Trường Đại học y dược Thái Nguyên Bản tin y dược miền núi số 4 năm 2014


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY THÂN XƯƠNG CHẦY BẰNG ĐINH SIGN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2010- 2013



tải về 6.19 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu30.03.2018
Kích6.19 Mb.
#36801
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY THÂN XƯƠNG CHẦY BẰNG ĐINH SIGN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2010- 2013


Nguyễn Văn Tám*, Nguyễn Vũ Hoàng**

*Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

**Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy thân xương chầy bằng đinh SIGN theo tiêu chuẩn của Larson - Bostmant và theo kết quả PHCN của Ter- Schiphort.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 77 bệnh nhân phẫu thuật gãy thân xương chầy bằng đinh SIGN tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Kết quả: Trong 77 bệnh nhân có 68,8% nam; độ tuổi trung bình là 37,64; gãy hở là 54,5%. Sau phẫu thuật có kết quả: Liền vết mổ kỳ đầu 98,7%, nhiễm khuẩn vết mổ nông 1,3%, không có viêm xương. Kết quả liền xương 100%, trong đó: Liền xương hết di lệch 98,7%; Liền xương di lệch ít 1,3%, không có liền xương di lệch nhiều.

Kết luận: Sau phẫu thuật đóng đinh SIGN có kết quả gần: Rất tốt là 97,4%; tốt là 1,3%; trung bình là 1,3%, không có kết quả kém. Kết quả chung: Rất tốt là 81,8%; tốt là 18,2%; không có kết quả trung bình và kém.

Từ khóa: Phẫu thuật gãy thân xương chầy bằng đinh SIGN; Larson - Bostmant; Ter-Schiphort; Bắc Giang.
I. Đặt vấn đề

Gãy thân hai xương cẳng chân là loại tổn thương hay gặp cả trong thời bình cũng như thời chiến do nhiều nguyên nhân khác nhau, chiếm khoảng 18% trong tổng số các gãy xương [2], [4]. Có nhiều phương pháp để điều trị gãy thân hai xương cẳng chân: kéo nắn bó bột, kết hợp xương bên trong, hay cố định bên ngoài. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Những năm gần đây, trên thế giới cũng như trong nước có nhiều tiến bộ về điều trị gãy hai xương cẳng chân, đặc biệt đối với gãy xương chày có xu hướng phát triển kết xương bên trong bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang định vị làm vững ổ gãy và chống di lệch xoay...

Tại Việt Nam, từ năm 1990, phương pháp kết xương bên trong bằng đinh nội tuỷ có chốt ngang đã được thực hiện ở một số bệnh viện như: Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện TW 108 quân đội, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức... Đã có nhiều tác giả báo cáo kết quả điều trị của phương pháp này và đều cho kết quả khả quan.

Từ tháng 01 năm 2008, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang được trang bị bộ dụng cụ đóng đinh nội tuỷ của SIGN hoàn chỉnh và đã tiến hành điều trị kết xương bên trong cho nhiều trường hợp gãy thân hai xương cẳng chân bằng đinh SIGN cho kết quả bước đầu rất tốt. Để góp phần hoàn thiện về chỉ định cũng như kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho bệnh nhân gãy thân 2 xương cẳng chân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu “Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy thân xương chầy bằng đinh SIGN” tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.



II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Gồm 77 BN gãy thân xương chày đã được phẫu thuật KHX bằng đinh nội tuỷ có chốt (SIGN).

Thời gian, địa điểm nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2010 đến 30/6/2013 tại Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Tất cả các bệnh nhân gãy thân xương chày ở vị trí 1/3T, 1/3G và 1/3D. (gồm gãy kín và gãy hở từ độ I đến độ II theo phân loại của Gustilo). Giới hạn trên của đường gãy cách khe khớp gối >10cm, giới hạn dưới cách khe khớp cổ chân >7cm. Có đủ hồ sơ bệnh án, phim XQ trước và sau mổ, có địa chỉ liên lạc rõ ràng.

Tiêu chuẩn loại trừ: BN < 20 tuổi. BN bị gãy xương do nguyên nhân bệnh lý. Gãy xương ở các trường hợp chi bị di chứng bại liệt, dị tật ở khớp gối, khớp cổ chân, bị hạn chế vận động khớp gối. BN gãy xương kèm có hội chứng khoang, hoặc có tổn thương mạch máu và thần kinh. Gãy hở độ III. Những bệnh nhân hồ sơ bệnh án không rõ ràng, thiếu phim chụp trước và sau mổ, địa chỉ thiếu số nhà, thôn xóm, không liên hệ được. BN không hợp tác điều trị.

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ bệnh nhân theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có chủ đích.

Các chỉ số nghiên cứu: (i) Nhóm chỉ số đặc điểm bệnh nhân: Tuổi; giới; nguyên nhân và cơ chế chấn thương; vị trí, hình thái và tính chất ổ gãy; tổn thương phối hợp. (ii) Nhóm chỉ số phương pháp phẫu thuật gãy thân xương chày bằng đinh SIGN: Thời gian từ khi gãy xương đến khi được mổ kết xương; phương pháp vô cảm; phương pháp nắn chỉnh ổ gãy; bắt vít chốt. (iii) Nhóm chỉ số kết quả điều trị: Diễn biến tại vết mổ; kết quả chỉnh trục xương; thời gian nằm viện; biến chứng sớm; kết quả liền xương; kết quả phục hồi chức năng.

Tiêu chuẩn đánh giá:

Đánh giá kết quả gần sau mổ 3 tháng, gồm 2 tiêu chí.

Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị gần theo Larson- Bostmant

Kết quả

Kết quả kết xương

Tiêu chuẩn liền vết mổ

Rất tốt

Ổ gãy hết DL, xương liền thẳng trục

Liền vết mổ kỳ đầu

Tốt

Trục xương mở góc ra ngoài hoặc ra trước < 50, mở góc ra sau vào trong < 100, ngắn chi < 10mm.

Liền vết mổ kỳ đầu

Trung bình

Vượt quá mức trên

Nhiễm khuẩn nông, liền kỳ 2

Kém

Giống tiêu chuẩn trung bình nhưng DL xoay

Nhiễm khuẩn sâu, viêm xương, rò mủ kéo dài lộ xương.

Đánh giá kết quả xa sau mổ 12 tháng, gồm 5 tiêu chí.

Bảng 2. Đánh giá dựa theo kết quả PHCN của Ter- Schiphort

Chỉ tiêu
Mức độ

Đau

Vận động khớp gối

Vận động khớp cổ chân

Teo cơ

Kết quả LX

Rất tốt

Không đau

Bình thường

Bình thường

Không

LX, thẳng trục

Tốt

Khi gắng sức

Gấp 900-1200

Duỗi < 100



Gấp mu

= 0


Không đáng kể

Xương liền, trục xương mở góc ra ngoài hay ra trước < 50, mở góc ra sau vào trong <100, ngắn chi <10mm

Trung bình

Liên tục chịu đựng được

Gấp< 900 Duỗi > 100

Chân thuổng

Nặng

DL vượt quá ngưỡng trên

Kém

Không chịu được

Cứng khớp

Cứng khớp

Nặng

Không LX hoặc LX ở mức trung bình, DL xoay

Phương pháp thu thập thông tin: Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu. Tra cứu các hồ sơ bệnh án tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang lấy thông tin điền vào bệnh án nghiên cứu. Tham gia vào việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh nhân tại khoa và mời bệnh nhân về kiểm tra và đánh giá lại kết quả theo hẹn định kỳ 12, 18, 24 tháng.

Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập và xử lý theo phương pháp thống kê y học, ứng dụng phần mềm SPSS 16.0, các so sánh có ý nghĩa khi p <0,05.

Đạo đức trong nghiên cứu: Toàn bộ thông tin được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

III. Kết quả

Bảng 3. Tuổi bệnh nhân (n = 77)

Tuổi

Số lượng

Tỷ lệ %

20 - 40

47

61

41 - 60

27

35,1

61 - 82

3

3,9

Tổng cộng

77

100

Nhận xét: BN tuổi nhỏ nhất là 20, tuổi cao nhất là 82, tuổi trung bình là 37,64.

Bảng 4. Giới tính bệnh nhân (n = 77)

Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ %

Nam

53

68,8

Nữ

24

31,2

Tổng cộng

77

100

Nhận xét: BN nam là 53/77 (68,8%), BN nữ là 24/77 (31,2%).

Bảng 5. Phân loại gãy kín hay hở (n = 77)

Gãy kín, hở

Kín

Hở

Tổng số

Độ I

Độ II

Số lượng

35

32

10

77

Tỷ lệ %

45,5

41,5

13

100

Nhận xét: Gãy hở chiếm đa số với 42/77 BN, tỷ lệ 54,5%. Gãy kín chỉ chiếm 35/77 BN, tỷ lệ 45,5%.

Phương pháp vô cảm: Có 76/77 BN (98,7%) được gây tê tủy sống khi phẫu thuật. Chỉ có 1/77 BN (1,3%) là gây mê tĩnh mạch khi phẫu thuật do có tổn thương phối hợp là chấn thương cột sống.

Bảng 6. Kết quả gần (n = 77)

Kết quả

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Tổng số

Số lượng

75

1

1

0

77

Tỷ lệ %

97,4

1,3

1,3

0

100

Nhận xét: Có 75/77 BN đạt kết quả rất tốt, chiếm 97,4%. Không có BN nào có kết quả kém.

Bảng 7. Kết quả liền xương (n = 77)

Kết quả LX

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

LX hết di lệch

76

98,7

LX còn di lệch ít

1

1,3

LX di lệch nhiều

0

0

Không liền

0

0

Tổng cộng

77

100

Nhận xét: Có 76/77 BN liền xương hết di lệch, chiếm tỷ lệ 98,7%. Chỉ có 1 BN liền xương còn di lệch ít, chiếm tỷ lệ 1,3%.

Bảng 8. Kết quả chung (n = 77)

Kết quả chung

Số lượng

Tỷ lệ %

Rất tốt

63

81,8

Tốt

14

18,2

Trung bình

0

0

Kém

0

0

Tổng cộng

77

100

Nhận xét: Kết quả chung sau mổ đạt rất tốt là 63/77 BN, chiếm tỷ lệ 81,8%. Có 14/77 BN đạt kết quả tốt, chiếm tỷ lệ 18,2%. Không có BN nào kết quả kém.

IV. Bàn luận

Nghiên cứu trên 77 BN gãy thân xương chày được mổ KHX bằng đóng đinh SIGN chúng tôi thấy: Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, với 53/77 BN là nam, chiếm tỷ lệ 68,8%; nữ là 24/77 BN, chiếm tỷ lệ 31,2%. Độ tuổi hay gặp là tuổi lao động từ 20 đến 60 tuổi, với 74/77 BN, chiếm tỷ lệ 96,1%. Theo chúng tôi kết quả này là hợp lý bởi vì ở độ tuổi lao động, nhất là nam giới do phải đi lại và lao động nhiều nên nguy cơ xảy ra tai nạn nhiều hơn.

Gãy hở chiếm đa số với 42/77 BN, chiếm tỷ lệ 54,5%, gãy kín chỉ chiếm 35/77 BN, tỷ lệ 45,5%. Theo chúng tôi kết quả này là hợp lý bởi với 71,4% nguyên nhân gãy xương là do TNGT và cơ chế chấn thương chủ yếu là chấn thương trực tiếp với 71,4% thì sẽ gây gãy hở có tỷ lệ cao hơn gãy kín. Trong 42 BN gãy hở thì: Gãy hở độ I có tỷ lệ cao hơn với 32/42 BN, chiếm 76%; gãy hở độ II có 10/42 BN, chiếm 24%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hạnh Quang [5] cũng phù hợp với kết quả của chúng tôi; trong tổng số 61 BN gãy hở 2XCC thì có 62% gãy hở độ I, 38% gãy hở độ

Đa số được nắn chỉnh hết di lệch với 76/77 BN, chiếm tỷ lệ 98,7%; chỉ có một BN còn di lệch ít, chiếm tỷ lệ 1,3%; không có BN nào di lệch nhiều. Như vậy là 100% số BN được nắn chỉnh xương phục hồi hình thể giải phẫu tốt và rất tốt. So với kết quả nghiên cứu của các tác giả Klaus W., Klemm M.D [9]. Trương Xuân Quang [6], Lương Đình Lâm, Nguyễn Anh Tuấn [7] cũng áp dụng đóng đinh nội tủy có chốt để điều trị cho gãy kín 2XCC kết quả phục hồi hình thể giải phẫu đạt 100% thì kết quả của chúng tôi là tương đương [3], [6], [7], [8]. Đây là kết quả chúng tôi đánh giá là thành công bởi vì số BN phẫu thuật được nắn chỉnh kín là chủ yếu với 56/77 BN, chiếm tỷ lệ 72,7%. Điều đáng bàn luận ở đây là trong mổ chúng tôi không có C-arm hỗ trợ như các tác giả khác; một số tác giả cho rằng nếu không có C-arm thì nên mở ổ gãy. Nhưng theo chúng tôi khi phẫu thuật viên đã làm nhiều, có kinh nghiệm thì có thể nắn chỉnh kín không mở ổ gãy trước, nếu thấy không được thì mới tiến hành mở ổ gãy. Việc không phải mở ổ gãy có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả điều trị bởi vì khi không phải mở ổ gãy kết quả liền vết mổ tốt hơn và ít nguy cơ nhiễm trùng sau mổ hơn khi phải mở ổ gãy.

Kết quả gần theo Larson - Bostmant: Có 75/77 BN đạt kết quả rất tốt, chiếm 97,4%; 1/77 BN đạt kết quả tốt, chiếm 1,3%; 1/77 BN đạt kết quả trung bình, chiếm 1,3%; không có BN nào kết quả kém. Kết quả trung bình là BN nữ, 36 tuổi, bị gãy kín 1/3G 2XCC phải, được mổ vào giờ thứ 22 sau tai nạn. sau mổ BN bị nhiễm khuẩn vết mổ nông, được thay băng, cắt chỉ sớm, liền vết mổ sau 10 ngày. Điều đó nói lên công tác vô trùng trong quá trình phẫu thuật là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Lưu Hồng Hải [1] năm 2012 có 35/35 BN (100%) đạt kết quả tốt và rất tốt.

Kết quả chung theo Ter-Schiphort: Kết quả chung sau mổ đạt rất tốt là 63/77 BN, chiếm tỷ lệ 81,8%; đạt tốt là 14/77 BN, chiếm tỷ lệ 18,2%. Như vậy kết quả đạt tốt và rất tốt là 77/77 BN, đạt 100%, không có BN nào kết quả kém. Qua nghiên cứu của một số tác giả khác như: Năm 2012, Lưu Hồng Hải [1] theo dõi 30 BN, có 29 BN (96,6%) đạt kết quả liền xương và phục hồi chức năng tốt và rất tốt, 1 BN (3,4%) trung bình, không có trường hợp nào bị cong, gãy đinh, vít hoặc trôi vít, không có biến chứng viêm xương. Bi Q và cộng sự năm 2007 đã điều trị cho 46 BN với kết quả tốt và rất tốt 92%, trung bình và kém 8%. Năm 2009, Ji J, ĐĐNT có chốt cho 35 trường hợp gãy hở 2XCC từ độ I đến độ II cho kết quả tốt và rất tốt 100%. Kết quả của chúng tôi không có sự khác biệt với các tác giả trên. Kết quả này cũng cho thấy đây là một phương pháp tốt để lựa chọn trong điều trị gãy 2XCC. Tuy nhiên việc chỉ định KHX bằng đóng đinh SIGN xương chày phải được cân nhắc hết sức cẩn thận, cần đánh giá chính xác tổn thương xương, phần mềm, tình trạng nhiễm khuẩn tại ổ gãy và tình trạng toàn thân của người bệnh để có chỉ định phù hợp.



V. Kết luận

Qua nghiên cứu 77 BN gãy thân xương chày được điều trị bằng phẫu thuật đóng đinh SIGN tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2013 chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Kết quả gần: Liền vết mổ: Liền kỳ đầu 76/77 BN (98,7%); nhiễm khuẩn vết mổ nông 1/77 BN (1,3%); không có nhiễm khuẩn sâu viêm xương. Chỉnh trục xương: Hết di lệch 76/77 BN (98,7%); di lệch ít 1/77 BN (1,3%); không có BN nào di lệch nhiều. Đánh giá kết quả gần: Rất tốt 75/77 BN (97,4%); tốt 1/77 BN (1,3%); trung bình 1/77 BN (1,3%); không có kết quả kém. Kết quả xa: Sẹo mổ: Sẹo mổ liền tốt, nhỏ, mềm mại 77/77 BN (100%); không có sẹo xấu, viêm rò, dính xương. Kết quả liền xương: 77/77 BN liền xương (100%), trong đó: Liền xương hết di lệch 76/77 BN (98,7%); liền xương di lệch ít 1/77 BN (1,3%); không có liền xương di lệch nhiều, không liền, khớp giả. Kết quả chung: Rất tốt 63/77 BN (81,8%); tốt 14/77 BN (18,2%); không có kết quả trung bình và kém.

Tai biến, biến chứng: Không có kẹt đinh, vỡ xương, đóng đinh ra ngoài ống tủy, khớp giả.
Tài liệu tham khảo


  1. Lư­u Hồng Hải (2009), Đánh giá kết quả điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt, chế tạo trong nước từ thép K92. Tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Tạp chí Y học Quân sự số 6/2012.

  2. Ngô Bảo Khang (1995). Đóng đinh Kuntscher nội tủy trong gãy x­ương đùi và xương chày. Hội nghị khoa học chấn th­ương chỉnh hình thành phố HCM.

  3. L­ương Đình Lâm (2000), Sử dụng ĐNT có chốt trong gãy x­ương cẳng chân, Chuyên đề CTCH, Thành phố HCM, trang 210 - 212.

  4. Nguyễn Đức Phúc (1994), Bệnh học ngoại khoa tập 4, Bộ môn Ngoại - trường ĐH Y khoa Hà Nội, NXB y học, trang 86.

  5. Nguyễn Hạnh Quang, BS Nguyễn Đắc Nghĩa và cộng sự (3/2001), Nghiên cứu áp dụng phương pháp của KeMPe để điều trị gãy thân x­ương dài bằng dụng cụ trong n­ước.

  6. Tr­ương Xuân Quang (2004), Đánh giá kết quả điều trị gãy kín 2XCC bằng đinh SiGN kín, có chốt ngang. Luận văn thạc sĩ y d­ược học, Hà Nội.

  7. Nguyễn anh Tuấn, Lư­ơng Đình Lâm, (2005). Một số nhận xét về đóng đinh chốt SiGN điều trị gãy thân x­ương chày tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2004. Kỷ yếu chấn th­ương chỉnh hình - Hội nghị thường niên lần thứ XII, trang 34 - 38.

8. Johner R., Wruhs o.(1983), Classification of Tibial Shaft Fractures and fractures with results after rigid internal fixation, Clin orthop; 187 :7.

9. Klaus W., Klemm M.D., Martin Bửner M. D (1986), interlocking nailing of complex fractures of the femur and tibia, Clinical orthopaedics and



ASSESSMENT THE RESULTS OF SURGERY WITH BROKEN BODY TIBIA SIGN IN HOSPITAL BAC GIANG NĂM 2010- 2013

Nguyen Van Tam*, Nguyen Vu Hoang**

*Son Dong General Hospital, Bac Giang Province

**Surgery Department, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy.
Summary:

Objective: To evaluate the results of surgical fracture of the tibia relative standard SIGN nail Larson - Bostmant and as a result of Ter- Schiphort rehabilitation.

Research methodology: cross-sectional descriptive study of 77 surgical patients with tibial fractures relative SIGN nail Hospital in Bac Giang province.

Results: In 77 patients with 68.8% of men; The average age of patients was 37.64; open fracture were 54.5%. After surgery results: Consecutive 98.7% early incision, wound infection 1.3% agriculture, no arthritis. Results 100% bone healing, in which all displaced fracture 98.7%; Displaced fracture at 1.3%, no more displaced fracture.

Conclusions: Postoperative results SIGN nailing near: Very good to be 97.4%; Good is 1.3%; average of 1.3%, with no poor results. Results: The Very Good is 81.8%; well as 18.2%; no medium, and poor results.

Keywords: Surgery tibial fractures by nail SIGN body; Larson - Bostmant; Ter-Schiphort; Bac Giang.

Каталог: uploads -> media
media -> TÁC ĐỘng của enso đẾn thời tiếT, khí HẬU, MÔi trưỜng và kinh tế XÃ HỘI Ở việt nam gs. Tskh nguyễn Đức Ngữ
media -> Giới thiệu dòng case mid-tower Phantom 240 Thùng máy kiểu cổ điển Phantom với mức giá thấp chưa từng có
media -> BỘ MÔn giáo dục thể chất I. Danh sách cán bộ tham gia giảng
media -> Ecs giới thiệu loạt bo mạch chủ amd fm2+ hoàn toàn mới Nâng cao hỗ trợ đồ họa rời và hiện thị phân giải 4K tích hợp
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần: pie332 Tên học phần
media -> ĐỀ CƯƠng chi tiết học phần mã số học phần : Tên học phần : Dược lý
media -> MỤc lục trang
media -> Ường Đại học y dược Thái Nguyên
media -> MỤc lụC Đinh Hoàng Giang*, Đàm Thị Tuyết 6

tải về 6.19 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương