Trường Đại học Điện lực Tập đoàn Điện lực Việt Nam



tải về 1.67 Mb.
trang7/48
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích1.67 Mb.
#1821
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48

1.2.4. Quá trình thực hiện lệnh


Để hiểu rõ quá trình này ta cần tìm hiểu thêm về lệnh máy. Mỗi lệnh máy là một yêu cầu ALU thực hiện một phép tính cơ sở (cộng, nhân, nhân logic, cộng logic, chọn lệnh cần thực hiện v. v). Các lệnh này phải chỉ ra đầy đủ các thông tin sau:

• Phép tính cần thực hiện. Trong lệnh máy nó cho bằng một số bit gọi là mã phép tính.

• Nơi đặt dữ liệu của lệnh. Thông tin này có thể là điạ chỉ trong BNT hoặc là mã thanh ghi.

• Các thông tin liên quan đến kết quả thực hiện chẳng hạn địa chỉ của nơi để kết quả của phép toán.



Mã lệnh

Các thành phần địa chỉ


Hình 1.14: Cấu trúc lệnh.
Như vậy một lệnh có cấu trúc như Hình 1.14. Một chương trình máy là một dãy các lệnh. Do chương trình cũng nằm trong bộ nhớ nên chính các lệnh cũng có địa chỉ, đó chính là địa chỉ byte đầu tiên của lệnh. Quá trình thực hiện một chương trình là một quá trình thực hiện liên tiếp từng lệnh. Để quản lý thứ tự thực hiện các lệnh, CU sử dụng một thanh ghi gọi là thanh đếm địa chỉ (Program Counter - PC) ghi địa chỉ của lệnh sẽ thực hiện tiếp theo. Giá trị khởi tạo của PC là địa chỉ lệnh đầu tiên chương trình. MTĐT được điều khiển bởi các lệnh của chương trình. Chu kỳ thực hiện một lệnh bao gồm các bước sau:

Đọc lệnh: Trong chu kì đọc lệnh, CU gửi nội dung PC vào bộ giải mã địa chỉ để đọc byte đầu tiên của lệnh lên một thanh ghi khác là thanh ghi lệnh. PC sẽ tăng lên một đơn vị để CU đọc byte tiếp theo. Độ dài các lệnh có thể khác nhau nhưng byte đầu tiên thường là nơi chứa mã lệnh.

Giải mã lệnh: CU căn cứ vào mã lệnh để đọc nốt các thông tin địa chỉ của lệnh và hoàn thành việc đọc lệnh, PC tiếp tục tăng theo số lượng byte đã đọc vào.

Đọc dữ liệu: Các địa chỉ dữ liệu được gửi vào bộ giải mã địa chỉ để đọc nội dung các đối tượng của lệnh gọi là các tóan hạng (operand) vào các thanh ghi dũ liệu.

Thực hiện lệnh: Phát tín hiệu điều khiển cho mạch chức năng của ALU thực hiện phép toán mà mã lệnh xác định. Sau đó quay lại chu kì đọc lệnh với nội dung mới của PC. Chú ý rằng nếu lệnh thực hiện là lệnh điều khiển thì giai đọan thực hiện này sẽ đặt địa chỉ lệnh sẽ thực hiện tiếp theo vào PC.
Như vậy để thực hiện một lệnh nói chung phải đọc/ghi bộ nhớ nhiều lần. Có hai phương pháp tổ chức điều khiển:
Phương pháp điều khiển cứng. Ứng với mỗi lệnh máy có một mạch địên thực hiện lệnh đã cho theo các tín hiệu điều khiển.

Phương pháp điều khiển vi chương trình. Mỗi lệnh được thực hiện thông qua các lệnh sơ cấp hơn gọi là các vi lệnh. Khi đó người ta chỉ phải thiết kế phần cứng ở mức vi lệnh. Ví dụ, phép đọc một byte trong bộ nhớ có thể lấy làm một vi lệnh. Như vậy, một phép tính có thể thực hiện bằng cách thi hành một dãy vi lệnh gọi là vi chương trình. Do đó, khi thay đổi lệnh chỉ cần thay đổi vi chương trình tương ứng mà không cần thay đổi cấu trúc vật lí của MTĐT. Các CPU ngày nay không thực hiện lệnh theo kiểu tuần tự như trên mà thường thực hiện song song nhiều quá trình. Thông tin nạp từ bộ nhớ có thể là cả một khối lên một khối thanh ghi. Một số CPU có cả cơ chế xử lý thông minh để dự đoán các khối chương trình hay dữ liệu sắp dùng đến để tải trước lên thanh ghi. Trong khi đang thực hiện lệnh thứ nhất thì một thành phần khác giải mã lệnh thứ hai và một thành phần khác tải lệnh thứ 3 lên thanh ghi. Cách thức xử lý này gọi là pipeline. Nhờ phương thức này mà nhiều bộ xử lý có thể thực hiện nhiều lệnh đồng thời.




Bài đọc thêm: Các thế hệ máy tính điện tử


Các thế hệ máy tính có thể phân biệt theo công nghệ và hiệu năng. Người ta đã nói tới 6 thế hệ máy tính nhưng trên thực tế một số thế hệ vẫn chỉ là những dự án trong phòng thí nghiệm. Thế hệ thứ nhất mở đầu với sự ra đời của chiếc MTĐT đầu tiên (ENIAC). Về mặt công nghệ, chúng được chế tạo bằng đèn điện tử. Vì vậy các máy tính điện tử thế hệ đầu rất cồng kềnh, tiêu thụ nhiều năng lượng, tốc độ chậm ( vài nghìn phép tính/giây) và khả



Hình 1.15: UNIVAC 1, một máy tính thế hệ 1

năng nhớ rất thấp ( vài trăm cho đến vài nghìn từ ). Chiếc máy tính đầu tiên ENIAC dùng tới 1900 bóng điện tử, nặng 30 tấn, chiếm diện tích làm việc tới 140 m2, có công suất tiêu thụ tới 40KW và cần một hệ thống thông gió khổng lồ để làm mát máy. Nhược điểm lớn nhất của các máy tính thế hệ thứ nhất là độ tin cậy không cao. Một số máy phải thay thế tới 20% số đèn điện tử sau mỗi ngày làm việc. Những đại diện cho máy tính thế hệ thứ nhất có thể kể tới EDVAC, LEO, UNIVAC1.

Thế hệ thứ hai sử dụng công nghệ bán dẫn, ra đời vào khoảng đầu những năm 50. Về mọi phương diện ( kích thước, năng lương tiêu hao, tốc độ xử lý. . . ) công nghệ bán

dẫn đều tỏ ra ưu việt hơn dùng đèn điện tử. Các máy tính thế hệ hai bắt đầu sử dụng bộ nhớ xuyến ferit cho phép tăng tốc truy cập dữ liệu. Tốc độ trung bình của máy tính thế hệ hai đạt từ vài nghìn cho đến hàng trăm nghìn phép tính trong một giây, bộ nhớ trong khoảng vài chục nghìn từ máy. Những máy tính thế hệ thứ hai điển hình là ATLAS, họ IBM/7000. Chiếc MTĐT đầu tiên có ở Việt Nam (Minsk-22, năm 1967) là một máy tính thế hệ 2 có tốc độ tính theo phép nhân là 5000 phép tính/giây, bộ nhớ gồm 8192 từ 37 bit.




Hình 1.16: Máy tính PDP,

một máy tính thế hệ 2 điển hình





Hình 1.17: Bàn điều khiển của máy tính Minsk-22

Thế hệ thứ ba khởi đầu với sự ra đời của họ máy tính nổi tiếng IBM/360 và CL/1900 vào năm 1964. Các máy IBM/360 được đưa vào Việt Nam từ năm 1968. Thế hệ thứ ba là các máy tính sử dụng công nghệ vi điện tử. Công nghệ vi điện tử cho phép chế tạo các mạch bán dẫn không phải từ các linh kiện rời mà chế tạo đồng thời cả một mạch chức năng cỡ lớn với các thành phần siêu nhỏ. Nhờ có độ tích hợp cao mà về mọi phương diện (kích thước, năng lượng tiêu hao, tốc độ xử lý ) các máy tính thế hệ thứ 3 có đều tốt hơn rất nhiều so với máy tính thế hệ

thứ 2. Tốc độ các máy tính đã đạt từ vài trăm nghìn tới hàng triệu phép tính một giây. Lúc đầu các máy tính thế hệ 3 vẫn dùng bộ nhớ xuyến ferit, sau đó dùng bộ nhớ màng mỏng từ rồi bộ nhớ bán dẫn. Dung lượng bộ nhớ trong đạt khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu byte. Một ưu điểm quan trọng khác của máy tính thế hệ 3 là tính mô đun cho phép có thể ghép nối hay mở rộng một cách dễ dàng.

Nguời ta thấy rằng mỗi thế hệ máy tính đều gắn liền với một cuộc cách mạng trong công nghệ chế tạo với chu kỳ khoảng 6-7 năm. Vì thế vào cuối những năm 60 người ta chờ đợi sự ra đời của thế hệ máy tính thứ tư. Thực tế đã khôngcó một cuộc cách mạng trong công nghệ chế tạo vì vậy khó có thể nói đến các đặc trưng công nghệ của thế hệ này (Thậm chí ít thấy cả những cuộc tranh luận thế nào là máy tính thế hệ thứ 4). Tuy nhiên trong nhiều tài liệu, người ta xem những máy tính chế tạo trên cơ sở công nghệ mạch tích hợp mật độ cao VLSI(Very Large Scale Intergration) là các máy tính thế hệ thứ 4.



Hình 1.18: Máy tính IBM/360, dòng máy tính thế hệ 3 đầu tiên

và rất nổi tiếng

Chúng ta ghi nhận hai khuynh hướng có vẻ đối nghịch cùng song song phát triển trong giai đoạn này: xây dựng những siêu máy tính (super computer) và xây dựng nhũng máy tính cực nhỏ (micro computer). Các siêu máy tính thường được thiết kế dựa trên các kiến trúc song song, một máy tính có thể có nhiều bộ xử lý hoạt động cộng tác với một bộ nhớ chung. Những thành tựu mới của công nghệ vi điện tử cho phép chế tạo ra các máy tính rất mạnh. DeepBlue, máy tính đầu tiên đánh thắng nhà vô địch cờ thế giới Caxparov là một máy song song gồm 256 bộ xử lý PowerPC có khả năng phân tích 200 triệu nước cờ trong một giây. Trong bảng xếp hạng máy tính tính tới tháng 11 năm 2004, siêu máy tính số 1 là máy Blue Gen của công ty IBM bao gồm

65536 bộ xử lý, bộ nhớ 16TB (16 nghìn tỉ byte), đĩa cứng 400TB, tốc độ xử lý 70,72 Tflop (nghìn tỉ phép tính dấu phảy động một giây). Máy tính được xếp hạng 1 tới tháng 6/2003, là chiếc ES (Earth Simulator) của hãng NEC (Nhật bản), được xây dựng từ 5104 bộ xử lý, với tốc độ tính toán 35,86 nghìn tỉ phép tính dấu phảy động một giây, bộ nhớ 10 nghìn tỉ byte, đĩa cứng 700 nghìn tỉ byte. Máy này tới tháng 11/2004 đã lùi xuống hạng thứ 3. Song song với khuynh hướng trên là khuynh hướng

thu nhỏ máy tính. Công nghệ vi điện tử đã cho phép



Hình 1.19: Siêu máy tính Earth Simulator xếp hạng 1 tính đến 6/2003 và hạng 3 tính đến 11/2004

chế tạo toàn bộ bộ xử lý trong một vi mạch duy nhất gọi là bộ vi xử lý (microprocessor). Bộ vi xử lý (BVXL) đầu tiên đưa ra thị trường là vi mạch 4004 của hãng Intel vào năm 1971 đã mở đầu cho kỷ nguyên máy vi tính. Các máy vi tính (micro computer) là các máy tính được xây dựng trên các bộ vi xử lý. Vào những năm 80 đã xuất hiện tới 300 loại máy vi tính trong đó có những máy có ảnh hưởng rất lớn đến tạo chuẩn cho máy vi tính. Máy PC của hãng IBM ra đời năm 1981 - đó là tiền thân của hầu hết các máy vi tính đang dùng ở Việt Nam hiện nay. Một dòng máy khác đã khai sinh ra dòng máy tính văn phòng với phong cách giao tiếp với người sử dụng rất thân thiện là máy Macintosh của hãng Apple.



Hình 1.20:

Máy tính Macintosh (Apple), dòng máy tính văn phòng có giao diện đồ hoạ đầu tiên. Bên trái là giao diện của phần mềm MacPaint có từ năm 1986 trên Macintosh mà phần mềm PaintBrush của Microsoft Windows đã sử dụng ý tưởng Với giá thành ngày càng rẻ với công suất ngày càng tăng, máy vi tính đã đến từng gia đình.
Có thể nói không thể có xã hội thông tin nếu không có máy vi tính. Một máy vi tính ngày nay có công suất xử lý gấp hàng trăm lần các máy tính gọi là lớn những năm 70. Trong khi người ta chưa hình dung máy tính thế hệ thứ tư sẽ như thế nào thì 1981, Nhật bản đã đưa ra một chương trình đầy tham vọng, cuốn hút các cường quốc máy tính vào một dự án chế tạo máy tính thế hệ thứ năm. Theo dự án này thì máy tính thế hệ thứ năm sẽ là máy tính thông minh, có thể giao tiếp trên ngôn ngữ tự nhiên, có thể có các hoạt động mang tính sáng tạo dựa trên một cơ chế suy luận trên các tri thức và không hoàn toàn tuân theo nguyên lý Von Neumann. Tất nhiên những máy tính đó phải rất mạnh để thực hiện được rất nhiều lập luận trong một thời gian ngắn. Mặc dù mục tiêu đặt ra đã không đạt được nhưng người ta đã thu được rất nhiều các thành quả về công nghệ xử lý tri thức. Ngay khi việc nghiên cứu thế hệ thứ 5 đang triển khai thì người ta đã nghĩ đến máy tính thế hệ thứ 6 hoạt động theo nguyên lý sinh học. Đến nay người ta chưa hiểu nhiều về nguyên lý xử lý



thông tin của bộ não tuy vậy một mô hình xử lý dựa trên sự lan truyền tín hiệu của mạng neuron đã đưọc xây dựng, một số thử nghiệm về các chất hữu cơ có hiệu ứng bán dẫn cũng đã được xem xét. Một số kết quả ban đầu về mạng neuron đã đưa vào ứng dụng như các máy y tế, các máy phát hiện chất nổ tại các sân bay, các thiết bị nhận dạng trong quân sự... Bây giờ còn quá sớm để có thể nói về tương lai của các máy tính phỏng sinh học này.

Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 1.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương