Trung tâm nưỚc sạch và VỆ sinh môi trưỜng nông thôn báo cáo thuyết minh đỒ Án quy hoạch tổng thể CẤp nưỚc nông thôn tỉnh bình thuậN ĐẾn năM 2020



tải về 1.82 Mb.
trang12/16
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích1.82 Mb.
#18653
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

[3.5.2]. Nguồn nước thô: các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện: hồ Tà Mon, Ba Bàu, đập Đồng Đế, đập Suối Ké;

[3.5.3]. Giải pháp:

- Hiện trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có 5 xã chưa đầu tư HTN: Hàm Cường, Hàm Minh, Mương Mán, Tân Thuận, Tân Lập (riêng nhu cầu cấp nước cho khu vực thị trấn Thuận Nam, xã Thuận Quý và Tân Thành đã được tính toán trong Quy hoạch cấp nước đô thị); trong đó DAĐT HTN các xã Hàm Cường, Tân Thuận , Tân Lập đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt; DA HTN Hàm Minh đã trình thẩm định phê duyệt vào đầu quý 3/2013; DA HTN Mương Mán, UBND tỉnh đã cho chủ trương lập DAĐT với Phương án nâng cấp HTN Ba Bàu hiện có sử dụng nguồn nước thô tại Đập Dâng Ba Bàu. DA HTN Hàm Cường và Tân Thuận dự kiến sẽ khởi công trong kế hoạch năm 2014, hoàn thành năm 2015 để tăng thêm công suất khoảng 800 m3/ngày.

- HTN Hàm Thạnh – Hàm Cần hiện có, đang sử dụng nguồn nước giếng khoan trên địa bàn xã Hàm Thạnh nhưng trong các năm qua, do tình hình các hộ dân khai thác nước dưới đất quá mức để tưới cây thanh long nên tầng chứa nước bị suy giảm nghiêm trọng, các tháng mùa khô không thể khai thác đủ nước để cấp cho nhân dân xã Hàm Cần và Hàm Thạnh nên cần đầu tư nâng cấp HTN Ba Bàu hiện có và lắp tuyến ống chuyển tải để cấp bổ sung nước sạch; BCKTKT xây dựng công trình này đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt vào tháng 6/2013 và dự kiến khởi công trong kế hoạch năm 2014.

- Để bổ sung nhu cầu sử dụng nước sạch giai đoạn 2016 – 2020; đặc biệt là đối với các xã ven Quốc lộ 1A như: Hàm Mỹ, Hàm Kiệm, Hàm Cường, Hàm Minh với mật độ dân cư đông, đang phát triển nhanh về sản xuất và dịch vụ nên nhu cầu sử dụng nước tăng rất nhanh, công suất của các nhà máy nước hiện có không thể đáp ứng đủ (cần bổ sung công suất cấp nước trên 2.000 m3/ngày), hiện nay đang phải sử dụng thêm nguồn nước bổ sung từ tuyến ống D300 của Nhà máy nước Phan Thiết cấp cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm. Trong tương lai, nếu Nhà máy nước Phan Thiết không đủ công suất cấp cho Khu công nghiệp và cũng chưa có điều kiện đầu tư được Nhà máy nước riêng cho Khu công nghiệp Hàm Kiệm (công suất 20.000 m3/ngày) hoặc Nhà máy nước khu đô thị Ngã Hai (công suất 35.000 m3/ngày) thì cần có giải pháp đầu tư Nhà máy nước sử dụng nguồn nước từ Đập Đồng Đế có công suất 2.300 m3/ngày để cung cấp nguồn nước bổ sung cho các xã này.

- Khi đầu tư hoàn thành các DA cấp nước nêu trên, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam sẽ hình thành mạng tuyến ống liên thông để bổ sung nguồn nước và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác vận hành cấp nước, gồm các HTN sau: Tân Lập, Tân Thuận, Thuận Nam, Hàm Cường, Hàm Kiệm, Hàm Mỹ, Mương Mán, Hàm Thạnh, Hàm Cần và cả xã Tiến Lợi, thành phố Phan Thiết và xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc.

[3.6]. Thị xã Lagi



[3.6.1]. Nhu cầu sử dụng nước (chỉ tính cho 2 xã Tân Hải và Tân Tiến, các xã phường còn lại đã cân đối trong Quy hoạch cấp nước đô thị): năm 2015: 506 m3/ngày; năm 2020: 757 m3/ngày

Tổng lượng nước cần cấp bổ sung: đến năm 2015: 106 m3/ngày và đến năm 2020: 357 m3/ngày.



[3.6.2]. Giải pháp:

Tương tự như thành phố Phan Thiết, do khả năng nguồn nước dưới đất trên địa bàn 2 xã này rất hạn chế và có nguy cơ suy kiệt và nhiễm mặn cao nên hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất từ các giếng khoan để nâng công suất nhà máy nước hiện có; mặt khác Công ty Cổ Phần địa ốc V.S.G đã đầu tư Nhà máy nước Tân Tiến sử dụng nguồn nước thô từ hồ Núi Đất công suất 15.000 m3/ngày nên giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng nguồn cấp bổ sung cho 2 xã Tân Hải và Tân Tiến từ Nhà máy nước này. Từ tháng 07/2012, Trung tâm Nước sạch và Vê sinh môi trường nông thôn Bình Thuận đã tiến hành đấu nối với tuyến ống D300 để mua nước thông qua thủy kế tổng của Nhà máy nước Tân Tiến, có khả năng bổ sung đủ nguồn nước trên 800 m3/ngày đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của 2 xã đến năm 2020.

Hiện nay, Cty CP Cấp thoát nước Bình Thuận đang đầu tư mở rộng tuyến ống phân phối cho 2 xã Tân Hải và Tân Tiến; mặt khác, HTN Tân Hải – Tân Tiến hiện có sẽ được đấu nối liên thông tuyến ống bổ sung nguồn nước cấp từ HTN Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam (dự kiến khởi công trong kế hoạch năm 2014) nên trong giai đoạn đến năm 2020 không đặt vấn đề đầu tư bổ sung HTN nông thôn đối với thị xã La Gi.

[3.7]. Huyện Hàm Tân

[3.7.1]. Nhu cầu sử dụng nước: đến năm 2015: 1.392 m3/ngày, năm 2020: 2.707 m3/ngày.

Tổng lượng nước cần đầu tư bổ sung đến năm 2020: 1.277 m3/ngày.



[3.7.2]. Nguồn nước thô: hồ Sông Dinh 3, đập dâng Cô Kiều, suối Hoay (hồ Tân Phúc)

[3.7.3]. Giải pháp:

- Đến nay, trên địa bàn huyện Hàm Tân chỉ còn xã Tân Xuân chưa được đầu tư HTN, để giải quyết cấp nước cho xã Tân Xuân, có 3 phương án đề xuất như sau:

+ Phương án 1: Xây dựng 1 HTN riêng cho xã Tân Xuân, sử dụng nguồn nước thô từ Suối Đó gồm các hạng mục nhà máy và hơn 25 km tuyến ống chuyển tải và phân phối; dự án này đã được phê duyệt từ năm 2004, có TMĐT 12,9 tỉ đồng, ước tính theo giá hiện hành khoảng 22 tỉ đồng, tuy nhiên, theo đề nghị của UBND thị xã La Gi về khả năng sử dụng nguồn nước Suối Đó cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước thô cho NMN Đập Đá Dựng nên UBND Tỉnh đã có chủ trương dừng thực hiện công trình này từ năm 2008.

+ Phương án 2: Do quy mô, công suất của 2 HTN kế cận xã Tân Xuân là Tân Hà và Tân Nghĩa khai thác nguồn nước dưới đất từ các giếng khoan có hạn và hiện nay đang vận hành vượt CSTK nên không có khả năng bổ sung nguồn nước cấp cho xã Tân Xuân. Để có nguồn nước cung cấp cho xã Tân Xuân, trường hợp chưa có đủ điều kiện về kinh phí dể đầu tư NMN Hàm Tân có công suất 15.000 m3/ngày, sử dụng nguồn nước từ Hồ Sông Dinh 3 với TMĐT 317 tỉ đồng do huyện Hàm Tân làm chủ đầu tư (danh mục công trình đã có trong Quy hoạch cấp nước đô thị được phê duyệt) cần phải đầu tư HTN sử dụng nguồn nước từ hồ Sông Dinh 3 có công suất 2.000 – 3.000 m3/ngày và đầu tư tuyến ống chuyển tải và phân phối thì mới có khả năng giải quyết cấp nước cho xã Tân Xuân và bổ sung ngồn nước cấp cho thị trấn Tân Nghĩa và các xã chung quanh.

+ Phương án 3: hiện nay, trên địa bàn thị xã La Gi ngoài Nhà máy nước đô thị tại Đập Đá Dựng do Công ty CP Cấp thoát nước tỉnh quản lý còn được được bổ sung nguồn nước từ Nhà máy nước Tân Tiến, công suất 15.000 m3/ngày và chưa vận hành hết công suất, vẫn còn thừa nguồn nước để cung cấp cho Tân Xuân, chỉ cần đầu tư tuyến ống chuyển tải đấu nối từ Tân An, thị xã La Gi sẽ tiết kiệm được vốn đầu tư và có thể sớm giải quyết cấp nước cho Tân Xuân với công suất 600 – 700 m3/ngày.

Do vậy, chọn Phương án 3 để đầu tư cấp nước cho xã Tân Xuân trong giai đoạn trước năm 2020 sẽ có tính khả thi nhất. Trường hợp có điều kiện kinh phí đầu tư ngay HTN sử dụng nguồn nước Sông Dinh 3 trong giai đoạn sau 2015 thì có thể sử dụng Phương án 2.

- Các xã khác tuy đã có HTN như: Tân Thắng, Tân Hà, Tân Phúc, Sông Phan nhưng quy mô công suất nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng đến năm 2020, phạm vi phục vụ của mạng tuyến ống cấp nước còn khá hạn chế, chủ yếu lắp đặt dọc theo Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55 và các trục đường chính nên cần đầu tư nâng công suất, mở rộng mạng tuyến ống và cải thiện chất lượng nước cấp đạt QCVN. Phương án cụ thể như sau:

+ Nâng cấp HTN Tân Phúc, bổ sung thêm công suất 1.200 m3/ngày, phục vụ cho các xã Tân Đức, Tân Phúc và đấu nối với HTN Tân Nghĩa;

+ Nâng cấp HTN Tân Hà, bổ sung công suất 150 m3/ngày để phục vụ cho thôn ĐBDTTS Láng Gòn, Tân Xuân, tranh thủ sử dụng ngay nguồn vốn theo Quyết định 755/QĐ-TTg (Chương trình 134 CP cũ);

+ Nâng cấp HTN Sông Phan, tăng thêm công suất 400 – 500 m3/ngày, bổ sung nguồn nước khẩn cấp cho HTN Tân Nghĩa hiện có (đang sử dụng nguồn nước giếng khoan, công suất 500 m3/ngày) do đã vận hành vượt công suất thiết kế trong mùa khô 2013, chắc chắc sẽ bị thiếu nước từ mùa khô 2014 nhưng chưa có điều kiện kinh phí đầu tư HTN Hàm Tân.

- Với Phương án quy hoạch nêu trên thì đến năm 2020, trên địa bàn huyện Hàm Tân, các HTN sẽ được đấu nối liên thông tuyến ống, gồm 2 cụm:

+ Cụm trung tâm huyện, gồm các xã/thị trấn: Tân Xuân, Tân Hà, Tân Nghĩa, Sông Phan, Tân Phúc, Tân Minh, Tân Đức và đấu nối với HTN Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam;

+ Cụm các xã phía Tây Nam huyện gồm các xã: Sơn Mỹ, Tân Thắng và Thắng Hải.

[3.8]. Huyện Tánh Linh

[3.6.1]. Nhu cầu sử dụng nước: đến năm 2015: 3.156 m3/ngày; năm 2020: 6.552 m3/ngày.

Tổng lượng nước cần đầu tư bổ sung: năm 2015: 1.116 m3/ngày; năm 2020: 4.512 m3/ngày.



[3.8.2]. Nguồn nước thô: Sông La Ngà

[3.8.3]. Giải pháp:

- Hiện nay, trên địa bàn Tánh Linh chỉ có HTN Măng Tố cấp nước cho xã Măng Tố và một phần dân cư của xã Đức Tân và Bắc Ruộng; HTN Suối Kiết phục vụ cho xã Suối Kiết; HTN Lạc Tánh cấp nước cho xã Đức Thuận; HTN Tà Pứa cấp cho khu vực ĐBDTTS xã Đức Phú và HTN thôn ĐBDTTS xã Đức Bình. Các xã còn lại đều chưa được đầu tư HTN; trong khi đó nhiều khu vực dân cư bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng trong mùa khô do các giếng bị cạn kiệt hoặc bị nhiễm phèn nặng nên nhu cầu đầu tư các HTN mới rất lớn.

- Đến nay, UBND tỉnh đã có chủ trương cho triển khai lập DAĐT:

+ HTN Tà Pao công suất 3.000 m3/ngày, sử dụng nguồn nước sông La Ngà ngay hạ lưu Đập dâng Tà Pao, phục vụ cấp nước sạch cho các xã Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Bình và đấu nối tuyến ống với HTN Lạc Tánh và HTN Măng Tố;

+ HTN Gia An công suất 3.000 m3/ngày, sử dụng nguồn nước sông La Ngà tại Gia An, phục vụ cấp nước cho các xã Gia An, Gia Huynh, huyện Tánh Linh và xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh; đồng thời đấu nối tuyến ống với HTN Lạc Tánh và HTN Võ Xu để nối mạng và có nhiệm vụ hỗ trợ, bổ sung nguồn nước cho 2 HTN này khi có sự cố kỹ thuật. Phương án nâng cấp công suất NMN Võ Xu và Tà Pao và lắp tuyến ống chuyển tải cấp nước cho khu vực này không được tính đến do khoảng cách giữa NMN và khu vực cấp nước quá xa > 20 km, phải đầu tư tuyến ống chuyển tải đường kính lớn và trạm bơm tăng áp nên kinh phí đầu tư cao; đồng thời, NMN Gia An còn làm nhiệm vụ bổ sung nguồn nước và hỗ trợ trong quá trình vận hành cho 2 NMN Võ Xu và Tà Pao.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp công suất, hệ thống xử lý nước và mở rộng tuyến ống cho các HTN các thôn ĐBDTTS hiện có để tranh thủ sử dụng nguồn vốn theo Quyết định 755/QĐ-TTg.

Với Phương án quy hoạch này thì đến năm 2020, trên địa bàn huyện Tánh Linh các HTN sẽ được nối mạng tuyến ống liên thông với toàn bộ các xã trong huyện và đấu nối với HTN Võ Xu, huyện Đức Linh dọc theo các tỉnh lộ trên địa bàn huyện.

[3.9]. Huyện Đức Linh

[3.9.1]. Nhu cầu sử dụng nước: đến năm 2015: 3.151 m3/ngày, năm 2020: 6.384 m3/ngày.

Tổng lượng nước cần đầu tư bổ sung: năm 2015: 2.151 m3/ngày ; năm 2020: 5.384 m3/ngày.



[3.9.2]. Nguồn nước thô: Sông La Ngà

[3.9.3]. Giải pháp:

- Hiện nay, huyện Đức Linh chỉ được đầu tư 1 HTN Võ Xu, công suất 2.400 m3/ngày, sử dụng nguồn nước thô Sông La Ngà tại khu vực Trạm bơm thủy lợi Võ Xu, phục vụ cấp nước cho 2 thị trấn: Võ Xu, Đức Tài và 2 xã: Nam Chính, Đức Chính và thôn ĐBDTTS xã Đức Hạnh.

- Đến nay, UBND tỉnh đã có chủ trương cho triển khai lập các DAĐT các HTN trên địa bàn huyện Đức Linh như sau:

+ HTN mảng Nam Đức Linh, công suất 3.000 m3/ngày sử dụng nguồn nước sông La Ngà tại bến đò Tư Tề xã Đức Tín, phục vụ cấp nước cho các xã Đức Tín, Đức Hạnh, Tân Hà, Đông Hà, Trà Tân và đấu nối vào HTN Võ Xu tại Đức Tài. DA này đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, đơn vị tư vấn đang chỉnh sửa để trình phê duyệt.

+ HTN các xã Bắc Sông La Ngà, phục vụ cấp nước cho các xã Mé Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai, huyện Đức Linh và 2 xã Đức Phú, Nghị Đức, huyện Tánh Linh; đồng thời đấu nối vào HTN Măng Tố. Có 2 Phương án đầu tư DA này, như sau:

Phương án 1: theo Dự án nghiên cứu khai thác nước tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) do Công ty Tư vấn xây dựng TOKYO liên danh với Công ty quốc tế OYO, Nhật Bản lập tháng 11/2008 sử dụng dụng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của JICA, Nhật Bản: đầu tư xây dựng 1 HTN mới, công suất 5.000 m3/ngày, sử dụng nước thô Sông La Ngà tại Trạm bơm thủy lợi Sùng Nhơn và lắp đặt tuyến ống cấp nước cho các xã,

Phương án 2: Nâng cấp Nhà máy nước Võ Xu hiện có, bổ sung thêm công suất 3.000 m3/ngày và lắp tuyến ống cấp cho các xã.

Bảng 5.9: Phân tích các Phương án đầu tư HTN các xã Bắc Sông La Ngà


Phương án

Ưu điểm

Nhược điểm


Phương án 1

- Đầu tư NMN mới độc lập nên có thể hỗ trợ cho NMN Võ Xu khi có sự cố kỹ thuật hoặc mất điện.

- Đáp ứng được yêu cầu của tổ chức tài trợ JICA (không đầu tư vào các công trình cấp nước có sẵn).



- Vốn đầu tư rất lớn 267,9 tỉ đồng do phải đầu tư Nhà máy riêng.

- Tiến độ thi công lệ thuộc vào công tác thu hồi đất và ĐBGT

- Giá thành cấp nước bình quân cao hơn PA 2 vì vận hành 2 Nhà máy độc lâp



Phương án 2

- Kinh phí đầu tư thấp, Khái toán TMĐT khoảng 115 tỉ đồng

- Thi công thuận lợi do ít bị lệ thộc vào công tác thu hồi đất và ĐBGT.

- Vận hành thuận lợi do quản lý tập trung, giá thành cấp nước sẽ thấp hơn


- Khi bị sự cố kỹ thuật hoặc mất điện chỉ được hỗ trợ nguồn nước sạch từ NMN Gia An và NMN Nam Đức Linh.

Với phân tích nêu trên, để tiết kiệm vốn đầu tư và giảm giá thành vận hành cấp nước về sau, chọn PA 2 để đầu tư cho công trình này. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư có hạn nên để tranh thủ vốn theo Quyết định 755/QĐ-TTg và CTMTQG, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh trước mắt trong năm 2013 triển khai lập DA sử dụng công suất hiện có của NMN Võ Xu và lắp tuyến ống cấp nước cho xã Mé Pu (xã điểm nông thôn mới), để khởi công vào năm 2014. Các xã còn lại khi cân đối được vốn sẽ tiếp tục thực hiện sau.

- Theo Phương án quy hoạch này thì đến năm 2020, toàn bộ các xã trên địa bàn huyện Đức Linh sẽ được nối mạng tuyến ống cấp nước dọc theo TL 766, 720 và đấu nối với mạng tuyến ống với các xã thuộc huyện Tánh Linh.



[3.10]. Huyện Phú Quý: với định hướng sẽ thành lập thị trấn Phú Quý nên dân số khu vực nông thôn giảm và việc cân đối nhu cầu sử dụng nước và đầu tư các HTN trên địa bàn huyện Phú Quý đã tính toán trong Quy hoạch cấp nước đô thị. Nhu cầu sử dụng nước khu vực nông thôn toàn huyện đến năm 2015 chỉ cần 51 m3/ngày nên không đặt vấn đề đầu tư HTN mới để bổ sung nguồn nước cho dân cư nông thôn.

Hiện nay, HTN Phú Quý có công suất thiết kế 2.200 m3/ngày, gồm 2 nhà máy nước: Ngũ Phụng (1.500 m3/ngày) và Long Hải (700 m3/ngày) sử dụng nguồn nước dưới đất từ các giếng khoan có độ sâu bình quân khoảng 40 m. Công trình này do Sở Xây dựng làm chủ đầu tư và bàn giao cho Trung tâm Nước sạch và VSMTNT quản lý vận hành từ năm 2007. Tuy nhiên, các năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đề nghị UBND tỉnh cấp phép khai thác tối đa 550 m3/ngày và từ năm 2012 được điều chỉnh tăng lên 680 m3/ngày, trong khi sản lượng nước cấp trong các tháng mùa khô đã đạt trên 800 m3/ngày. Do trước đây, khả năng kinh phí đầu tư có hạn nên 2 nhà máy nước chưa được đầu tư cụm xử lý lắng lọc và châm hóa chất (chỉ cho nước lắng sơ bộ và lọc qua cát) nên chất lượng nước cấp chưa đảm bảo đạt QCVN của Bộ Y tế, ngoài ra nhiều khu dân cư trên đảo vẫn chưa có tuyến ống cấp nước và một số hạng mục phụ trợ khác cũng cần được đầu tư bổ sung theo TCXDVN nên năm 2011 UBND tỉnh đã cho chủ trương lập DAĐT nâng cấp công trình, dự kiến sẽ hoàn thành và trình phê duyệt trong năm 2013.


Tóm lại, với phương án quy hoạch các CTN phân tán và tập trung khu vực nông thôn toàn tỉnh nêu trên sẽ đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tỉ lệ dân sử dụng nước hợp vệ sinh, nước đạt QCVN và sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung đã được UBND tỉnh phê duyệt;

- Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt từ các sông, suối lớn và các công trình thủy lợi cho các HTN có công suất từ 1.000 m3/ngày trở lên; hạn chế sử dụng nguồn nước dưới đất, nhất là các khu vực có nguy cơ bị suy kiệt tầng chứa nước hoặc khu vực gần cửa sông, bờ biển dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn cao;

- Toàn bộ các HTN khu vực nông thôn đều được đầu tư hệ thống lắng lọc, xử lý nước với công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế về chất lượng nguồn nước thô; đảm bảo chất lượng nước sạch sau khi xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế, tương đương với chất lượng nước sạch của các NMN đô thị trong tỉnh;

- Cơ bản thực hiện mục tiêu đấu nối mạng lưới tuyến ống cấp nước liên hoàn dọc theo các tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các HTN trên cùng địa bàn huyện và giữa các huyện kế cận để có thể hỗ trợ phối hợp nhau trong quá trình vận hành cấp nước phục vụ nhân dân; khả năng đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn một số khu vực chưa có điều kiện đấu mối mạng tuyến ống liên thông: tuyến dọc đường biển từ Bình Thạnh – Phan Rí Cửa - Hòa Phú – Hòa Thắng – Phan Thiết, Tiến Thành – Thuận Quý – Tân Thành; tuyến Sông Mao – Bình An; tuyến Sông Bình – Lương Sơn; tuyến TL 710 từ Tân Phúc – Suối Kiết,...

- Việc lựa chọn vị trí khai thác nguồn nước, xây dựng các nhà máy nước và hệ thống tuyến ống đã được tính toán kỹ lưỡng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra đối với các kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu do tình trạng mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.



Bảng 5.10: TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG

TT

Các Huyện/Thị

Số lượng danh mục đầu tư

Công suất đầu tư (m3/ngày)

Diện tích đất xây dựng (Ha)

Kinh phí đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

Công trình xây dựng mới

Công trình nâng cấp, mở rộng

Thủy kế (hộ)

Đầu tư công trình mới

Nâng cấp, mở rộng

Tổng cộng

Đến năm 2015

Giai đoạn 2016 -2020

Tổng cộng

 

Tổng cộng:

7

32

33,559

22,020

14,200

36,220

33.1

275.87

810.3

1,086.2

 

1

Huyện Tuy Phong

 

5

4,727

 

6,000

6,000

0.7

11.314

101.83

113.1

 

2

Huyện Bắc Bình

 

6

4,612

 

1,750

1,750

4.3

11.444

59.658

71.1

 

3

Huyện H.Thuận Bắc

2

3

3,990

11,220

 

11,220

9.6

180.646

58.913

239.6

 

4

Thành Phố Phan Thiết

 

2

520

 

500

500

 

0.486

16.675

17.2

2 Xã

5

Huyện Hàm Thuận Nam

2

6

4,049

1,800

1,200

3,000

4.4

38.278

133.75

172.0

 

6

Thị xã La Gi

 

 

586

 

 

 

 

0.722

1.035

1.76

 

7

Huyện Hàm Tân

 

4

3,797

 

1,750

1,750

3

9.89

49.5

59.4

 

8

Huyện Tánh Linh

2

3

4,098

6,000

 

6,000

6.1

4.805

167.69

172.5

 

9

Huyện Đức Linh

1

2

5,990

3,000

3,000

6,000

5

16.81

191.16

208.0

 

10

Huyện Phú Quý

 

1

1,190

 

 

 

 

1.477

30.09

31.6

 

(Chi tiết xem Phụ lục 5.6)



Bảng 5.11: TỔNG HỢP KINH PHÍ ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC TẬP TRUNG VÀ PHÂN TÁN

ĐVT: tỉ đồng

TT

Các Huyện/Thị

Tổng kinh phí đầu tư CTCN

Trong đó:

Ghi chú

Công trình cấp nước
phân tán


Công trình tập trung (HTN)

Đến năm 2015

Giai đoạn 2016 -2020

Tổng cộng

Đến năm 2015

Giai đoạn 2016 -2020

Tổng

Đến năm 2015

Giai đoạn 2016 -2020

Tổng

 

Tổng cộng:

351.90

891.93

1,243.8

76.03

81.63

157.6

275.9

810.3

1,086.2

Chưa tính trượt giá

1

Huyện Tuy Phong

14.00

103.5

117.51

2.69

1.68

4.37

11.314

101.83

113.1

 

2

Huyện Bắc Bình

19.59

65.9

85.46

8.15

6.21

14.36

11.444

59.658

71.1

 

3

Huyện H.Thuận Bắc

189.32

64.9

254.22

8.67

5.99

14.66

180.65

58.913

239.6

 

4

Thành phố Phan Thiết

1.73

17.3

18.98

1.24

0.58

1.82

0.486

16.675

17.2

 

5

Huyện H.Thuận Nam

56.29

156.3

212.54

18.01

22.5

40.51

38.278

133.75

172

 

6

Thị xã La Gi

7.67

10.3

17.96

6.95

9.25

16.2

0.722

1.035

1.8

 

7

Huyện Hàm Tân

20.79

62.5

83.29

10.9

13

23.9

9.89

49.5

59.4

 

8

Huyện Tánh Linh

15.37

180.7

196.06

10.56

13

23.56

4.805

167.69

172.5

 

9

Huyện Đức Linh

24.85

200.2

225.01

8.04

9

17.04

16.81

191.16

208

 

10

Huyện Phú Quý

2.30

30.5

32.81

0.82

0.42

1.24

1.477

30.093

31.6

 


7.2.3. Nhu cầu sử dụng đất

Bảng 5.12: Nhu cầu sử dụng đất




STT

Đơn vị

Nhu cầu sử dụng đất (ha)

Ghi chú

1

Huyện Tuy Phong

0,7

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008, diện tích tối thiểu khu đất: 0,5 ha /1 ha khi công suất Trạm xử lý tương ứng <=5.000 m3/ngày / <=10.000 m3/ngày


2

Huyện Bắc Bình

4,3

3

H. Hàm Thuận Bắc

9,6

4

Thành Phố Phan Thiết




5

H. Hàm Thuận Nam

4,4

6

Thị xã La Gi




7

Huyện Hàm Tân

3,0

8

Huyện Tánh Linh

6,1

9

Huyện Đức Linh

5,0

10

Huyện Phú Qúy




Tổng

33,1


( Chi tiết xem Phụ lục 5.6)

7.3. Kinh phí thực hiện Quy hoạch (bao gồm trượt giá)

Tổng kinh phí: 1.497 tỉ đồng

Trong đó:

- Kinh phí thanh toán nợ CT hoàn thành và đang thi công: 36 tỉ đồng

- Công tác truyền thông, vận động, đào tạo 4 tỉ đồng

- Đầu tư các CTCN phân tán: 158 tỉ đồng

- Đầu tư HTN: 1.299 tỉ đồng

+ Đầu tư mới:.............................................522 tỉ đồng

+ Nâng cấp, mở rộng:............................... 463 tỉ đồng

+ Lắp đặt tuyến ống và thủy kế:................ 101 tỉ đồng

- Trượt giá giai đoạn đến 2015 (10%): 35 tỉ đồng

- Trượt giá giai đoạn đến 2020 (20%): 178 tỉ đồng

(Chi tiết xem Phụ lục 5.7 và 5.8)



7.4. Nguồn vốn và phân kỳ đầu tư

7.4.1. Nguồn vốn

Căn cứ Quyết định số 366/2012/QĐ-TTg ngày 31/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ V/v: phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015; theo đó cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình (bao gồm lĩnh vực cấp nước và vệ sinh nông thôn) trong cả nước cụ thể như sau:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 14,9%

- Ngân sách địa phương: 11,2%

- Viện trợ quốc tế: 29,7%

- Tín dụng ưu đãi: 33,0%

- Dân góp và tư nhân: 11,2%

Để thực hiện Quy hoạch phù hợp với khả năng của tỉnh và tình hình triển khai thực tế trong các năm qua, đề xuất phương thức đầu tư và cơ cấu các nguồn vốn cụ thể như sau:

- Nguồn vốn ngân sách (kể cả Trung ương và địa phương) và viện trợ quốc tế chủ yếu thực hiện công tác truyền thông, vận động, đào tạo và đầu tư các công trình cấp nước mới, các tuyến ống chuyển tải, NCMR các CTCN hiện có đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, ĐBDTTS và các khu vục khác không có khả năng kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế;

- Vốn dân góp chủ yếu thực hiện các công trình cấp nước phân tán (ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí đối với các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách theo quy định của Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT và toàn bộ kinh phí lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và thủy kế vào nhà;

- Nguồn vố đầu tư từ các thành phần kinh tế: Để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn cần nghiên cứu cụ thể hóa Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; trong đó cần thay đổi quan điểm về cấp nước sạch nông thôn, từng bước phải chuyển đổi từ phương thức phục vụ, mang tính bao cấp là chủ yếu sang phương thức cung cấp dịch vụ với chất lượng dịch vụ ngày càng cao, cần xem nước sạch là một loại hàng hóa đặc biệt vừa có tính kinh tế vừa có tính xã hội. Tương tự như ngành điện lực và cấp nước đô thị để thu hút nguồn vốn đầu tư từ tư nhân và các thành phần kinh tế đối với lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn, ngoài các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Chính phủ thì điểm mấu chốt là cần có quan điểm nhất quán về giá nước để đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư, trường hợp Nhà nước định giá nước thấp hơn giá thành thì tỉnh phải sử dụng ngân sách để bù theo quy định hiện hành tại Nghị định 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 15/05/2012 của Liên Bộ Tài chính – Xây dựng – Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

Dự kiến danh mục các HTN kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế theo phương châm xã hội hóa đến năm 2020 (xem Phụ lục 5.9)



Dự kiến các nguồn vốn đầu tư: 1.497 tỉ đồng

- Vốn Trung ương hỗ trợ: 323 tỉ đổng - 21,57 % (*)

- Vốn ngân sách địa phương: 166 tỉ đổng - 11,09 %

- Vốn viện trợ quốc tế: 415 tỉ đổng - 27,73 %

- Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế: 369 tỉ đồng - 24,64 %

- Vốn dân góp và tín dụng: 224 tỉ đồng - 14,97 %


(*) Vốn Trung ương hỗ trợ: ngoài nguồn vốn từ CTMTQG: Nước sạch và VSTNT, Xây dựng nông thôn mới; vốn theo Quyết định 755/QĐ-TTg; vốn Biển Đông hải đảo và lồng ghép với các nguồn vốn hỗ trợ khác của TW.

7.4.2. Phân kỳ đầu tư: (bao gồm trượt giá, thanh toán nợ, truyền thông)

Giai đoạn 2012 - 2015: 424 tỉ đồng

Giai đoạn 2016 – 2020: 1.073 tỉ đồng

Bảng 5.13: Phân kỳ nguồn vốn

TT

Nguồn vốn

2012 - 2015

2016 - 2020

Kinh phí
(tỉ đồng)


Tỉ lệ
(%)


Kinh phí
(tỉ đồng)


Tỉ lệ
(%)


Tổng cộng

1.497

424

100

1.073

100

1

Vốn Trung ương hỗ trợ

323

90

20,8

233

21,7

2

Vốn ngân sách địa phương

166

50

11,8

116

10,8

3

Vốn viện trợ quốc tế

415

160

37,9

255

23,8

4

Vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế

369

13

3,2

356

33,2

5

Vốn dân góp và tín dụng

224

111

26,3

113

10,5

8. ĐỀ XUẤT CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN

Cơ sở lựa chọn và đề xuất các dự án ưu tiên:

- Các HTN đang thi công dỡ dang cần đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành đưa vào sử dụng;

- Các HTN đã đầu tư, hiện đang khai thác nhưng đã vận hành vượt công suất thiết kế, đang hoặc sẽ có nguy cơ thiếu nguồn nước cấp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của nhân dân địa phương cần phải đầu tư nâng cấp;

- Các dự án đã được phê duyệt và địa bàn dân cư đang bị thiếu nước nghiêm trọng;

- Xã thuần ĐBDTTS vùng cao và các thôn xen ghép chưa có CTCN;

- Các xã điểm thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2015;

- Các xã đang khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, ô nhiễm; nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, nhiễm phèn, vôi nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng;

- Các công trình cấp nước hiện có chưa có công nghệ xử lý nước, cần đầu tư nâng cấp để cải thiện chất lượng nước đạt Quy chuẩn kỹ thuật QCVN theo quy định của Bộ Y tế;

- Khả năng cân đối nguồn kinh phí trong các năm trước mắt.



Bảng 5.14: Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (theo thứ tự từ trên xuống)

TT

DANH MỤC DỰ ÁN

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

(tỉ đồng)



DỰ KIẾN KHỞI CÔNG VÀ HOÀN THÀNH

GHI CHÚ




TỔNG CỘNG

395,4




Chưa tính trượt giá

1

Nối mạng tuyến ống HTN Ba Bàu - Hàm Thạnh -Hàm Cần, Hàm Thuận Nam

7,3

2013-2014




2

Bổ sung nguồn nước HTN Tân Nghĩa, Hàm Tân (Tuyến ống Sông Phan – Tân Nghĩa)

8

2014 -2015




3

NCMR HTN Tân Minh - Tân Phúc, Hàm Tân

26

2014-2015




4

HTN Tam Giác Sắt (DA Lĩnh vực nước, ODA Italia)

190

2014-2016




5

HTN Hàm Cường, Hàm Thuận Nam

4,8

2014-2015




6

Mở rộng tuyến ống HTN xã Hàm Minh, Hàm Thuận Nam

14,7

2014-2015




7

HTN thôn dân tộc xã Tân Thuận, Hàm Thuận Nam

15,8

2014 -2015




8

HTN thôn Láng Gòn, xã Tân Xuân, Hàm Tân

4,5

2014-2015




9

HTN Bắc La Ngà, Đức Linh (thôn 9 đồng bào dân tộc thiểu số và khu trung tâm xã MêPu)

15

2014-2015




10

NCMR HTN Phú Quý

28

2015-2016




11

Nâng cấp HTN La Ngâu, Tánh Linh

4,7

2015-2016




12

HTN La Dạ, Hàm Thuận Bắc

22

2015-2016




13

NCMR HTN Hàm Phú, Hàm Thuận Bắc

2,6

2015-2016




14

HTN Tân Lập, Hàm Thuận Nam

38

2015-2016




15

Nâng cấp HTN Tà Pứa, xã Đức Phú, Tánh Linh

2

2015-2016




16

NCMR HTN xã Tiến Lợi, Phan Thiết

12

2015-2016





9. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC VÀ HTN

9.1. Đối với khu vực khai thác nước

Xung quanh điểm lấy nước nguồn cấp cho các nhà máy nước phải có khu vực bảo vệ nguồn nước theo quy định như trong bảng sau:



Bảng 5.15: Khu vực bảo vệ nguồn nước

Loại nguồn nước

và khu vực bảo vệ

Bán kính khu vực bảo vệ tính từ vị trí khai thác nguồn nước (m)

Nội dung cấm



Nguồn nước mặt: từ điểm lấy nước:

- Lên thượng nguồn

- Xuôi hạ nguồn


≥ 200


≥ 100

Các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc các vật nuôi khác; xả nước thải, rác thải, phân người, phân gia súc, xác động vật, tắm giặt; các bến đò. bến phà hoặc tàu thuyền neo đậu trên sông


Nguồn nước ngầm: Xung quanh giếng khoan, giếng đào với bán kính

≥ 25

Các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc các vật nuôi khác; xả nước thải, rác thải, phân người, phân gia súc, xác động vật; đào hố phân, rác, hố vôi; đổ rác.



Hồ chứa, đập nước:

- Bờ hồ bằng phẳng

- Bờ hồ dốc

≥ 300


Toàn khu vực

Xây dựng; chăn nuôi; trồng cây ăn quả, sản xuất nông nghiệp có sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; các hoạt động sản xuất khác. Đường ống xả nước thải, bãi rác.

- Đối với khu vực lấy nước mặt phải có biển báo giới hạn khu vực bảo vệ nguồn nước và bộ phận chắn rác tại vị trí lấy nước;

- Đối với khu vực sử dụng nước dưới đất phải có hàng rào bảo vệ chung quanh các giếng.

9.2. Đối với khu vực nhà máy nước

- Trong phạm vi 30 m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước.

- Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở (ngoại trừ nhà trực vận hành của nhân viên nhà máy), công trình vui chơi, sinh hoạt, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.

- Nhà vệ sinh trong khu vực nhà máy nước phục vụ cho nhân viên vận hành phải cách xa các bể chứa nước sạch tối thiểu 25m



9.3. Đối với mạng lưới tuyến ống

- Phải lắp đặt các cột mốc định vị tuyến ống;

- Trong hành lang an toàn bảo vệ tuyến ống cấp nước không được xây dựng vật kiến trúc; đào hố phân, rác; trồng các loại cây công nghiệp dài ngày hoặc loại thân gỗ; lắp đặt các tuyến cáp điện, điện thoại, cáp quang, ống cống, xây kênh mương thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp; các hoạt động đào xới khác;

- Hành lang an toàn bảo vệ tuyến ống cụ thể như sau:

+ Đối với tuyến ống nhánh từ đai khởi thủy vào đến thủy kế: tối thiểu 0,3 m mỗi bên tính từ tim ống;

+ Đối với tuyến ống phân phối D60 – 114 mm: tối thiểu 0,5 m mỗi bên tính từ tim ống;

+ Đối với tuyến ống chuyển tải D > 114 mm: tối thiểu 0,7 m mỗi bên tính từ tim ống;

- Hành lang bảo vệ các hạng mục công trình khác trên tuyến ống (hố van, hố xả cặn, trụ cứu hỏa,..) tối thiểu 1 m tính từ mép ngoài của các hạng mục này.



CHƯƠNG VI:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. TÁC ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG

1.1. Giai đoạn trước khi xây dựng


Việc lập kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình cấp nước nói chung sẽ đem lại những ảnh hưởng có ích về môi trường và kinh tế - xã hội, tuy nhiên trong giai đoạn trước khi xây dựng sẽ có các tác động cụ thể như sau:

- Công tác khảo sát đo đạc địa hình, khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn sẽ ảnh hưởng đến hoa màu, cây trái, gây tiền ồn, rung, khói bụi, khí thải, dầu nhớt vận hành máy khoan, lầy lội do dung dịch khoan và thổi rửa giếng;

- Việc thu hồi đất để xây dựng các hạng mục thu nước đầu nguồn và các hạng mục trong khuôn viên nhà máy nước có thể gây ảnh hưởng nhất định đến thu nhập và đời sống của một số hộ dân do bị mất diện tích đất trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng làm giảm tiềm năng nông nghiệp, ảnh hưởng tới điều kiện tự nhiên. Trường hợp phải di chuyển nhà ra khỏi khu vực công trình đến định cư nơi khác dẫn tới cuộc sống bị xáo trộn, gây tâm lý bất an; nhất là có thể xảy ra sự bất bình do giá đền bù theo quy định của Nhà nước đối với mục đích thu hồi đất để xây dựng các công trình phục vụ công cộng không sát giá thị trường, chưa thỏa đáng. Tuy nhiên, do nhu cầu thu hồi đất xây dựng công trình với diện tích không lớn, chỉ khoảng vài ha; đồng thời trong quá trình lựa khu đất cần hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ảnh hưởng đến dân cư, nhất là việc di dời nhà dân nên chỉ gây thiệt hại với mức độ thấp.

1.2. Giai đoạn xây dựng


Các công tác chủ yếu của giai đoạn này là phát quang, san lấp mặt bằng, lập lán trại – kho bãi, tập kết nhân công; vận chuyển thiết bị vật tư, vật liệu xây dựng; đào móng, gia cố nền; xây dựng công trình, gia công chế tạo thiết bị và cấu kiện tại chỗ; lắp đặt vật tư thiết bị; vận hành thử thiết bị; thử tải, thử áp lực tuyến ống cấp nước. Do vậy, khả năng sẽ có các tác động sau:

- Công tác xây dựng công trình cấp nước có thể làm gián đoạn việc cấp nước và giao thông tại khu vực phụ cận, gây thiệt hại tới công trình chống lũ hay các di tích lịch sử văn hóa, thay đổi điều kiện tự nhiên của nước ngầm, nước mặt, cảnh quan, ảnh hưởng đến chất lượng không khí hay chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt và gây tiếng ồn, rung. Các chất thải xây dựng có thể bị đổ bừa bãi xung quanh công trình, việc vận chuyển các vật liệu thi công như: cát, ximăng … có thể bị vương vãi dọc đường, gây ô nhiễm cho khu dân cư.

- Việc xây dựng các công trình thu và trạm bơm nước thô ven bờ sẽ ảnh hưởng tới sinh thái, dòng chảy các sông, hồ xung quanh điểm lấy nước. Việc thi công hố móng các công trình chôn sâu có thể chạm tới tầng nước ngầm mạch nông; nước thải do quá trình thi công, rửa công cụ thiết bị, nước thải sinh hoạt từ lán trại của công nhân, nước mưa cuốn trôi các loại rác, bụi đất đá, vật liệu xây dựng, cây cỏ … có thể gây ô nhiễm tầng nước ngầm mạch nông và nguồn nước mặt (tăng hàm lượng cặn, độ đục, chất hữu cơ, nhiễm dầu mở, hóa chất,..).

- Xây dựng các hạng mục công trình trong khuôn viên nhà máy nước gồm: hoạt động của các phương tiện cơ giới, san ủi để phát quang, san lấp mặt bằng, thi công xây dựng sẽ gây bụi, khói thải và tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển bình thường của hệ thực vật xung quanh. Tuy vậy, công tác thi công chỉ thực hiện trong một thời hạn ngắn, tác động nhất thời, mức độ tác động nhỏ, chủ yếu tác động trực tiếp đến lực lượng công nhân thi công công trình.

- Các tuyến ống truyền tải nước thô, truyền tải nước sạch chủ yếu đi dọc theo các trục lộ giao thông chính. Trong quá trình xây dựng, thi công tuyến ống cần có giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến giao thông. Khi thi công các khui đào để lắp đặt tuyến ống cấp nước đi ngang qua đất sản xuất sẽ ảnh hưởng đến hoa màu, cây cối; trường hợp đi ngang qua khu dân cư sẽ làm cản trở giao thông, gia tăng lưu lượng phương tiện giao thông tham gia trên đường, gây khói bụi, đồng thời các khui đào sau khi lắp ống nhưng chưa được lấp đất hoặc hoàn trả hiện trạng kịp thời sẽ gây bụi, bẩn, tiến ồn, rung động ảnh hưởng đến việc buôn bán, đi lại, sinh hoạt bình thường và các hạng mục công trình phụ như: sân nền, cổng - hàng rào, mái che,..của các hộ dân và tổ chức. Khi tổ chức xúc xả, vệ sinh, thử áp lực tuyến ống có thể gây ngập úng nhất thời do lượng nước xả lớn, tuy nhiên, mức độ gây hại chỉ trong phạm vi nhỏ, thời gian ngắn, mức độ gây hại thấp.

- Quá trình thi công cũng có thể xảy ra các tai nạn lao động và cháy nổ do nhiều nguyên nhân: nhiều phương tiện vận chuyển ra vào thường xuyên trong công trường; vận hành các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao rơi vỡ, hoặc các loại vật tư thiết bị nặng, cồng kềnh, sắc nhọn …, do làm việc trên tầng cao hoặc dưới hầm sâu; do điều kiện thời tiết: sương mù, mưa gây đất trơn trượt, sụp lở, lún; các sự cố liên quan đến chập điện, mối nối không kín, cách điện kém, các sơ suất khi hàn;

- Giai đoạn này có nhiều yếu tố tác động bất lợi đến môi trường và dân cư, tuy nhiên do thời gian thi công thường không kéo dài, thông thường từ 12 – 24 tháng đồng thời mức độ không lớn nên chỉ cần chú ý thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu là có thể khắc phục hoặc làm hạn chế các tác động.

1.3. Giai đoạn vận hành


Công trình cung cấp nguồn nước sạch đạt chất lượng và đáp ứng đủ về lưu lượng đáp ứng các nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và các hoạt động khác sẽ có tác động tích cực tới sức khỏe và đời sống đối với nhân dân trong khu vực phục vụ, góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác công trình cũng có thể gây ra các tác động bất lợi như sau:

- Việc khai thác nước nguồn nước dưới đất quá mức cho phép do quản lý kém có thể gây hạ thấp nghiêm trọng mực nước ngầm, gây lún nền đất đai và tăng nguy cơ ngập lụt và suy thoái chất lượng nước. Nguồn nước ngầm của tỉnh hiện có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên với tiềm năng, trữ lượng khai thác có hạn, xu hướng ngày càng suy kiệt nên về lâu dài không thể đáp ứng được nhu cầu cấp nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp với quy mô khai thác lớn, nhất là đối với CTCN có công suất >1.000 m3/ngày, do vậy, cần khống chế và giới hạn khai thác vừa phải tránh khai thác đến cạn kiệt nguồn nước. Việc khai thác nguồn nước với quy mô công nghiệp có thể làm tăng độ hạ thấp mực nước của tầng chứa nước, gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư khu vực chung quanh chưa được cấp nước bằng bằng hệ thống cấp nước mà đang phải dùng các giếng khơi, giếng khoan; mặt khác ảnh hưởng của việc hạ thấp mực nước của tầng chứa nước phía trên đối với sự phát triển thực vật trong khu vực cũng cần được chú ý. Từ những nghiên cứu về địa chất thủy văn cho thấy nguồn bổ cập từ nước ngầm của tỉnh chủ yếu là nước mưa rơi trên bề mặt.

- Đối với việc khai thác nguồn nước mặt từ sông, suối tự nhiên hoặc công trình thủy lợi: tuy nguồn nước này đã được tính toán, cân đối mặt phục vụ cho các CTCN đồng thời cũng chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với nhu cầu dùng nước của các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác nhưng tại khu vực khai thác cũng có thể xảy ra các tác động gây ảnh hưởng cục bộ đối với nhu cầu sử dụng nước để sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khác dẫn đến sự tranh chấp quyền sử dụng nước, nhất là đối với các công trình thủy lợi chưa được nâng cấp kịp thời và công tác dự báo, quản lý yếu. Trường hợp này đã từng xảy ra vào năm 2010 tại Hồ Tân Lập đối với CTCN thị trấn Thuận Nam, các hộ dân trồng thanh long chung quanh khu vực lòng hồ đã có tranh chấp việc sử dụng nguồn nước thô làm cho nguồn nước trong hồ bị cạn kiệt và nhà máy nước phải ngưng vận hành trong thời gian khoảng gần 3 tháng. Mặt khác, các hoạt động nông nghiệp, cảnh quan và môi trường sinh thái sông, hồ cần được nghiên cứu xem xét khi lập các dự án đầu tư. Do khu vực xung quanh và khu vực thượng lưu của các nguồn khai thác nước mặt là đất canh tác nông nghiệp, vì vậy ảnh hưởng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và đặc biệt khả năng bị ô nhiễm về mặt vi trùng cần phải tính đến và giám sát thường xuyên. Trường hợp xảy ra quá trình phân hủy động vật và thảm thực vật xung quanh sông hồ, nguồn nước lúc này sẽ chứa nhiều chất hữu cơ, mùn gây khó khăn cho công trình xử lý nước.

- Các máy bơm khi vận hành có thể gây tiếng ồn, rung; đồng thời các trạm bơm được vận hành bằng nguồn điện lưới hoặc máy phát điện nên cũng có khả năng xảy ra các sự cố cháy, nổ ảnh hưởng đến cho khu vực lân cận.

- Tại các nhà máy xử lý nước có sử dụng các hóa chất: PAC, phèn, vôi và đặc biệt khí Chlor dùng để khử trùng nước là chất độc dễ lan truyền vào không khí và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người khi xảy ra các sự cố rò rỉ. Việc xả nước thải từ nhà máy sau quá trình rửa lọc, xả cặn bể lắng nếu không đưa vào các bể lắng cặn mà xả thẳng vào nguồn nước tự nhiên sẽ gây ô nhiễm với mức độ nhất định. Vì vậy cần áp dụng công nghệ hóa chất hợp lý và có biện pháp bảo vệ, phòng chống các tác hại trên.

- Trường hợp hệ thống thoát nước không có sẵn hoặc được chuẩn bị đầu tư song song với các hệ thống cấp nước thì lượng nước thải sẽ tăng lên hoặc tuyến ống cấp nước bị xì, bể gây ngập cũng sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm, nước mặt, làm ô nhiễm môi trường, cảnh quan và làm xói lở nền đường giao thông.



Каталог: files -> quy%20hoach%20cap%20nuoc
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung
quy%20hoach%20cap%20nuoc -> Phụ lục Tiêu chuẩn chất lượng nước: qcvn 01 và qcvn 02 Bộ y tế; qcvn 01: 2009/byt

tải về 1.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương