TRƯỜng đẠi học sư phạM


Thông tin chung về môn học



tải về 2.01 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

1. Thông tin chung về môn học


- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 , LT: 20; TH: 10 ; BT: 5

- Loại môn học: tự chọn

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Văn học dân gian Việt Nam

- Môn học song hành:



- Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học


2.1. Về kiến thức:

Giúp người học nắm vững những kiến thức cơ sở và cụ thể về tiếp cận vhdg theo đặc trưng thể loại, bao gồm: Một số vấn đề về phân kỳ, phân vùng văn học dân gian, mối quan hệ của một số thể loại văn học dân gian trong môi trường văn hóa dân gian, tiếp cận tác phẩm văn học dân gian trên cơ sở nắm vững các đặc trưng về loại hình, thể loại.

Định hướng cho người học biết cách phát hiện và tự giải quyết được các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên ngành văn học dân gian và những kiến thức thuộc các chuyên ngành có liên quan.

2.2. Về kỹ năng:

Kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết để thực hành thiết kế, tổ chức các hoạt động tiếp cận (nghiên cứu, giảng dạy) tác phẩm văn học dân gian (hình thức cá nhân hoặc hợp tác nhóm) theo đặc trưng thể loại, thành thạo, linh hoạt trong việc lựa chọn, sử dụng những phương pháp tiếp cận, giảng dạy.

Hình thành và có khả năng sử dụng các kỹ năng: ghi chép, quan sát, thuyết trình, hoạt động nhóm, ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy, thực tế, sưu tầm … ở mức thuần thục.

Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành văn học dân gian tham dự vào các hoạt động thực tiễn như viết báo, phê bình, tổ chức các sự kiện văn hóa văn nghệ truyền thống. Thành thục, sáng tạo trong việc vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành và kiến thức thực tế vào giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực xã hội như sưu tầm, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ, lễ hội dân gian … trong đời sống đương đại.

Có khả năng sáng tạo những ý tưởng mới trong nghiên cứu và dạy học tác phẩm vhdg trên cơ sở những định hướng về phương pháp tiếp cận.

Hình thành nhận thức thẩm mỹ, kỹ năng cảm thụ, khả năng truyền và kích thích xúc cảm thẩm mỹ tới người học qua phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dân gian.



2.3. Về thái độ:

Có ý thức chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo tham gia vào các hoạt động học tập đa dạng, hiệu quả do người dạy đề xuất.

Giúp người học có thái độ trân trọng, tự hào về vốn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm nghiên cứu, gìn giữ, phát huy vai trò, giá trị của văn hóa truyền thống trong đó có văn học dân gian.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học


Môn học gồm 3 khối kiến thức. Thứ nhất: những kiến thức có tính chất nền tảng: phân kỳ, phân vùng, phân loại vhdg và mối quan hệ giữa vhdg với môi trường văn hóa dân gian. Thứ hai: một số vấn đề cụ thể về tiếp cận các thể loại văn học dân gian: đặc trưng và cách nghiên cứu, dạy học từng thể loại. Thứ ba: thực hành, tìm hiểu vhdg theo đặc trưng thể loại.

Để đạt hiệu quả, môn học này tích hợp thêm những kiến thức về văn hóa học (chú ý hơn phần văn hóa dân gian), lý luận văn học (lưu ý kiến thức về loại, thể loại) và ngôn ngữ học (quan tâm đến kiến thức về thi luật, các phương thức NT, biện pháp tu từ...).


4. Course outline


The course consists of 3 bits of knowledge. First, the nature of knowledge base: divergence, partition, folk classification and relationship between environmental folklore. Secondly, some specific issues about access to folklore genres: features and research, teaching each category. Thirdly, practice, learn the folklore category specificity.

To be effective, this course incorporates the knowledge of school culture (more noticeable part of folklore), literary theory (note knowledge of the type, category) and linguistic (interested in learn to write poetry, art methods, measures rhetoric ...).


5. Tài liệu học tập


[1]. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục (tái bản lần thứ 4), Hà Nội.


6. Tài liệu tham khảo


[1]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính đa dạng của Folklore châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[3]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

[4]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[5]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[6]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[7]. Phan Diễm Phương (1998), Lục bát và song thất lục bát (lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[8]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb GD, Hà Nội.



[9]. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[12]. Viện nghiên cứu văn hoá (2002- 2006), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[13]. Viện nghiên cứu văn hoá (2007- 2010), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội




tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương