ĐỀ CƯƠng môn họC



tải về 122.29 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích122.29 Kb.
#20260


ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

MSMH

Tên môn học

Số tín chỉ

DC115DV01

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC

3

STUDY SKILLS IN HIGHER EDUCATION

Sử dụng kể từ học kỳ 12.2A năm học 2012-13 theo quyết định số 760/QĐ-BGH ngày 02/7/12

  1. Quy cách môn học:

Số tiết

Số tiết phòng học

Tổng số tiết

Lý thuyết

Bài tập

Thực hành

Đi thực tế

Tự học

Phòng lý thuyết

Phòng thực hành

Đi thực tế

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

45

31

4

10

0

90

42

3

0

(1) = (2) + (3) + (4) + (5) = (7) + (8) + (9)

  1. Liên hệ với môn học khác và điều kiện học môn học:

    Liên hệ

    Mã số môn học

    Tên môn học

    Môn tiên quyết: Không có

    Môn song hành: Không có

    Điều kiện khác: Không có




  1. Tóm tắt nội dung môn học:

Môn học này cung cấp cho sinh viên những tri thức khái quát về các lý thuyết học tập, hiểu được bản chất của việc học, sở đắc năng lực học tập bậc cao phù hợp với bậc Đại học và Cao đẳng. Sinh viên sẽ được học về những kỹ năng cần thiết để có thể tự chủ trong học tập như phương pháp tra tìm thông tin, nghe giảng và ghi chép trong lớp, kỹ năng đọc, thảo luận và thuyết trình trong lớp, kỹ năng làm việc theo nhóm, viết báo cáo. Ngoài ra, môn học này còn cung cấp những kiến thức có ích khác cho cuộc sống sinh viên như lập kế hoạch cho sự tiến bộ của bản thân nhằm giúp sinh viên thich nghi tốt nhất với môi trường học tập ở bậc Đại học và Cao đẳng.

  1. Mục tiêu của môn học:

Stt

Mục tiêu của môn học

1

Cung cấp những phương pháp và kỹ năng học tập cần thiết ở trường đại học và cao đẳng.

2

Phân tích tầm quan trọng của việc học tập có phương pháp để đạt
được kết quả học tập như mong muốn.

3

Trang bị cho sinh viên khả năng tự học và học tập suốt đời (Life long learning).




  1. Kết quả đạt được sau khi học môn học:

Stt

Kết quả đạt được

1

Hiểu được bản chất của việc học; đặc điểm của một số phương pháp dạy học phổ biến ở Đại học.

2

Hiểu và thực hành được các năng lực học tập bậc cao.

3

Nắm được nội dung sách khi đọc bao quát, có thể thực hiện nhiều cách ghi chép nội dung sách khi đọc sách.

4

Biết cách tìm và sử dụng nguồn thông tin trong các thư viện.

5

Thực hành được những cách ghi chép bài giảng trên lớp hiệu quả và phản hồi những kiến thức bài giảng trong khi nghe giảng.

6

Tham gia, điều hành được các hoạt động học nhóm, thảo luận nhóm

7

Lập được những mục tiêu học tập và mục tiêu phát triển cá nhân cho bản thân

8

Thực hiện được các kỹ thuật trình bày nội dung một bài báo cáo và ý kiến cá nhân trước công chúng.




  1. Phương thức tiến hành môn học:




Loại hình phòng

Số tiết

1

Phòng lý thuyết

42

2

Phòng thực hành (Phòng máy)

3




Tổng cộng

45




  1. Các cách tổ chức lớp học:

    • Giảng trên lớp (Lecture)

    • Giờ bài tập (Tutorial)

    • Bài tập về nhà (Homework)

  1. Môn học này được tiến hành bằng cách giảng trên lớp (lecture) và sinh viên chia thành nhóm nhỏ từ 5- 7 thành viên để làm bài tập. Số giờ giảng là 28 tiết (75% thời lượng của môn học) diễn ra trong 14 tuần, mỗi tuần 3 tiết. Số tiết dành cho bài tập là 4 tiết và số tiết dành cho thực hành là 10 tiết. Đặc biệt, sinh viên sẽ có 3 tiết thực hành trên máy tính tại phòng máy vào tuần 11 khi trao đổi về chủ đề “Google có phải là công cụ tìm kiếm thông tin duy nhất?”

  2. Sĩ số tối đa trên lớp là 41 sinh viên, sĩ số mỗi nhóm bài tập tối đa là 7 sinh viên. Phòng học trang bị bàn ghế rời, màn chiếu, projector, bút long, loa, micro

  3. Bài giảng được giảng bằng tiếng Việt, có chú thích tiếng Anh cho các thuật ngữ. Sinh viên đọc tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh.

  4. Các yêu cầu đối với sinh viên khi tham gia môn học:

    • Sinh viên đọc tài liệu tham khảo đề cập trong đề cương trước khi tham gia buổi học.

    • Trong giờ giảng, sinh viên tích cực nghe giảng, nghiêm túc tham gia các bài tập và thực hành nhóm, đưa ra nhưng ý kiến phản biện với những giảng viên và sinh viên khác với sự tôn trọng và học hỏi.

    • Sau buổi giảng, sinh viên hoàn thành các bài tập về nhà, các nhiệm vụ cá nhân hay nhóm và chuẩn bị cho giờ học sau.

    • Sinh viên nên mạnh dạn và thẳng thắn chia sẻ những quan điểm cá nhân hay những vấn đề liên quan đến môn học bằng cách trao đổi trực tiếp với giảng viên hay qua email cá nhân của giảng viên được cung cấp trong đề cương này.

    • Sinh viên chuẩn bị giấy A4, viết chì, viết bi và bút dạ quang trong từng giờ giảng.




  1. Tài liệu học tập:

  1. Tài liệu bắt buộc:

1. Tom Burns & Sandra Sinfield (2012), Essential study skills- The complete guide to success at University (Third edition), Sage Publications Ltd, London.

  1. Tài liệu không bắt buộc (tham khảo):

2. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục Đại học: Phương pháp dạy và học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

3. Tô Diệu Bân (2010), Bạn học vì ai? (Vũ Như Lê dịch), Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Nguyễn Hiến Lê (2002), Tự học, môt nhu cầu thời đại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Edward de Bono (2008), Sáu chiếc nón tư duy (Nguyễn Hữu Dũng dịch), Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM.

6. Jean-Luc Deladriere, Frederic Le Bihan, Pierre Mongin, Denis Rebaud (2009), Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy (Trần Chánh Nguyên dịch), Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM, TP.HCM.

7. Carmine Gallo (2011), Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs (TS Nguyễn Thọ Nhân dịch), Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM, TP.HCM.

8. Mortimer J.Adler & Charles Van Doren (2010), Phương pháp đọc sách (Nguyễn Thành Tống dịch), Nhà xuất bản văn hoá thông tin, Hà Nội.

9. Bussiness Edge (2006), Thuật lãnh đạo nhóm dẫn dắt đến thành công, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM.

10. Wong,L, 6th (2009), Essiential Study Skills, Houghton Miffin Company, New York.

11. Pritchard,A (2008), Studing and learning at University- Vital skills for success in your degree, SAGE Publication, California.




  1. Phần mềm sử dụng: Imindmap

  1. Đánh giá kết quả học tập môn học:

1. Thuyết minh về cách đánh giá kết quả học tập

Sinh viên học môn phương pháp học đại học sẽ được đánh giá trên các loại hình sau:



  1. Sự chuyên cần và tích cực trên lớp: GV sẽ điểm danh vào mỗi buổi học và đánh giá điểm chuyên cần vào cuối khóa với trọng số 10%. Bên cạnh đó, Sinh viên sẽ được đánh giá thông qua sự tích cực thông qua việc tham gia các hoạt động thảo luận, làm bài tập trong lớp, đóng góp ý kiến và thái độ hợp tác với giảng viên và sinh viên khác với trọng số 10%.

  2. Các bài tập tại lớp: GV sẽ đánh giá thông qua một số loại hình bài tập trên lớp như:

- Thảo luận nhóm về một vấn đề.

- Viết tổng quan tài liệu một vấn đề (Literature review)

- Sử dụng Mindmap và các công cụ tư duy để thực hiện một nhiệm vụ

3) Các bài tập về nhà: Sinh viên sẽ phải làm các bài tập về nhà cá nhân hay theo nhóm như:

- Viết luận về một chủ đề.

- Viết về Tổng quan tài liệu một vấn đề (Literature review)

- Làm tóm tắt một chương của một cuốn sách do GV đề nghị.



. 3) Báo cáo cuối kỳ: SV sẽ được GV giao một đề tài và chuẩn bị 2 bài báo cáo nói và viết. Cụ thể, bài báo cáo viết (Cuốn báo cáo) chiếm trọng số 30% và bài báo cáo nói (thuyết trình) chiếm trọng số 70%

- Viết về một chủ đề nào đó

- Viết về Tổng quan tài liệu một vấn đề nào đó (Literature review)

- Làm tóm tắt một chương của một cuốn sách do GV đề nghị.

- Thuyết trình trước lớp về một đề tài đã chuẩn bị

2. Tóm tắt cách đánh giá kết quả học tập

Thành phần

Thời lượng


Tóm tắt biện pháp đánh giá


Trọng số

Thời điểm

Sự tích cực

tham gia hoạt

động trong lớp





_ Thái độ học tập nghiêm túc
_ Tích cực tham gia thảo luận trong lớp

20%

Trong suốt khóa học

Các bài tập

trong lớp






SV làm theo nhóm hay cá nhân, theo sự hướng dẫn của giảng viên

20%




Bài tâp về

Nhà





Sinh viên làm theo nhóm hay cá nhân.

20%




Báo cáo cuối

kỳ





Báo cáo cuối kỳ theo yêu cầu cụ thể sẽ được thông báo sau trong lớp

40%

Nộp vào buổi học cuối

* Ghi chú: Sinh viên sẽ không được công nhận lấy chứng chỉ môn này nếu vắng quá 30% tổng số tiết.

3. Tính chính trực trong học thuật (academic integrity)

Chính trực là một giá trị cốt lõi và mang tính quyết định cho chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vì vậy, đảm bảo sự chính trực trong giảng dạy, học tập, và nghiên cứu luôn được chú trọng tại Đại học Hoa Sen. Cụ thể, sinh viên cần thực hiện những điều sau:



    1. Làm việc độc lập đối với những bài tập cá nhân: Những bài tập hoặc bài kiểm tra cá nhân nhằm đánh giá khả năng của từng sinh viên. Sinh viên phải tự mình thực hiện những bài tập này; không được nhờ sự giúp đỡ của ai khác. Sinh viên cũng không được phép giúp đỡ bạn khác trong lớp nếu không được sự đồng ý của giảng viên. Đối với bài kiểm tra (cả tại lớp và tự làm ở nhà), sinh viên không được gian lận dưới bất cứ hình thức nào.

    2. Không đạo văn: Đạo văn (plagiarism) là việc sử dụng ý, câu văn, hoặc bài viết của người khác trong bài viết của mình mà không có trích dẫn phù hợp. Sinh viên sẽ bị xem là đạo văn nếu:

  1. Sao chép nguyên văn một câu hay một đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

  2. Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của người khác.

  3. Diễn đạt lại (rephrase) hoặc dịch (translate) ý tưởng, đoạn văn của người khác mà không có trích dẫn phù hợp.

  4. Tự đạo văn (self-plagiarize) bằng cách sử dụng toàn bộ hoặc phần nội dung chủ yếu của một đề tài, báo cáo, bài kiểm tra do chính mình viết để nộp cho hai (hay nhiều) lớp khác nhau.

    1. Có trách nhiệm trong làm việc nhóm: Các hoạt động nhóm, bài tập nhóm, hay báo cáo nhóm vẫn phải thể hiện sự đóng góp của cá nhân ở những vai trò khác nhau. Báo cáo cuối kỳ của sinh viên nên có phần ghi nhận những đóng góp cá nhân này. 

Bất kỳ hành động không chính trực nào của sinh viên, dù bị phát hiện ở bất kỳ thời điểm nào (kể cả sau khi điểm đã được công bố hoặc kết thúc môn học) đều sẽ dẫn đến điểm 0 đối với phần kiểm tra tương ứng, hoặc điểm 0 cho toàn bộ môn học tùy vào mức độ. (tham khảo Chính sách Phòng tránh Đạo văn tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/chinh-sach-phong-tranh-dao-van). Để nêu cao và giữ vững tính chính trực, nhà trường cũng khuyến khích sinh viên báo cáo cho giảng viên và Trưởng Khoa những trường hợp gian lận mà mình biết được.



  1. Phân công giảng dạy:

STT

Họ và tên

Email, Điện thoại,
Phòng làm việc


Lịch tiếp SV

Vị trí

giảng dạy

1

Th.S Phan Trịnh Hoàng Dạ Thi

    • thi.phantrinhhoangda@hoasen.edu.vn

    • ĐT: 08 54370086, số nội bộ: 180

13.30-17:00, thứ 5, F201, cơ sở 2.

Quản lý môn học, Giảng viên cơ hữu

2

TS. Lê Đình Thông

thong.ledinh@hoasen.edu.vn





Giảng viên cơ hữu

3

Th.s Tô Nhi A

tonhia83@gmail.com




Giảng viên thỉnh giảng

4

Th.S. Nguyễn Thị Thanh Phương

phuong.nguyenthithanh@hoasen.edu.vn




Giảng viên thỉnh giảng

5

Th.s Trần Thị Thanh Trà

trantttra@gmail.com





Giảng viên thỉnh giảng

6

Th.s Lê Nữ Diễm Hương

lenudiemhuong@gmail.com




Giảng viên thỉnh giảng

7

Th.s Trần Thanh Trà

trantttra@gmail.com




Giảng viên thỉnh giảng

8

Th.s Nguyễn Hữu Long

Huulong2011@gmail.com




Giảng viên thỉnh giảng

9

Phùng Phương Thảo

phuongthao.phung@gmail.com




Giảng viên thỉnh giảng




  1. Kế hoạch giảng dạy:



Tuần/ Buổi

Tựa đề bài giảng

Tài liệu bắt buộc /tham khảo

Ghi chú

Phần 1- Môi trường học thuật tại Đại học




1/15

Bài 1- Môi trường học thuật tại Đại học

- Đại học là gì?

- Bạn biết gì về môi trường học thuật tại Đại học?

- Giá trị Đại học mang lại cho bạn?



[1], [11], [3]

- Giảng viên dành 45 phút để giới thiệu đề cương và chương trình học

- Sinh viên được giao nhiệm vụ tìm hiểu về những bộ phận và các yếu tố hỗ trợ học tập và nghiên cứu tại Đại học Hoa Sen



2/15

Bài 2- Làm thế nào để thành công khi học Đại học?

- Phương pháp dạy và học ở Đại học có gì khác biệt?

- Môi trường học thuật tại Đại học Hoa Sen?

- Những bước để thành công khi học ở Đại học?

- Tương tác và tạo lập mối quan hệ như thế nào ở Đại học?


[1], [11], [2], [5]




Phần 2- Các kỹ thuật và phương pháp học tập hiệu quả

3/15

Bài 3- Kết nối cảm xúc và vấn đề học tập

- Cảm xúc có vai trò như thế nào trong cuộc sống và học tập?

- Làm thế nào xây dựng cảm xúc tích cực với chương trình học?

- Sáng tạo trong học tập

- Các kiểu học tập (Learning Styles)


[1], [10]




4/15

Bài 4- Nghe giảng và ghi ghép như thế nào để đạt hiệu quả?

- Như thế nào là nghe giảng tích cực?

- Các kiểu ghi chép và ghi chú thông tin


[1], [10], [11]




5/15

Bài 5- Trí nhớ và làm thế nào sử dụng các công cụ tư duy trong học tập?

  • Những giai đoạn của trí nhớ?

  • Trí nhớ có những quy luật nào?

  • Cách thức sử dụng các công cụ tư duy: công não (brain storming), 5W1H, bản đồ tư duy (Mind map), sáu chiếc nón tư duy

[1], [10], [6], [5]




6/15

Bài 6- Viết luận (Essay) và báo cáo (Report)- ở Đại học

- Đặc điểm của bài luận ở Đại học ?

- Viết báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966 như thế nào ?

- Viết báo cáo khoa học như thế nào ?



[1], [10]




7/15

Bài 7- Đạo văn và vấn đề đạo đức của người làm khoa học

  • Như thế nào là đạo văn?

  • Tình trạng đạo văn trong môi trường học thuật tại Việt Nam?

  • Làm thế nào để tránh đạo văn?

[1]




8/15

Bài 8- Tìm kiếm thông tin hiệu quả từ Internet

  • Google có phải là công cụ tìm kiếm thông tin duy nhất?

  • Kỹ thuật tìm kiếm thông tin với Google và các công cụ khác?

  • Làm thế nào đánh giá một thông tin trên Internet?







9/15

Bài 9- Kỹ năng thuyết trình và làm thế nào “đánh thức nhà hùng biện tài ba trong bạn” (Dale Carnegie)? (Phần 1)

  • Vì sao Dale Carnegie nói trong bản thân mỗi người ẩn chứa một nhà hùng biện tài ba?

  • Những rào cản khi thuyết trình?

  • Cách thức lên ý tưởng và dàn bài một bài thuyết trình?

[1], [11], [7]




10/15

Bài 10- Kỹ năng thuyết trình và làm thế nào “đánh thức nhà hùng biện tài ba trong bạn” (Dale Carnegie)? (Phần 2)

  • Cách chuyển một bài báo cáo viết sang một bài thuyết trình?

  • Các cách thức thể hiện bài thuyết trình?

  • Những lưu ý nào khi thuyết trình trong nhóm?

  • Cách thức đánh giá và trả lời câu hỏi




[1], [11], [7]




11/15

Bài 11- Vì sao không nên “tin cả” ở sách khi đọc (Mạnh Tử)? Làm thế nào để đọc sách có phản biện (Critical reading)?

  • Đọc sách mang lại những giá trị gì?

  • Vì sao Mạnh Tử khuyên người đọc không nên tin tất cả những thông tin từ sách?

  • Như thế nào là đọc sách có phản biện?

  • Làm thế nào để đọc sách có phản biện?

[1], [8]




12/15

Bài 12- Làm thế nào để làm việc nhóm thành công?

  • Những yếu tố của một nhóm làm việc hiệu quả?

  • Những rào cản khi làm việc nhóm?

  • Làm thế nào xây dựng bầu không khí tích cực trong nhóm?

  • Cách thức thảo luận nhóm hiệu quả?

[1], [9]







Phần 3- Kế hoạch phát triển bản thân

13/15

Bài 13- Xây dựng mục tiêu học tập

- Vai trò của xây dựng mục tiêu học tập ?

- Các bước xây dựng mục tiêu học tập

- Cách thức quản lý kế hoạch học tập ?



[1], [3]




14/15

Bài 14- Kế hoạch phát triển bản thân sau khi tốt nghiệp Đại học

- Bạn sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp ?



- Các bước lập kế hoạch phát triển bản thân sau khi tốt nghiệp Đại học ?

[1]




15/15

Sinh viên thuyết trình




Sinh viên nộp báo cáo và thuyết trình tại lớp





tải về 122.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương