa phương, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu (Chương trình 134 CP nay là Quyết định 755/QĐ-TTg), vốn tín dụng theo Quyết định số 62 TTg và vốn đóng góp từ cộng đồng tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư các HTN với quy mô, công suất lớn hơn giai đoạn trước 2006 và góp phần nâng cao tỷ lệ hộ dân nông thôn và các công trình công cộng (trụ sở xã, trường học, trạm y tế) được cấp nước sạch. Tổng số vốn đầu tư được huy động để thực hiện CTMTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006 -2011 riêng đối với lĩnh vực cấp nước như sau:

Tổng số 465.666 triệu đồng

Trong đó:

+ Ngân sách TW: 246.479 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 27.900 triệu đồng

+ Vốn tín dụng: 121.287 triệu đồng

+ Vốn dân góp (ước tính): 70.000 triệu đồng

(Chi tiết các nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006 -2011 xem Phụ lục 3.6)

- Toàn bộ các HTN sau khi đầu tư hoàn thành đều được giao cho các đơn vị chuyên ngành tập trung quản lý khai thác phục vụ cấp nước cho nhân dân phát huy hiệu quả và có tính bền vững lâu dài, không có bất cứ công trình nào bị sự cố, hư hỏng phải ngưng hoạt động;

- Trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý các HTN của các đơn vị trong tỉnh ngày càng nâng lên, thể hiện cụ thể:

+ Số lượng HTN, quy mô công trình và số khách hàng sử dụng nước khá lớn so với đơn vị cấp nước đô thị trong tỉnh và các tỉnh bạn có quy mô về diện tích và dân số tương đương Bình Thuận;

+ Tỉ lệ nước không doanh thu đạt thấp (khoảng dưới 20 – 23%) so với mục tiêu của Chính phủ đến năm 2015 là 25%;

+ Sản lượng nước sản xuất, ghi thu và số lượng khách hàng lắp đặt thủy kế mới tăng nhanh hàng năm;

+ Quy mô công suất ngày càng tăng, từ vài trăm đến 1.000 m3/ngày trước năm 2000 đã tiến tới quản lý được các nhà máy nước có công suất từ 5.000 – 14.000 m3/ngày và địa bàn phục vụ mở rộng cho nhiều xã và thị trấn;

+ Hầu hết các HTN có chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 01 và QCVN 02 của Bộ Y tế;

+ Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9001-2008; có trang bị phòng xét nghiệm để tự kiểm tra chất lượng nước cấp theo quy định;

+ Ứng dụng có hiệu quả các tiện ích của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và vận hành công trình, đã triển khai áp dụng rộng rãi các phần mềm tin học về Văn phòng trực tuyến, Hệ thống thông tin địa lý, Trang thông tin-thư viện điện tử,..

+ Lực lượng cán bộ, nhân viên quản lý, kỹ thuật từng bước phát triển cả về số lượng và trình độ, năng lực thực tiễn;

- Giá nước được xây dựng trên cơ sở sử dụng nơi thuận lợi giá thành thấp để bù đắp cho nơi khó khăn giá thành cao nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là đối với khu vực ĐBDTTS, hộ nghèo;

- Hoạt động Thông tin- Giáo dục - Truyền thông được thực hiện thường xuyên, liên tục trong các năm qua với sự tham gia, phối hợp giữa các ngành, đoàn thể và các địa phương đã có tác dụng tích cực, góp phần nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý và giữ gìn nguồn nước sạch trong cộng đồng dân cư nông thôn;

- Một số địa phương thực hiện tốt phương châm xã hội hóa trong việc triển khai Chương trình, vận động nhân dân đóng góp kinh phí để đầu tư mở rộng mạng tuyến ống phân phối theo nguyên tắc “vết dầu loang” đạt hiệu quả cao và tạo được sự công bằng trong việc huy động vốn cho công trình.



2.2. Tồn tại, nhược điểm

- Toàn tỉnh có gần 112.000 công trình cấp nước phân tán nhưng tỉ lệ công trình chưa đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh còn chiếm tỉ lệ khá cao gần 13%;

- Nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động khác của nhân dân khu vực nông thôn trong tỉnh rất lớn, còn nhiều nơi chưa được đầu tư HTN (Sông Bình, Sông Lũy, Thuận Hòa, La Dạ, Mương Mán, Tân Thuận, Đồng Kho, Huy Khiêm, Mé Pu,…) nhưng nguồn vốn và tiến độ đầu tư chưa đáp ứng kịp thời;

- Một số công trình hiện có đã vận hành vượt quá công suất thiết kế gây thiếu nước cục bộ trong mùa khô hoặc chưa có hệ thống xử lý, chất lượng nước chưa đạt Quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, mạng tuyến ống phân phối nước và tuyến ống chuyển tải bổ sung nguồn nước giữa các công trình còn hạn chế nhưng chưa được đầu tư nâng cấp mở rộng;

- Khả năng nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, các nhà tài trợ và địa phương có hạn nhưng việc vận động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các HTN nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; chưa có doanh nghiệp đầu tư vốn để kinh để kinh doanh trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn (chủ yếu là đầu tư các HTN cho các khu đô thị, khu du lịch và công nghiệp tập trung);

- Công suất vận hành thực tế so với công suất thiết kế trong 3 năm đầu tiên đối với các HTN mới đầu tư còn thấp; số khách hàng lắp đặt thủy kế sử dụng nước chưa nhiều;

- Hầu hết các HTN đầu tư trước năm 2006 có quy mô nhỏ chỉ phục vụ trong phạm vi thôn và nội bộ từng xã, nhất là các thôn xen ghép và các xã thuần ĐBDTTS vùng cao nên chi phí vận hành và giá thành cấp nước khá cao;

- Các HTN sử dụng nguồn nước dưới đất bằng giếng khoan, giếng đào có nguy cơ ngày càng suy kiệt về lưu lượng và biến động về chất lượng nước. Chất lượng nguồn nước mặt các sông suối, ao hồ, công trình thủy lợi xuống cấp, biến động theo chiều hướng xấu, nhất là giai đoạn chuyển từ mùa khô sang mùa mưa gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xử lý vận hành của các nhà máy nước;

- Tình trạng thất thoát nước do các nguyên nhân khách quan còn khá phổ biến như: mở rộng, nâng cấp đường giao thông, thi công cáp quang, xây dựng công trình các loại, sản xuất nông nghiệp.



2.3. Nguyên nhân

2.3.1. Đối với kết quả đạt được

a. Khách quan

- Là tỉnh có khí hậu khô hạn nên nhu cầu sử dụng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ khá cao;

- Được sự quan tâm của Trung ương, các nhà tài trợ về công tác chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí, tập huấn chuyên môn, kỹ thuật;

b. Chủ quan

- Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh có sự quan tâm chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách địa phương và phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức thực hiện Chương trình;

- Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của việc sử dụng nguồn nước sạch đối với sức khỏe và đời sống có nâng lên;

- HTN được xác định là loại công trình hạ tầng kỹ thuật nên sau khi đầu tư hoàn thành đều được giao cho các đơn vị quản lý chuyên ngành quản lý khai thác nên phát huy hiệu quả và duy trì tính bền vững lâu dài;

- Sự phấn đấu, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ và sự phối hợp, hỗ trợ liên kết chặt chẽ của các đơn vị được giao thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các công trình cấp nước nông thôn.

2.3.2. Đối với tồn tại, nhược điểm

a. Khách quan

- Nguồn vốn đầu tư các CTCN của Trung ương, các nhà tài trợ và cộng đồng còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của nhân dân các địa phương;

- Do đặc điểm về tự nhiên, nguồn nước khó khăn, phân bố dân cư không tập trung, vốn đầu tư không nhiều nên chưa có điều kiện đầu tư công trình có quy mô lớn, suất đầu tư HTN nông thôn và chi phí quản lý vận khá cao, trong khi thu nhập của dân còn thấp, chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước và cơ chế quản lý giá nước chưa thật sự thông thoáng, chưa thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế;

- Địa bàn rộng, dân cư nhiều vùng phân bố thưa thớt, công tác quy hoạch dân cư khu vực nông thôn chưa đáp ứng kịp thời với yêu cần phát triển kinh tế - xã hội. Đời sống, thu nhập của đa số hộ dân nông thôn còn nhiều khó khăn, nguồn kinh phí đóng góp thực hiện HTN chưa cao; một bộ phận dân cư chưa có sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi giữ gìn, sử dụng nguồn nước sạch và bảo vệ môi trường;

- Các thể chế, quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ các HTN còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế;

- Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trong các năm qua làm cho nguồn nước dưới đất và cả nguồn nước mặt suy kiệt, khan hiếm gây nên tình trạng tranh chấp nguồn nước sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch vẫn còn diễn ra phổ biến vào các tháng cuối mùa khô;



b. Chủ quan

- Trình độ, năng lực, kinh nghiệm, thu nhập của lực lượng cán bộ nhân viên quản lý vận hành có mặt còn hạn chế so với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ với tốc độ phát triển khá nhanh về số lượng và quy mô của các HTN;

- Công tác hỗ trợ, phối hợp của các ngành, địa phương trong công tác quản lý đầu tư và quản lý khai thác HTN có trường hợp còn chưa tích cực, đồng bộ; việc ưu tiên sử dụng nguồn nước cấp cho sinh hoạt theo quy định của Luật Tài nguyên nước chưa được thực hiện nghiêm túc trong thực tế;

- Chưa có cơ chế chính sách phù hợp về khuyến khích đầu tư, giá nước và sự hỗ trợ tích cực của các địa phương để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn; nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương có hạn;

- Công tác truyền thông, vận động, giáo dục của các ngành, đoàn thể, địa phương có mặt còn hạn chế, chưa triển khai thường xuyên, nội dung phương thức chưa phong phú, thu hút;

PHẦN II

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CẤP NƯỚC NÔNG THÔN

ĐẾN NĂM 2020

CHƯƠNG IV:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020


Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương