TRƯỜng đẠi học sư phạM


Mô tả tóm tắt nội dung môn học



tải về 2.01 Mb.
trang4/23
Chuyển đổi dữ liệu07.02.2018
Kích2.01 Mb.
#36259
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Các khái niệm cơ bản về xử lý thông tin và máy tính điện tử; các thao tác khai thác một số dịch vụ Internet phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ bảng để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn; sử dụng phần mềm trình chiếu để tạo bài trình chiếu hấp dẫn, hiệu quả. Biết ứng dụng kiến thức của môn học vào việc học tập các môn học khác



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

Basic conceptions of information processing and of computer; exploiting Internet service for learning research and teaching; skills of using operating systems for manipulating on computer; exploiting some applicable software, typing and saving documents for official work; using excel system for science and technical tasks; using PowerPoint for creating attractive and effective presentations. Student can apply knowledge studied for studying some other subjects.



5. Tài liệu học tập:

[1] Bộ giáo trình IC3: Máy tính căn bản; Các ứng dụng chủ chốt; Cuộc sống trực tuyến, Ban CNTT-ĐH Thái Nguyên phát hành, 2013 (nội dung cập nhật theo thời gian thay đổi của phiên bản phần cứng, phần mềm).



6. Tài liệu tham khảo:

[2]. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Giáo trình Tin học cơ sở, NXB ĐHSP, 2004.

[3]. Bùi Thế Tâm, Giáo trình Tin học văn phòng, NXB Giao thông vận tải, 2010.

[4]. Nhiều tác giả, Tự học Windows 7, Word & Excel 2010, NXB Văn hóa.



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Hoàn thành các bài tập thực hành được giao.

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

7.4. Phần khác(nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:



  • Kiểm tra thường xuyên: 0,1

  • Chuyên cần: 0,1

  • Kiểm tra định kỳ: 0,3 (thực hành)

  • Thi kết thúc học phần: 0,5; hình thức thi: vấn đáp (trên máy tính).

Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC

Educational Psychology

Mã học phần: EPS 331
1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3

Số tiết: Tổng: 45 tiết LT: 22 tiết TH - TL : 21 tiết KT: 2 tiết

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: Môn học trước:

Môn học song hành:

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Tổ Tâm lý học

2. Mục tiêu của môn học:

2.1. Về kiến thức: Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu sau:

- Trình bày được những khái niệm cơ bản của khoa học tâm lí, các phương pháp nghiên cứu tâm lí học giáo dục.

- Nêu được các lý thuyết và các nghiên cứu hiện đại về phát triển trí tuệ con người.

- Phân tích được những đặc điểm phát triển các mặt: thể chất, tâm lí của lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông.

- Xác định được các điều kiện, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí của các lứa tuổi học sinh.

- Mô tả được các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh.

- Phân tích được bản chất của hoạt động học và sự hình thành hoạt động học; Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm và cấu trúc chung cúa sự hình thành khái niệm.

- Phân tích được các tiêu chuẩn giá trị và cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức.

- Phân tích được những khó khăn tâm lí của học sinh, những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí học sinh.

2.2. Về kỹ năng:Sau khi kết thúc môn học người học sẽ phải đạt được những mục tiêu về kĩ năng sau:

- Kỹ năng lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lí thông tin trong việc tìm hiểu cá nhân người học (về thể chất, tâm lí, đạo đức, quan hệ xã hội, khả năng học tập…).

- Kỹ năng xây dựng các công cụ nghiên cứu để tìm hiểu học sinh: Mẫu biên bản quan sát, bảng hỏi, mẫu phỏng vấn…

- Kỹ năng xử lí, phân tích thông tin thu thập được về học sinh và sử dụng kết quả tìm hiểu người học để phân loại và lập hồ sơ cá nhân người học.



- Kỹ năng nghiên cứu quá trình hình thành tri thức (khái niệm), hình thành các phẩm chất đạo đức trong nhân cách học sinh và biết cách điều khiển quá trình đó đạt kết quả.

- Kỹ năng vận dụng các nguyên tắc đạo đức, kĩ năng hỗ trợ tâm lí cơ bản trong nhà trường, giúp học sinh THCS, THPT vượt qua được những khó khăn tâm lí trong học tập và trong cuộc sống.

- Kỹ năng tư duy phê phán; kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm.

2.3.Về ý thức, thái độ nghề nghiệp:

- Hiểu biết sâu sắc về trách nhiệm, vai trò, sứ mạng của người giáo viên trong giai đoạn mới.

- Nhạy bén với cái mới, có tinh thần chủ động thích ứng với sự thay đổi.

- Say mê nghề nghiệp, tinh thần không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

- Hình thành ý thức thường xuyên trau dồi, phát triển nghề nghiệp.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nhằm trang bị cho người học những khái niệm, quy luật và phương pháp chung nhất của tâm lý học giáo dục; những vấn đề lý luận về về sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, THPT, cơ chế, qui luật và giai đoạn phát triển tâm lí cá nhân; những cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học và giáo dục; mối quan hệ giữa dạy học và nhận thức, dạy học và giáo dục, các lí thuyết tâm lí học; cơ sở tâm lí học của giáo dục đạo đức. Đặc biệt, môn học cung cấp cho người học một số vấn đề lí thuyết về những nguyên tắc đạo đức và kĩ năng hỗ trợ tâm lí trong nhà trường. Từ đó, có thể vận dụng những tri thức đã học trong việc giảng dạy, nghiên cứu tâm lý con người, hình thành và phát triển nhân cách học sinh, hỗ trợ học sinh THCS, THPT giải quyết những khó khăn vướng mắc về tâm lí. Đồng thời, môn học cũng là cơ sở để nghiên cứu các môn học khác trong chương trình đào tạo như: Giáo dục học và các chuyên ngành tâm lý học ứng dụng khác.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The subject gives students the concepts, rules and common methods of educational psychology; the theoretical issues of the psychological development of high school and junior high school students; mechanisms, rules and psychological development stage individuals; the psychological basis of teaching activities and education; relationships between learning and perception, learning and education, psychological theories and models of learning; psychological basis of moral education. Special courses also give students some theoretical issues about the ethical and psychological support skills in basic schools. From there, it is possible to apply the knowledge learned in teaching, research and human psychology, formation and personality development of students, school support, high resolving difficulties in psychology. At the same time, the subject is also the basis for studying other subjects in the curriculum, such as school education and psychology majors other applications.



5. Tài liệu học tập:

[1] Tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng TLH giáo dục, Trường ĐHSP- ĐHTN.

6. Tài liệu tham khảo:

[2] Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình Tâm lý học giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội.

[3] Khoa Tâm lí- Giáo dục (2013), Giáo trình tâm lí học giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

[4] Dương Diệu Hoa (chủ biên) (2011), Giáo trình tâm lý học phát triển, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[5] Lê Văn Hồng (Chủ biên) (2008), TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

[6] Quản Thị Lý (Chủ biên) cùng tập thể tác giả (2014), Đề cương bài giảng Tâm lý học, Trường ĐHSP- ĐHTN.

[7] Phan Trọng Ngọ (Chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển TL người, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[8] Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) (2008), Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội.

[9] Tập thể tác giả (2007), Đề cương bài giảng TLH lứa tuổi và TLH sư­ phạm, ĐHSP- ĐHTN.

[10] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[11] Huỳnh Khái Vinh (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành:

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Chuyên cần: 10%

+ Kiểm tra: 20%

+ Thảo luận, thực hành: 20%

+ Thi viết cuối kì: 50%








TÊN MÔN HỌC: VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

(CULTURE AND DEVELOPMENT)

Mã học phần:

  1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 2 Số tiết: Tổng: 30 LT: 21; TL: 9; TH: 0

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



Bộ môn phụ trách: Văn học nước ngoài

  1. Mục tiêu của môn học:

2. 1. Về kiến thức:

Hình thành nền tảng tri thức cơ bản cho người học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức về văn hóa bao gồm: khái niệm cơ bản liên quan tới văn hóa và phát triển, quan niệm về phát triển hiện nay, cách nhìn văn hóa từ góc nhìn phát triển, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và tác động hai chiều giữa văn hóa và phát triển, đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam và quá trình phát triển của văn hóa Việt Nam, tác động của văn hóa Việt Nam tới phát triển kinh tế xã hội và ngược lại.



2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học: Hiện nay, văn hóa là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa và phát triển, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan ngành.

- Trên cơ sở tri thức môn học, người học được hình thành năng lực vận dụng lý thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển vào phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong đời sống, vận dụng và liên hệ tri thức của môn học với các môn khoa học liên ngành.

2.3. Về thái độ:

Hình thành trong người học thái độ: trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại làm giàu vốn văn hóa truyền thống. Củng cố và nâng cao vốn văn hóa cho bản thân, hình thành các phẩm chất tốt đẹp của con người hiện đại.



  1. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học nằm trong khối kiến thức cơ bản, trang bị cho người học những tri thức cơ bản liên quan tới văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, chỉ ra vai trò, ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới sự phát triển kinh tế, xã hội và ngược lại. Môn học cũng liên hệ tới văn hóa Việt Nam, nhận diện và phân tích những đặc điểm cơ bản của văn hóa Việt Nam, vai trò của nó đối với sự phát triển của kinh tế, xã hội Việt Nam trong bối cảnh đương đại và sự tác động của kinh tế tới sự phát triển văn hóa.

  1. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

The course mentions basic knowledge concerning culture and development, the characteristics of Vietnamese culture and the development of Vietnamese culture.

This course provides students some critical themes and concepts concerning culture and development in general. The course aims to help students identify culture characteristics and the relationship between culture and development in the context of contemporary Vietnamese society.






5. Tài liệu học tập

[1]. Keesing R. & Strathern A., Cultural Anthropology: A Contemporary Perspective, Harcourt Brace & Company, 1998

[2]. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ thống, loại hình, Nxb KHXH, 2004

6. Tài liệu tham khảo

[3].Nguyễn Văn Dân, Văn hóa và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb KHXH, 2006

[4]. Susanne Schech and Jane Haggis. Culture and Development: A Critical Introduction, Blackwell Publishers, March 2000.

7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Sinh viên chuẩn bị bài tập, dự án học tập.

- Hoàn thành các bài tập được giao

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Trình bày trên lớp theo nhóm, nộp các dự án học tập.



7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Sinh viên cần chuẩn bị trước các nội dung thảo luận theo yêu cầu của giảng viên.

- Yêu cầu cần đạt: Các bài tập phải đạt yêu cầu

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểmTX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 1

(English 1)

Mã học phần: ENG131

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT:15 TH: 30 Thảo luận: 15 Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: 0

Môn học trước: 0

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng

Bộ môn phụ trách: Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn A2+ theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống hiện đại. Có hứng thú học ngoại ngữ và sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp với người nói tiếng Anh hoặc đọc sách viết bằng tiếng Anh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đó là tự giới thiệu, nói chuyện về bản thân, về sở thích, kể về kinh nghiệm bản thân, bày tỏ nhu cầu ý kiến… Qua những bài học này, người học có cơ hội học được văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh ở phổ thông, đây là chương trình dạy kế tiếp. Sinh viên tận dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ suy nghĩ và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day situations. They are self-introducing, talking about your likes, your experience and expressing your needs and your opinion… Through these lessons, learners have opportunities to improve their knowledge of culture of English speaking countries.

After the English programme at secondary school, this programme is a connection so that students can make use of vocabulary, grammatical structures which they have known before to develop their language competence and enhance their foreign language learning experience and self-study skill, group-work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world. They will think and have strategies to strive in learning for better future.



5. Tài liệu học tập:

[1] English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra & David Rea; Cambridge University Press; 2010



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre, 2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.

- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.

- Làm bài tập đầy đủ



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Talk about yourself.

Talk about your family.

Talk about your likes and dislikes.

Talk about how you learn English.

- Yêu cầu cần đạt: Biết đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%



  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%.

  • Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.


TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 2

(English 2)

Mã học phần: ENG132

1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 3 Số tiết: 45 Tổng : 45 LT:15 TH: 30 Thảo luận: 15 Bài tập: 15

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: ENG131

Môn học trước: ENG131

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng, giáo trình

Bộ môn phụ trách:Tổ Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn A2+ theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống hiện đại. Có hứng thú học ngoại ngữ và sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp với người nói tiếng Anh hoặc đọc sách viết bằng tiếng Anh.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đó là nói về những thói quen hiện nay, thời tiết, các phép so sánh, bày tỏ sở thích, phỏng đoán và dự đoán, tư vấn, chỉ đường, sử lý thông tin du lịch, ngữ cảnh mua bán, mô tả vật thể và tài sản ưa thích, diễn đạt những cảm xúc… Qua những bài học này, người học có cơ hội học được văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh 1, đây là chương trình dạy kế tiếp. Sinh viên tận dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ suy nghĩ và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day situations. They are talking about present habits, weather, comparisons, expressing references, making guesses and predictions, recommendations, giving directions, getting tourist information, buying things, describing your favourite objects and expressing your feelings … Through these lessons, learners have opportunities to improve their knowledge of culture of English speaking countries.

After the English programme 1, this programme is a connection so that students can make use of vocabulary, grammatical structures which they have known before to develop their language competence and enhance their foreign language learning experience and self-study skill, group-work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world. They will think and have strategies to strive in learning for better future.



5. Tài liệu học tập:

[1]. English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra & David Rea; Cambridge University Press; 2010



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre, 2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use



7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.

- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.

- Làm bài tập đầy đủ



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%



  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%.

  • Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: TIẾNG ANH 3

(English 3)

Mã học phần: ENG133

  1. Thông tin chung về môn học:

Số tín chỉ: 4 Số tiết: 60 Tổng : 60 LT:20 TH: 40 Thảo luận: 20 Bài tập: 20

Loại môn học: Bắt buộc

Các học phần tiên quyết: ENG131, ENG132

Môn học trước: ENG131, ENG132

Môn học song hành: 0

Các yêu cầu đối với môn học: Có từ điển, máy tính xách tay có nối mạng, giáo trình

Bộ môn phụ trách:Tổ Ngoại ngữ

2. Mục tiêu của môn học:

2.1.Kiến thức: Đạt chuẩn B1 theo khung tham chiếu châu Âu.

2.2.Kỹ năng: Thành thạo các kỹ năng giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết.

2.3.Thái độ: Coi việc học và nâng cao năng lực tiếng Anh là một nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống hiện đại, sử dụng tiếng Anh làm phương tiện để tiếp cận thế giới khoa học và nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng sử dụng công cụ này trong môi trường giao tiếp cụ thể.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này rèn cho người học các kỹ năng sử dụng tiếng Anh bằng việc đưa họ vào các tình huống giao tiếp hàng ngày. Đó là nói về nhà ở, cách thức giải quyết vấn đề, con người, quê hương và đất nước, các thiết bị điện tử, khoa học và công nghệ và sự thay đổi… Qua những bài học này, người học có cơ hội học được văn hoá của những nước nói tiếng Anh.

Sau khi học xong chương trình tiếng Anh 1, 2, đây là chương trình dạy kế tiếp để hoàn thành chương trình B1. Sinh viên tận dụng vốn từ, cấu trúc ngữ pháp mà các em đã lĩnh hội từ trước để phát triển khả năng ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm học ngoại ngữ và kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

Qua những bài học tiếng Anh này, người học sẽ nhận thức rõ vai trò của tiếng Anh trong các lĩnh vực của cuộc sống, trong thời kỳ hội nhập với các nước trong khu vực và toàn thế giới. Họ sẽ suy nghĩ và có chiến lược phấn đấu trong học hành để ngày mai có tương lai tươi sáng.



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh:

This subject is to teach learners skills of using English by taking them into every day situations. They are talking about homes and housing, ways to solve problems, people and places in your countries, electronic gadgets, technology and change… Through these lessons, learners have opportunities to improve their knowledge of culture of English speaking countries.

After the English programme 1, 2, this programme is a connection to finish B1 programme. Students can make use of vocabulary, grammatical structures which they have learnt before to develop their language competence and enhance their foreign language learning experience and self-study skill, group-work skill, language-expressing skill.

With these English units, learners will have a clear understanding of the role of English in different aspects of life during the period of assocciating with countries in the region and the whole world. They will think and have strategies to strive in learning for better future.



5. Tài liệu học tập:

[1] English Unlimited Pre-Intermediate; Alex Tilbury, Theresa Clementson, Leslie Anne Hendra & David Rea; Cambridge University Press; 2010



6. Tài liệu tham khảo:

[2] Redman, Stuward with Ruth Gairns. Test your English Vocabulary in Use, Nha Xuat Ban Tre, 2001

[3] Woolard, George. Key Words for Fluency, Thomson, 2005

[4] Murphy, Raymond. Grammar in use

[5] PET books

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đọc trước giáo trình, nội dung bài học, tra từ điển để biết phát âm từ mới, nghĩa của từ.

- Trong lớp phải tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ mà giảng viên yêu cầu.

- Làm bài tập đầy đủ



7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận: Nội dung đã học

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Talk about yourself.

- Yêu cầu cần đạt: Biết đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số = 50%



  • Điểm thi kết thúc học phần: 50%.

  • Hình thức thi : 4 kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Anh

  • Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

TÊN MÔN HỌC: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN

Environment and development

Mã học phần: EDE121

1. Thông tin về môn học

Số tín chỉ: 2 Số tiết: 30 Tổng: 30 LT: 30 TH: 0 Thảo luận: Bài tập:

Loại môn học: Tự chọn

Các học phần tiên quyết: Không

Môn học trước: Không

Môn học song hành: Không

Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):

Bộ môn phụ trách: Thực vật

2. Mục tiêu của môn học

- Sinh viên có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục tiêu phát triển bền vững, nhận thức đầy đủ và tích cực các hoạt động thỏa mãn nhu cầu hàng ngày, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước.

- Vận dụng những kiến thức về môi trường và con người trong quá trình học tập, trong cuộc sống, có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình, có ý thức và hành động để bảo vệ môi trường.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

- Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường; cấu trúc, chức năng, tiến hóa của hệ sinh thái; sự tác động của con người lên hệ sinh thái, sinh quyển và môi trường;

- Các khái niệm về dân số, các quá trình dân số, quan điểm về dân số học, đặc điểm phát triển dân số thế giới và Việt Nam;

- Các hoạt động thỏa mãn nhu cầu của con người liên quan đến vấn đề môi trường;

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng, khoáng sản, sinh vật…

- Thực trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn …

- Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sống và sự phát triển bền vững toàn cầu, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

- The relationship between organisms and the environment; structure, function, evolution of ecosystems; the impact of humans on ecosystems, the biosphere and the environment;


- The concept of population, the population process, views on demographic characteristics developed the world's population, and Vietnam;

- The operations satisfy huma needs related to environmental issues;

- Current use of natural resources: land, water, forests, minerals, organisms ...

- The situation of environmental pollution of soil, water, air, noise ...

- Students are aware of the importance of the environment and the sustainable development of global consciousness of environmental protection and sustainable development.

5. Tài liệu học tập

[1]. Ngô Thị Cúc (2011), Bài giảng Môi trường và phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[2]. Nguyễn Văn Hồng, Lê Ngọc Công (2012), Môi trường, dân số và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[4]. Lê Đình Tuấn (2009), Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản, Bộ Giáo dục và đào tạo (Sách do Quỹ dân số Liên hợp quốc tài trợ).

6. Tài liệu tham khảo

[5]. Nguyễn Xuân Cự, Nguyễn Thị Phương Loan (2010), Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[6]. Trương Quang Học, Nguyễn Đức Ngữ (2011), Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[7]. Lê Thị Thanh Mai (2002), Giáo trình Môi trường và con người, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Lương Đức Phẩm, Lê Xuân Cảnh, Hồ Thanh Hải, Đỗ Hữu Thư (2009), Cơ sở khoa học trong công nghệ bảo vệ môi trường (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Vũ Trung Tạng (2007), Sinh thái học hệ sinh thái, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thế Thôn (2007), Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Văn Tuyên (1997), Sinh thái và môi trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Loic Chauveau (2008), Các nguy cơ đe dọa sinh thái, Nxb Trẻ.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

- Dự lớp ≥ 80% tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị nội dung thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

- Trình bày đúng bố cục, nội dung của bài tiểu luận theo yêu cầu của GV.

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

- Điểm đánh giá bộ phận chấm theo thang điểm 10 với trọng số như sau:

+ Thảo luận, bài tập: (a)

+ Kiểm tra giữa học phần: (b)

+ Chuyên cần: (c)

+ Thí nghiệm, thực hành: (d)

+ Điểm thi kết thúc học phần: (e)

+ Hình thức thi: vấn đáp

- Điểm học phần: Là điểm trung bình chung có trọng số của các điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm học phần = 40% * Điểm bộ phận + 60% * Điểm kết thúc học phần

TÊN MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGỮ VĂN

Scientific research methods Literature

Mã học phần: SRL321
1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng : 30 tiết; LT: 21 tiết; TL, BT: 9 tiết

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình.

+ Sinh viên chủ động, nghiêm túc trong việc học và chuẩn bị bài, làm bài tập tiểu luận.

- Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ

2. Mục tiêu của môn học

2.1.Về kiến thức

Môn học đòi hỏi người học nắm và trình bày được:

+ Một số vấn đề chung về khoa học, nghiên cứu khoa học, hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học.

+ Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ: phương pháp miêu tả và phương pháp so sánh.

+ Các phương pháp nghiên cứu văn học: tính bình đẳng của phương pháp, một số phương pháp như thực chứng, hình thức, ký hiệu học, tâm lí học, xã hội học, tiểu sử, so sánh, loại hình, hệ thống.

2.2. Về kĩ năng

Vận dụng kiến thức trong môn học, người học cần:

+ Biết đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn học.

+ Xây dựng được đề cương và lập được kế hoạch cho việc nghiên cứu một đề tài khoa học ngữ văn cụ thể.

+ Xác định được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với một đề tài khoa học ngữ văn cụ thể.

2.3.Về thái độ

+ Biết vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn học và lý luận văn chương vào đề xuất, tạo lập các văn bản khoa học ngữ văn vừa đảm bảo nội dung khoa học vừa có giá trị thẩm mỹ cao.



+ Thành thạo trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học ngữ văn, qua đó phát hiện, cảm thụ được giá trị nhiều mặt của tác phẩm văn chương, trong đó có giá trị thẩm mỹ.

3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, có nhiệm vụ cung cấp, trau dồi phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học nói chung, trong đó có khoa học Ngữ văn, giúp người học biết cách triển khai các nghiên cứu khoa học như: viết bài báo khoa học, làm đề tài khoa học, viết luận văn tốt nghiệp...theo hai chuyên ngành ngôn ngữ và văn chương.

Môn học gồm 3 chương: Những vấn đề chung về nghiên cứu khoa học; Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ; Phương pháp nghiên cứu văn học. Chương 1 đề cập đến những vấn đề chung về khoa học, nghiên cứu khoa học, hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học và nội dung cơ bản của hoạt động nghiên cứu khoa học. Nội dung của chương 2 tập trung vào phương pháp nghiên cứu khoa học ngôn ngữ (gồm phương pháp miêu tả với 3 nhóm thủ pháp: các thủ pháp giải thích bên ngoài, các thủ pháp giải thích bên trong, các thủ pháp logic học, toán học, ngôn ngữ học tâm lí và phương pháp so sánh). Chương ba tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản của phương pháp nghiên cứu văn học (xác định phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu văn học, một số yêu cầu của phương pháp nghiên cứu văn học; giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu văn học như phương pháp thực chứng, phương pháp hình thức, phương pháp ký hiệu học, phương pháp tâm lí học, phương pháp xã hội học, phương pháp tiểu sử, phương pháp so sánh, phương pháp loại hình...)



4. Mô tả môn học bằng tiếng Anh

Subject bloc specialized knowledge, is responsible for providing, hone methods, research skills, general science, including Scientific Literature, helping people learn how to deploy scientific research as : writing scientific papers, as scientific subjects, written thesis ... in two specialized language and literature.

The course consists of three chapters: General issues of scientific research; Language research methodology; Research methods literature. Chapter 1 refers to the general problem of science, scientific research, system science research methods and content of basic scientific research activities. Contents of Chapter 2 focuses on the scientific method of language study (including the method described for 3 groups of counterpoint: the players outside legal interpretation, the interpretation of counterpoint within, the logic of counterpoint, mathematical, psychological and linguistic comparative method). Chapter three focuses on clarifying the basics of literary research methods (methods and identify the research methodology literature, some methods require the study of literature; introduce some methods literary studies as empirical methods, formal methods, methods of semiotics, psychology methods, methods of sociological, biographical method, comparative method, the method forms ... )

5. Tài liệu học tập

[1]. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. (tái bản lần thứ nhất).



[2]. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo:

[4]. Phương Lựu (chủ biên) - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam - Lê Ngọc Trà – La Khắc Hoà – Thành Thế Thái Bình (2006 - tái bản), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



[5]. Đỗ Lai Thuý (2011), Phê bình văn học, con vật lưỡng thể ấy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

[6]. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

7. Nhiệm vụ của sinh viên:

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Chuẩn bị thảo luận.

- Hoàn thành các bài tập được giao.



7.2. Phần thí nghiệm, thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận:

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận:

+ Bài tập cho chương 1:

Tìm 2 đề tài khoa học (ngôn ngữ và văn học):

- Xác định phương pháp thích hợp (trong số các phương pháp chung) để thực hiện đề tài đó;

- Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu cho đề tài.

+ Bài tập cho chương 2: Tìm một đề tài NCKH ngôn ngữ ở trình độ đề tài NCKH sinh viên và xác định các phương pháp, thủ pháp phù hợp có thể vận dụng.

+ Bài tập cho chương 3: Tìm một đề tài nghiên cứu văn học và xác định phương pháp nghiên cứu thích hợp đối với đề tài đó

- Yêu cầu cần đạt: Làm mỗi bài tập theo hình thức một tiểu luận, phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14, dung lượng không quá 15 trang.

7.4. Phần khác: Không

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: Thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + Trung bình chung điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

(Vietnamese culture’s foundation)

Mã học phần: VCF121

1. Thông tin chung về môn học:

- Số tín chỉ: 02

- Số tiết: Tổng 30 tiết; LT: 24 tiết; BT: 2, TL: 4 tiết.

- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết:

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành:

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và GV; có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề sau đó tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học:

2. 1. Về kiến thức:

Nắm vững và trình bày được hệ thống kiến thức cơ bản: văn hóa và văn hóa học; định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam qua các giai đoạn và đặc trưng nổi bật trong từng thời kì; các thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.



2.2. Về kĩ năng: Hình thành và phát triển các năng lực sau:

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Hiện nay, văn hóa học đang là ngành khoa học phát triển với nhiều khuynh hướng và phương pháp tiếp cận hiện đại. Những thành tựu của văn hóa học được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nghiên cứu các khoa học xã hội nhân văn và hoạt động thực tiễn. Khi nắm được những tri thức cơ bản về văn hóa, người học có điều kiện tiếp nhận và nghiên cứu sâu các môn khoa học liên quan chặt chẽ với Văn hóa học như Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, Tâm lí học, Triết học



- Năng lực thích nghi trong môi trường làm việc sau khi ra trường:

Với kiến thức chung về văn hóa và chuyên ngành được đào tạo, SV có thể thích nghi và làm việc trong nhiều môi trường công việc khác nhau. SV khối ngành sư phạm sau khi tốt nghiệp có thể công tác trong các lĩnh vực truyền thông (báo chí, truyền hình…), du lịch, nghiên cứu...



- Năng lực hợp tác:

Thông qua bài giảng và các giờ thực hành, thảo luận, hình thành cho SV năng lực hợp tác để giải quyết vấn đề (với giáo viên và các sv khác trong quá trình học tập, trao đổi thảo luận, thực hành...) và hợp tác thành công.



- Năng lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc:

Từ tri thức có được, mỗi SV trong quá trình học tập và công tác sẽ luôn có ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc; tích hợp giáo dục tinh hoa văn hóa dân tộc cho thế hệ sau.

- Năng lực tự học suốt đời:

Biết định hướng xây dựng kế hoạch tự học; tổ chức hoạt động tự học và quản lí việc tự học của bản thân để đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp.



- Năng lực giao tiếp:

Thông qua bài giảng, các giờ thực hành thảo luận, trực tiếp qua modun kiến thức: Văn hóa giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ hình thành cho SV kĩ năng giao tiếp phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dẫn tới sự thành công trong quá trình học tập hiện tại và cho công việc sau này.



2.3. Về thái độ:

Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; có thái độ khách quan, khoa học với các hiện tượng văn hóa lạc hậu. Từ đó, giáo dục trách nhiệm bảo tồn, phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc trong thời kì mới; hình thành và phát triển những giá trị nhân văn ở người học.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học:

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hoá và văn hoá học, trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản, quan trọng, mang tính chất đặc thù của văn hoá Việt Nam. Từ đó, góp phần làm cơ sở để nghiên cứu khoa học Ngữ văn và các môn khoa học liên ngành.

Môn học gồm có 6 chương, ngoài những kiến thức đại cương nhằm cung cấp cho người học cái nhìn khái quát về văn hóa và văn hóa học nói chung, nội dung chủ yếu đi sâu vào hầu hết các vấn đề cơ bản của văn hóa Việt Nam: định vị văn hóa Việt Nam; tiến trình văn hóa Việt Nam; một số thành tố văn hóa cơ bản; các vùng văn hóa ở Việt Nam; văn hóa Việt Nam trong bối cảnh xã hội hiện đại.

4. Course outline:

The course provides basic knowledge about culture and cultural education, provides students the basic important and specific knowledge of Vietnamese culture. Since then, it contributes the background to study scientific philology and interdisciplinary science.

The course consists of six chapters which contend general knowledge, aimed at providing students an overview of culture and cultural education in general, and mainly delve into the most fundamental issues of Vietnamese culture: positioning Vietnamese culture; Vietnam cultural process; some basic elements of culture; cultural areas in Vietnam; Vietnam culture in the context of modern society.

5. Tài liệu học tập

[1]. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.



[2]. Trần Quốc Vượng chủ biên (1997), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[4]. Đào Duy Anh (2001), Việt Nam văn hoá sử cương; Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[5]. Toan Ánh (2002),Văn hoá Việt Nam những nét đại cương, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Phan Kế Bính (1999), Việt Nam phong tục, Nxb Tp HCM.

[7]. Chu Xuân Diên (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[8]. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[9] Đức Minh (biên soạn - 2013), Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[10]. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[11]. Lê Như Phong(1994), Văn hoá Việt Nam, một cách tiếp cận, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[12]. Trần Ngọc Thêm, (1997) Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tp HCM.

[13]. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ Mẫu người Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nxb Văn hóa Thông tin , Hà Nội

[14]. Lương Duy Thứ (chủ biên), Phan Thu Hiền, Phan Nhật Chiêu (1996), Đại cương văn hoá phương Đông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp ³ 80 % tổng số thời lượng của học phần.

- Đọc các tài liệu liên quan (nêu trong phần Tài liệu học tập và tham khảo) theo định hướng của giảng viên.

- Chuẩn bị thảo luận theo các nội dung giáo viên yêu cầu.

- Hoàn thành các bài tập được giao.

7.2. Phần thí nghiệm, thực hành (nếu có)

- Các bài thực hành của môn học: Không

- Yêu cầu cần đạt đối với phần thực hành: Không

7.3. Phần bài tập lớn, tiểu luận (nếu có)

- Tên bài tập lớn hoặc tiểu luận: Giao bài tập nhóm

- Yêu cầu cần đạt: Nhóm thuyết trình

7.4. Phần khác (nếu có)

8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 3 điểm (1 cc, 1 tx, 1 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình các điểm TX + Điểm ĐK):3

TÊN MÔN HỌC: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

(Vietnamese folk literature)

Mã học phần: VFL341

1. Thông tin chung về môn học

- Số tín chỉ: 04

- Số tiết: Tổng: 60 LT: 48 tiết BT, TL: 12 tiết



- Loại môn học: Bắt buộc

- Các học phần tiên quyết: Không

- Môn học trước: Không

- Môn học song hành: Không

- Các yêu cầu đối với môn học:

+ Sinh viên phải có đầy đủ đề cương môn học, kế hoạch học tập, giáo trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

+ Sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với nhóm và với GV, có nhu cầu tìm tòi, khám phá, trải nghiệm thực tế, đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tự tìm cách giải quyết hoặc xin tư vấn của chuyên gia.

+ Sinh viên phải chăm chỉ rèn luyện, làm đầy đủ bài tập và thực hành các kĩ năng theo sự hướng dẫn của GV.



- Bộ môn phụ trách: Văn học Dân gian – Trung đại – Hán Nôm

2. Mục tiêu của môn học

2.1. Về kiến thức:

Giúp người học nắm vững, có khả năng trình bày sáng rõ những tri thức khoa học cơ bản về văn học dân gian (VHDG). Đây là cơ sở giúp người học có thể nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm VHDG theo đặc trưng thi pháp thể loại. Môn học còn giúp người học tiếp cận nền tảng kiến thức chuyên ngành sâu và rộng qua việc tìm hiểu những tri thức liên ngành và mối quan hệ biện chứng giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian.



2.2. Về kỹ năng: Môn học hướng đến hình thành và phát triển nhiều kỹ năng ở người học, trong đó chú trọng:

- Kỹ năng nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn

Trên cơ sở nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, người học có khả năng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận của khoa học chuyên ngành, những vấn đề cơ bản về các loại hình, thể loại VHDG trong tiến trình lịch sử. Người học còn biết vận dụng kiến thức để nhận diện, giải mã các tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại; biết cách tư duy đúng và trình bày thuyết phục các vấn đề khoa học chuyên ngành; hiểu sâu sắc mối quan hệ giữa kiến thức khoa học dân gian với văn hóa dân gian và vận dụng hiệu quả vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy.

- Kỹ năng cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm nghệ thuật ở người học

Sinh viên có khả năng cảm thụ tốt giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Môn học truyền và kích thích xúc cảm thẩm mỹ, hình thành nhận thức thẩm mỹ tới người học qua tác phẩm VHDG, qua các hoạt động ngoại khóa đặc trưng của VHGD.

- Kỹ năng tích hợp kiến thức Ngữ văn để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Hình thành và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và khả năng lý giải thỏa đáng các vấn đề của khoa học ngữ văn dân gian trong lịch sử văn học. Sinh viên biết cách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát huy vai trò của hoạt động ngoại khóa, tạo sự năng động cho người học.

- Kỹ năng vận dụng kiến thức ngữ văn vào hoạt động thực tiễn

Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành VHDG tham dự vào các hoạt động thực tiễn như viết báo, phê bình, tổ chức các sự kiện văn hóa văn nghệ truyền thống.

Sáng tạo trong việc vận dụng các kiến thức khoa học chuyên ngành, liên ngành và kiến thức thực tế vào giải quyết các vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực xã hội như sưu tầm, bảo tồn, quảng bá, phát huy giá trị văn hóa, văn nghệ… trong đời sống đương đại.

Ngoài ra sinh viên phải thành thục các kỹ năng: quan sát, ghi chép, thuyết trình, hoạt động nhóm, ứng dụng CNTT vào học tập và giảng dạy, sử dụng thành thạo sơ đồ tư duy...

2.3. Về thái độ:

Giúp sinh viên có thái độ trân trọng, tự hào về vốn văn hóa, VHDG của dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có VHDG.



3. Mô tả tóm tắt nội dung môn học

Môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành, là những kiến thức cơ bản về văn học dân gian Việt Nam. Môn học gồm 7 chương, cung cấp tri thức khái quát về khoa học văn học dân gian (VHDG): các khái niệm, các đặc trưng cơ bản của VHDG; mối quan hệ giữa VHDG với văn nghệ dân gian, văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa VHDG với văn học viết; hệ thống thể loại VHDG. Môn học đi sâu tìm hiểu tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam; những kiến thức hệ thống về các thể loại cụ thể của các loại hình VHDG và VHDG các dân tộc thiểu số. Tìm hiểu môn học này, người học sẽ có cơ sở lý luận khoa học và kĩ năng cơ bản để nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm dân gian theo đặc trưng và thi pháp thể loại.



4. Course outline

This course is located in a specialized body of knowledge, is the basic knowledge of folklore Vietnam. The course consists of 7 chapters provide an overview of knowledge about science folklore: the concept, the basic characteristics of folk culture; relationship between folk to folk art, folk culture, folk culture with the relationship between literary writing; folk genre system. Subject insight into historical processes folk Vietnam; knowledge systems in the specific category of folk culture and folk forms of ethnic minorities. Learn this course, students will have the scientific rationale and basic skills for research, teaching work in accordance with typical folk genre and poetics.



5. Tài liệu học tập

[1]. Đinh Gia Khánh (chủ biên) Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, (Tái bản lần thứ 4), Hà Nội.

[2]. Nguyễn Hằng Phương, Ngô Thị Thanh Quý (2014), Đại cương văn học dân gian, đề cương bài giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[3]. Ngô Thị Thanh Quý, Nguyễn Thị Minh Thu (2014), Văn học dân gian 1, đề cương bài giảng, NXB Đại học Thái Nguyên

[4]. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam (tập I), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam (tập II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Tài liệu tham khảo

[1]. Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh, Đặng Nghiêm Vạn (1969), Ph­ương pháp sưu tầm văn học dân gian ở nông thôn, Vụ văn hoá quần chúng xuất bản, H.

[2]. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian, mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[4]. Hội Folklore châu Á (2006), Giá trị và tính đa dạng của Folklore châu Á trong quá trình hội nhập, Nxb Thế giới, Hà Nội.

[5]. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hoá dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

[7]. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) (1995), Kho tàng ca dao người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) (2010), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[9]. Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[10]. Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) (2000), Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Nhiều tác giả (1989), Văn hoá dân gian - Những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[12]. Nhiều tác giả (1990), Văn hoá dân gian - Những phương pháp nghiên cứu Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[13]. Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ (2001), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Nguyễn Khắc Thuần (1998), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, (Tái bản lần thứ 4), Hà Nội.

[15]. Đỗ Bình Trị (1978). Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học dân gian Việt Nam, Nxb Trường Đại học S­ư phạm Hà Nội I.

[16]. Đỗ Bình Trị (1992), Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Hoàng Tiến Tựu (1983), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình giảng ca dao, (tái bản lần thứ 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2005), Folklor một số thuật ngữ đương đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[20]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2002 - 2006), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[21]. Viện Nghiên cứu văn hóa (2007 - 2010), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.



7. Nhiệm vụ của sinh viên

7.1. Phần lý thuyết, bài tập, thảo luận

- Dự lớp  80 % tổng số thời lượng của học phần.

- SV phải tự học là chính và tham gia tích cực vào các buổi học (SV phải chuẩn bị bài trước giờ lên lớp. SV chủ động học tập. Khuyến khích SV đưa ra những ý kiến cá nhân. Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc và hoàn thành các giờ kiểm tra viết và các bài thảo luận, bài tập trau dồi kỹ năng trong quá trình học.)

- SV cần nắm những kỹ thuật căn bản về tìm kiếm thông tin (trên mạng Internet hoặc trên báo, đài, thư viện) để hoàn tất những yêu cầu của môn học.



7.2. Phần bài tập

BT1: Hoàn thành bảng hệ thống hóa kiến thức về Tiến trình lịch sử VHDG Việt Nam theo các tiêu chí sau (STT, Tiến trình Lịch sử VHDG VN, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, Đặc điểm VHDG, Thể loại và một số tác phẩm tiêu biểu)

- Yêu cầu cần đạt: (Tự hoàn thành ngoài giờ lên lớp)

SV kẻ bảng và điền đầy đủ thông tin, kiến thức chính xác, nắm được cách chia tiến trình Lịch sử VHDG VN. SV phải chọn lựa và nêu được những hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa điển hình của từng thời kỳ lịch sử, đặc điểm điển hình của VHDG theo tiến trình phân chia. SV đưa ra các ví dụ cụ thể, sinh động, tiêu biểu.

BT2: Tổng thuật những công thức biểu hiện thời gian nghệ thuật trong ca dao.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV



BT3: Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về chèo làng Khuốc - Thái Bình?

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập theo sự hướng dẫn của GV

BT4: Mô tả một số hình thức diễn xướng tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Yêu cầu cần đạt: SV hoàn thành bài tập ngoài giờ lên lớp theo sự hướng dẫn của GV.



7.3. Bài tập lớn, tiểu luận

- Yêu cầu cần đạt: SV làm bài nghiêm túc và nộp bài đúng hạn theo định hướng của GV.



8. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Hình thức thi: vấn đáp hoặc thi viết tự luận

* Phương pháp đánh giá và trọng số điểm

Điểm học phần

Điểm học phần là trung bình cộng (theo trọng số 50% và 50%) của điểm đánh giá quá trình và điểm thi kết thúc học phần.

Công thức tính: Điểm học phần = (Điểm đánh giá quá trình + Điểm thi kết thúc học phần): 2

Điểm thành phần

- Số điểm thành phần của điểm đánh giá quá trình của học phần quy định như sau: gồm 5 điểm (1 cc, 2 tx, 2 đk)

- Điểm đánh giá quá trình là trung bình cộng (theo trọng số) của điểm đánh giá chuyên cần, điểm đánh giá thường xuyên và điểm đánh giá định kỳ.

Công thức tính: Điểm đánh giá quá trình = (Điểm CC + trung bình điểm TX + Điểm ĐK 1 + Điểm ĐK 2):4

TÊN MÔN HỌC: TIẾP CẬN VĂN HỌC DÂN GIAN THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

(Learn folk culture under specific category)

Mã học phần: AFG 922



tải về 2.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương