TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN


SỰ LÂY NHIỄM TRÊN NGƯỜI CỦA S.suis



tải về 0.74 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.74 Mb.
#18507
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

1.2. SỰ LÂY NHIỄM TRÊN NGƯỜI CỦA S.suis


Streptococcus suis (S. suis) hay còn gọi là liên cầu lợnliên cầu khuẩn lợn là một trong những vi sinh vật gây bệnh ở lợn làm tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và hầu hết ở các nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển. Các biểu hiện bệnh lý của lợn bao gồm viêm màng não, viêm khớp, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm nội tâm mạc, các ổ áp xe. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể gây bệnh cho người với các biểu hiện của viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm nội tâm mạc. v.v. Chính vì vậy, bệnh được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

S. suis lần đầu tiên được báo cáo bởi các bác sĩ thú y năm 1954, sau khi bùng phát dịch viêm màng não, viêm khớp nhiễm khuẩn huyết, và có mủ xảy ra ở lợn con [23]. Sau đó, vào năm 1968, bệnh do S. suis được ghi nhận ở người qua mô tả lần đầu tiên về 2 trường hợp viêm màng não mủ và một trường hợp nhiễm trùng huyết nặng tại Đan Mạch. Từ đó, bệnh được ghi nhận ở các nước khác thuộc Châu Âu (Anh, Hà lan,…) và Hồng kông [23].

Tại Anh, trong khoảng từ năm 1975 đến năm 1990, có tất cả 35 trường hợp nhiễm Streptococcus suis được báo cáo, trong số đó, 34 trường hợp bệnh nhân nam.

25 bệnh nhân đã được xác nhận bị nhiễm Streptococcus suis từ năm 1984 và 1993 ở Hồng Kông. Trong số đó, 15 trường hợp (60%) đã có một tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn. Xét nghiệm dịch não tủy của 21 bệnh nhân đã xác nhận sự hiện diện của viêm màng não, 4 bệnh nhân còn lại bị viêm khớp, viêm phế quản phổi, viêm nội tâm mạc và sốt [30].

Có 7 trường hợp nhiễm S. suis ở Nhật Bản từ năm 1994 đến 2006. Tất cả các trường hợp có tiếp xúc với lợn và 5 người trong số họ đã có tổn thương da tay trong quá trình tiếp xúc. 5 trường hợp trên có các triệu chứng của viêm màng não, nhiễm trùng huyết, và có 1 trường hợp đã tử vong. Tất cả S. suis được phân lập thuộc nhóm D theo phân loại của Lancefield và týp huyết thanh 2. Chúng nhạy cảm với penicillin G, ampicillin, cefotaxim, và ciprofloxacin. Tuy nhiên, sáu trong số chúng có khả năng kháng cả erythromycin và clindamycin, và cũng đề kháng với minocycline [9].

Một nghiên cứu hồi cứu đã được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Chiang Mai từ tháng 5 năm 2000 đến tháng 12 năm 2002. Theo nghiên cứu, 41 bệnh nhân (32 nam và 9 nữ, tuổi trung bình là 51 tuổi) được xác định lây nhiễm S. suis. Trong đó, 3 bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn và 1 bệnh nhân đã ăn thịt bò sống [56].

Từ ngày 1/1/2003-31/7/2005, có 21 trường hợp được xác định là nhiễm S. suis , trong đó có 1 trường hợp (5%) tử vong, 18 trường hợp (86%) là nam giới và 3 trường hợp (14%) là nữ . Độ tuổi trung bình là 62 tuổi (từ 26-89 tuổi), 12 trường hợp (57%) khởi phát bệnh trong tháng 5, tháng 6, tháng 7 hoặc tháng 8. Họ sống ở các huyện khác nhau ở Hồng Kông và không có phân nhóm địa lý [37].

Gần đây, trong tháng 7-8/2005, tại tỉnh Sichuan, Trung Quốc đã xảy ra một vụ dịch lớn do S. suis lây truyền từ lợn sang người. Tổng số 215 người mắc, trong đó, 61 (người) 28% trường hợp nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm trùng nhiễm độc, 38 người chết (62%), 48% viêm màng não mủ ...Tỷ lệ tử vong trung bình của tất cả các trường hợp > 20%. Một số trường hợp sau khi khỏi bệnh nhiễm khuẩn S. suis cấp tính bị những di chứng như điếc không hồi phục, mất thăng bằng...[28].

Tổng số người nhiễm S. suis báo cáo cho đến khi tháng 8 năm 2006 ≈ 400, và gần 90% các trường hợp này xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, và Hà Lan. Tất cả các trường hợp người nhiễm S. suis đã báo cáo hầu hết là typ 2, ngoại trừ 1 trường hợp typ huyết thanh 1, 1 trường hợp typs huyết thanh 4, và 1 trường hợp typ kiểu huyết thanh 14 [27].

Số lượng trường hợp lây nhiễm S. suis ở người báo cáo đã tăng đáng kể. Trong một bài báo xuất bản năm 2007, 409 trường hợp con người S. suis được báo cáo, hầu hết trong số đó xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan và Hà Lan, 73 trường hợp bị tử vong [35].

Từ 2000-2011, 8 bệnh nhân bị nhiễm S. suis đã được xác định ở Đài Loan. Sáu trường hợp ban đầu được xác định nhầm là Streptococcus acidominimus, nhưng sau khi giải trình tự gen 16S rRNA của chủng phân lập được thì chúng được xác định là S. suis. Đa số các trường hợp trên được xác định là S.suis typ 2 [29].

Một nghiên cứu về sự lây nhiễm S. suis ở người đã được tiến hành ở tỉnh Phayao, miền bắc Thái Lan trong năm 2010. Có 31 trường hợp S.suis đã được xác nhận trong nghiên cứu này. Các trường hợp tử vong chiếm tỉ lệ 16,1%, và tỷ lệ ước tính là 6,2/100.000 người dân. Tỷ lệ mắc cao điểm xảy ra vào tháng 5. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 53 tuổi và 64,5% trong số đó là nam giới. Có 22 trường hợp bị lây nhiễm là do tiêu thụ thịt lợn sống và thời gian ủ bệnh trung bình là 2 ngày. Trong số các chủng được phân lập từ 31 bệnh nhân, 23 bệnh nhân bị nhiễm S.suis typ 2 (74,2%) 8 bệnh nhân bị nhiễm S.suis typ 14 (25,8%) [12].

Trong số 116 trường hợp viêm màng não do S. suis ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến năm 2005, 115 trường hợp dotyp huyết thanh 2 và 1 trường hợp do typ huyết thanh 14 [27].

Trong hai năm 2005 - 2006, có 72 trường hợp nhiễm S.suis nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, 58 bệnh nhân (81%) là nam giới. Phần lớn bệnh nhân là nông dân, 38% bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với lợn hay thịt lợn, tuy nhiên chỉ có 6 bệnh nhân (8%) có tổn thương da nghi ngờ. 69 bệnh nhân (96%) biểu hiện bệnh cảnh viêm màng não như: sốt, nhức đầu, ói, cổ cứng, rối loạn tri giác là những triệu chứng thường gặp. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc. Một bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết bị sốc do nhiễm độc tố liên cầu. Sau 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh Ceftriaxone, hầu hết bệnh nhân đều hồi phục. Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được còn nhạy cảm với penicillin và ceftriaxone [1, 2]

Nhưng năm 2007 có tới hơn 48 ca (22 ca ở miền Bắc, 20 ca ở miền Nam, 6 ca ở miền Trung) được chẩn đoán bị bệnh liên cầu lợnliên cầu khuẩn lợn, có một số ca xét nghiệm xác định được tác nhân gây bệnh là S.suis týp II. Có 3 ca trong số này đã tử vong.

Từ tháng 1/2007 đến tháng 09/2008 : 68 trường hợp tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương.

Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2010 có hơn 140 trường hợp viêm màng não và nhiễm trùng huyết tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Một trường hợp nhiễm S.suis typ 16 tại Việt Nam vào năm 2001 đã được báo cáo. Bệnh nhân là nam giới, 57 tuổi, quê tại tỉnh Long An [27].Typ huyết thanh 16 chưa từng được phân lập từ người trong các báo cáo trước đó và cũng rất ít gây bệnh ở lợn, chỉ có 1 trường hợp ở Đức và 4 trường hợp tại Hàn Quốc [27].

Một nghiên cứu thực hiện trên 450 bệnh nhân nghi ngờ viêm màng não vi khuẩn. 435 (96,7%) bệnh nhân tham gia trong một thử nghiệm để xác định hiệu quả điều trị dexamethasone adjunctive. Đối với bệnh nhân bị nhiễm S. suis, DNA của vi khuẩn ở bệnh nhân lúc nhập viện bệnh viện và trong quá trình điều trị đã được phân tích trong các mẫu dịch não tủy bằng cách sử dụng kỹ thuật Realtime PCR. Các yếu tố độc tính giả định, bao gồm cả yếu tố ngoại bào protein, suilysin, và protein sản xuất muramidase, đã được phát hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật PCR và Western blot. Kết quả cho thấy S. suis là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất và được phát hiện trong 151 (33,6%) bệnh nhân. Có 50 (33,1%) bệnh nhân báo cáo tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn. Tỷ lệ tử vong thấp (2,6%; 4/ 151 bệnh nhân đã chết), nhưng mức độ nhẹ đến mất thính lực nghiêm trọng xảy ra ở 93 bệnh nhân (66,4%).Những trường hợp điếc nặng thường có độ tuổi> 50. DNA của vi khuẩn vẫn được phát hiện trong 58 (63%) trong tổng số 92 mẫu dịch não tủy sau 6-10 ngày điều trị kháng sinh. 91/92 mẫu dịch não tủy nhiễm chủng S. suis có týp huyết thanh 2 [43].



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương