TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN



tải về 0.74 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.74 Mb.
#18507
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

1.3. BỆNH VÀ TRIỆU CHỨNG

1.3.1. Đường lây truyền


Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.

Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn.Vi khuẩn có thể vẫn có mặt ở hạch hạnh nhân của lợn sau khi đã được điều trị bằng kháng sinh penicillin. Lợn nái có thể mang vi khuẩn trong tử cung và âm đạo. Lợn có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bất kỳ tuổi nào. Khả năng nhiễm và gây bệnh của vi khuẩn ở lợn con cao hơn ở lợn trưởng thành. Các đàn lợn non trong trạng thái chịu stress và tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ có khả năng phát bệnh cao.

Phân, chất độn chuồng, các loại thức ăn và nước uống trong chuồng nuôi có thể trở thành nguồn bệnh thứ cấp. Các động vật khác có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột [1].

1.3.2. Triệu chứng


Người có nguy cơ nhiễm vi khuẩn và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.

Thể lâm sàng thường gặp nhất ở người mắc bệnh nhiễm trùng S. suis là viêm màng não mủ (72,5%), nhưng một tỷ lệ đáng kể (24,2%) thường gặp là thể nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm trùng nhiễm độc, có biểu hiện suy đa phủ tạng, viêm nội tâm mạc (1,1%), viêm khớp (1,1%), viêm phổi (0,8%) và viêm phúc mạc (0,3%).

Ở thể viêm màng não mủ, bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, buồn nôn, nôn và chóng mặt. Tiếp theo có thể có một hay nhiều triệu chứng sau: điếc, mất thăng bằng, hôn mê, cứng gáy, xuất huyết, đau khớp, liệt ngoại vi hoặc liệt mặt, đau cơ nghiêm trọng, bầm tím ban đỏ (Hình 1.3).


Hình 1.3. Bệnh nhân bị nhiễm S. suis (http://www.pig333.com/what_the_experts_say/streptococcus-suis-zoonotic-epidemic-in-asia_4091/)

Di chứng sau khi viêm màng não được điều trị khỏi thường là điếc vĩnh viễn. Tỷ lệ tử vong của thể viêm màng não khoảng 20% ở châu Á và 13% ở châu Âu.

Ở thể sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bên cạnh sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, nôn, chóng mặt, đau bụng còn thêm các dấu hiệu khác như hạ huyết áp, tim đập nhanh, suy gan, chảy máu dưới da, đông máu nội mạch rải rác, suy thận cấp, hội chứng suy hô hấp cấp. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc thể này rất cao (>60%).


1.3.3. Biện pháp phòng bệnh


Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh bệnh liên cầu lợnliên cầu khuẩn lợn [1]:

  • Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

  • Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

  • Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến cáo trên 700C). Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

  • Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

  • Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

1.3.4. Biện pháp chống dịch


 Khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn, xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm [1]:

  • Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợnliên cầu khuẩn lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

  • Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ,vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

  • Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

1.3.5. Nguyên tắc điều trị


  • Lưu ý phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não và có tiếp xúc với lợn bị bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong do biến chứng gây ra.

  • Điều trị kháng sinh đặc hiệu Penicilline liều cao: uống, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch, thường phải điều trị trên 10 ngày. Có thể dùng các kháng sinh khác cũng hiệu quả như: Ampicilline, Erythromycine hoặc nhóm Cephalosporine.

  • Điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực.

  • Lọc máu nếu có điều kiện.   

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM

1.4.1. Nuôi cấy phân lập


S. suis là vi khuẩn Gram dương, mọc tốt trên môi trường thạch máu 5%. Khuẩn lạc tròn nhỏ (0,5-1mm), bóng ướt, trắng xám, gây tan huyết dạng α trên thạch máu cừu và gây tan huyết dạng β trên thạch máu ngựa.

Sau khi đã phân lập được vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy nhân tạo (thạch máu 5%), vi khuẩn cần được khẳng định bằng xem xét hình thể vi khuẩn, tính chất bắt màu Gram và các phản ứng định danh, định týp.


1.4.2. Nhuộm Gram


Tuỳ theo đặc tính sinh hoá của vách tế bào vi khuẩn mà các loài vi khuẩn có thể được phân biệt thành 2 nhóm lớn là nhóm vi khuẩn Gram dương và nhóm vi khuẩn Gram âm. Vi khuẩn S. suis thuộc nhóm Gram (+).

1.4.3. Phản ứng catalase


Nguyên lý: phản ứng catalase được sử dụng để phân biệt sơ bộ các vi khuẩn trong cùng một giống (genera). Sự có mặt của catalase được phát hiện bởi phản ứng với H2O2 3%

. catalase



2H2O2 2H2O + O2

Streptococcus suis có phản ứng catalase âm tính

1.4.4. Xét nghiệm định danh, định typ:


a. Phân loại nhóm huyết thanh Lancefield:

Là phản ứng ngưng kết nhằm xác định kháng nguyên nhóm của liên cầu dựa trên tính kháng nguyên của carbohydrate của vách tế bào vi khuẩn nhằm xác định sâu hơn đặc điểm của loại vi khuẩn liên cầu. Vi khuẩn S. suis thuộc liên cầu nhóm D.



b.Xác định đặc tính sinh hóa

Chủng vi khuẩn nghi ngờ S. suis sẽ được khẳng định dựa trên một số đặc điểm sinh hóa sau:



  • Phản ứng VP (Voges- Proskauer): âm tính (-)

  • Canh thang Trehalose: dương tính (màu vàng)

  • Canh thang 1% Salicin: dương tính (màu vàng)

  • Thạch TSA 6,5% NaCl: không mọc

Hoặc được xác định dựa trên bảng điểm của hệ thống API 20 Strep kit (BioMérieux Co.,).

c. Xác định typ huyết thanh đặc hiệu:

Những chủng S. suis sau khi đã được xác định bởi Hệ thống phân nhóm kháng nguyên Lancefield và các đặc điểm sinh hóa sẽ được xác định typ huyết thanh đặc hiệu (được quyết định bởi cấu trúc vỏ polysaccharide của vi khuẩn).

Nguyên lý của phản ứng xác định typ huyết thanh: Phản ứng ngưng kết xảy ra khi một lượng tương ứng kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu được trộn với nhau. Phản ứng ngưng kết dương tính khi xuất hiện các hạt tủa có thể nhìn thấy bằng mắt thường và hỗn dịch trở nên trong.

Các loại kháng huyết thanh thường dùng là typ1, 2, 1/2 và typ 14. Trong đó typ 2 chiếm đa số.


1.4.5. Phát hiện vi khuẩn S. suis bằng phản ứng Realtime PCR


Phản ứng Realtime PCR phát hiện được vi khuẩn S. suis và tính đếm được số lượng phiên bản (copy) đoạn gen đặc hiệu của vi khuẩn có mặt trong bệnh phẩm tại thời điểm lấy mẫu. Kỹ thuật này có độ nhạy và tính chính xác cao nhưng chi phí đắt và đòi hỏi kỹ năng cao cũng như nhiều kinh nghiệm khi phân tích kết quả.

Realtime PCR đã được thực hiện ở 2 bệnh viện lớn (BV Bệnh nhiệt đới TƯ- Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới-HCM) nhờ có sự giúp đỡ của chuyên gia phòng thí nghiệm Oxford- Anh.

PCR đơn mồi, đa mồi chưa thực sự được áp dụng trên thực tế với các mẫu bệnh phẩm ở người, mà mới chỉ có ở một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với các mẫu bệnh phẩm của lợn.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương