TRƯỜng đẠi học nông lâm thành phố HỒ chí minh khóa luận tốt nghiệp khảo sát tình hình chăn nuôi heo và SỨc sinh sản của một số nhóm giống heo náI



tải về 1.51 Mb.
trang20/21
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích1.51 Mb.
#35762
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21


(kg/con)


1 2 3 4 5 6 7 8 QT

Lứa


Biểu đồ 4.10b: Trọng lượng bình quân heo con cai sữa theo lứa đẻ
Trọng lượng bình quân heo con cai sữa cao nhất ở lứa đẻ thứ 3 (8,09kg/con) và thấp nhất ở lứa đẻ thứ 8 (7,35 kg/con).

Trọng lượng bình quân của heo con cai sữa theo khảo sát có xu hướng giảm dần từ lứa đẻ thứ 4 trở về sau.


Qua xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về trọng lượng heo con cai sữa giữa các lứa đẻ là không có ý nghĩa với P>0,05.

Theo ghi nhận của Phạm Thị Hai (2006), trọng lượng bình quân heo con cai sữa được khảo sát tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An là 7,25kg/con, thấp hơn, nhưng Cao Thị Minh Nga (2005) khảo sát tại Bến Tre là 9,59kg/con, lại cao hơn kết quả của chúng tôi điều tra (7,87kg/con).

4.2.12. Thời gian phối giống lại sau cai sữa

Thời gian phối giống lại sau cai sữa ngắn thể hiện tính mắn đẻ của nái. Thời gian phối giống lại càng ngắn sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ và dẫn đến tăng số lứa đẻ của nái trên năm.

Thời gian phối giống lại sau cai sữa trung bình chung của đàn heo nái khảo sát là 8,04 ngày.

- So sánh giữa các nhóm giống

Kết quả được trình bày qua bảng 4.24a.



Bảng 4.24a: Thời gian phối giống lại của nái sau cai sữa theo nhóm giống

NG




TSTK


YL / LY

DP/PD

N x n

Quần thể

n (nái)

101

22

20

143

(ngày)

7,65

8,73

9,25

8,04

SD (ngày)

1,16

1,98

1,48

1,48

CV (%)

15,16

22,68

16,00

18,41

(ngày)



NG

YL/LY DP/PD Nxn QT

Biểu đồ 4.11a: Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo nhóm giống

Thời gian phối giống lại sau cai sữa heo con đối với nhóm heo lai YL/LY là 7,65 ngày, ngắn hơn so với nhóm heo lai DP/PD (8,73 ngày) và nhóm heo lai Nxn (9,25 ngày).
Qua xử lý thống kê cũng cho thấy sự khác biệt về thời gian phối giống lại sau cai sữa giữa các nhóm giống là rất rất có ý nghĩa với P<0,001.
Nhóm heo lai YL/LY và DP/PD là các nhóm heo công nghiệp, có đặc tính sinh sản tương đối tốt, nên thời gian phối giống lại sau cai sữa của nái sinh sản thường sớm hơn nhóm heo lai Nxn.

- So sánh theo lứa đẻ

Kết quả được trình bày qua bảng 4.24b.


Bảng 4.24b: Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo lứa đẻ

TSTK

Lứa đẻ

Quần thể

1

2

3

4

5

6

7

8

n (nái)

4

31

20

27

28

15

7

11

143

(ngày)

8,25

8,10

7,30

7,41

8,68

7,93

8,14

9,18

8,04

SD (ngày)

2,51

2,16

1,91

2,41

1,95

2,18

2,29

1,87

2,18

CV (%)

30,42

26,67

26,16

32,52

22,47

27,49

28,13

20,37

27,11

(ngày)




1 2 3 4 5 6 7 8 QT

Lứa

Biểu đồ 4.11b: Thời gian phối giống lại sau cai sữa theo lứa đẻ

Thời gian phối giống lại sau cai sữa ở lứa đẻ 3 và 4 là ngắn nhất (7,30 ngày và 7,41 ngày), muộn nhất là ở lứa đẻ thứ tám (9,18 ngày).


Qua xử lý thống kê cũng cho thấy sự khác biệt về thời gian phối giống lại sau cai sữa giữa các lứa đẻ là rất có ý nghĩa với P<0,01.

Thời gian bình quân phối giống lại sau cai sữa của heo nái được chúng tôi điều tra trên địa bàn huyện Đức Hoà, tỉnh Long An là 8,04 ngày, thấp hơn kết quả ghi nhận của Phạm Thị Hai (2006) trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An (8,54 ngày) nhưng cao hơn báo cáo của Nguyễn Thanh Tuân (2007) tại Xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long (5,82 ngày).

Chương 5



KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1.KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tốt nghiệp với đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại hộ cá thể ở vài địa phương thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An”, chúng tôi tạm thời rút ra một số kết luận và đề nghị như sau:



(1) Về tình hình chăn nuôi heo của hộ cá thể

- Heo thịt được nuôi nhiều nhất, chiếm 65,27 % và thấp nhất là heo đực giống hậu bị chiếm 0,1%.

- Thành phần hộ cá thể nuôi heo chủ yếu là nông dân chiếm 65,38 %.

- Tỷ lệ số hộ nuôi heo trên 6 năm nhiều nhất chiếm 62 %.

- Phần lớn hộ cá thể sử dụng phương pháp phối giống trực tiếp (chiếm 55,76 %) cho đàn heo nái sinh sản.

- Chuồng trại được các hộ cá thể xây dựng tương đối tốt, đảm bảo thời gian nuôi heo được lâu dài như: 76,92% mái lợp tôn, 78,85% vách xi măng, 84,62% nền xi măng…

- Thu nhập của hộ cá thể từ chăn nuôi heo chủ yếu là thu nhập phụ (81,37 %).

- Nhóm heo lai có nhiều nhóm máu giống Yorkshrie và Landrace (YL/LY) được hộ cá thể thích nuôi nhiều nhất (57,89%).

- Các yêu cầu giải quyết liên quan đến chăn nuôi heo được các hộ cá thể quan tâm nhiều nhất là thị trường tiêu thụ (33,21%), kế đến là là yêu cầu về thú y (29,29%) và thấp nhất là yêu cầu về mặt bằng chăn nuôi (1,07%).

(2) Trên đàn heo nái khảo sát

- Heo nái lai có nhiều máu 2 giống Yorkshrie và Landrace (YL/LY) được nuôi nhiều nhất chiếm 68,71%, kế đến là heo nái lai có nhiều máu 2 giống Duroc và Pietrain (DP/PD) chiếm 18,35% và thấp nhất là heo lai ngoại x nội (Nxn) chiếm 12,94%.

- Đàn heo nái các nhóm lai đều có ngoại hình thể chất tốt nên đều đạt cấp I (82,43 điểm).

- Phần lớn các chỉ tiêu sinh sản đạt kết quả tốt nhất ở nhóm heo lai YL/LY, kế đến là nhóm heo lai Nxn và thấp nhất ở nhóm heo lai DP/PD.


5.2. ĐỀ NGHỊ

- Các ban ngành chuyên môn ở địa phương cần mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi heo, hướng dẫn và tư vấn về các giống heo cho năng suất cao, kỹ thuật và biện pháp nuôi nái sinh sản … để người dân nhận biết và tổ chức chăn nuôi có hiệu quả hơn.

- Hộ cá thể cần hạn chế hoặc không nên mua heo nuôi với nguồn gốc, lý lịch không rõ ràng, đặc biệt là heo để nái sinh sản, nhằm đảm bảo chất lượng, sức khoẻ đàn heo.

- Các nhóm giống heo YL/LY đạt các chỉ tiêu sinh sản cao, vì vậy hộ cá thể nên có kế hoạch chọn nái hậu bị thuộc nhóm heo này để kịp thời thay thế đàn heo nái khi già hoặc heo có khả năng sinh sản kém.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Chính, 2004. Giáo trình thực hành Giống đại cương. Tủ sách Đại học Nông Lâm TP HCM

2. Trần Thị Dân, 2003. Sinh Sản Heo Nái Và Sinh Lý Heo Con. NXB Nông Nghiệp.

3. Phạm Thị Hai, 2006. Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại nông hộ ở vài địa phương thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

4. Cao Thị Minh Loan, 2005. Khảo sát tình hình chăn nuôi heo và sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái được nuôi tại nông hộ ở vài xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

5. Cao Thị Minh Nga, 2005. Điều tra tình hình chăn nuôi và một số chỉ tiêu sinh sản của đàn heo nái nuôi tại nông hộ một số xã thuộc thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Luận Văn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Thu thảo, 2002. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của một số nhóm giống heo nái tại Xí nghiệp Heo giống cấp I. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Thanh Tuân, 2007. Khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản của các nhóm giống heo nái tại xí nghiệp chăn nuôi heo Phước Long. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

8. Vũ Minh Mạnh, 2006. Khảo sát sức sinh sản của một số nhóm giống heo nái lai hai máu tại trại chăn nuôi heo giống 2/9, tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp bac sĩ Thú y, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC



tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương