TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN o0o chưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học hệ chuẩn ngành: ngôn ngữ HỌC


VI Khối kiến thức thực tập và Tốt nghiệp



tải về 1.84 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3916
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

VI

Khối kiến thức thực tập và Tốt nghiệp

9













75

LIN4051

Thực tập

2

Nguyễn Văn Chính

Trịnh Cẩm Lan

Trần Thị Hồng Hạnh


PGS.TS.

PGS.TS.
TS.




Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học


Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV

76

LIN4056

Khóa luận/Thi tốt nghiệp**


7

Toàn bộ giảng viên trong khoa Ngôn ngữ học, trường ĐH KHXH&NV













Môn thi thay thế khóa luận (Bắt buộc)
















77

LIN4058

Các vấn đề lý luận ngôn ngữ học

4

Đinh Văn Đức

Vũ Đức Nghiệu


Nguyễn Hồng Cổn



GS.

TS.


GS.

TS.


PGS.TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học


Ngôn ngữ học




Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV




Môn thi thay thế khóa luận (Lựa chọn)
















78

LIN4059

Những vấn đề cơ bản của Việt ngữ học

3

Nguyễn Thiện Giáp

Trịnh Cẩm Lan


Vũ Đức Nghiệu




GS.

TS.


PGS.TS.

GS.


TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học


Ngôn ngữ học




Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV

79

LIN4060

Những vấn đề cơ bản của Ngôn ngữ học ứng dụng

3

Nguyễn Văn Chính

Đinh Kiều Châu



PGS.TS.

TS.


Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học



Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV

80

LIN4061

Những vấn đề cơ bản trong ngôn ngữ và văn hóa các DTTS ở VN

3

Trần Trí Dõi

Nguyễn Văn Hiệu



GS.

TS.


PGS.TS.

Ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học




Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV
Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV







Tổng cộng

130
















      • Các môn từ 1 - 22 không do giảng viên của khoa phụ trách

Tóm tắt nội dung môn học
1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần I)

Số tín chỉ: 2TC

Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:

Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.


2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần II)

Số tín chỉ: 3TC

Môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cung cấp cho người học:

Thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn thông qua những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó đồng thời chỉ ra những nguyên lý cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa qua việc nghiên cứu 3 học thuyết kinh tế: học thuyết về giá trị, học thuyết về giá trị thặng dư và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Các học thuyết này không chỉ làm rõ những quy luật kinh tế chủ yếu chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường, của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mà còn chỉ ra tính tất yếu của sự sụp đổ chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản, trực tiếp dẫn đến sự ra đời và những nội dung chủ yếu của học thuyết Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội.


3. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Số tín chỉ: 2TC

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

- Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh;

- Hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về một số vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; Đảng Cộng sản Việt Nam; đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hóa và xây dựng con người mới.

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.


4. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Số tín chỉ: 3TC

Môn học cung cấp cho người học:

- Hoàn cảnh lịch sử, quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - chủ thể hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam;

- Những kiến thức cơ bản và có hệ thống về đường lối cách mạng của Đảng, bao gồm hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam, thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết… của Đảng trong tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội.
5. Tin học cơ sở

Số tín chỉ: 4TC

Môn học Tin học cơ sở gồm các kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin cần thiết nhất cho sinh viên. Nội dung chủ yếu là thực hành và các kĩ năng làm việc với máy tính và sử dụng phần mềm. Cụ thể là các khái niệm cơ bản về công nghệ thông tin và máy tính điện tử, sử dụng máy tính cá nhân, sử dụng bộ phần mềm văn phòng trong công tác hàng ngày như soạn thảo văn bản, soạn thảo bài trình diễn, sử dụng bảng tính, sử dụng Internet.
6. Ngoại ngữ A1

Số tín chỉ: 5TC

Ngoại ngữ A1 là môn học đầu tiên trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày như tự giới thiệu, giới thiệu, gặp gỡ, làm quen, hỏi/chỉ đường, miêu tả.v.v. và góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và phát âm. Sau khóa học, sinh viên sẽ có khả năng nhớ được khoảng 1000 từ vựng và có thể áp dụng khoảng 700 từ vựng và một số thì đơn giản (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn giản, v.v.) vào giao tiếp.
7. Ngoại ngữ A2

Số tín chỉ: 5TC

Ngoại ngữ A2 là học phần thứ hai trong chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên các khoa của trường ĐH KHXH&NV. Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng giao tiếp cơ bản trong một số tình huống quen thuộc hàng ngày góp phần chuẩn bị một số kiến thức và năng lực ngôn ngữ cho sinh viên học tiếp ngoại ngữ chuyên ngành. Sinh viên sẽ được học ngữ pháp và từ vựng kết hợp với luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau khóa học, sinh viên sẽ có thể sử dụng được các thì hiện tại đơn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành, quá khứ tiếp diễn, tương lai vào giao tiếp. Sinh viên có thể sử dụng được các từ vựng với các chủ đề thông thường như : nghề nghiệp, cảm xúc, tiền tệ, đồ gia dụng, thức ăn đồ uống… Từng dạng bài tập của các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sẽ được rèn luyện với các mức độ khác nhau.
8. Ngoại ngữ B1

Số tín chỉ: 5TC

Ngoại ngữ B1 cung cấp thêm những kiến thức về từ vựng cũng như về ngữ pháp để sinh viên có thể giao tiếp trong một số tình huống cụ thể và chuyên sâu hơn, giúp sinh viên nắm được kiến thức về thì động từ (hiện tại hoàn thành đơn, hiện tại hoàn thành tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành…) và các loại câu như : chủ động, bị động, câu trực tiếp, câu gián tiếp, câu điều kiện loại một và hai,.. . cũng như phân tích các thành phần câu.Giáo dục thể chất


  1. Cơ sở văn hóa Việt Nam (3 TC):

Cơ sở Văn hóa Việt Nam cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về văn hóa như: văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. Môn học cũng cung cấp cho người học những kiến thức tổng quát, từ đó giúp người học có thể lý giải về các khía cạnh của văn hoá Việt Nam như: mối quan hệ giữa con người, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội Việt Nam với văn hoá; những đặc trưng chung của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hoá ở Việt Nam và những nét nổi bật của quá trình giao lưu tiếp xúc giữa văn hoá Việt Nam với văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, phương Tây.

Môn học Cơ sở văn hoá Việt Nam cũng giới thiệu cho người học những thành tố cơ bản của văn hoá Việt Nam như ngôn ngữ, tôn giáo (Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo), tín ngưỡng (tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu), lễ hội…; diễn trình của lịch sử văn hoá Việt Nam từ thời tiền sơ sử cho đến nay hay những đặc trưng của các vùng văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam. Từ đó bước đầu định hướng nhận thức về sự phát triển của nền văn hoá Việt Nam hiện đại trên cơ sở giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hóa mới.




  1. Tâm lí học đại cương (2 TC):

Tâm lí học đại cương cung cấp cho người học các khái niệm cơ bản của tâm lý học như tâm lý học hoạt động, tâm lý học giao tiếp, nhân cách…; các phương pháp nghiên cứu cơ bản của tâm lý học như quan sát, điều tra, trắc nghiệm, phỏng vấn...; quá trình hình thành và phát triển tâm lý con người; phân tích và chứng minh vai trò của các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, dự báo các xu hướng tâm lý trong xã hội hiện đại…


  1. Các phương pháp nghiên cứu khoa học (3 TC):

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khoa học, hoạt động khoa học và công nghệ, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng luận điểm khoa học, vai trò của luận điểm khoa học trong nghiên cứu khoa học, trình tự xây dựng luận điểm khoa học, giả thuyết khoa học, chứng minh luận điểm khoa học, các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học (như nghiên cứu tài liệu, phương pháp phi thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm, ph­ương pháp trắc nghiệm, hội nghị khoa học, xử lý thông tin khoa học, phân tích kết quả nghiên cứu...), trình bày luận điểm khoa học, luận văn khoa học. Hình thành kỹ năng thao tác nghiên cứu khoa học, biết xây dựng luận điểm khoa học, chứng minh luận điểm khoa học và trình bày luận điểm khoa học, viết tài liệu khoa học, thuyết trình khoa học. Hình thành đạo đức khoa học trong sinh viên.


  1. Logic học đại cương (2 TC):

Lô gích học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và có hệ thống về các hình thức tồn tại của tư duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và các quy luật lô gích hình thức cơ bản của tư duy như : Luật đồng nhất; Luật cấm mâu thuẫn; Luật bài trung; Luật lý do đầy đủ. Từ đó sinh viên hình dung được một cách cụ thể vai trò và tác động của tư duy lô gích trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Giúp người học có khả năng tìm kiếm, nhận dạng và khắc phục những lỗi lô gích của tư duy trong quá trình phản ánh, đồng thời xây dựng được phương pháp tư duy chính xác chặt chẽ, khoa học cho mình. Môn học không chỉ trang bị cho sinh viên những phương pháp tư duy đúng đắn để có thể phán ánh chân thực đối tượng ở trạng thái đứng im tương đối của đối tượng (mặt hình thức của nó) mà còn cung cấp những cơ sở và nền tảng cho một phương pháp tư duy đúng đắn nói chung, giúp người học có thể vận dụng nó trong việc lĩnh hội các khoa học khác và dùng nó trong hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là môn học đã đang và nên là môn học phổ cập và bắt buộc đối với sinh viên ở giai đoạn đại cương trong tất cả các trường đại học.


  1. Lịch sử văn minh thế giới (3 TC):

Giới thiệu sự hình thành và phát triển của văn minh nhân loại thông qua việc trình bày các nền văn minh tiêu biểu như (1) văn minh Ai Cập; (2) văn minh Lưỡng Hà ; (3) văn minh Trung Hoa ; (4) văn minh Ấn Độ ; (5) văn minh A rập; (6) văn minh Đông Nam Á; (7) văn minh Hy Lạp - La Mã; (8) văn minh Tây Âu trung đại; (9) văn minh công nghiệp; (10) văn minh thế kỷ XX...

Trong mỗi nền văn minh sẽ giới thiệu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội-văn hóa tới sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.



Trình bày khái quát những nét chủ yếu của tiến trình văn minh và những đóng góp tiêu biểu về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học –kỹ thuật, tôn giáo...



  1. Nhà nước và pháp luật đại cương (2 TC):

Nhà nước và pháp luật đại cương là môn học bắt buộc được đưa vào chương trình giảng dạy nhiều năm nay ở các cơ sở đào tạo khác nhau. Đây là môn học nghiên cứu những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất, mang tính toàn diện và hệ thống các tri thức về nhà nước và pháp luật, nghiên cứu bản chất, vai trò xã hội, quy luật phát sinh, tồn tại và phát triển của hai hiện tượng xã hội này. Ngoài ra nhà nước và pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật đại cương cũng nghiên cứu những nét cơ bản nhất về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây cũng là môn học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, các nguyên tắc và các quy luật về nhà nước và pháp luật.


  1. Xã hội học đại cương (2 TC):

Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về xã hội học, bao gốm: đối tượng, chức năng, quá trình hình thành và phát triển của xã hội học, các khái niệm, phạm trù và nguyên lý cơ bản xã hội học, các lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, một số lý thuyết và phương pháp xã hội học. Trên cơ sở của các khái niệm cơ bản, sinh viên có thể hiểu được mối quan hệ giữa các cá nhân, cộng đồng và xã hội. Các mối quan hệ xã hội thể hiện ở các cấp độ xã hội khác nhau và phản ánh những đặc trưng xã hội về các mặt hoạt động cơ bản của đời sống xã hội như: kinh tế ,chính trị văn hóa và xã hội. Xã hội như một tổng thể có cấu trúc xác định và có thể phân tích theo các tiếp cận cấu trúc, chức năng hay hành động xã hội. Sau khi học xong môn xã hội học đại cương, sinh viên có thể hiểu được một cách khái quát về vị trí vai trò của các cá nhân, các nhóm xã hội, các thiết chế, các tổ chức xã hội, các tầng lớp và các giai cấp xã hội trong một xã hội tổng thể. Trên cơ sở những tri thức đó, giáo dục cho sinh viên đạo đức nghề nghiệp xã hội học trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.


  1. Kinh tế học đại cương (2 TC):

Môn học cung cấp cho người học nghững kiến thức cơ bản nhất về kinh tế học hiện đại (kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô; mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị…) . Môn học bắt đầu bằng việc giới thiệu các vấn đề cơ bản của hoạt động kinh tế, mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội, quy luật cung cầu của kinh tế thị trường, các quy luật khách quan chi phối kinh tế. Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học hiện đại…


  1. Môi trường và phát triển (2 TC):

Môn học giới thiệu hệ thống các khái niệm về tài nguyên, môi trường và phát triển. Đặc điểm, nguyên nhân, hệ quả của các vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và các lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội.

Tiếp theo, môn học giới thiệu các công cụ luật pháp, kinh tế, khoa học công nghệ để bảo vệ môi trường; Đánh giá tác động của chiến lược và các hoạt động phát triển tới môi trường.

Môn học dành một phần ba thời lượng học tập để sinh viên nghiên cứu và thảo luận về mối quan hệ giữa các vấn đề môi trường và phát triển với lĩnh vực chuyên ngành học tập của sinh viên.


  1. Thống kê cho Khoa học xã hội (2 TC):

Môn học trang bị cho sinh viên một số kết quả cơ bản, đơn giản của Thống kê ứng dụng để xử lý đại lượng quan trọng, rất hay được dùng trong thực tế; tỷ lệ và trung bình. Đó là bài toán ước lượng tham số, kiểm định giả thiết liên quan đến tỷ lệ, trung bình; so sánh hai giá trị trung bình, so sánh hai tỷ lệ, kiểm tra

Môn học trang bị cho sinh viên một số thao tác cơ bản, đơn giản của thống kê cũng như việc phân tích, xử lý các dữ liệu có được. Vận dụng bài toán thống kê trong việc tìm các đại lượng ‘tỷ lệ’ và ‘bình quân’ . kiểm tra tính độc lập cũng như tương quan và hồi quy giữa hai biến.




  1. Thực hành văn bản tiếng Việt (2 TC):

Thực hành văn bản tiếng Việt cung cấp cho người học những tri thức về đặc điểm (hình thức, nội dung) văn bản tiếng Việt; Các loại hình văn bản tiếng Việt; Cách thức tiếp nhận và xây dựng một văn bản tiếng Việt. Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp các tri thức cơ bản về cấu trúc của một văn bản; Liên kết và mạch lạc văn bản; Kỹ năng nhận diện lỗi và một số thao tác khắc phục lỗi văn bản tiếng Việt.


  1. Hán Nôm cơ sở (3 TC):

Môn học hướng đến việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về diện mạo Hán Nôm trong dòng chảy ngôn ngữ và văn học nước nhà. Nội dung cơ bản là trang bị cho sinh viên một trình độ nhất định về chữ Hán và chữ Nôm, Giúp họ có căn bản để xử lý những văn bản Hán Nôm ở bước ban đầu.


  1. Dẫn luận ngôn ngữ học (3 TC):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa, giao tiếp, ngữ dụng…

Mặt khác, môn học cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới để có một cái nhìn (tuy còn rất đơn giản) về toàn cảnh các ngôn ngữ.

Ngoài ra, môn học cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học, miêu tả ngữ âm học và phân xuất âm vị, để chuẩn bị đi vào những môn thuộc khối kiến thức ngôn ngữ học chuyên ngành tiếp theo sau.


  1. Nghệ thuật học đại cương (3 TC):

Bước đầu hướng sinh viên các ngành khoa học xã hội nhân văn làm quen với

bộ môn Nghệ thuật học. Trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ sở của môn khoa học này. Giúp sinh viên thấy được tính nghệ thuật có mặt trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống xã hội. trang bị cho sinh viên một con mắt nghệ thuật và một lối sống vì cái đẹp, vì nghệ thuật chân chính.




  1. Lịch sử Việt Nam đại cương (3 TC):

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát và nền tảng về diện

mạo lịch sử nước nhà. Đặt việc nghiên cứu các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ biện chứng khách quan. Trang bị cho sinh viên các phương pháp đặc thù trong nghiên cứu sử học. Nhấn mạnh vào một số sự kiện lịch sử tiêu biểu qua các thời kỳ lịch sử cụ thể. Với môn học này sinh viên sẽ có được một cách nhìn nhận khách quan về lịch sử nước nhà, từ đó tự rút ra được các bài học kinh nghiệm thực tế cho bảm thân.




  1. Văn học Việt Nam đại cương (3 TC):

Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát nhất nhưng là những

nội dung cốt yếu nhất về nền văn học nước nhà trong suốt tiến trình phát triển của nó. Đặc biệt nhấn mạnh vào các phân kỳ lịch sử văn học quan trọng với những tác gia văn học tiêu biểu. Môn học cũng đặt ở vị trí quan trọng việc trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu văn học cũng như các kỹ năng phân tích và cảm thụ văn học.




  1. Nhân học đại cương (3 TC):

Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản của khoa học nhân học, thấy được

đặc trưng của ngành khoa học này, các bình diện mà nhân học quan tâm, nhân học với các khoa học liên ngành, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học nhân học, triển vọng của khoa học nhân học trong tương lai gần và xa…





  1. Phong cách học tiếng Việt (2 TC):

Môn Phong cách học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức cơ bản về phong cách học (lịch sử nghiên cứu phong cách học, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu…), cách phân chia các phong cách chức năng trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Việt nói riêng (cơ sở phân chia, các tiêu chí phân chia), hoạt động của các phong cách chức năng trong tiếng Việt ( phong cách khẩu ngữ, phong cách hành chính, phong cách báo chí, phong cách khoa học…), giá trị phong cách của các các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt nói riêng, các biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phưong pháp phân tích văn bản thuộc một phong cách chức năng nhất định. Với các kiến thức học được, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, học tập tiếng Việt và ngoại ngữ.


  1. Việt ngữ học đại cương (2 TC):

Việt ngữ học đại cương cung cấp cho sinh viên khối ngành các kiến thức cơ bản về Việt ngữ. Với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập phân tích tính điển hình, Việt ngữ có các đặc trưng riêng về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Việt ngữ học đại cương cũng đưa đến cho sinh viên bức tranh khái quát về lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, các phương pháp ngôn ngữ học nào thường được giới Việt ngữ học dùng để xử lý tiếng Việt. Thông qua môn học sinh viên nắm được các kĩ năng thao tác phân tích Việt ngữ nhằm thấy rõ cái hay cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Với các kiến thức học được, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, học tập tiếng Việt và ngoại ngữ.


  1. Mĩ học đại cương (3 TC):

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản của mỹ học như’cái

đẹp, cái bi, cái hài, cái anh hùng …” từ đó giúp sinh viên có được một cái nhìn tích cực mang tính hướng thiện trong xem xét đánh giá các tác phẩm nghệ thuật. Bên cạnh đó môn học cũng tráng bị cho sinh viên các phương pháp làm việc của mỹ học hiện đại cũng như trang bị cho siinh viên một số kiến thức cơ bản về các trào lưu mỹ học trong lịch sử từ thời cổ đại đến nay.





  1. Báo chí truyền thông đại cương (3 TC):

Báo chí truyền thông đại cương sẽ chủ yếu cung cấp cho sinh viên các hiểu biết về

lịch sử, đặc trưng của báo chí cách mạng Việt Nam; các phẩm chất của người làm báo chí cách mạng; những kỹ năng căn bản cần có của người làm báo và phê bình báo chí; đặc trưng chuyên biệt của các loại hình báo chí; những điểm khác biệt của báo chí cách mạng và báo chí tự do; mối quan hệ giữa báo chí và chính trị, giữa báo chí và giai cấp…




  1. Ngôn ngữ học đại cương (4 TC):

Môn Ngôn ngữ học Đại cương cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức cơ bản về lý luận ngôn ngữ (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, bản thể ngôn ngữ và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ…, các loại hình ngôn ngữ, phổ niệm ngôn ngữ và của tiếng Việt nói riêng (về mặt ngữ âm, hình thái học, cú pháp, ngữnghĩa, ngữ dụng) . Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phưong pháp phân tích, mô tả, cấu trúc& chức năng của các ngôn ngữ và của tiếng Việt để vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, học tập bản ngữ và ngoại ngữ.


  1. Ngôn ngữ học ứng dụng (3 TC):

Ngôn ngữ học ứng dụng cung cấp cho người học những tri thức về đặc điểm cốt lõi của ngôn ngữ học ứng dụng; Các nội dung cơ bản của NNHUD; Cách thức tiếp nhận các phương diện của NNH UD. Bên cạnh đó, môn học còn cung cấp các tri thức về phương pháp và kỹ năng trong phân tích từng phương diện của NNH ứng dụng.


  1. Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học (3 TC):

Môn Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức căn bản về các bước trong một qui trình nghiên cứu (từ lựa chọn đề tài, hình thành câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu, điểm luận các nghiên cứu đi trước, hình thành chiến lược nghiên cứu, các cách thu thập thông tin định tính và định lượng, các phương pháp xử lí và phân tích thông tin, đến khâu cuối cùng kiểm tra các kết luận và viết báo cáo khoa học. Học xong môn học này, sinh viên sẽ bước đầu biết vận dụng kiến thức môn học vào thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể.


  1. Ngôn ngữ học xã hội (3 TC):

Môn Ngôn ngữ học xã hội cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Ngôn ngữ học xã hội như bối cảnh ra đời, đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu; các khái niệm cơ bản như biến thể, biến ngôn ngữ, cảnh huống ngôn ngữ, sự lựa chọn ngôn ngữ, các nhân tố và chiều kích xã hội v.v; các nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội vĩ mô và ngôn ngữ học xã hội vi mô. Bên cạnh đó, môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội để ứng dụng vào nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam.


  1. Ngữ nghĩa học (3 TC):

Ngữ nghĩa học là một trong các bộ môn được phân chia theo truyền thống là: Ngữ âm – âm vị học, ngữ nghĩa từ vựng, ngữ pháp, tu từ học. Theo phân chia hiện đại là kết học, nghĩa học, dụng học. Phân chia sát hợp, làm rõ nghĩa tồn tại trong mọi biểu hiện ngôn ngữ là: Ngữ nghĩa từ vựng, ngữ nghĩa ngữ pháp, ngữ nghĩa ngữ dụng.

Ngữ nghĩa học có nhiều trường phái nghiên cứu, nhiều phương pháp phân tích luận giải. Để sát hợp với các nghiên cứu khác của ngôn ngữ học cần thiết gắn việc nghiên cứu nghĩa với các phương thức tồn tại và biểu hiện của chúng. Trong trường hợp đó cần phân biệt: nghĩa biẻu hiện với nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Nghĩa gắn với chức năng: chức năng biểu hiện, chức năng liên nhân, chức năng văn bản.

Ngữ nghĩa quan hệ chặt chẽ với chức năng như thế, còn biểu hiện ở các phân tầng chức năng – nghĩa trong ngôn ngữ. Đó là các tầng và kiểu nghĩa trong từ vựng (ngữ nghĩa học từ vựng) các tầng và kiểu nghĩa trong ngữ pháp (ngữ nghĩa học ngữ pháp), tầng và kiểu nghĩa trong ngữ dụng (ngữ nghĩa học ngữ dụng). Cần thiết phân tích xác lập đặc điểm ngữ nghĩa một ngôn ngữ đầy đủ trong các ngữ nghĩa nêu trên.



  1. Nhập môn ngôn ngữ học tri nhận (2 TC):

Giáo trình nhắm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng nhất của ngôn ngữ học tri nhận như sự ra đời, các xu hướng chính, các nguyên lí của ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm và ý niệm hóa, phạm trù và phạm trù hóa, ẩn dụ và hoán dụ tri nhận, phạm trù xuyên tâm, kết cấu, vấn đề hình/nền, mối quan hệ giữa ngôn ngữ-tri nhận-văn hóa. Đặc biệt, giáo trình hướng sinh viên vào những vấn đề tranh luận mà ngôn ngữ học tri nhận đặt ra đối với tiếng Việt, nhằm khêu gợi lòng yêu thích tranh luận và khám phá khoa học của sinh viên.


  1. Nhập môn ngữ pháp chức năng (2 TC):

Giáo trình nhắm trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng nhất của ngữ pháp chức năng hiện đại. Quan điểm được giáo trình lựa chọn là quan điểm được tổng kết từ những nghiên cứu của Dik, Halliday và Cao Xuân Hạo. Giáo trình hướng sinh viên áp dụng cách phân tích của ngữ pháp chức năng cho tiếng Việt nhằm thấy được những đặc điểm thực sự của một ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái.

Giáo trình lấy kết cấu vị tính (predication) làm đơn vị cơ sở để phân tích câu, lần lượt trên các bình diện: cấu trúc (Structure), nghĩa (Meaning) và công dụng (Function)

Các vấn đề của cú pháp truyền thống sẽ được định vị lại trong khung ngữ pháp chức năng. Đặc biệt, giáo trình hướng sinh viên vào những vấn đề tranh luận mà ngữ pháp chức năng đặt ra đối với tiếng Việt, nhằm khêu gợi lòng yêu thích tranh luận và khám phá khoa học của sinh viên.



  1. Ngữ âm học tiếng Việt (2 TC):

Môn học ngữ âm học tiếng Việt cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về:

- Những kiến thức cơ sở, phương pháp nghiên cứu của ngữ âm học nói chung, ngữ âm học tiếng Việt nói riêng.

- Hệ thống những kiến thức về tiêu chí nhận diện, quy luật phân bố, quy luật biến dạng cũng như thể hiện bằng chữ viết của các âm vị làm thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối trong tiếng Việt

- Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của các nhà ngữ âm học truyền thống đối với việc nghiên cứu ngữ âm học tiếng Việt nói riêng, ngữ âm học nói chung.





  1. Từ vựng học tiếng Việt (2 TC):

Xác định từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, các kiểu đơn vị từ vựng tương đương với từ ; xác định các khái niệm nghĩa và ý nghĩa, các kiểu ý nghĩa của từ, các quan hệ về nghĩa trong từ vựng ; các lớp từ vựng và chuẩn hóa từ vựng tiếng Việt


  1. Ngữ pháp học tiếng Việt (4 TC):

Môn Ngữ pháp tiếng Việt có thể chia thành 2 phần nhỏ là Từ pháp tiếng Việt và Cú pháp tiếng Việt. Đối tượng của Phần 1 là cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của từ, ngữ gồm: Tiếng- hình tiết- từ đơn có đặc trưng quan trọng làm nên đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt. Cấu tạo từ phức: (phương thức cấu tạo, quan hệ giữa các thành tố, nhận diện và phân biệt từ phức với ngữ); Từ loại: phân loại từ theo bản chất ngữ pháp thành từ loại; Ngữ chính phụ: cấu tạo của ngữ chính phụ, ngữ danh từ, ngữ vị từ, phân tích câu ra ngữ.

Đối tượng của Phần 2 là cấu tạo ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của câu, cú và ba bình diện nghiên cứu kết học, nghĩa học, dụng học của câu gồm:

- Cấu trúc câu đơn: nòng cốt câu (vị từ vị ngữ+ các diễn tố); khung câu (gồm nòng cốt câu+ các thành phần tình huống).

- Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái của câu.

- Nghĩa mục đích phát ngôn của câu (tạo ra các chỉ báo lực ngôn trung của câu).

- Cấu trúc thông báo của câu.

- Nghĩa "lập trường" của câu (những yếu tố chủ quan tính được mã hóa trong câu)

- Các chỉ tố liên kết văn bản hiện diện trong câu (thể hiện sự liên kết câu trong văn bản).




  1. Ngữ dụng học (3TC):

Môn Ngữ dụng học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức cơ bản về ngữ dụng học (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu…); cung cấp các khái niệm và vấn đề cơ bản trong nghiên cứu dụng học như: các khái niệm về quy chiếu, trực chỉ, hồi chỉ, đa thanh, các loại nghĩa hàm ẩn trong ngôn ngữ (tiền giả định, hàm ẩn hội thoại và hàm nghĩa), lý thuyết hành vi ngôn ngữ (lý thuyết của John L.Austin, lý thuyết của John R.Searle…) các nhân tố giao tiếp và quy tắc giao tiếp (vấn đề ngữ cảnh, diễn ngôn, các quy tắc về bảo tồn giá trị hữu ích, lịch sự, hợp tác hội thoại …)... Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng phưong pháp phân tích, mô tả các vấn đề dụng học trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Bên cạnh đó, môn học còn gợi mở những hướng tiếp cận mang tính dụng học trong việc nghiên cứu tiếng Việt nói riêng.


  1. Lịch sử tiếng Việt (2 TC):

1. Trình bày bức tranh địa lý - xã hôi ngôn ngữ học liên quan dến ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Nội dung này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về sự phân bố ngôn ngữ theo địa lý, dân cư và những đặc điểm về phân bố ngôn ngữ trong mối liên hệ với địa lý tự nhiên của Việt Nam.

2. Trình bày một cách đại cương về những vấn đề cơ bản của việc phân loại ngôn ngữ ở Việt Nam theo quan hệ cội nguồn.

3. Cung cấp một số khái niệm và một vài nội dung cơ bản nhất về tư liệu ngôn ngữ phục vụ cho việc phân định lịch sử tiếng Việt ở Việt Nam.

4. Cung cấp một số khái niệm, tiêu chí phân định và một vài nội dung cơ bản nhất về các giai đoạn phát triển chính của lịch sử tiếng Việt.

5. Cung cấp một số quy luật ngữ âm trong lịch sử phát triển của tiếng Việt. Những quy luật ngữ âm sẽ cung cấp cho người học những nội dung về nghiên cứu từ vựng lịch sử, ngữ pháp lịch sử trong lịch sử tiếng Việt.


  1. Phương ngữ học tiếng Việt (2 TC):

Cung cấp cho sinh viên những tri thức căn bản về phương ngữ học tiếng Việt như phân vùng phương ngữ, đặc điểm của các phương ngữ ở các phương diện khác nhau như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Đồng thời, môn học trang bị cho sinh viên các phương pháp, thao tác cụ thể để phân tích, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của phương ngữ tiếng Việt. Thông qua một số vấn đề thời sự ngôn ngữ học có liên quan đến phương ngữ, môn học gợi mở cho sinh viên những xu hướng nghiên cứu về phương ngữ học tiếng Việt hiện đại.



  1. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam (2 TC):

Bức tranh chung về các dân tộc thiểu số và tình trạng ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Để nhận biết bức tranh chung về ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số môn học sẽ trình bày những nội dung, những vấn đề được đặt ra khi tiếp cận đến ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Trình bày bức tranh địa lý - xã hôi ngôn ngữ học liên quan dến ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nội dung này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về sự phân bố ngôn ngữ theo địa lý, dân cư và đặc điểm về phân bố ngôn ngữ trong mối liên hệ với địa lý tự nhiên của Việt Nam.

Trình bày một cách đại cương về những vấn đề cơ bản của việc phân loại ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo quan hệ cội nguồn. Ở bình diện này, môn học cung cấp cho người học hiểu biết cơ sở của sự phân loại, bức tranh phân loại các ngôn ngữ có mặt ở Việt Nam xét theo cách phân loại cội nguồn mà môn học chấp nhận. Đồng thời, môn học sẽ cung cấp cho người học tình trạng phức tạp cũng như những vấn đề khác nhau liên quan dến việc phân loại cội nguồn còn phải tiếp tục xử lý.

Cung cấp một số khái niệm và một vài nội dung cơ bản nhất về ngôn ngữ học xã hội được đặt ra khi tiếp cận với vùng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời với nội dung này môn học sẽ giúp người học bước đầu nắm được phương pháp xử lý, nội dung xã hội ngôn ngữ học trong tình hình thực tế hiện nay của vùng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những kiến thức nói trên sẽ giúp cho người nghiên cứu và người quản lý xã hội xử lý những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số một cách có sáng tạo nhằm thực hiện chính sách của Nhà nuớc Việt Nam về vùng dân tộc thiểu số, một địa bàn có tác động quan trọng dến phát triển bền vững đất nước Việt Nam.




  1. Ngôn ngữ học đối chiếu (2 TC):

Ngôn ngữ học đối chiếu có phạm vi bao quát một lúc nhiều ngôn ngữ, thông thường là từng cặp ngôn ngữ của hai dân tộc tương ứng. Nhiệm vụ khám phá của nó là tìm ra sự giống nhau và khác nhau của hai phạm vi thuộc hai ngôn ngữ được đưa vào nghiên cứu. Những nghiên cứu theo loại này mang tính chất xuyên ngữ và liên/xuyên văn hóa, nghĩa là việc nghiên cứu bao giờ cũng liên đới với hai ngôn ngữ, đồng thời hai nền văn hóa. Việc tiếp cận các sự kiện ngôn ngữ bao giờ cũng liên đới với các sự kiện văn hóa của ngôn ngữ tương ứng, liên đới chứ không đồng nhất, không lẫn lộn, ngay cả trường hợp ngôn ngữ được xem như một sự kiện văn hóa.

Vốn bản thân sự tồn tại của ngôn ngữ ở dạng tĩnh (hệ thống cấu trúc) hay dạng động (hành vi ngôn ngữ trong hành chức, trong hoạt động) bao giờ cũng bị chế định bởi thuộc tính ngôn ngữ và văn hóa. Vì vậy, việc nghiên cứu phát hiện cái giống và cái khác phải từ các sự kiện ngôn ngữ mà xét rồi mới nói đến văn hóa như là hệ quả, nguyên nhân. Không nên sa đà vào hiện tượng không xác định để bình tán mà phải bám vào đặc điểm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ, loại hình xác định để thấy rõ cấu tạo cũng như hoạt động của chúng.

Việc nghiên cứu có tính xuyên ngữ, xuyên cấp độ nhưng bao giờ cũng phải bắt đầu từ cấp độ, phạm trù, bình diện, hành vi ngôn ngữ xác định để đối chiếu thì kết quả mới xác đáng và có giá trị lý luận, ứng dụng thiết thực.


  1. Loại hình học ngôn ngữ (2 TC):

Môn Loại hình học ngôn ngữ cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức cơ bản về loại hình học (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phương pháp nghiên cứu…), các loại hình ngôn ngữ (cơ sở phân loại các loại hình ngôn ngữ, đặc điểm của các loại hình ngôn ngữ), phổ niệm ngôn ngữ (khái niệm phổ niệm ngôn ngữ, các loại phổ niệm ngôn ngữ) đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ đơn lập nói chung và của tiếng Việt nói riêng (về mặt ngữ âm, cấu tạo từ, từ loại, cú pháp) . Đồng thời môn học cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng và phưong pháp phân tích, mô tả, đối chiếu đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ và của tiếng Việt để vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, học tập bản ngữ và ngoại ngữ.


  1. Nhập môn phân tích diễn ngôn (3 TC):

Cung cấp các kiến thức cơ bản về phân tích diễn ngôn, từ lịch sử vấn đề, mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và hệ các vấn đề có liên quan đến phân tích diễn ngôn. Với quan niệm phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis) không đơn thuần là phân tích hình thức văn bản đơn thuần nên ngoài việc chỉ ra các phương thức, phương tiện liên kết văn bản về mặt hình thức, môn học còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết căn bản về liên kết và mạch lạc trong nội dung văn bản, các kiểu lập luận trong diễn ngôn, các dạng diễn ngôn phổ biến và các kiểu dạng diễn ngôn mang tính đánh dấu, mối quan hệ giữa diễn ngôn với chủ ngôn, đối ngôn…


  1. Ngôn ngữ, truyền thông và tiếp thị (3 TC):

Môn Ngôn ngữ - Truyền thông - Tiếp thị cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống và có tính liên ngành về truyền thông, tiếp thị và mối quan hệ giữa ngôn ngữ với những địa hạt trên để từ đó người học có những tiếp cận sâu sắc và thực tế đối với hình thức giao tiếp cộng đồng mang tính bản sắc này. Qua đó người học cũng sẽ nắm được quy trình và những công việc cần làm đối với các sản phẩm ngôn ngữ truyền thông mang tính tiếp thị.



  1. Ngôn ngữ và thực hành báo chí (3 TC):

Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản liên quan đến ngôn ngữ và ngôn ngữ truyền thông: Sự ra đời của các truyền thông trên thế giới và Việt Nam, các khái niệm cần yếu (truyền thông, truyền thông đa phương tiện, báo in, radio, television, internet...); Các loại hình truyền thông cơ bản; Ưu thế của truyền thông nói chung và truyền thông hiện đại; Công nghệ và truyền thông; v.v.

Vai trò của ngôn ngữ trong truyền thông: Ngôn ngữ có mặt trong mội loại hình truyền thông, nhưng mỗi loại hình truyền thông đòi hỏi sự tham gia với dung lượng và mức độ khác nhau ;

- Đặc điểm chính của ngôn ngữ truyền thông;

- Cách thức thể hiện của ngôn ngữ truyền thông; v.v.





  1. Ngôn ngữ và công việc biên tập, xuất bản (3 TC):

- Cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản liên quan công tác xuất bản: xuất bản và vai trò của xuất bản phẩm trong truyền thông đại chúng ; xuất bản trên thế giới và Việt Nam ; Thực trạng xuất bản hiện nay ở Việt Nam: văn hóa đọc, số lượng xuất bản phẩm, nhu cầu và thực tiễn cung cấp; Ấn bản giấy và ấn bản điện tử; v.v.

- Vai trò của người biên tập trong quy trình xuất bản: biên tập nội dung, biên tập kĩ thuật, biên tập mĩ thuật... trong đó, trong biên tập nội dung, điều quan trọng nhất là biên tập ngôn ngữ;

- Những nội dung cơ bản của biên tập nội dung;

- Các tiêu chí đánh giá biên tập ngôn ngữ; v.v.




  1. Việt ngữ học với việc dạy tiếng Việt trong nhà trường (3 TC):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những cơ sở ngôn ngữ học, giáo dục học và tâm lí học trong việc dạy tiếng; phân biệt dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất với dạy tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai và ngoại ngữ. Đồng thời, môn học này cho biết thực trạng dạy và học tiếng Việt hiện nay, cũng như phương hướng dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ mẹ đẻ.


  1. Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ (3 TC):

Môn học giúp sinh viên phân biệt với môn học có tên gọi gần gũi là môn Tiếng Việt thực hành cho người Việt, giúp sinh viên nhận thức rõ mục tiêu, đối tượng, cách thức tiến hành giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Môn học cung cấp thông tin về một số phương pháp giảng dạy ngoại ngữ nói chung trên thế giới, có thể vận dụng vào giảng dạy tiếng Việt. Cụ thể, môn học giúp sinh viên làm quen với giáo trình, lựa chọn giáo trình phù hợp với người học, bước đầu biết cách truyền đạt nội dung giáo trình và cách thức luyện cho học viên nước ngoài. Ngoài ra môn học cũng giúp sinh viên bước đầu làm quen với việc tự thiết kế bài giảng, biết lựa chọn tài liệu dạy ngoài giáo trình. Môn học còn giúp sinh viên nhận diện lỗi và biết cách soạn bài sửa lỗi hệ thống cho học viên và bước đầu có thể thiết kế chương trình theo nhu cầu của người học.


  1. Từ điển học và việc biên soạn từ điển tiếng Việt (3 TC):

Môn này trình bày những nội dung căn bản sau đây:

- Lược sử từ điển học và từ điển học Việt Nam.

- Những khái niệm căn bản thuộc lĩnh vực lý luận về từ điển và từ điển học.

- Vận dụng những tri thức về từ vựng học, ngữ nghĩa học để thực hiện một số kỹ năng thực hành xây dựng từ điển tường giải như:

+ Thiết lập cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô của từ điển

+ Cách thu thập và xử lý ngữ liệu

+ Cách phân tích nghĩa, tách nghĩa

+ Cách nêu định nghĩa và miêu tả nghĩa

+ Phương pháp chú giải, minh hoạ trình bày...

- Rèn luyện kỹ năng thực hành các phương pháp và thao tác thực tế trong biên soạn từ điển tường giải.




  1. Việt ngữ học với việc nghiên cứu và giảng dạy văn học (2 TC):

Môn Ngôn ngữ học với việc nghiên cứu và giảng dạy văn học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các phương pháp nghiên cứu liên ngành phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy văn học ( phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích cấu trúc văn bản, phương pháp phân tích hội thoại…), các thao tác phân tích văn bản nghệ thuât, thao tác phân tích ý nghĩa hình tượng của các đơn vị ngôn ngữ trong một tác phẩm cụ thể. Đồng thời môn học còn trang bị cho sinh viên các tri thức cần thiết để có thể phân kỳ các giai đoạn phát triển của văn học dựa trên mặt biểu hiện của ngôn ngữ. Với các kiến thức học được, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy văn học cho người bản ngữ và người nước ngoài học tiếng Việt.


  1. Phân tích câu tiếng Việt theo cấu trúc Đề - Thuyết (2 TC):

Giới thiệu quan điểm chính của ngữ pháp chức năng Âu- Mĩ hiện đại và cách phân tích câu theo ba bình diện kết học, nghĩa học, dụng học trong thế tam phân.

Ứng dụng quan điểm của ngữ pháp chức năng vào tiếng Việt để phân tích câu ở bình diện cấu trúc: đó là cấu trúc đề – thuyết với cách hiểu nó là cấu trúc ngữ pháp ngữ nghĩa (cấu trúc lô gíc ngôn từ). Môn học giới thiệu cách dùng bộ tiêu chí gồm 5 tiêu chí về hình thức và ngữ nghĩa và thực hiện 4 bước phân tích để phân tích và hiểu được quy tắc tạo câu tiếng Việt.




  1. Phương pháp điền dã ngôn ngữ học (2 TC):

Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, môn học sẽ trình bày những nội dung sau đây:

1. Những nội dung chuẩn bị trước cho một đợt nghiên cứu điền dã.

2. Những tình huống xảy ra cần xử lý trong quá trình tổ chức nghiên cứu tại địa bàn.

3. Xử lý tư liệu ngay sau khi nghiên cứu điền dã tại địa bàn.




  1. Ngôn ngữ học nhân chủng (2 TC):

Trình bày một cách đại cương nhất về ngôn ngữ học nhân học. Theo đó, người học phải nhận biết đối tượng, mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu ngôn ngữ học nhân học. Toàn bộ nội dung này có nghĩa là phải hiểu được “ý nghĩa” của ngôn ngữ học nhân học là “khảo sát ngôn ngữ trong nền văn hoá dân tộc - nơi mà ngôn ngữ đó tồn tại”.

Cung cấp để sinh viên hiểu rõ một vài vấn đề vấn đề cơ bản nhất hiện nay của việc nghiên cứu ngôn ngữ học nhân học. Chẳng hạn, người ta nhìn nhận ngữ âm của ngôn ngữ từ ngôn ngữ học nhân học như thế nào; người ta nhìn nhận sự tương tác giữa ngôn ngữ và văn hoá hay sự tri nhận mầu sắc trong ngôn ngữ, ngôn ngữ và giới tính, ngôn ngữ và cấm kỵ, ngôn ngữ và phong tục như thế nào. Nói cách khác đây chính là một số nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học nhân học.




  1. Giáo dục ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (3 TC):

Cung cấp cho sinh viên những nội dung về chính sách ngôn ngữ văn hoá của Nhà nước đối với vùng dân tộc thiểu số nước ta.

Cung cấp cho sinh viên nắm được những yếu tố cấu thành chính sách và mối liên hệ giữa chúng.

Trên cơ sở phân tích tình hình hiện nay, trang bị cho sinh viên những thông tin đầy đủ và trung thực về tình trạng thực hiện chính sách ngôn ngữ văn hoá của Nhà nước ở Việt Nam.

Môn học sẽ giúp cho sinh viên thấy được vai trò quan trọng của việc thực hiện chính sách ngôn ngữ văn hoá của Nhà nước ở Việt Nam.




  1. Ngôn ngữ và văn hóa các DTTS ở Việt Nam và Đông Nam Á (3 TC):

Bức tranh chung về các dân tộc thiểu số và tình trạng ngôn ngữ văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Để nhận biết bức tranh chung về ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số môn học sẽ trình bày những nội dung, những vấn đề được đặt ra khi tiếp cận đến ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Trình bày bức tranh địa lý - xã hôi ngôn ngữ học liên quan dến ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Nội dung này sẽ cung cấp cho người học những kiến thức về sự phân bố ngôn ngữ theo địa lý, dân cư và đặc điểm về phân bố ngôn ngữ trong mối liên hệ với địa lý tự nhiên của Việt Nam.

Trình bày một cách đại cương về những vấn đề cơ bản của việc phân loại ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam theo quan hệ cội nguồn. Ở bình diện này, môn học cung cấp cho người học hiểu biết cơ sở của sự phân loại, bức tranh phân loại các ngôn ngữ có mặt ở Việt Nam xét theo cách phân loại cội nguồn mà môn học chấp nhận. Đồng thời, môn học sẽ cung cấp cho người học tình trạng phức tạp cũng như những vấn đề khác nhau liên quan dến việc phân loại cội nguồn còn phải tiếp tục xử lý.

Cung cấp một số khái niệm và một vài nội dung cơ bản nhất về ngôn ngữ học xã hội được đặt ra khi tiếp cận với vùng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời với nội dung này môn học sẽ giúp người học bước đầu nắm được phương pháp xử lý, nội dung xã hội ngôn ngữ học trong tình hình thực tế hiện nay của vùng ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những kiến thức nói trên sẽ giúp cho người nghiên cứu và người quản lý xã hội xử lý những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá các dân tộc thiểu số một cách có sáng tạo nhằm thực hiện chính sách của Nhà nuớc Việt Nam về vùng dân tộc thiểu số, một địa bàn có tác động quan trọng dến phát triển bền vững đất nước Việt Nam.




  1. Tiếng Việt và phong tục Việt Nam 92 TC):

- Nhận biết mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá của Việt Nam thông qua các từ ngữ chuyên dụng.

- Tìm hiểu và nắm bắt những từ ngữ chuyên dụng trong phong tục thờ cúng tổ tiên của Việt Nam.

- Tìm hiểu và nắm bắt những từ ngữ chuyên dụng trong phong tục thờ cúng các thánh Tứ Bất Tử của Việt Nam.


  1. Tiếng Việt ngành du lịch (2 TC):

Kiến thức lý thuyết: nắm được một cách cơ bản về ngành du lịch, vai trò, nhiệm vụ của hướng dẫn viên du lịch. Cung cấp cho sinh viên một phông kiến thức chung về ngành khoa học này cũng như là những phẩm chất, năng lực, đạo đức của người làm du lịch. Cách tổ chức các đoàn du lịch, cách xử lý các tình huống trong khi hướng dẫn khách du lịch. Tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của một đất nước. Vai trò của du lịch trong việc quảng bá đất nước. Bộ máy tổ chức của ngành du lịch Việt Nam như thế nào, một số tổ chức quốc tế liên quan đến du lịch.

Kiến thức thực hành: Đồng thời với việc cung cấp những kiến thức lý thuyết về ngành du lịch, môn Tiếng Việt Du lịch còn trang bị cho sinh viên một lượng từ cần thiết cho bất cứ sinh viên nước ngoài học tiếng Việt nào. Những từ ngữ thông thường về du lịch cũng như là những thuật ngữ chuyên ngành mà sinh viên cần phải biết. Ngoài ra môn Tiếng Việt du lịch còn cung cấp cho sinh viên những bài đọc được giới thiệu theo chủ đề của mỗi bài, cung cấp cho sinh viên những ví dụ linh hoạt về môi trường du lịch thực tế ở một số vùng trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới.




  1. Tiếng Việt ngành kinh tế, thương mại (2 TC):

Thông qua các bài viết cụ thể về kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, môn Tiếng Việt kinh tế sẽ giúp cho sinh viên nước ngoài hiểu được các khái niệm kinh tế cơ bản trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau (sản xuất, phân phối, tiêu thụ, xuất nhập khẩu, thị trường tiêu dùng, thị trường tài chính ngân hàng, thị trường bất động sản, thị trường điện tử…). Đồng thời có những hiểu biết đại cương về kinh tế Việt Nam và có kỹ năng phân tích một vấn đề kinh tế.

Phần thực hành của môn học sẽ trang bị cho sinh viên kỹ năng viết về một vấn đề kinh tế bằng tiếng Việt (soạn thảo hợp đồng, soạn thảo thư giao dịch…), sử dụng thành thạo các thuật ngữ kinh tế và và có kĩ năng trình bày trước đông người (ví dụ: giới thiệu sản phẩm, quảng cáo công ty…)

Ứng dụng thực tiễn: giúp cho các công việc biên/phiên dịch, viết bài và trình bày của sinh viên nước ngoài khi tham gia vào công việc của các công ty có liên quan tới tiếng Việt.


  1. Tiếng Việt và dịch thuật (2 TC):

Môn học củng cố theo cách hệ thống hóa và nâng cao các kiến thức cơ bản về tiếng Việt. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng vận dụng vào trong đối dịch (dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài).

Môn học cũng cung cấp cho sinh viên cách dịch một số những mô hình câu cũng như các thuật ngữ thường gặp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Thông qua đó giúp cho sinh viên làm quen với cách dịch và hình thành bước đầu một số thủ pháp cũng như kĩ năng dịch.




  1. Tiếng Việt qua báo chí (2 TC):

Môn Đọc báo Tiếng Việt ứng dụng cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về đọc và tóm tắt thông tin báo chí Việt. Đồng thời, môn học cũng cho sinh viên thực hành các kỹ năng đó trong thực tế báo tiếng Việt.


  1. Tiếng Việt trong tục ngữ, ca dao (2 TC):

Môn học này cung cấp cho sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học các kiến thức cơ bản về tục ngữ, ca dao Việt Nam (đối tượng, nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu, các tiêu chí xác lập và phân loại, phương pháp, thủ pháp phân tích, tiếp cận vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học dân gian). Môn học này cũng trang bị cho sinh viên những kĩ năng và phương pháp phân tích các hướng tiếp cận khác nhau về tục ngữ, ca dao (theo hướng thi pháp học, phân tích diễn ngôn, tri nhận ngôn ngữ học, ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học nhân học…); phân tích các thủ pháp ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao; phân tích mối quan hệ giữa từ địa phương và ngôn ngữ toàn dân qua tục ngữ, ca dao; phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ trong tục ngữ, ca dao.


  1. Tiếng Việt và lễ hội ở Việt Nam (2 TC):

1. Trình bày mục đích và ý nghĩa của môn học. Giới thiệu những nét khái quát nhất về lễ hội Việt Nam.

2. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về một số lễ hội quan trọng và tiêu biểu trong hệ thống lễ hội ở Việt Nam. Sinh viên được cung cấp các đặc điểm chung nhất về các lễ hội ở Việt Nam, thời gian đặc trưng và không gian đặc trưng của các lễ hội cũng như ý nghĩa của các lễ hội.





  1. Tiếng Việt trong công nghệ thông tin (2 TC):

Với các bài viết, bài đọc về ngành công nghệ thông tin bằng tiếng Việt; môn học sẽ giúp cho người học có một vốn từ tiếng Việt cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, đồng thời người học cũng có một cái nhìn khái quát về công nghệ thông tin ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới.

Những phần thực hành của môn học sẽ giúp cho người học sử dụng thành thạo các thuật ngữ về công nghệ thông tin trong tiếng Việt trong các tình huống khác nhau. Đồng thời thông qua những phần thực hành, môn học sẽ trang bị cho người học những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin bằng tiếng Việt để trong tương lai phục vụ cho công việc của mình như dịch thuật, kinh doanh, buôn bán...




  1. Tiếng Việt với lịch sử và văn hóa Việt Nam (2 TC):

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về:

- Từ nguyên học.

- Cách tiếp cận lịch sử, văn hóa dân tộc theo con đường của từ nguyên học.

- Cách tiếp cận lịch sử, văn hóa dân tộc theo con đường của nhân học ngôn ngữ.

- Những cứ liệu chứng minh ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với lịch sử, văn hóa dân tộc.

- Về mối quan hệ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ cùng họ.

- Ngôn ngữ học tri nhận.

- Vài nét về cách thức tri nhận thế giới của người Việt thông qua tư liệu tiếng Việt

- Cách thức định danh của người Việt.


  1. Tiếng Việt và văn học Việt Nam (2 TC):

Môn Tiếng Việt và văn học Việt Nam cung cấp cho sinh viên: hệ thống vốn từ vựng và ngữ pháp thường được sử dụng trong văn học dân gian và văn học viết tiếng Việt (các đơn vị từ ngữ, các kiểu cấu trúc ngữ pháp thường được sử dụng trong thơ ca, trong văn xuôi), các kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, thao tác đọc-hiểu một tác phẩm văn học cụ thể cũng như việc tóm tắt nội dung chính của tác phẩm. Đồng thời môn học còn trang bị cho sinh viên các tri thức cần thiết để có thể phân kỳ các giai đoạn phát triển của văn học dựa trên mặt biểu hiện của ngôn ngữ cũng như các đặc trưng sáng tác văn học. Với các kiến thức học được, sinh viên có thể vận dụng vào thực tiễn dịch thuật, nghiên cứu, giảng dạy văn học cho người bản ngữ và người nước ngoài học tiếng Việt.


  1. Tiếng Việt trên các phương tiện nghe nhìn (2 TC):

Thông qua các bài nghe, các video clip về nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội; môn học sẽ giúp cho người học có một vốn từ tiếng Việt cơ bản thường được sử dụng trên các phương tiện nghe nhìn nói chung, đồng thời người học cũng được cung cấp những kiến thức về lịch sử, văn hoá, du lịch, tin tức, … ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới.

Những phần thực hành của môn học sẽ giúp cho người học sử dụng thành thạo các thuật ngữ trên các phương tiện nghe nhìn trong tiếng Việt trong các tình huống khác nhau. Đồng thời thông qua những phần thực hành, môn học sẽ trang bị cho người học những tri thức cơ bản về cách thức trình bày, cấu trúc bài viết trên các phương tiện nghe nhìn bằng tiếng Việt để trong tương lai phục vụ cho công việc của mình như dịch thuật, làm báo, ...




  1. Tiếng Việt trong tôn giáo (2 TC):

Để thực hiện những mục tiêu đặt ra, môn học sẽ trình bày những nội dung chính sau đây:

- Trình bày mục đích và ý nghĩa của môn học. Giới thiệu những nét khái quát nhất về tôn giáo nói chung và các tôn giáo chính ở Việt Nam.

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về ba tôn giáo chính có lịch sử lâu đời ở Việt Nam là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Bên cạnh các tôn giáo kể trên, sinh viên sẽ được biết thêm về một số tôn giáo khác mới du nhập vào Việt Nam một vài thể kỷ trở lại đây. Các kiến thức căn bản về các tôn giáo này bao gồm: lịch sử và quá trình hình thành, nội dung và một số hoạt động phổ biến ở Việt Nam.


  1. Tiếng Việt trong pháp luật 92 TC):

Thông qua các bài viết cụ thể về pháp luật nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, môn Tiếng Việt trong pháp luật sẽ giúp sinh viên nước ngoài hiểu được các khái niệm pháp luật cơ bản (hiến pháp, pháp luật, luật dân sự, quyền sở hữu, luật kinh tế, luật lao động, luật đất đai…). Đồng thời có những hiểu biết đại cương về pháp luật Việt Nam, hiểu chính xác các khái niệm pháp luật và có kĩ năng phân tích một vấn đề pháp luật.

Phần thực hành của môn học sẽ trang bị cho sinh viên kĩ năng viết về một vấn đề pháp luật bằng tiếng Việt, hiểu chính xác và sử dụng thành thạo các thuật ngữ pháp luật và kĩ năng thảo luận nhóm cũng như thuyết trình trước đám đông.

Ứng dụng thực tiễn: giúp cho các công việc biên/ phiên dịch, viết bài và trình bày của sinh viên nước ngoài khi tham gia vào công việc của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới tiếng Việt.


  1. Thực tập (2TC)

76. Khoá luận/ Thi tốt nghiệp (7TC)

77. Các vấn đề lý luận ngôn ngữ học (4 TC):

Môn học sẽ giúp sinh viên hệ thống hóa lại toàn bộ lý luận ngôn ngữ học thông qua việc giới thiệu các trường phái ngôn ngữ học trên thế giới và trong khu vực. Môn học sẽ chú trọng vào việc giới thiệu sâu một số khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại như: Khuynh hướng hậu cấu trúc luận, cách tiếp cân theo đường hướng chức năng, cách tiếp cận theo hướng tri nhận. Qua môn học người học sẽ thấy rõ các bước tiến cụ thể của lý luận ngôn ngữ học thông qua các biểu hiện cụ thể ở từng trào lưu, từng trường phái ngôn ngữ học. Các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ học cũng sẽ được giới thiệu như là một trong những nội dung chính của môn học này. Sinh viên sẽ được thực hành vận dụng lý luận ngôn ngữ học vào xử lý một số biểu hiện ngôn ngữ cụ thể trong giao tiếp hàng ngày dưới dạng các bài tập thực hành tại lớp hoặc các bài tập nhóm.


78. Những vấn đề cơ bản của Việt ngữ học (3 TC):

Môn “Những vấn đề cơ bản của Việt ngữ học” sẽ giúp sinh viên kiểm đếm lại những nội dung cơ bản của Việt ngữ học . Đó có thể là các vấn đề mang tính truyền thống hoặc là các vấn đề mới được quan tâm xem xét gần đây. Với môn học này, sinh viên sẽ tiếp cận sâu hơn với các vấn đề đã được đặt ra trước đây nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để chẳng hạn như: Hình vị trong tiếng Việt, mối quan hệ giữa hình vị và âm tiết trong tiếng Việt, các kiểu dạng và chức năng của các đoản ngữ, mô hình câu cơ bản của tiếng Việt là gì, tiến trình phát triển của tiếng Việt ra sao… Ngoài các vấn đề truyền thống và gắn với chúng là các cách tiếp cận truyền thông, môn học sẽ giúp sinh viên tiếp cận các vấn đề của Việt ngữ dưới ánh sáng của các lý thuyết ngôn ngữ học mới như cách làm mang tính chức năng luận, tri nhận luận…


79. Những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ học ứng dụng (3 TC):

Với tư cách là một phân môn mới của ngôn ngữ học, sự ra đời của ngôn ngữ học ứng dụng không mang tính phủ nhận mà thực chất là kế thừa và nâng cao một bước thành quả của các nghiên cứu lý thuyết. Theo đó, ba lĩnh vực quan yếu mà ngôn ngữ học ứng dụng hướng vào là “Ký hiệu học ngôn ngữ; Giáo dục ngôn ngữ; Ngôn ngữ truyền thông và tiếp thị” sẽ được giới thiệu trong môn học này. Môn học cũng sẽ giúp sinh viên làm quen với cách tiếp cận, phát hiện và xử lý các vấn đề ngôn ngữ học nói chung, Việt ngữ học nói riêng theo cách làm của ngôn ngữ học ứng dụng. Với phương châm coi ngôn ngữ là một sản phẩm mang tính xã hội, ngôn ngữ học ứng dụng sẽ mang đến cho sinh viên một cách nhìn mới hơn về ngôn ngữ, ngôn ngữ là một đối tượng có thể khai thác để phục vụ một cách hiệu quả cho đời sống nhân sinh.


80. Những vấn đề cơ bản trong ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam (3 TC):

Là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ nên ở Việt Nam các vấn đề ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số anh em được quan tâm nhiều cả về số lượng và chất lượng. Môn học sẽ khoanh vùng và giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cốt lõi nhất như: Bức tranh ngôn ngữ, văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Vị thế của các ngôn ngữ dân tộc trong môi trường giao tiếp đa ngữ; Tiếng mẹ đẻ và tiếng toàn dân; Giáo dụng ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ; Tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ, Cách thức điều tra và phương pháp xử lý tư liệu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở VN; Chính sách ngôn ngữ đối với các ngôn ngữ dân tộc anh em… Môn học sẽ giúp sinh viên hình thành được một thái độ khách quan, bình đẳng trong ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc trên địa bàn Việt Nam.




tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương