TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề



tải về 2.32 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21

3.2.3 TIÊU CHÍ 3: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong hoạt động dạy và học, cụ thể:

1. Những điểm mạnh :

- Nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, với phương thức dạy nghề dài hạn tập trung, ngắn hạn, đào tạo theo địa chỉ ở các huyện ngoại thành để đáp ứng yêu cầu của người học, người sử dụng lao động.

- Trong kế hoạch đào tạo của mình, nhà trường đã chủ động phối hợp cùng doanh nghiệp trong công tác đào tạo, gắn với giải quyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

- Công tác dạy và học được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Công tác tuyển sinh đúng thủ tục, đúng nguyên tắc và đa dạng hoá hình thức tổ chức. Chương trình đào tạo gắn với thực tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp.



2. Những tồn tại và kế hoạch:

- Trình độ đầu vào của HSSV còn nhiều hạn chế nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến công tác dạy và học của nhà trường.

- Sửa đổi một số tiêu chí trong qui chế tuyển sinh do nhà trường ban hành trên cơ sở quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ lao động TBXH về việc ban hành qui chế tuyển sinh học nghề nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đối với học sinh học nghề nhất là hệ trung cấp nghề.

Tiêu chuẩn 3.1: Công tác tuyển sinh được thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đảm bảo chất lượng tuyển sinh.

a) Tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Hàng năm trường có hướng dẫn riêng về công tác tuyển sinh, cụ thể hoá quy định tuyển sinh của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan trong tuyển sinh.



1. Mô tả:

a. Trên cơ sở quyết định của Bộ LĐTBXH (3.1.a.01: Quyết định số 08/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 26/03/2007 Về việc Ban hành qui chế tuyển sinh học nghề), trường Cao đẳng Nghề Phú Yên xây dựng và ban hành qui chế tuyển sinh của trường tại Quyết định số 170/QĐ-CĐN ngày 01/03/2008 trong đó qui định cụ thể đối tượng, hình thức, tiêu chí tuyển sinh đối với hệ Cao đẳng nghề (CĐN), Trung cấp nghề (TCN), Sơ cấp nghề (SCN) (3.1.a.02: Quyết định số 170/QĐ-CĐN ngày 01/03/2008 của Hiệu trưởng trường CĐN Phú Yên Về việc Ban hành quy chế tuyển sinh học nghề trường CĐN Phú Yên).

Để bảo đảm quá trình tuyển sinh đúng quy định, đầu năm học nhà trường đã thành lập Hội đồng tuyển sinh do Hiệu trưởng làm chủ tịch Hội đồng (3.1.a.03: Quyết định số 522/QĐ-CĐN ngày 19/07/2012 Về việc Thành lập Hội đồng tuyển sinh năm học 2012-2013) và Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh (3.1.a.04: Quyết định số 548/QĐ-CĐN ngày 26/07/2012 Về việc thành lập Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh năm học 2012-2013) tổ chức xét tuyển vào đầu năm học.

Tự đánh giá chỉ số 3.1.a: Đạt

b. Trường đã xây dựng quy chế tuyển sinh (3.1.a.02: Quyết định số 170/QĐ-CĐN ngày 01/03/2008 của Hiệu trưởng trường CĐN Phú Yên Về việc Ban hành quy chế tuyển sinh học nghề trường CĐN Phú Yên), trên cơ sở quy chế của Bộ ban hành nhằm phục vụ công tác tuyển sinh. Phương thức và tiêu chí tuyển sinh được cụ thể hóa trong kế hoạch tuyến sinh hằng năm của trường (3.1.b.01: Kế hoạch số 01/KH-CĐN ngày 06/01/2012 Về việc tuyển sinh năm học 2012-2013). Để triển khai kế hoạch tuyển sinh một cách hiệu quả nhà trường đã thành lập Tổ tuyển sinh (3.1.b.02: Quyết định số 11/QĐ-CĐN ngày 12/01/2012 Về việc thành lập tổ Tuyển sinh năm 2012).

Nhà trường thông báo tuyển sinh rộng rãi trên Pano tại trường, gửi đến các cơ sở liên kết, các Trung tâm dạy nghề cấp Huyện, các trường THCS, THPT trong tỉnh đồng thời được thông báo trên đài phát thanh, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên nhằm cung cấp thông tin đến tận nơi cho người học. (3.1.b.03: Thông báo tuyển sinh và Kế hoạch tham gia hội chợ việc làm năm 2012 của trường)

Tự đánh giá chỉ số 3.1.b: Đạt

c. Nhà trường trực tiếp tư vấn nghề, bán và nhận hồ sơ dự tuyển trực tiếp của học sinh tại trường. Danh sách dự tuyển được lập theo từng nghề và các thông số cần thiết thuận lợi cho việc xét tuyển (3.1.c.01: Danh sách học sinh đăng ký dự tuyển năm 2012). Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh nhà trường kiểm tra hồ sơ đầu vào để đảm bảo khách quan, tính hợp lệ của các hồ sơ (3.1.c.02: Biên bản kiểm tra về công tác tuyển sinh năm 2012). Hội đồng tuyển sinh sẽ dựa vào chỉ tiêu được giao xác định điểm chuẩn và duyệt danh sách trúng tuyển (3.1.c.03: Biên bản xét tuyển học nghề năm 2012; 3.1.c.04: Quyết định số 676/QĐ-CĐN ngày 10/09/2012 Về việc công nhận trúng tuyển học nghề - Đợt 1 năm 2012). Danh sách trúng tuyển được niêm yết tại trường và thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện.

Cũng như mọi năm, năm học 2012-2013 nhà trường không có trường hợp khiếu nại nào trong công tác tuyển sinh.

Tự đánh giá chỉ số 3.1.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Trường đã xây dựng quy chế tuyển sinh riêng trên cơ sở quy chế tuyển sinh của Bộ LĐTBXH ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể của trường tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

Công tác tuyển sinh được nhà trường tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, công bằng, khách quan.

b. Điểm yếu:

Do nhận thức của gia đình, người học về lựa chọn ngành nghề, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu vào (trình độ học sinh không đồng đều). Trường cũng đã cố gắng tổ chức tốt khâu tư vấn nghề, tuy nhiên việc chọn nghề là quyết định bởi người học do vậy có nghề rất khó tuyển. Một số ngành nghề mặc dù nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp là rất lớn nhưng lại khó thu hút thí sinh.



3. Kế hoạch:

Thực hiện kế hoạch công tác tuyển sinh năm học 2012-2013 phòng Đào tạo và phòng Công tác Học sinh sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp (CT.HSSV&QHDN) dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu (BGH) đã tham gia chương trình tư vấn mùa thi do Sở GD-ĐT phối hợp cùng Tỉnh đoàn tổ chức. Đồng thời trường Cao đẳng Nghề Phú Yên còn tổ chức Hội nghị tuyển sinh và phân luồng sau THCS và THPT với sự tham gia của hiệu trưởng tất cả các trường THCS, THPT, lãnh đạo phòng giáo dục các huyện, thành phố...



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.1 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.2: Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của người học; thiết lập được mối liên hệ chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

a) Đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

b) Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình đào tạo.

c) Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra.



1. Mô tả:

a. Để đáp ứng nhu phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung, trường Cao đẳng Nghề Phú Yên có chủ trương thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo (3.2.a.01: Biên bản Số 74/BB-CĐN, ngày 23/05/2008, Về việc họp bàn về mở rộng và đa dạng hóa các phương thức đào tạo; 3.2.a.02: Quyết định Số 347/QĐ-CĐN ngày 12/06/2008 Về việc Ban hành qui định đào tạo liên thông của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 3.2.a.03: Tờ trình Số 25/TTr-CĐN ngày 17/05/2012 Về việc Xin liên kết đào tạo bậc đại học hệ vừa học vừa làm). BGH đã tổ chức thực hiện đào tạo với nhiều hình thức: đào tạo hệ dài hạn chính qui tại trường và các trung tâm dạy nghề huyện; mở các lớp ngắn hạn, bồi dưỡng theo chuyên đề nâng cao trình độ chuyên môn cho các doanh nghiệp (3.2.a.04: Hợp đồng liên kết với trung tâm dạy nghề các huyện, bồi dưỡng chuyên đề cho doanh nghiệp). Bên cạnh đó, trường đã liên kết đào tạo với nhiều trường cao đẳng và đại học trong nước như: trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, trường CĐN Cơ diện Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ,… đào tạo đại học hệ liên thông từ công nhân kỹ thuật (CNKT), trung học chuyên nghiệp (THCN), Cao đẳng lên đại học nhằm tạo giúp cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp có điều kiện học tập nâng cao trình độ (3.2.a.05: Hợp đồng liên kết đào tạo; 3.2.a.06: Biên bản ghi nhớ Liên kết đào tạo)



Tự đánh giá chỉ số 3.2.a: Đạt

b. Trong quá trình đào tạo nhà trường cũng đã quan hệ với các doanh nghiệp cho học sinh tham quan công nghệ sản xuất, phòng Đào tạo phối hợp với các khoa, phòng CT.HSSV&QHDN gửi HSSV đi thực tập tốt nghiệp đúng chuyên ngành đào tạo tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cửa hàng dịch vụ, qua đó các doanh nghiệp có thể nhận HSSV vào làm việc sau khi ra trường. (3.2.a.04: Hợp đồng liên kết với trung tâm dạy nghề các huyện, bồi dưỡng chuyên đề cho doanh nghiệp; 3.2.b.01: Giấy giới thiệu thực tập tại doanh nghiệp; 3.2.b.02: Các Quyết định cử học sinh đi thực tập, học tại doanh nghiệp; 3.2.b.03: Các Hợp đồng phối hợp đào tạo/ thực tập tại doanh nghiệp). Trong quá trình thực tập, các giáo viên ngoài việc kiểm tra quá trình thực tập của học sinh, còn tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại, cách thức quản lý để có những đề xuất điều chỉnh, cập nhật, thay đổi nội dung chương trình, bổ sung môn học, trang bị kỹ năng mềm cho học sinh.

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đến liên hệ nhà trường để thông báo tuyển dụng, phòng Đào tạo, phòng CT.HSSV&QHDN kết hợp với các Khoa để giới thiệu các HSSV đúng chuyên ngành cho doanh nghiệp (3.2.b.04: Các công văn, thông báo tuyển dụng của các doanh nghiệp).

Tự đánh giá chỉ số 3.2.b: Đạt

c. Căn cứ các mục tiêu đào tạo đã đề ra, trường đã tổ chức thu thập ý kiến định kỳ hằng năm thông qua hội nghị CBCC (1.1.c.01: Báo cáo tổng kết Hội nghị CBCC-VC), thông qua nhận xét đánh giá của các doanh nghiệp nhận học sinh thực tập tốt nghiệp (3.2.c.02: Phiếu nhận xét đánh giá của doanh nghiệp có HSSV thực tập), các giáo viên hướng dẫn thực tập tiếp xúc trực tiếp cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp, ghi nhận ý kiến đánh giá chất lượng các phương thức đào tạo; thông qua phiếu khảo sát để thu thập ý kiến từ cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo. Kết quả năm 2009 có: 75% đánh giá tốt, 20% đánh giá khá và 5% đánh giá đạt mức độ trung bình; năm 2010 có: 76% đánh giá tốt, 25% đánh giá khá và 4% đánh giá đạt mức độ trung bình; năm 2011 có: 74% đánh giá tốt, 20% đánh giá khá và 6% đánh giá đạt mức độ trung bình, năm 2012 có: 75% đánh giá tốt, 20% đánh giá khá, 5% đánh giá mức độ trung bình (3.2.c.03: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về chất lượng của các phương thức đào tạo).

Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức đối thoại trực tiếp với học sinh, sinh viên một học kỳ một lần; các cuộc họp giữa BGH với GVCN, với lớp trưởng định kỳ hàng quý. Thông qua các hoạt động đó, nhà trường nắm bắt được các luồng thông tin hữu ích giúp nhà trường điều chỉnh hoạt động dạy và học, các dịch vụ phục vụ người học ngày một tốt hơn (1.1.c.08: Biên bản đối thoại HSSV; 3.2.c.05: Biên bản họp hàng tháng GVCN, họp lớp trưởng).

Tự đánh giá chỉ số 3.2.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Các phương thức tổ chức đào tạo linh hoạt phù hợp với điều kiện vừa sản xuất vừa học tập, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ của đơn vị doanh nghiệp.

Thông qua mối quan hệ các doanh nghiệp, hội cựu học sinh trường, các trung tâm giới thiệu việc làm, người sử dụng lao động, là điều kiện thuận lợi thực hiện đa dạng hóa các phương thức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu người học, người sử dụng lao động.

b. Điểm yếu:

Việc thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra được thực hiện chủ yếu bằng văn bản với hình thức trắc nghiệm nên chưa nhận được nhiều ý kiến phản hồi.



3. Kế hoạch:

Trong những năm tới, trường tổ chức hội thảo, trực tiếp lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV tốt nghiệp ra trường về phương thức đào tạo của nhà trường ứng với thực tế sản xuất.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.3: Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ và có hiệu quả; tổ chức dạy học lý thuyết, thực hành và thực tập lao động sản xuất theo nghề đào tạo phù hợp với các yêu cầu của thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

a) Có kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học; có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất.

b) Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

c) Hàng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.



1.Mô tả:

a. Căn cứ vào chương trình khung của Bộ LĐTBXH, trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho từng nghề được Hiệu trưởng phê duyệt, phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch toàn khóa, kết hợp với các khoa tổ bộ môn xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng ngành nghề. Theo từng học kỳ, năm học có kế hoạch đào tạo chi tiết đến từng mô-đun, môn học, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. (3.3.a.01: Kế hoạch đào tạo toàn khóa năm học 2012 – 2013; 3.3.a.02: Kế hoạch giáo viên từng khoa năm học 2012 – 2013; 3.3.a.03: Tiến độ đào tạo năm học 2012 – 2013).



Tự đánh giá chỉ số 3.3.a: Đạt

b. Để đảm bảo kế hoạch đào tạo được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả, phòng Quản lý chất lượng đào tạo và Thiết bị vật tư (QLCLĐT&TBVT) đã phối hợp với phòng Đào tạo và các khoa, tổ bộ môn chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ giảng dạy, giám sát kế hoạch và nội dung giảng dạy theo đúng chương trình đào tạo của từng nghề (2.5.a.01: Kế hoạch thanh tra đào tạo năm học 2012 – 2013). Việc kiểm tra giám sát được thực hiện định kỳ hằng tháng và đột xuất qua các biện pháp như: kiểm tra kế hoạch giáo viên, lịch trình giảng dạy, giáo án, giáo trình, sổ gọi tên lên lớp, dự giờ giáo viên (2.5.a.02: Kế hoạch và nội dung kiểm tra kiểm tra hồ sơ chuyên môn học kỳ I năm học 2012 – 2013; 2.5.a.03: Quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra hồ sơ chuyên môn học kỳ I, II năm học 2011 – 2012; 2.5.a.06: Biên bản kiểm tra hồ sơ chuyên môn học kỳ I, II năm học 2011 – 2012).



Tự đánh giá chỉ số 3.3.b: Đạt

c. Trường đã tổ chức thu thập ý kiến định kỳ hằng năm, thông qua họp giao ban, họp cơ quan từng tháng, học kỳ, hội nghị CBCC, thùng thư góp ý, thông qua phiếu khảo sát để đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo. (3.3.c.01: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về chất lượng của các phương thức đào tạo; 3.3.c.02: Thông báo Kết luận của thầy Phó hiệu trưởng về Cuộc đối thoại với HSSV; 1.2.a.03: Nghị quyết Hội nghị CB-CCVC).



Tự đánh giá chỉ số 3.3.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, tiến độ thực hiện trong năm học, công tác giám sát, đánh giá thực hiện kế hoạch đào tạo đã được thực hiện thường xuyên.



b. Điểm yếu:

Khi xây dựng kế hoạch đào tạo chưa lường được một số sự kiện đột xuất, những yếu tố khách quan khác nên nhiều lớp chưa hoàn thành đúng như tiến độ đầu năm đề ra.



3. Kế hoạch:

Năm 2013, nhà trường sẽ bám sát tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp hơn.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.3 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.4: Tổ chức đào tạo liên thông.

a) Có các văn bản quy định tổ chức đào tạo liên thông của trường phù hợp với quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và pháp luật về dạy nghề.

b) Việc tổ chức đào tạo liên thông giữa ba cấp trình độ đào tạo nghề và liên thông các nghề của trường tuân thủ các quy định đã đề ra.

c) Định kỳ đánh giá công tác tổ chức đào tạo liên thông của trường.



1. Mô tả:

a. Trong quá trình xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo các nghề của trường, căn cứ vào quyết định số 53/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH về đào tạo liên thông nhà trường đã chủ động xây dựng chương trình liên thông từ CNKT bậc 3/7 lên trung cấp nghề và từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề (3.4.a.01: Chương trình đào tạo liên thông từ CNKT lên TCN, từ TCN lên CĐN; 3.4.a.02: Quyết định số 170/QĐ-CĐN ban hành Quy chế tuyển sinh của trường; 3.4.a.03: Báo cáo thực hiện tổ chức đào tạo và tổng kết đào tạo liên thông).



Tự đánh giá chỉ số 3.4.a: Đạt

b. Đại diện nhà trường, phòng Đào tạo đã tiến hành đào tạo liên thông kể từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề và hằng năm trường liên kết đào tạo liên thông học sinh tốt nghiệp bằng nghề bậc 3/7, TCN, CĐN lên đại học khối K của trường ĐH.SPKT Tp.HCM, việc đào tạo trên tuân thủ các qui định đề ra. (3.4.b.01: Biên bản họp xét tuyển và danh sách trúng tuyển hệ liên thông; 3.4.b.02: Quyết định công nhận trúng tuyển và danh sách học nghề hệ liên thông hàng năm; 3.4.b.03: Hồ sơ sinh viên hệ liên thông. Biên bản thanh tra đào tạo về công tác tuyển sinh hàng năm. Thông báo của UBND tỉnh Phú Yên về liên kết đào tạo liên thông đại học khối A, K; 3.4.b.04: Hợp đồng liên kết với trường Đại học SPKT TP.HCM).



Tự đánh giá chỉ số 3.4.b: Đạt

c. Hiện nay nhà trường đã tổ chức đào tạo liên thông từ CNKT, Trung cấp lên Cao đẳng nghề. Hàng năm nhà trường tổ chức đánh giá công tác đào tạo liên thông. (3.4.c.01: Báo cáo thực hiện tổ chức đào tạo và tổng kết đào tạo liên thông)



Tự đánh giá chỉ số 3.4.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên cho đào tạo liên thông.

Đã xây dựng đầy đủ các chương trình đào tạo liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề.

b. Điểm yếu : Không

3. Kế hoạch:

Tiếp tục lập kế hoạch tổ chức đào tạo liên cho các nghề ở các cấp trình độ khác nhau.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.4 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.5: Tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt; thực hiện phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.

a) Các hoạt động dạy nghề được thực hiện theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt và hàng năm rà soát, đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt.

b) Trường có các hình thức và phương pháp dạy học tích cực khuyến khích phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.

c) Định kỳ thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, người học nhằm tổng kết, đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học.



1. Mô tả

a. Hàng năm, phòng Đào tạo căn cứ vào kế hoạch toàn khóa của từng nghề đã được thẩm định và phê duyệt mà xây dựng kế hoạch đào tạo với mục tiêu và nội dung cụ thể cho từng học kỳ, năm học và đã được Hiệu trưởng phê duyệt. (3.5.a.01: Biên bản giám sát, thanh tra đánh giá hoạt động dạy nghề; 3.3.a.01: Kế hoạch đào tạo toàn khóa năm 2012; 3.3.a.02: Kế hoạch giáo viên từng khoa).

Căn cứ vào kế hoạch cụ thể từng học kỳ, năm học, phòng Đào tạo tham mưu BGH chỉ đào các phòng khoa liên quan thực hiện các họat động dạy và học, đồng thời từng năm có báo cáo rà soát đánh giá mức độ phù hợp giữa hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình đã được phê duyệt. (3.5.a.02: Báo cáo rà soát đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với nội dung đã được sửa đổi).

Tự đánh giá chỉ số 3.5.a: Đạt

b. Việc đổi mới và đa dạng hóa các phương pháp dạy học là nội dung trọng tâm của nhà trường. Hằng năm, trường cử giáo viên đi học, tập huấn về phương pháp dạy học mới từ các lớp dự án của TCDN, lớp quản lý hoạt động dạy nghề do TCDN tổ chức thường xuyên mở các lớp tập huấn về nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Sau khi đã được tập huấn, nhà trường đã yêu cầu các Khoa, Bộ môn tổ chức, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình lên lớp, biên soạn các giáo án giáo trình, thiết bị dạy nghề tự làm,... (3.5.b.01: Các quyết định cử giáo viên đi tập huấn các chuyên đề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức; 3.5.b.02: Biên bản Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học)

Các phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, bài tập lớn... đang được áp dụng trong quá trình dạy học. Các phương pháp dạy học đó đã giúp học sinh chủ động hơn, tự tin hơn, phát triển năng lực tự học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. (3.5.b.03: Giáo án giảng dạy của các khoa).

Tự đánh giá chỉ số 3.5.b: Đạt

c. Để đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy của các giáo viên, trường tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của HSSV đối với các mô đun, môn học của toàn bộ giáo viên trong trường. (3.5.c.01: Phiếu khảo sát của HSSV về phương pháp dạy và học) Đối với giáo viên thì tiến hành dự giờ thăm lớp (3.5.c.02: Biên bản hội giảng của các khoa). Kết quả điều tra cho thấy học sinh hứng thú với giờ giảng mà giáo viên áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, sử dụng giáo án điện tử, kết hợp các chương trình học liệu phong phú để phục vụ công tác giảng dạy.

Năm học 2011-2012, nhà trường đều tổ chức dạy hội giảng cấp khoa tiến đến hội giảng cấp trường tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm và đồng thời tìm ra những nhân tố mới trong công tác dạy học dự thi hội giảng cấp tỉnh và cấp toàn quốc. (3.5.c.03: Quyết định thành lập ban tổ chức, ban giám khảo và danh sách giáo viên tham gia hội giảng cấp trường; 3.5.c.04: Báo cáo kết quả hội giảng)

Tự đánh giá chỉ số 3.5.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Các hoạt động dạy nghề được thực hiện theo nội dung chương trình đã được phê duyệt. Định kỳ hàng năm tổ chức dạy và dự giờ rút kinh nghiệm.

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực hoá người học một cách hiệu quả.

b. Điểm yếu :

Riêng đối với giáo viên hệ Sơ cấp nghề còn hạn chế trong việc áp dụng các phương pháp dạy học mới.



3. Kế hoạch

Trong thời gian đến trường tổ chức rà soát đánh giá mức độ phù hợp giữa các hoạt động dạy nghề với mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt. Bên cạnh đó tăng cường các hoạt động như hội thảo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các khoa, tổ bộ môn.

Xây dựng cơ chế động viên, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.5 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.6: Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình, phản hồi kịp thời cho người học, đảm bảo đánh giá nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù của mô-đun, môn học.

a) Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

b) Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình và phản hồi kịp thời cho người học.

c) Có biện pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập và đặc thù mô-đun, môn học.



1. Mô tả

a. Căn cứ vào Quyết định 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24/7/2007 ban hành Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo phòng Đào tạo xây dựng quy chế thi và kiểm tra của trường trên cơ sở cụ thể hóa quy chế của Bộ (3.6.a.01: Quyết định 404A/QĐ-CĐN ngày 29/09/2008 ban hành quy chế thi và kiểm tra của trường trên cơ sở cụ thể hóa quy chế của Quyết định 14/2007 của Bộ LĐTBXH). Quy chế được bổ sung và hoàn thiện với sự góp ý của các giáo viên các khoa thông qua các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường (3.6.a.02: Biên bản các cuộc họp Hội đồng sư phạm), hội nghị đánh giá phương pháp dạy học tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh như trắc nghiệm, vấn đáp, bài tập nhóm. (3.6.a.03: Biên bản hội nghị đánh giá phương pháp dạy học tích cực đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh).



Tự đánh giá chỉ số 3.6.a: Đạt

b. Việc đánh giá coi trọng quá trình học tập của HSSV được thể hiện rõ trong đề cương chi tiết của mỗi môn học, mô đun và trong quy chế qui định thi, kiểm tra và công nhận tốt của trường; nếu HSSV nào không được đánh giá định kỳ thì không đủ điều kiện kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. (3.6.a.01: Quyết định 404A/QĐ-CĐN ngày 29/09/2008 ban hành quy chế thi và kiểm tra của trường trên cơ sở cụ thể hóa quy chế của Quyết định 14/2007 của Bộ LĐTBXH) Qua đó các giáo viên thực hiện đúng theo quy chế đã đề ra, đánh giá kết quả học tập của HSSV theo hướng coi trọng quá trình, đảm bảo số bài kiểm tra định kỳ, và phản hồi kịp thời cho HSSV. (3.6.b.01: Đề thi, đáp án, phiếu chấm thi các bài kiểm tra kết thúc môn; 3.6.b.02: Đề thi, đáp án, phiếu chấm thi các bài thi tốt nghiệp).



Tự đánh giá chỉ số 3.6.b: Đạt

c. Quy trình tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thi tốt nghiệp được nhà trường thực hiện nghiêm túc, khách quan từ việc tổ chức kiểm tra, thi: ra đề thi, coi thi, chấm thi, tổng hợp và thông báo kết quả. Các bài thi viết được rọc phách, do 2 giáo viên chấm độc lập. Thi vấn đáp do 2 giáo viên hỏi thi. Các bài thi thực hành đều có mã hóa sản phẩm, có biên bản chấm thi do 2 giáo viên chấm. (3.6.c.01: Các Quyết định thành lập Hội đồng thi, ban ra đề thi, coi chấm thi thực hiện theo đúng quy trình; 3.6.c.02: Kết quả thi và Quyết định công nhận kết quả thi tốt nghiệp).



Tự đánh giá chỉ số 3.6.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học thể hiện tính nghiêm túc, công bằng. Các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù môn học, phương thức, hình thức và mục tiêu đào tạo. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng quá trình học. Kịp thời phản ánh kết quả học tập cho người học và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Đề thi, kiểm tra được sử dụng từ ngân hàng đề thi của nhà trường.



b. Điểm yếu: Không

3. Kế hoạch

Trong thời gian đến trường sẽ tiếp tục bổ sung đề thi vào ngân hàng đề thi của nhà trường.



4. Tự đánh giá đạt mức: 2 điểm
Tiêu chuẩn 3.7: Nghiên cứu khoa học

a) Có chính sách và biện pháp khuyến khích cán bộ, giáo viên nghiên cứu khoa học.

b) Có các kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy nghề và ứng dụng vào thực tiễn.

c) Hàng năm có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các báo, tạp chí, các ấn phẩm khoa học quốc tế, trung ương và địa phương.



1. Mô tả

a. Hằng năm, để nâng cao chất lượng học liệu, tài liệu tham khảo cho HSSV nhà trường khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), làm sáng kiến kinh nghiệm (SKKN). (3.7.a.01: Sổ đăng ký giao ước thi đua hằng năm) Khi giáo viên, cán bộ đăng ký tham gia NCKH sẽ được nhà trường tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí theo quy chế khen thưởng cho công tác NCKH của trường. (3.7.a.02: Văn bản quy định về sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học; 3.7.a.03: Quyết định khen thưởng cho các cá nhân đạt giải của sáng kiến kinh nghiệm và NCKH)



Tự đánh giá chỉ số 3.7.a: Đạt

b. Hưởng ứng phong trào nghiên cứu khoa học một số cán bộ, giáo viên đã làm đề tài SKKN và NCKH. Trong năm 2012, Hội đồng Xét duyệt đề tài, sáng kiến kinh nghiệm và tổ chức thẩm định, nghiệm thu 02 đề tài nghiên cứu khoa học, 07 sáng kiến kinh nghiệm trên tổng số 23 đề tài đăng ký đầu năm. (3.7.b.01: Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài SKKN/ NCKH cấp trường năm 2012; 3.7.b.02: Quyết định về việc phê duyệt đề cương thuyết minh và dự toán kinh phí đề tài SKKN/NCKH) Kết quả đạt 07 đề tài xếp loại A và 02 xếp loại B (3.7.b.03: Biên bản nghiệm thu đề tài SKKN/NCKH; 3.7.b.04: Quyết định về việc công nhận và cho công bố kết quả nghiên cứu của đề tài SKKN/NCKH; 3.7.b.05: Biên bản nghiệm thu hợp đồng triển khai thực hiện đề tài SKKN/NCKH năm 2012). Ngoài ra, một số giáo viên Khoa Điện – Điện tử còn tham gia 01 đề tài khoa học cấp Tỉnh. (3.7.b.05: Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đề tài NCKH cấp tỉnh; 3.7..b.06: Hợp đồng triển khai thực hiện đề tài NCKH cấp tỉnh) đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.



Tự đánh giá chỉ số 3.7.b: Đạt

c. Trong năm 2012, đội ngũ CBGV-CNV của trường mặc dù có nhiều SKKN và NCKH tuy nhiên chưa có bài báo, công trình nghiên cứu nào được đăng trên tạp chí khoa học tri thức, các ấn phẩm khoa học quốc tế, trung ương và địa phương.



Tự đánh giá chỉ số 3.7.c: Không đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Có cơ chế quản lý và chủ trương khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi, cho cán bộ, giáo viên học tập nghiên cứu khoa học.



b. Điểm yếu:

Chưa có các bài báo, công trình NCKH được đăng báo, tạp chí.



3. Kế hoạch:

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục phát động phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và có chế độ chính sách khuyến khích CBGV-CNV tích cực tham gia NCKH, SKKN. Đặc biệt quan tâm đến các đề tài cấp tỉnh.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.7 đạt: 1 điểm
Tiêu chuẩn 3.8: Hợp tác quốc tế

a) Tham gia các dự án nghiên cứu và chuyển giao công nghệ do các tổ chức quốc tế triển khai, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngành hoặc cả nước.

b) Có liên kết đào tạo hoặc triển khai các hoạt động hợp tác với các trường nước ngoài, các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên của trường.

c) Kết quả của các hoạt động hợp tác quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, phát triển nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường.



1. Mô tả

a. Trường được Bộ LĐTBXH chọn là trường được đầu tư nghề trọng điểm từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 (3.8.a.01: Quyết định số 826/QĐ-BLĐTBXH ngày 07/07/2011 của Bộ LĐTBXH Về việc phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015). Các giáo viên của trường được cử đi học, tập huấn trong và ngoài nước, cụ thể: tại Malaysia 02 giáo viên do Tổng cục dạy nghề tổ chức (3.8.a.02: Quyết định số 729/QĐ-CĐN ngày 26/09/2012 Về việc cử giáo viên Trần Công Hòa và Nguyễn Thị Minh Trà tham dự khóa đào tạo tại Malaysia); các giáo viên được cử đi học các chuyên đề gồm: Quản trị khách sạn, Kỹ thuật chế biến món ăn,... (3.8.a.03: Các quyết định cử giáo viên đi tập huấn các chuyên đề do Tổng cục Dạy nghề tổ chức).



Tự đánh giá chỉ số 3.8.a: Đạt

b. Trong năm 2012, do một số điều kiện khách quan trường chưa thực hiện được việc liên kết đào tạo với các trường nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên, trường có cử 01 cán bộ giáo viên trong trường tham gia chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Australia của dự án phát triển giáo viên THPT & TCCN (3.8.b.01: Quyết định số 774/QĐ-CĐN ngày 11/10/2012 Về việc cử giáo viên Lê Văn Anh đi tập huấn chuyên môn) và cử 01 giáo viên đi bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh trong nước. (3.8.b.02: Quyết định số 714/QĐ-CĐN ngày 20/09/2012 Về việc cử cán bộ Lê Xuân Sơn đi bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh trong nước theo Đề án 165)



Tự đánh giá chỉ số 3.8.b: Đạt

c. Kết quả các hoạt động hợp tác quốc tế giúp trường, cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn trong thời gian đến, nhận được sự chuyển giao công nghệ mới, trang thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện nay và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, người sử dụng lao động (3.8.c.01: Quyết định 718/QĐ-CĐN Về việc cử giáo viên Trần Thị Thúy Hằng dự Hội nghị bàn giao, tiếp nhận bộ sản phẩm tiêu chuẩn kỹ năng nghề, chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề, ngân hàng đề thi và phương pháp đánh giá cho 08 nghề chuyển giao từ Malaysia)



Tự đánh giá chỉ số 3.8.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Sự hợp tác đã mang lại hiệu quả trong đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên và góp phần vào sự phát triển bền vững của nhà trường.



b. Điểm yếu :

Tuy có sự ký kết với các tổ chức quốc tế nhưng chưa mang lại hiệu quả lớn về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường.



3. Kế hoạch:

Trong thời gian đến trường tiếp tục thúc đẩy triển khai thực hiện dự án ADB nhằm mang lại lợi ích kinh tế và nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 3.8 đạt: 2 điểm



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương