TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề


Cơ sỞ vẬt chẤt, thư viỆn, tài chính



tải về 2.32 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

5. Cơ sỞ vẬt chẤt, thư viỆn, tài chính:


5.1. Diện tích đất:

- Tổng diện tích đất 46.173 m2, trong đó:

+ Diện tích xây dựng: 11.314 m2

+ Diện tích cây xanh, lưu không: 34.859 m2



5.2. Diện tích hạng mục và công trình:

TT

Hạng mục, công trình

Tổng diện tích (m2)

Đã xây dựng (m2)

Đang xây dựng

Diện tích (m2)

Thời gian hoàn thành



















1

Khu hiệu bộ

756










2

Phòng học lý thuyết

528










3

Xưởng thực hành

4.351










4

Khu phục vụ













4.1

Thư viện

229










4.2

Ký túc xá

3268










4.3

Nhà ăn

418,2










4.4

Trạm y tế

50










4.5

Khu thể thao

372










5

Phòng Tin học – Ngoại ngữ

202,8










6

Phòng thí nghiệm

101










7

Hội trường

520










8

Nhà khách

518













Tổng

11314











5.3. Tổng số đầu sách trong thư viện của trường: 1.483 đầu sách

Tổng đầu sách thuộc nghề đào tạo của trường: 1.153 đầu sách



5.4. Tổng số máy tính của trường: 114

  • Dùng cho văn phòng: 46

  • Dùng cho học sinh học tập: 68

5.5. Tổng kinh phí đào tạo trong 3 năm trở lại đây:

  • Năm 2009: 7.096.792.658 VNĐ

  • Năm 2010: 7.080.321.235 VNĐ

  • Năm 2011: 7.098.545.134 VNĐ

5.6. Tổng thu học phí (chỉ tính hệ chính quy) trong 3 năm trở lại đây:

  • Năm 2009: 2.694.436.500 VNĐ

  • Năm 2010: 2.271.850.000 VNĐ

  • Năm 2011: 2.375.800.000 VNĐ

PHẦN II: KẾT QUẢ TỰ KIỂM ĐỊNH CỦA TRƯỜNG




1. ĐẶt vẤn đỀ:

1.1. Sự cần thiết của hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề:


Kiểm định chất lượng dạy nghề là một hoạt động có yêu cầu cao về tính khoa học, khách quan, công bằng, đồng thời bảo đảm tính thiết thực, chống hình thức, chống sự tùy tiện. Một trong những điều kiện, tiền đề không thể thiếu để đáp ứng các yêu cầu nói trên là: hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề (TKĐCLDN) cần được dựa trên cơ sở pháp lý chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là hoạt động TKĐCLDN được tiến hành trên cơ sở pháp luật và theo các quy định của pháp luật.

Đối với bản thân các đơn vị thuộc CSDN, tự kiểm định chất lượng (TKĐCL) có vai trò như là một động lực bên trong với sự hỗ trợ, khuyến khích từ bên ngoài giúp đơn vị có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện, đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá, nâng cao năng lực hoạt động của mình để tiến tới xây dựng một CSDN có chất lượng cao. Vì vậy, TKĐCLDN là một hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động quản lý của từng đơn vị thuộc CSDN.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, thực hiện kế hoạch TKĐCLDN năm 2012, trường CĐN Phú Yên đã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tự kiểm định. Quá trình tự kiểm định đã huy động được sự tham gia của cán bộ quản lý (CBQL), nhân viên của đơn vị.

1.2. Vai trò của hoạt động tự kiểm định chất lượng dạy nghề:


Hoạt động TKĐCLDN là một hoạt động có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với từng đơn vị cơ sở dạy nghề. Nói cụ thể hơn, TKĐCLDN có vai trò quan trọng trên các phương diện sau:

a) Đối với người học, mục đích của các dịch vụ cho người học là nhằm đáp ứng những đòi hỏi, sự ham muốn và phát huy các khả năng tiềm tàng của người học đối với các chương trình dạy nghề. Dịch vụ nhân sự cho người học phải xây dựng các chương trình định hướng và lập hệ thống hồ sơ nhân sự phù hợp gồm: dịch vụ tư vấn cá nhân; chương trình định hướng cho học sinh- sinh viên; dịch vụ lưu giữ các hồ sơ của người học; dịch vụ tài chính cho người học; dịch vụ ăn và ở; dịch vụ giới thiệu việc làm, ...

    Vì thế, kiểm định chất lượng (KĐCL) sẽ đảm bảo độ tin cậy đối với cơ sở dạy nghề hay một chương trình dạy nghề mà người học đó đang theo học, họ có thể yên tâm vì nhu cầu học tập của họ được đáp ứng một cách tốt nhất. Giúp cho người học chuyển đổi việc học tập giữa các trường hoặc được công nhận khi họ có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ. Điều quan trọng hơn là nếu được học ở những CSDN có uy tín và những chương trình dạy nghề phù hợp đã được khẳng định qua KĐCL thì người học sẽ dễ tìm được việc hoặc tự tạo làm khi ra trường, là tiền đề giúp cho người học được công nhận trong việc hành nghề.

    b) Đối với bản thân các đơn vị trực thuộc CSDN, TKĐCL có vai trò như là một động lực bên trong với sự hỗ trợ, khuyến khích từ bên ngoài giúp CSDN có điều kiện đánh giá lại mình một cách toàn diện, đầy đủ thông qua việc xem xét và xây dựng báo cáo tự đánh giá, nâng cao năng lực hoạt động của mình để tiến tới xây dựng một CSDN có chất lượng cao. Hay nói cách khác thông qua KĐCL, thương hiệu, uy tín của một CSDN sẽ được xã hội biết đến và thừa nhận.

c) Đối với cơ quan quản lý các cấp, KĐCL được coi là một công cụ đảm bảo đánh giá một cách khách quan về CSDN hoặc một chương trình dạy nghề, phát hiện những nhân tố mới trong số các CSDN đã thực hiện tốt các giải pháp cải tiến, tự hoàn thiện mình để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc các cơ quan kiểm định áp dụng các "tiêu chuẩn KĐCL" sẽ tránh được những tác động bên ngoài có hại tới uy tới của CSDN.

Hơn nữa, nếu KĐCL nói chung và tự kiểm tra, tự đánh giá nói riêng được tiến hành tốt sẽ thúc đẩy các CSDN cải tiến nâng cao chất lượng.



d) Đối với người sử dụng lao động, học sinh tốt nghiệp từ các chương trình dạy nghề đã được KĐCL, từ các CSDN đã được cấp giấy chứng nhận "chất lượng" giúp họ yên tâm hơn .

Dạy nghề là một hoạt động dịch vụ. Chất lượng hoạt động dịch vụ này không nằm ngoài những vấn đề chung về chất lượng và quản lý chất lượng. Bởi vậy, KĐCLDN thông qua việc đánh giá và chứng nhận các CSDN đạt “chất lượng” là một việc làm cần thiết để hoạt động dạy nghề đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng, đáp ứng ứng cầu đào tạo nghề thông qua đó đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.





tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương