TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề



tải về 2.32 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

3.2.2 TIÊU CHÍ 2: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ


Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên có cơ cấu tổ chức bộ máy mặc dù chưa phù hợp với quy định của nhà nước. Nhưng tập thể cố gắn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ để phát triển trường ngày còn hoàn thiện hơn.

Qui chế chi tiêu nội bộ mỗi năm có thay đổi, bổ sung và điều chỉnh phù hợp.



Tiêu chuẩn 2.1: Trường có hệ thống văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý và được thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh.

a) Có đầy đủ các văn bản quy định về tổ chức, cơ chế quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các đơn vị trong trường.

b) Có quy chế dân chủ tạo môi trường để giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch của trường, giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người học.

c) Các quy định về tổ chức và cơ chế quản lý của trường được rà soát, điều chỉnh định kỳ.



1. Mô tả:

a. Công tác quản lý của trường thực hiện theo chế độ thủ trưởng và dựa vào qui chế, đảm bảo quyền tự chủ và chịu trách nhiệm của các khoa chuyên môn, các phòng chức năng trong trường.

Việc thành lập và các qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, khoa, tổ chuyên môn được thể hiện theo Điều lệ trường Cao đẳng Nghề Phú Yên. (1.1.b.01: Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 Về việc ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐN Phú Yên; 1.1.b.02: Điều lệ trường CĐN Phú Yên; 2.1.a.01: Quyết định thành lập các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trường)

Tự đánh giá chỉ số 2.1.a: đạt

b. Trường xây dựng quy chế dân chủ Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước. Để đảm bảo tính dân chủ và hiệu quả hoạt động, hàng năm trường tổ chức hội nghị cán bộ công chức tổng kết những thành quả hoạt động trong năm và đưa những kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể cho năm tiếp theo dựa trên những đóng góp ý kiến và có sự thống cao của CBCC-VC. (2.1.b.01: Quyết định ban hành Quy chế dân chủ trường cao đẳng nghề Phú Yên; 1.1.c.01: Báo cáo tổng kết Hội nghị CBCC-VC; 1.2.a.03: Nghị quyết Hội nghị CBCC-VC; 2.1.b.02: Biên bản Hội nghị CBCC-VC; 1.1.c.08: Biên bản đối thoại HSSV; 2.1.b.03: Biên bản họp giữa BGH với GVCN; 2.1.b.04: Biên bản họp giữa BGH với cán sự lớp; 2.1.b.05: Biên bản họp GVCN với cán sự lớp)



Tự đánh giá chỉ số 2.1.b: đạt

c. Việc xây dựng quy định về công tác tổ chức, nhân sự chưa được xây dựng điều chỉnh theo hàng năm, cơ chế quản lý luôn luôn thay đổi với điều kiện thực tế của trường.

Phòng HC –TC có đầy đủ các văn bản qui định về tổ chức và cơ chế quản lý và kế hoạch phát triển cũng như phương hướng hoạt động của trường được phổ biến công khai để CBCC-VC đóng góp ý kiến và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Các văn bản nội bộ thực hiện hàng năm được rà soát bổ sung sửa đổi trong Hội nghị CBCC-VC, đảm bảo đúng qui định của Pháp luật và phù hợp với thực tế của đơn vị. (2.1.b.02: Biên bản Hội nghị CBCC-VC; 1.1.c.08: Biên bản đối thoại HSSV; 2.1.b.03: Biên bản họp giữa BGH với GVCN; 2.1.b.04: Biên bản họp giữa BGH với cán sự lớp; 2.1.b.05: Biên bản họp GVCN với cán sự lớp)

Tự đánh giá chỉ số 2.1.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có đầy đủ các văn bản qui định rõ về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các bộ phận được phân cấp hợp lí, có quyền chủ động và thể hiện vai trò trách nhiệm trong công việc. Công tác quản lí được thể chế hóa bằng các qui định. Kế hoạch được thực hiện và đánh giá theo định kì hàng tháng, học kì, năm học.



b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục cải tiến nhằm nâng cao năng lực quản lí, năng lực chuyên môn của các cấp trưởng, phó các bộ phận trong nhà trường.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.1 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 2.2: Có cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước cũng như với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của trường và hoạt động có hiệu quả.

a) Có Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, các hội đồng tư vấn, các đơn vị quản lý, phòng chức năng, các khoa, bộ môn trực thuộc trường phù hợp với cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo của trường.

b) Có sự phân công, phân cấp hợp lý, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong trường.

c) Các đơn vị trong trường hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và đạt hiệu quả cao.



1. Mô tả:

a. Căn cứ Quyết định thành lập trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, cơ cấu tổ chức bộ máy của trường hoạt động theo Điều lệ Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, nhà trường đã được UBND tỉnh phê duyệt Hội đồng trường. Tuy nhiên, trong năm học 2011 trường xảy ra vụ án nên năm 2012 UBND tỉnh phê duyệt bổ sung Hội đồng trường. Ngoài ra, Phòng HC–TC đề xuất thành lập bổ sung mới một số hội đồng nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động và phát triển trường như: Hội đồng thanh lý tài sản, Hội đồng TĐKTCLĐT,... (1.1.a.04: Quyết định thành lập Hội đồng trường; 2.2.a.01: Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn; 2.1.a.01: Quyết định thành lập các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trường; 2.2.a.02: Cơ cấu ngành nghề, và quy mô đào tạo của trường)



Tự đánh giá chỉ số 2.2.a: đạt

b. Căn cứ vào các văn bản của tỉnh về phân công, phân cấp cán bộ quản, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập các phòng, khoa, tổ bộ môn. Theo đó có sự phân cấp quản lý rõ ràng của từng đơn vị trong nhà trường, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng chức năng, các khoa chuyên môn trong nhà trường (1.1.b.01: Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 Về việc ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐN Phú Yên; 2.2.b.01: Các văn bản của tỉnh về phân công, phân cấp cán bộ quản lí; 2.1.a.01: Quyết định thành lập các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc trường)

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng, khoa được cụ thể hoá từ chức năng, nhiệm vụ được qui định trong Quy chế tổ chức và hoạt động, Điều lệ trường CĐN Phú Yên. (1.1.b.02: Điều lệ trường CĐN Phú Yên)

Kết quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc trường được báo cáo theo từng giai đoạn cụ thể. (2.2.b.02: Báo cáo hoạt động của từng bộ phận, phòng, khoa trong trường).



Tự đánh giá chỉ số 2.2.b: đạt

c. Căn cứ vào chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận để chỉ đạo điều hành đạt được hiệu quả cao hơn. Các trưởng Phòng, Khoa, Tổ bộ môn quyết định các hoạt động tại đơn vị do mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của đơn vị đảm bảo đúng với chủ trương của lãnh đạo nhà trường, đúng pháp luật; có mối quan hệ phối hợp để giải quyết những công việc mang tính chất liên quan đến nhiều đơn vị trong trường do đó công việc được giải quyết đúng tiến độ và hiệu quả. Đây chính là sự thể hiện công tác phối hợp tốt trong công việc và xây dựng được quy trình làm việc chặt chẽ giữa các đơn vị trong trường (1.1.b.01: Quyết định số 2543/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 Về việc ban hành về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường CĐN Phú Yên; 1.1.b.02: Điều lệ trường CĐN Phú Yên; 2.2.c.01: Quyết định bổ nhiệm các chức danh; 2.2.b.02: Báo cáo hoạt động của từng bộ phận, phòng, khoa trong trườn; 2.2.c.02: Báo cáo tổng kết hoạt động của Trường CĐN Phú Yên; 2.2.c.03 :Biên bản xét thi đua hàng tháng, học kì, năm học; 2.2.c.04: Quyết định khen thưởng phòng, khoa bộ phận, trường)



Tự đánh giá chỉ số 2.2.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng, khoa chuyên môn, tổ bộ môn được qui định cụ thể, rõ ràng và hoạt động có hiệu quả.



b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục thực hiện đánh giá và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về việc tiếp cận các trường đào tạo nghề nhằm xây dựng mục tiêu và nhiệm vụ theo định hướng đào tạo nghề đạt chuẩn.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 2.3: Công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.

a) Có quy hoạch giáo viên, cán bộ quản lý; có kế hoạch, chính sách, quy trình, biện pháp phù hợp để tuyển dụng giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Nhà nước và nhu cầu về số lượng theo cơ cấu tổ chức của trường.

b) Có kế hoạch, quy trình, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế của trường.

c) Có chính sách khuyến khích, có kế hoạch, biện pháp thực hiện có kết quả kế hoạch ngắn hạn, dài hạn bồi dưỡng cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.



1. Mô tả:

a. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ viên chức hàng năm trường đều có kế hoạch chỉ tiêu biên chế xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế, tuyển dụng bổ sung GV nhân viên cho các phòng khoa theo nhu cầu. Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện việc qui hoạch đào tạo GV nhằm tăng cường năng lực đội ngũ GV như: cho GV học sau đại học,... (2.2.b.01: Các văn bản của tỉnh về phân công, phân cấp cán bộ quản lí; 2.3.a.01: Quy định tuyển dụng giáo viên (Sở nội vụ); 2.3.a.02: Chính sách hổ trợ sau đại học (tỉnh, trường); 2.3.a.03: Quyết định về chuẩn hóa đội ngũ giáo của UBND tỉnh; 2.3.a.04: Danh sách cán bộ, giáo viên thuộc diện quy hoạch, văn bản thể hiện quy trình quy hoạch (văn bản hướng dẫn, biên bản họp,..))



Tự đánh giá chỉ số 2.3.a: đạt

b. Nhà trường có kế hoạch, phương pháp đánh giá, phân loại giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thực tế của trường. Quy trình đánh giá, phân loại giáo viên được tiến hành theo quy định của Tổng cục dạy nghề. (2.3.b.01: Công văn số 1329/TCDN-GV ngày 11/08/2011 Về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên, giảng viên dạy nghề theo chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề; 2.3.b.02: Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại giáo viên của Trường CĐN Phú Yên năm 2012) Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch tổ chức hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp khoa, trường. (2.3.b.03: Qui định công tác thi đua của nhà trường; 2.3.b.04: Đăng kí giao ước thi đua hàng năm; 2.3.b.05: Kế hoạch hội giảng cấp khoa, trường; 2.3.b.06: Qui chế khen thưởng; .2.2.c.03: Biên bản xét thi đua hàng tháng, học kì, năm học; 2.3.b.07: Các quyết định khen thưởng). Đối với cán bộ quản lý, nhà trường tiến hành đánh giá hàng năm theo quy định của Chính phủ và Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên. (2.3.b.08: Quyết định số 11/1998-TCCP_CCVC ngày 05/01/1998 của Bộ trưởng – Trưởng ban TCCP Về việc ban hành quy chế đánh giá công chức hàng năm; 2.3.b.09: Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về quy chế đánh giá cán bộ công chức; 2.3.b.10: Quyết định số 155-QĐ/TU ngày 09/11/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên về quy chế đánh giá cán bộ công chức; 2.3.b.11: Công văn số 295-CV/TU ngày 08/01/2012 Về việc kiểm điểm, đánh giá cán bộ công chức năm 2012; 2.3.b.12: Báo cáo Về việc kiểm điểm, đánh giá lãnh đạo thuộc diện Ban thường vụ Tỉnh ủy và Ban cán sự Đảng ủy tỉnh Phú Yên quản lý của trường CĐN Phú Yên năm 2012)



Tự đánh giá chỉ số 2.3.b: đạt

c. Hàng năm Phòng HC –TC thực hiện theo các công văn cấp trên đăng ký bồi dưỡng cán bộ quản lý về nghiệp vụ quản lý nhà nước cũng như lý luận chính trị, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn . (2.3.c.01: Quyết định số 578/QĐ-CĐN ngày 21 tháng 8 năm 2012 Về việc cử Giáo viên tham gia khóa Đào tạo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề tại Malaysia đối với nghề: Kỹ thuật chế biến món ăn; 2.3.c.02: Kế hoạch Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ sau quy hoạch giai đoạn 2015 – 2020; 2.3.c.03: Kế hoạch Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ Cán bộ trong quy hoạch giai đoạn 2015 – 2020)



Tự đánh giá chỉ số 2.3.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Hàng năm có xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBGV, chiến lược tuyển dụng GV, nhân viên trên cơ sở định hướng phát triển của trường.

Luôn tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí cho CBGV đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.

b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Tiếp tục cử CBGV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lý luận chính trị. Xây dựng quy hoạch và tạo điều kiện cho GV đăng ký nghiên cứu sinh.



  1. Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.3 đạt: 2 điểm


Tiêu chuẩn 2.4: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức xã hội, đoàn thể có vai trò tích cực trong hoạt động của trường.

a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường làm tốt chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp theo Quyết định số 97/QĐ-TW ngày 22/3/2004 của Ban Bí thư.

b) Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong trường tập hợp được CBQL, GV, nhân viên, người học, hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ của tổ chức.

c) Các tổ chức xã hội, đoàn thể trong trường hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy nghề.



1. Mô tả:

a. Chi bộ hiện tại có 24 đảng viên. Trong đó đảng viên là CBQL và GV chiếm trên 85%. Ngoài ra Chi bộ còn thường xuyên tổ chức quán triệt kịp thời các chủ trương, Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên, kịp thời phổ biến đến từng đảng viên trong chi bộ thông qua sinh hoạt định kỳ, cụ thể hóa bằng chương trình công tác tháng, từng quí theo kế hoạch đề ra. Chi bộ liên tục nhiều năm liền giữ vững danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh”, được Đảng ủy Dân Chính Đảng tỉnh Phú Yên công nhận. (2.4.a.01: Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của Chi bộ; 2.4.a.02: Qui chế làm việc của Cấp ủy; 2.4.a.03: Báo cáo hoạt động của Chi bộ; 2.4.a.04: Danh hiệu thi đua đạt được của Chi bộ; 2.3.a.05: Phân loại đảng viên năm 2012; 2.4.a.06: Biên bản họp Chi bộ)



Tự đánh giá chỉ số 2.4.a: Đạt

b. Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên trường được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ quy định của các tổ chức xã hội, đoàn thể, trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt tổ chức Công đoàn. Tổ chức Đoàn thanh niên hoạt động theo đúng điều lệ Đoàn và dưới sự chỉ đạo của Đoàn khối các Cơ quan Dân chính đảng tỉnh Phú Yên.

Công đoàn đã phối hợp với BGH nhà trường thực hiện các quy định trong Qui chế dân chủ của cơ quan, thực hiện “Nghị quyết Hội nghị CBCC-VC hàng năm”. (1.2.a.03: Nghị quyết Hội nghị CBCC-VC)

Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên và Chính quyền luôn gắn bó và hoạt động trên cơ sở các kế hoạch và nghị quyết đã thống nhất; trong cấp ủy có phân công phụ trách để chỉ đạo kịp thời hoạt động 2 tổ chức đoàn thể. Các đoàn thể tập hợp CBCC-VC, HSSV tham gia nhiều hoạt động xã hội, hoạt động phong trào, tổ chức tốt các hoạt động thi đua tạo không khí sôi nổi vui tươi lành mạnh trong nhà trường. (2.4.b.01: Báo cáo hoạt động của Công đoàn năm 2012; 2.4.b.02: Báo cáo hoạt động của Đoàn trường năm 2012; 2.4.b.03: Quyết định khen thưởng của Công đoàn năm 2012; 2.4.b.04: Quyết định khen thưởng của Đoàn trường năm 2012; 2.4.b.05: Bằng khen, danh hiệu các tổ chức, đoàn thể đạt được năm 2012)



Tự đánh giá chỉ số 2.4.b: Đạt

c. Ban chấp hành Công đoàn trường luôn có kế hoạch tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và cuối năm bình xét phân loại đoàn viên, bình chọn đoàn viên công đoàn xuất sắc đề nghị Công đoàn cấp trên khen thưởng. Vận động đoàn viên GV tham gia hội giảng GV dạy giỏi, áp dụng phương pháp tích cực hoá người học, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBGV trong nhà trường. Câu lạc bộ nữ công luôn tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống của chị em phụ nữ trong trường như tổ chức ngày 8-3, 20-10 với nhiều hình thức để hoạt động được đa dạng tạo không khí lành mạnh vui tươi, cũng như quan tâm đến các em thiếu nhi là con em của CBGV trong nhà trường, kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức ngày 1 - 6, vui tết trung thu. Công đoàn trường luôn vận động các đoàn viên tham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ đồng bào lũ lụt, đồng thời hỗ trợ các đoàn viên công đoàn trong nhà trường trong việc ốm đau, hay gia đình có việc, tổ chức hoạt động văn thể mỹ nhân các ngày lễ lớn, động viên cán bộ viên chức nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của đơn vị Hàng năm, nhằm đem lại những hoạt động thật hiệu quả cho đơn vị. Nhiều năm liền tổ chức Công Đoàn nhà trường được tặng bằng khen : “Có thành tích trong công tác xây dựng Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc”. (2.4.b.01: Báo cáo hoạt động của Công đoàn năm 2012; 2.4.b.03: Quyết định khen thưởng của Công đoàn năm 2012; 2.4.b.05: Bằng khen, danh hiệu các tổ chức, đoàn thể đạt được năm 2012)

Đoàn trường thường xuyên tổ chức các phong trào văn thể mỹ chào mừng các ngày lễ lớn. Hàng năm đều tổ chức cho đoàn viên tham quan hè nhằm khích lệ đoàn viên có thành tích xuất sắc, vận động đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động ngoại khóa như tham gia tình nguyện hè, đóng góp công trình thanh niên, lắp đặt đèn quạt cho các trường tiểu học vùng sâu… cũng như vận động đoàn viên thanh niên tham gia tư vấn tuyển sinh trong nhà trường. Công tác tập hợp thanh niên, giáo dục truyền thống có những chuyển biến tốt, tích cực trong những năm qua. Đoàn thanh niên trường luôn đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên do Trung ương đoàn và Tỉnh đoàn khen tặng. (2.4.b.02: Báo cáo hoạt động của Đoàn trường năm 2012; 2.4.b.04: Quyết định khen thưởng của Đoàn trường năm 2012; 2.4.b.05: Bằng khen, danh hiệu các tổ chức, đoàn thể đạt được năm 2012)

Qua kết quả hoạt động của các đoàn thể trong trường đã góp một phần không nhỏ giúp cho việc đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả cao.



Tự đánh giá chỉ số 2.4.c: Đạt

2. Đánh giá :

a. Điểm mạnh:

Tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường phát huy được sức mạnh tập thể tạo được không khí thi đua trong giảng dạy, học tập và phục vụ. Nội bộ đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ.

Chi bộ nhà trường đã thực hiện tốt vai trò lãnh đạo có phân công, tập trung chỉ đạo theo nghị quyết và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên. Các đoàn thể trong trường đã góp phần không nhỏ giúp cho việc đào tạo của nhà trường đạt hiệu quả cao.

b. Điểm yếu:

Không


3.Kế hoạch:

Hàng năm Chi bộ nhà trường lãnh đạo tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên thực hiện tốt nhiệm vụ theo chỉ đạo của Liên đoàn lao động tỉnh Phú Yên và Đoàn khối Cơ quan dân chính đảng tỉnh, tổ chức tốt các hoạt động phong trào mang tính giáo dục cao, phù hợp với đặc điểm nhà trường, sắp xếp bố trí thời gian hợp lý hạn chế ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường.



4. Đánh giá tiêu chuẩn 2.4 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 2.5: Trường thực hiện và cải tiến thường xuyên công tác kiểm tra

a) Trường thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra theo kế hoạch.

b) Sử dụng kết quả kiểm tra vào quá trình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của trường.

c) Định kỳ cải tiến phương pháp và công cụ kiểm tra các hoạt động của trường.



1. Mô tả:

a. Hệ thống thanh tra nhà trường gồm: ban Thanh tra Nhân dân, Thanh tra Đào tạo, Thanh tra Công vụ. (2.5.a.01: Quyết định thành lập ban Thanh tra nhân dân; 2.5.a.02: Quyết định thành lập tổ Thanh tra đào tạo; 2.5.a.03: Quyết định thành lập tổ Thanh tra Công vụ)

Hàng năm ban Thanh tra Nhân dân xây dựng kế hoạch thanh tra giám sát, tiến hành phối hợp với các đơn vị chức năng để xử lý, giải quyết các công việc liên quan, có tổng kết định kỳ, đánh giá và báo cáo BGH. Ban thanh tra nhân dân nhà trường thực hiện việc kiểm tra giám sát các hoạt động của nhà trường như chỉ tiêu thi đua của các Phòng, Khoa đăng ký từ đầu năm học, thực hiện chế độ chính sách... (2.5.a.04: Quy chế hoạt động của ban Thanh tra Nhân dân, 2.5.a.05: Báo cáo kết quả hoạt động của ban Thanh tra Nhân dân)

Đầu năm học, tổ Thanh tra Đào tạo lên kế hoạch kiểm tra sổ sách, giáo án các khoa theo từng học kỳ, giai đoạn. Sau đó, tổ Thanh tra Đào tạo tổng hợp và báo cáo lên BGH. (2.5.a.06: Kế hoạch thanh tra đào tạo năm học 2012 – 2013)



Tự đánh giá chỉ số 2.5.a: Đạt

b. Thông qua thực hiện kế hoạch đề ra, việc kiểm tra định kỳ và thường xuyên, đột xuất các bộ phận thanh tra, giám sát của nhà trường báo cáo lãnh đạo nhà trường để có hướng xử lý giải quyết kịp thời nhằm giải đáp thắc mắc của CBGV và học sinh trong nhà trường trong các cuộc họp giao ban và sinh hoạt chào cờ hàng tuần, chỉ đạo các hoạt động cho phù hợp với nghị quyết đã đề ra, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường (2.5.a.05: Báo cáo kết quả hoạt động của ban Thanh tra Nhân dân; 2.5.b.01: Báo cáo kết quả kiểm tra đột xuất của tổ Thanh tra Đào tạo; 2.5.b.02: Kết quả xét thi đua hằng tháng).



Tự đánh giá chỉ số 2.5.b: Đạt

c. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát có sự phối hợp với các bộ phận và được điều chỉnh về phương pháp, công cụ thường xuyên phù hợp với từng nội dung, đối tượng. (2.5.c.01: Tài liệu thể hiện việc cải tiến phương pháp và công cụ kiểm tra hoạt động của trường)



Tự đánh giá chỉ số 2.5.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Đội ngũ cán bộ thanh tra của nhà trường đã được tham gia các lớp tập huấn về công tác thanh tra đào tạo nghề và là cộng tác viên thanh tra tổng cục dạy nghề. Nên việc thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy nghề của nhà trường được lên kế hoạch hàng năm. Qua thanh tra, kiểm tra đánh giá đã giúp cho đội ngũ viên chức giáo viên ý thức được trách nhiệm thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ của mình và qua đó đã đề ra và thực hiện tốt các giải pháp cải tiến, nâng cao hiệu quả đào tạo.



b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Hàng năm nhà trường tiếp tục cải tiến phương pháp và nội dung thanh tra, tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra trong nhà trường.



4.Tự đánh giá tiêu chuẩn 2.5 đạt: 2 điểm



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương