Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang4/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

3.2. Phương pháp


Để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở các hệ phương pháp nghiên cứu, triển khai chủ yếu như sau:

- Phương pháp kế thừa: Trên cơ sở tổng hợp, phân tích và xử lý tất cả các thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan thu thập và cập nhật được trên phạm vi nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu của Đồ án. Đây là một trong những phương pháp được ứng dụng, triển khai liên tục trong suốt quá trình thực hiện và có vai trò rất quan trọng.

- Phương pháp phân tích logic toán học: Trên cơ sở các thông tin cập nhật được, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế các tác giả đã phân tích tất cả các yếu tố có lợi và các yếu tố không cần thiết để thiết lập mạng lưới và kế hoạch điều tra khảo sát thực tế có hiệu quả nhất.

- Phương pháp điều tra thực tế: Triển khai trên địa bàn hầu hết các huyện, xã trong tỉnh. Thông qua việc khảo sát, đo đạc, lấy và phân tích mẫu các loại ngoài hiện trường, kết hợp với việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, chính quyền địa phương và các đơn vị đang trực tiếp quản lý vận hành các CTCN đã cập nhật được lượng thông tin lớn và sát thực. Từ đó làm cơ sở khoa học để tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến cấp nước nông thôn, đánh giá tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng nước, vệ sinh môi trường, giá thành xây dựng các công trình cấp nước..

- Phương pháp phân tích thí nghiệm: Được áp dụng trong việc phân tích các mẫu nước ở trong phòng và ngoài trời phục vụ công tác đánh giá chất lượng nước phục vụ cho cấp nước sạch nông thôn trong tỉnh

- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng trong suốt quá trình cập nhật, thống kê hiện trạng khai thác, sử dụng nước ở nông thôn thông qua các phiếu mẫu điều tra thực tế và các tài liệu, thông tin thu thập được.

- Phương pháp chồng chập các loại bản đồ: Áp dụng trong việc phân tích chồng chập các loại bản đồ có liên quan (địa hình, hành chính, địa chất, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế...) để thành lập ra các sản phẩm chính của Dự án là: Bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng nước sạch, bản đồ Quy hoạch cấp nước sạch.

- Phương pháp sử dụng Hệ thống thông tin địa lý thông tin (GIS): áp dụng trong suốt quá trình lập và số hoá các loại sản phẩm dạng bản đồ và đồ thị đã được xây dựng trong quá trình xử lý và cập nhật thông tin.

- Phương pháp đánh giá nhanh: Thông qua việc khảo sát, đo đạc thực tế ngoài hiện trường, tập thể tác giả đã đánh giá tổng quan và chi tiết các nhân tố tác động đến việc khai thác sử dụng nước sạch nông thôn trong tỉnh.

- Phương pháp chuyên gia: Tận dụng và tranh thủ tối đa các ý kiến trao đổi, đóng góp của chuyên gia các ngành liên quan ở trong và ngoài tỉnh để tiến hành phân tích các phương án cấp nước, tính toán chi phí, các nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện Đồ án.

3.3. Yêu cầu đối với công tác lập quy hoạch


- Nghiên cứu toàn diện về điều kiện, yếu tố tự nhiên, môi trường và xã hội có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực cấp nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh;

- Bảo đảm tính thống nhất với Chiến lược Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, CTMTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015 (NTP 3), Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan, nhất là với Quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo và lồng ghép với các chương trình khác của Chính phủ và của tỉnh Bình Thuận;

- Đảm bảo việc khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, phù hợp với phương án khai thác, sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông;

- Nghiên cứu áp dụng đa dạng hóa các loại hình công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của nông thôn; trong đó, ưu tiên cấp nước cho những vùng tập trung đông dân cư; khu vực rất khó khăn về nguồn nước sinh hoạt, tận dụng các công trình cấp nước hiện có để nâng cấp, mở rộng, đồng thời tìm kiếm các nguồn nước ổn định cho các vùng thường xuyên hạn hán, lũ lụt.

- Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước bằng các loại hình công nghệ phù hợp, nâng cao chất lượng nước thông qua việc áp dụng các công nghệ mới phù hợp trên cơ sở ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cấp nước đồng thời tiếp tục duy trì công nghệ truyền thống, vận hành đơn giản, kinh phí đầu tư và giá thành sản xuất nước thấp đối với các khu vực miền núi, dân cư rải rác;

- Thực hiện chủ trương về xã hội hóa trong việc đầu tư và quản lý khai thác các công trình cấp nước và vệ sinh nông thôn theo Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.


4. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

4.1. Các văn bản của Trung ương

- Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

- Luật Tài nguyên nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng

- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (xem Phụ lục M.1);

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2009 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

- Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 V/v: phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 (xem Phụ lục M.2)

- Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

- Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 ;

- Quyết định số 104/2000/QĐ - TTg ngày 25/8/2000 V/v: phê duyệt chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;

- Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/01/2013 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.

- Thông tư số 54/201/TT-BTC ngày 04/05/2013 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

- Quyết định 439/QĐ-BXD ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng V/v: công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2012;



4.2. Văn bản của UBND tỉnh Bình Thuận

- Quyết định số 1086/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 và Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 15/01/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v phê duyệt đề cương nhiệm vụ quy hoạch cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 (xem Phụ lục M.3);

- Quyết định số 50/2008/QĐ-UBND, ngày 25/06/2008 về ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 V/v phê duyệt Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

- Quyết định số 720/QĐ-UBND ngày 11/04/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v công bố Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2011;

- Quyết định số 1290/QĐ-UBND ngày 04/06/2013 của UBND tỉnh Bình Thuận V/v công bố số liệu Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá nước sạch và Vệ sinh môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2012;

- Quy hoạch phát triển thủy lợi các xã miền núi vùng cao tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1552 QĐ/CT-UBBT ngày 23/4/2004;

- Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 18/02/2013 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìm 2030;

- Quy hoạch giai đoạn 2010-2020 của các ngành Nông nghiệp và PTNT, Giao thông, Công nghiệp, Du lịch, Xây dựng;

5. CHỦ ĐẦU TƯ, ĐƠN VỊ TƯ VẤN, PHẢN BIỆN, THẨM ĐỊNH

5.1. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn

- Chủ đầu tư: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận

- Đơn vị tư vấn: Chủ đầu tư tự thực hiện.

Địa chỉ: 61 Cao Thắng – Phan Thiết

Điện thoại: 0623.821775 Fax: 0623.827819

5.2. Đơn vị phản biện: Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Bình Thuận

Địa chỉ: 08 Nguyễn tất Thành, thành phố Phan Thiết

Điện thoại: 0623.829084 Fax: 0623.829084

5.3. Đơn vị thẩm định: Sở Xây dựng Bình Thuận

Địa chỉ: 03 Đại lộ Nguyễn Tất Thành

Điện thoại: 0623.827411 Fax: 0623.827058

6. THỜI GIAN THỰC HIỆN

- Từ tháng 10/2010: Tổ chức đi thực địa, khảo sát và thu thập số liệu.. Lựa chọn phân tích phương án, vị trí xây dựng. Đối chiếu, cập nhật số liệu ban đầu. Công tác nội nghiệp biên tập, hiệu chỉnh.

- Tháng 10/2012: Hội thảo lấy ý kiến các ngành và địa phương liên quan (xem Phụ lục M.4: Thông báo kết quả cuộc họp tổ chức lấy ý kiến các ngành và địa phương về dự thảo Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước sạch nông thôn);

- Tháng 12/2012: Rà soát, đề nghị điều chỉnh mục tiêu Quy hoạch;

- Tháng 01/2013: UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung mục tiêu Quy hoạch;

- Tháng 05/2013: Hoàn chỉnh Đồ án theo mục tiêu điều chỉnh và tổ chức lấy ý kiến phản biện.

- Tháng 7/2013: Thực hiện công tác phản biện (xem Phụ lục M.5: Báo cáo phản biện của Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh và Phụ lục M.6: Công văn giải trình tiếp thu ý kiến phản biện về Đồ án Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn đến năm 2020 tỉnh Bình Thuận);

- Tháng 8/2013: Chỉnh sửa, hoàn thiện sau khi tiếp thu ý kiến phản biện và trình Hội đồng thẩm dịnh tỉnh.



7. NỘI DUNG BÁO CÁO THUYẾT MINH

- Mở đầu

- Phần I: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn;

- Phần II: Quy hoạch tổng thể cấp nước sinh hoạt nông thôn đến năm 2020;

- Phần III: Giải pháp và tổ chức thực hiện;

- Kết luận và kiến nghị.



PHẦN I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

CHƯƠNG I:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN VÀ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (nguồn Niên giám Thống kê Bình Thuận)

1.1. Vị trí, diện tích tự nhiên

Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau:

- Phía Đông - Đông Nam : giáp biển Đông.

- Phía Tây : giáp tỉnh Đồng Nai.

- Phía Tây Nam : giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phía Bắc   : giáp tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận.

Tổng diện tích tự nhiên 781.360 ha




Vị trí địa lý vùng tỉnh Bình Thuận


1.2. Khí hậu

Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa Đông.



1.3. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5oC – 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC - 32oC, trung bình năm thấp nhất 22oC - 23oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 8-9%. Tổng nhiệt độ năm 6.800oC – 9.900oC.


1.4. Mưa

Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, lượng mưa trung bình từ 800 – 1.600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900 mm/năm).



1.5. Nắng

Vùng ven biển 2.900-3.000 giờ/năm, trung du 2.500-2.600 giờ/năm. Số giờ nắng bình quân trong ngày 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa.



1.6. Lượng bốc hơi và độ ẩm

Lượng bốc hơi trung bình 1.250 - 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4 mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 2 mm/ngày vào mùa mưa.

Độ ẩm trung bình 75-85%.

Bảng 1.1: Đặc trưng khí hậu

TT

Đặc trưng khí hậu

Đơn vị

Phan Rí

Phan Thiết

Hàm Tân

1

Tổng nhiệt độ năm

0C

9807.0

9773.4

9628.4

2

Nhiệt độ trung bình năm

0C

26.9

26.7

26.4

3

Số tháng có n.độ tr.bình < 200

tháng

0

0

0

4

Nhiệt độ tháng lạnh nhất

0C

25.3

24.7

24.6

5

Biên độ năm của nhiệt độ

0C

2.7

4.0

3.6

6

Tổng lượng mưa năm

mm

709.8

1069.5

1695.5

Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020

1.7. Chế độ gió

Hàng năm có 2 loại gió chính có ảnh hưởng đến khí hậu tỉnh là:

- Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 10;

- Gió mùa Đông Bắc: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Cường độ gió lớn ở các vùng ven biển gần như quanh năm có thể gây ra những khó khăn cho sản xuất, đời sống, nhưng lại là nguồn năng lượng sạch, tái sinh vô tận.

1.8. Bão và áp thấp nhiệt đới

Theo số liệu trắc quan trong 84 năm (1910-1994) chỉ có khoảng 20% số năm có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Bình Thuận. Song những năm gần đây, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ và có ảnh hưởng trực tiếp đến Bình Thuận có xu hướng gia tăng và diễn biến bất thường. Bão, áp thấp nhiệt đới thường có khả năng xuất hiện vào các tháng 10 - 12 trong năm. Bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ thường kéo theo mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.



2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Tỉnh Bình Thuận trải dọc biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có chiều dài khoảng 160 km, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Chiều dài bờ biển 192 km. Phía Bắc giáp sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam có dãi đồi cát chạy dài dọc bờ biển. Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển.

Toàn tỉnh chia ra làm 4 dạng địa hình sau:

- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình, dài khoảng 52 km, rộng 20 km, địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng.

- Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp, độ cao từ 0-12 m, riêng đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m.

- Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30-50 m kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh.

- Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh. Các đỉnh núi cao nhất của tỉnh là B’Nom M’Hai (1.642 m, huyện Đức Linh), Hỏa Diệm (1.533 m, huyện Tuy Phong).

Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng.



Sơ đồ phân tích địa hình



3. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN:

3.1. Về lưu lượng:

Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận hầu hết xuất phát từ phía Tây, nơi có các dãy núi của dãi Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, ngoại trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Đa số các sông, suối có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều sông suối bị cạn kiệt hoàn toàn vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do lượng mưa nhiều, lưu vực rộng và bắt nguồn từ Lâm Đồng. Tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà.

- Sông Lòng Sông: bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra vũng Long Hương, chiều dài 50 km, diện tích lưu vực 520 km2, lưu lượng bình quân 5,2 m3/s, độ dốc lòng sông lớn, thường có lũ quét vào mùa mưa.

- Sông Luỹ: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ ra biển ở Phan Rí Cửa. Chiều dài 85 km, diện tích lưu vực 1.973 km2, lưu lượng trung bình 19,7 m3/s. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m3.

- Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua phía Bắc Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài. Chiều dài 87 km, diện tích lưu vực 1.050 km2, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều.

- Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửa Thương Chánh. Diện tích lưu vực 820 km2, chiều dài 65 km, lưu lượng trung bình 10,9 m3/s.

- Sông Phan: có tổng chiều dài 58 km, diện tích lưu vực 465 km2, lưu lượng bình quân, sông đổ ra biển tại xã Tân Hải, thị xã La Gi.

- Sông Dinh bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), chiều dài 55 km, diện tích lưu vực 835 km2, lưu lượng bình quân 18,3 m3/s

- Sông La Ngà bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, chiều dài 270 km. Lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190 m3/s, lưu lượng mùa kiệt là 7,37 m3/s. Về mùa mưa thường gây ngập úng ở các vùng thấp huyện Đức Linh, đặc biệt năm 1999 xảy ra lũ lớn trên sông La Ngà đạt cao trình 122,12 m.

Bảng 1.2: Các đặc trưng của 07 sông chính

Đặc trưng thủy lý sông


Đơn vị


Sông

Lòng


Sông

Sông

Lũy


SôngCái

Phan


Thiết

Sông

Ty



Sông

Phan


Sông

Dinh


Sông

La

Ngà



Toàn

tỉnh


A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

Nơi bắt nguồn




nội

tỉnh


Di

Linh


Di Linh

Núi

Ông


Núi

Ông


Núi

Ông


Bảo

Lộc





Cửa sông




Liên

Hương


Phan



Phan

Thiết


Phan

Thiết


Tân

Hải


La Gi

S Đồng

Nai





Chiều dài sông

km

50

98

71

56

58

58

272

663

Chiều dài lưu vực

km

45

61.5

88

45

55

61.5

160




Diện tích lưu vực

km2

511

1910

1050

753

582

904

4170

9.880

Cao dộ bình quân lưu vực

m

531

371

190

159

121

371

468




Độ dốc bình quân lưu vực

%

14.9

12.3

3.8

11.2

6

12.3

5.6




Độ rộng lưu vực bình quân

km

11.4

31

15.4

16.7

16.4

31

26.1




Mật độ lưới sông

km/km

0.46

0.38

0.44

0.32

0.15

0.38

0.58




Hệ số uốn khúc




1.32

1.69

2.5

1.4

1.1

1.69

3.02




Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương