TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề


TIÊU CHÍ 5: CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH



tải về 2.32 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

3.2.5 TIÊU CHÍ 5: CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH


Về công tác chương trình, giáo trình của nhà trường. Từ khi có luật dạy nghề qui định đào tạo nghề 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề và các văn bản hướng dẫn về việc xây dựng chương trình nghề trên cơ sở chương trình khung các nghề do Bộ Lao động TBXH ban hành, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các phòng, khoa tiến hành xây dựng, thẩm định và ban hành các chương trình nghề mà nhà trường có đào tạo.

1. Những điểm mạnh :

- Các chương trình được xây dựng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu đào tạo của trường cũng như gắn bó với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nhu cầu học tập của người học và thị trường lao động trong tỉnh và trong khu vực.

- Trong công tác xây dựng, thẩm định chương trình nghề, trường có mời giáo viên ngoài trường, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp tham gia xây dựng và thẩm định.

- Chương trình đã xây dựng dựa trên cơ sở đào tạo theo mô đun và liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề và từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề. Đồng thời xây dựng cơ chế tổ chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt giáo trình.

- Hàng năm, các chương trình đào tạo được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương luôn đổi mới về khoa học công nghệ, trang thiết bị máy móc phù hợp nhu cầu phát triển của xã hội.



2. Những tồn tại và kế hoạch:

- Chương trình cao đẳng nghề, trung cấp nghề vì mới xây dựng đào tạo niên khóa đầu tiên nên chưa có sự đánh giá mức độ phù hợp với thực tiển.

- Trong năm tới, nhà trường sẽ tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp, học sinh sinh viên về tính hợp lý của chương trình nghề. Từ đó sẽ định ra hướng điều chỉnh cho phù hợp.

- Tiếp tục tổ chức biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường.



Tiêu chuẩn 5.1: Chương trình dạy nghề của trường được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thể hiện được mục tiêu đào tạo của trường.

a) 100% chương trình dạy nghề được xây dựng, điều chỉnh theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc biên soạn lại trong 5 năm trở lại đây.

b) Có đầy đủ chương trình dạy nghề cho các nghề mà trường đào tạo.

c) Ít nhất 5 năm/lần các chương trình dạy nghề được rà soát, điều chỉnh phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.



1. Mô tả:

a. Nối tiếp những năm trước, trong năm 2012 các chương trình khung đăng ký biên soạn, điều chỉnh đều theo chương trình khung của Bộ LĐTBXH qui định tại QĐ số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH. (5.1.a.01: Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/06/2008 của Bộ LĐTBXH về việc Ban hành Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề; 5.1.a.02: Danh mục các chương trình nghề).



Tự đánh giá chỉ số 5.1.a: Đạt

b. Với 11 nghề đào tạo hệ trung cấp và 09 nghề đào tạo hệ cao đẳng theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (5.1.b.01: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số 77/2011/GCN-ĐKHĐDN ký ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục dạy nghề), trường có đầy đủ các chương trình đào tạo cho tất cả các nghề đã đăng ký. (5.1.a.02: Danh mục các chương trình nghề).



Tự đánh giá chỉ số 5.1.b: Đạt

c. Trong năm 2012, trường đã tiến hành xây dựng lại chương trình nghề May thời trang và Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính nhằm cập nhật và bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới vào chương trình đào tạo của trường. Các chương trình được góp ý hiệu chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng sự phát triển của KHKT và nhu cầu xã hội. (5.1.c.01: Quyết định số 328/QĐ-CĐN ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề May thời trang; 5.1.c.02: Quyết định số 329/QĐ-CĐN ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính).



Tự đánh giá chỉ số 5.1.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Trường có đầy đủ chương trình đào tạo cho các ngành mà trường đang giảng dạy, các chương trình đều được xây dựng điều chỉnh từ năm 2007 và dựa trên cơ sở chương trình khung của Bộ LĐTBXH có sự tham gia của giáo viên các trường và cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp.



b. Điểm yếu:

Chương trình Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề mới được xây dựng nên cần có thời gian bổ sung và hoàn thiện.



3. Kế hoạch:

Định kỳ 5 năm /lần cập nhật, điều chỉnh chương trình đào cho phù hợp với nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.1 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.2: Chương trình dạy nghề được xây dựng có tính liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề; có sự tham gia của cán bộ, giáo viên và chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

a) Chương trình dạy nghề được thiết kế theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề và các trình độ đào tạo khác.

b) Có nhiều cán bộ, giáo viên trong trường tham gia xây dựng, bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.

c) Có các cán bộ ngoài trường, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia xây dựng, biên soạn chương trình dạy nghề.



1. Mô tả:

a. Hai chương trình nghề được xây dựng trong năm 2012 được xây dựng một cách khoa học để đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học nghề. Một học sinh sau khi tốt nghiệp hệ TCN chỉ cần học thêm 1 năm nữa là có thể lấy được bằng CĐN. (5.1.c.01: Quyết định số 328/QĐ-CĐN ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề May thời trang; 5.1.c.02: Quyết định số 329/QĐ-CĐN ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; 5.1.a.02: Danh mục các chương trình nghề ).



Tự đánh giá chỉ số 5.2.a: Đạt

b. Trong ban chủ nhiệm xây dựng 02 chương trình nghề năm 2012, BGH chỉ đạo các khoa đề cử những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp tham gia xây dựng nhằm tạo ra một chương trình nghề đảm bảo chất lượng chuyên môn và mang tính khách quan. Trong đó, người được đề cử là Chủ nhiệm chương trình ngoài việc là người có uy tín còn là người trực tiếp giảng dạy. (5.2.b.01: Quyết định số 65/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề May thời trang Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011; 5.2.b.02: Quyết định số 66/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011).



Tự đánh giá chỉ số 5.2.b: Đạt

c. Ngoài những giáo viên trong trường, trường đã mời được các cán bộ, chuyên gia từ những xí nghiệp, công ty có uy tín trên địa bàn tỉnh tham gia góp ý, xây dựng chương trình nhằm đảm bảo việc dạy và học đi đôi với thực tiễn. (5.2.b.01: Quyết định số 65/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề May thời trang Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011; 5.2.b.02: Quyết định số 66/QĐ-CĐN, ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011).



Tự đánh giá chỉ số 5.2.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Chương trình đào tạo có sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các Khoa, tổ bộ môn, Hiệu trưởng trường phê duyệt. Các chương trình được các chuyên gia, cán bộ ngoài trường tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và phản biện nên phù hợp thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường tổ chức hội nghị tuyển sinh và phân luồng sau THCS,THPT. Qua đó có mời các doanh nghiệp tham gia hội nghị. Qua hội nghị các doanh nghiệp cũng có những tham luận đánh giá về chất lượng tay nghề của HSSV sau đào tạo đã đáp ứng nhu cầu thực tế sản xuất. Đồng thời cũng có những ý kiến đóng góp nhằm giúp nhà trường hoàn thiện hơn nữa trong công tác đào tạo của từng nghề.

b. Điểm yếu : Không

3. Kế hoạch:

Định kỳ 3 năm /lần tổ chức hội thảo với doanh nghiệp về chương trình đào tạo, các nhu cầu của doanh nghiệp và trao đổi kinh nghiệm cũng như cập nhật các công nghệ kỹ thuật mới.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.3: Chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập.

a) Từng chương trình dạy nghề có mục tiêu được xác định rõ ràng, trong đó quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng; phương pháp, hình thức đào tạo.

b) Có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập cho từng trình độ đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.

c) Có các ý kiến đánh giá phản biện của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chương trình dạy nghề.



1. Mô tả:

a. Trước khi biên soạn chương trình, Ban chỉ đạo xây dựng chương trình đã tiến hành tập huấn phương pháp, quy trình xây dựng cho các thành viên Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình khung trình độ trung cấp nghề (CTKTĐTCN), cao đẳng nghề (CĐN) theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH. (5.3.a.01: Quyết định số 67/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 của Hiệu trưởng trường CĐN Phú Yên về việc Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng chương trình nghề Ban hành tại Thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011) Chính vì thế, các chương trình khung đăng ký biên soạn trong năm 2012 đều có mục tiêu được xác định rõ ràng về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo. (5.1.a.02: Danh mục chương trình nghề)



Tự đánh giá chỉ số 5.3.a: Đạt

b. Tuy cùng một nghề đào tạo nhưng chuẩn kiến thức, kỹ năng khác nhau, phương pháp và hình thức đào tạo khác nhau giữa hai hệ đào tạo TCN và CĐN, nên trong các chương trình nghề mỗi mô-đun, môn học đều có quy định về cách thức đánh giá kết quả học tập phù hợp với từng trình độ đào tạo (5.1.a.02: Danh mục chương trình nghề)



Tự đánh giá chỉ số 5.3.b: Đạt

c. Các chương trình nghề đều được thông qua Hội đồng thẩm định (5.3.c.01: Quyết định số 260/QĐ-CĐN ngày 23/04/2012 của Hiệu trưởng trường CĐN Phú Yên về việc Thành lập Hội đồng thẩm định phần tự chọn chương trình nghề Hệ TCN, CĐN nghề May thời trang; 5.3.c.02: Quyết định số 261/QĐ-CĐN ngày 23/04/2012 của Hiệu trưởng trường CĐN Phú Yên về việc Thành lập Hội đồng thẩm định phần tự chọn chương trình nghề Hệ TCN, CĐN nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) góp ý kiến phản biện. Trong hội đồng ngoài các thành viên là BGH, những người có uy tín chuyên môn trong trường, phòng Đào tạo phối hợp với các khoa mời các chuyên viên từ Sở LĐTBXH và cán bộ, chuyên gia từ các công ty, xí nghiệp có uy tín trên địa bàn tỉnh. (5.3.c.03: Biên bản Nhận xét thẩm định chương trình nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; 5.3.c.04: Biên bản Nhận xét thẩm định chương trình nghề: May thời trang).



Tự đánh giá chỉ số 5.3.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Chương trình đào tạo của trường có mục tiêu rõ ràng, thể hiện đầy đủ các kiến thức và kỹ năng, thái độ tác phong của từng trình độ đào tạo, có phương thức đánh giá hợp lý, đáp ứng yêu cầu của người học và của người sử dụng lao động.



b. Điểm yếu: Không

3. Kế hoạch:

Trong thời gian đến trường tiếp tục tổ chức hội thảo với doanh nghiệp về chương trình đào tạo, về các nhu cầu của doanh nghiệp và trao đổi kinh nghiệm cũng như cập nhật các công nghệ kỹ thuật mới.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.3 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.4: Chương trình dạy nghề được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo các chương trình của nước ngoài, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và các ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

a) Định kỳ bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề.

b) Khi bổ sung, điều chỉnh chương trình dạy nghề có tham khảo các chương trình tương ứng của nước ngoài và cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo.

c) Có các ý kiến nhận xét, đánh giá của người sử dụng lao động, người tốt nghiệp đã đi làm về chương trình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.



1. Mô tả:

a. Khi kết thúc một khóa đào tạo dựa trên cơ sở thực tế giảng dạy của khoa, ý kiến đóng góp từ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động; BGH chỉ đạo các khoa thực hiện việc rà soát, bổ sung và điều chỉnh chương trình cho phù hợp. Năm 2012 theo thực tiễn cùng như theo chỉ đạo của Bộ LĐTBXH (5.4.1.01: Thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011Về việc Quy định chương trình khung trình độ TCN, chương trình khung trình độ CĐN cho một số nghề thuộc các nhóm nghề: Sản xuất và chế biến – Công nghệ kỹ thuật – Máy tính và công nghệ thông tin – Dịch vụ vận tải – Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân), 02 chương trình nghề đã được BGH cho phép điều chỉnh cho phù hợp và có tính cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật. (5.2.b.01: Quyết định số 65/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề May thời trang Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011; 5.2.b.02: Quyết định số 66/QĐ-CĐN ngày 17/02/2012 về việc Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính Ban hành tại thông tư số 38/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/12/2011).



Tự đánh giá chỉ số 5.4.a: Đạt

b. Khi được phân công biên soạn điều chỉnh chương trình các khoa, tổ bộ môn đã tham khảo các chương trình tương ứng của các trường dạy nghề trong và ngoài nước để biên soạn nhằm cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo, hoàn chỉnh chương trình nghề phù hợp với thực tế đào tạo của đơn vị mình. (5.1.a.02: Danh mục chương trình nghề)



Tự đánh giá chỉ số 5.4.b: Đạt

c. Thông qua mối quan hệ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động, nhất là các đơn vị tiếp nhận HSSV đến thực tập tốt nghiệp, nhà trường tiếp thu nhận xét đánh giá về chương trình đào tạo cũng như trình độ tay nghề của HSSV ra trường. Đồng thời sau mỗi khóa học nhà trường khảo sát ý kiến của HSSV ra trường để điều chỉnh chương trình phù hợp với thực tế sản xuất. (5.4.c.01: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp về chương trình đào tạo; 5.4.c.02: Phiếu khảo sát đánh giá của HSSV về chương trình đào tạo).



Tự đánh giá chỉ số 5.4.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Các cán bộ giáo viên trường có nhiều kinh nghiệm trong việc biên soạn chương trình, do được tập huấn từ Dự án, TCDN. Định kỳ hằng năm đều được đóng góp ý kiến của các nhà tuyển dụng, các cựu HSSV đã tốt nghiệp.



b. Điểm yếu : Không

3. Kế hoạch:

Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục tổ chức lấy ý kiến của người học, người sử dụng lao động để xem xét tính phù hợp của các chương trình, phương thức đào tạo.



4.Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.4 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.5: Từng chương trình dạy nghề đảm bảo có đủ chương trình mô-đun, môn học, trong đó xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

a) Mỗi chương trình dạy nghề có đầy đủ mô-đun, môn học theo mẫu định dạng chung.

b) Mỗi mô-đun, môn học xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

c) Có đủ các quyết định phê duyệt, ban hành các chương trình mô-đun, môn học.



1. Mô tả:

a. Ban chỉ đạo xây dựng chương trình đã hướng dẫn các thành viên trong Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình xây dựng trên cơ sở mẫu định dạng chung theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ban hành. Mỗi chương trình đào tạo được xây dựng có đầy đủ chương trình chi tiết mô đun, môn học theo mẫu định dạng chung. (5.1.a.02: Danh mục các chương trình nghề)



Tự đánh giá chỉ số 5.5.a: Đạt

b. Để thuận lợi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng như việc đánh giá học sinh đúng theo năng lực, khi xây dựng các chương trình chi tiết các khoa đã thống nhất 01 biểu mẫu với mỗi mô-đun, môn học cũng như xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá trong học tập. (5.1.a.02: Danh mục các chương trình nghề; 5.5.b.01: Chương trình nghề Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính; 5.5.c.02: Chương trình nghề May thời trang).



Tự đánh giá chỉ số 5.5.b: Đạt

c. Sau khi Hội đồng thẩm định chương trình đưa ý kiến phản biện, các chương trình được chỉnh sửa hoàn chỉnh, nộp lại cho phòng Đào tạo làm thủ tục trình BGH phê duyệt ban hành. (5.1.c.01: Quyết định số 328/QĐ-CĐN, ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề May thời trang; 5.1.c.02: Quyết định số 329/QĐ-CĐN ngày 28/05/2012 về việc Ban hành chương trình nghề trình độ TCN, trình độ CĐN nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính).



Tự đánh giá chỉ số 5.5.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Tất cả các chương trình dạy nghề của nhà trường đảm bảo có đủ chương trình chi tiết, trong đó đã xác định rõ phương pháp và các yêu cầu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo các mẫu định dạng chung.



b. Điểm yếu: Không

3. Kế hoạch:

Định kỳ 5 năm/ lần nhà trường rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.5 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.6: Mỗi mô-đun, môn học có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của mô-đun, môn học.

a) Có đủ giáo trình cho các mô - đun, môn học của chương trình dạy nghề.

b) Ít nhất 5 năm/lần các giáo trình được rà soát, biên soạn lại.

c) Mỗi mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề có ít nhất 2 tài liệu tham khảo chính.



1. Mô tả:

a. Hiện nay, trong việc triển khai giảng dạy các môn học, mô-đun của chương trình đào tạo tại trường được sử dụng 02 nguồn tài liệu. Giáo trình tham khảo bên ngoài và giáo trình do giáo viên biên soạn. Công tác biên soạn tài liệu giảng dạy, hệ thống hoá kiến thức cần dạy, đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm và chỉ đạo thực hiện đến các Khoa, Bộ môn, ưu tiên trước việc biên soạn tài liệu cho các môn chuyên ngành, việc biên soạn và nghiệm thu tài liệu giảng dạy đã được tổ chức tại Khoa, bộ môn. Do đó, tất cả các mô-đun, môn học của chương trình dạy nghề đều có đủ tài liệu giảng dạy và tham khảo (5.1.a.02: Danh mục chương trình nghề; 5.6.a.01: Danh mục giáo trình).



Tự đánh giá chỉ số 5.6.a: Đạt

b. Điểm thuận lợi đối với các môn Kỹ thuật cơ sở được các cơ sở dạy nghề kế thừa được nhiều giáo trình của Bộ GD-ĐT; Bộ LĐTBXH, trên cơ sở đó nhà trường đã tổ chức biên soạn phù hợp với thiết bị và thống nhất cho từng nghề và có tính cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong các bài giảng (5.6.a.01: Danh mục giáo trình, 5.6.b.01: Quyết định số 470/QĐ-CĐN ngày 05/07/2012 Về việc ban hành giáo trình lưu hành nội bộ năm 2012).



Tự đánh giá chỉ số 5.6.b: Đạt

c. Công tác biên soạn tài liệu giảng dạy là một công việc nghiên cứu mang tính kế thừa, dựa trên những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Chính vì thế, khi tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy, hay xây dựng chương trình, người giáo viên phải tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu liên quan đến các môn học mà mình nghiên cứu. Vì thế số lượng sách tham khảo để triển khai biên soạn chương trình hoặc giảng dạy cho các mô-đun, môn học của từng chương trình dạy nghề luôn có đủ số lượng tài liệu tham khảo chính (5.6.c.01: Danh mục sách tham khảo Thư viện, 5.6.a.01: Danh mục giáo trình ).



Tự đánh giá chỉ số 5.6.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh :

Tất cả các chương trình đào tạo tại trường đều có tài liệu tham khảo.

b. Điểm yếu: Không

3. Kế hoạch:

Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục đầu tư kinh phí mua sắm tài liệu tham khảo để đáp ứng hoạt động dạy và học.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.6 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.7: Giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.

a) Có quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định, phê duyệt giáo trình.

b) Có các văn bản phản biện, biên bản nghiệm thu của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học của giáo trình.

c) Định kỳ thu thập những nhận xét đánh giá của giáo viên, chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học.



1. Mô tả:

a. Trước khi tiến hành biên soạn giáo trình, nhà trường đưa ra qui trình tổ chức, biên soạn, thẩm định giáo trình. (5.7.a.01: Quy trình việc tổ chức biên soạn thẩm định giáo trình) Qua đó,BGH chỉ đạo các khoa tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo đúng quy định; phân công cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm chuyên môn và nhất là những người trực tiếp tham gia giảng dạy biên soạn, tổ chức lấy ý kiến phản biện từ phía giáo viên chuyên môn bên trong và ngoài khoa, thẩm định nghiệm thu tại khoa. (5.7.a.02: Hợp đồng giữa BGH với khoa về việc biên soạn giáo trình) Sau khi thành lập hội đồng thẩm định xét duyệt và cuối cùng trình hiệu trưởng ra quyết định ban hành. (5.7.a.03: Quyết định thành lập Ban biên soạn giáo trình; 5.7.a.04: Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình; 5.6.b.01: Quyết định số 470/QĐ-CĐN ngày 05/07/2012 Về việc ban hành giáo trình lưu hành nội bộ năm 2012.)



Tự đánh giá chỉ số 5.7.a: Đạt

b. Các giáo trình lưu hành nội bộ được tổ chức phản biện và nghiệm thu của khoa, tổ bộ môn, đồng thời thông qua hội đồng thẩm định đánh giá giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học và được lưu hành nội bộ phục vụ công tác giảng dạy. (5.7.a.03: Quyết định thành lập Ban biên soạn giáo trình; 5.7.a.04: Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình; 5.6.b.01: Quyết định số 470/QĐ-CĐN ngày 05/07/2012 Về việc ban hành giáo trình lưu hành nội bộ năm 2012; 5.7.b.01: Biên bản thẩm định giáo trình mô đun/môn học).



Tự đánh giá chỉ số 5.7.b: Đạt

c. Hằng năm, trường phát hành phiếu nhận xét, đánh giá cho chuyên gia từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về chất lượng giáo trình đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung. Đối với HSSV được thực hiện qua phiếu góp ý về chất lượng tài liệu giảng dạy, phương pháp dạy học. Thông qua các buổi họp khoa, các giáo viên sẽ góp ý về tài liệu giảng dạy, chất lượng giáo trình. (5.7.c.01: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp về chất lượng giáo trình; 5.7.c.02: Phiếu khảo sát đánh giá của HSSV về chất lượng giáo trình; 5.7.c.03: Biên bản họp khoa có ý kiến của giáo viên về chất lượng giáo trình).



Tự đánh giá chỉ số 5.7.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có văn bản qui định về việc biên soạn giáo trình, tổ chức thẩm định, phê duyệt ban hành và định kỳ rà soát, điều chỉnh thông qua việc thu thập ý kiến của chuyên gia, giáo viên, người học.



b. Điểm yếu: Không

3. Kế hoạch:

Trong những năm đến, trường tiếp tục triển khai biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo, các tài liệu và giáo trình phản ánh được những thành tựu của KHKT trong giai đoạn hiện nay.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.7 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 5.8: Giáo trình dạy nghề cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

a) Có các biên bản nghiệm thu giáo trình dạy nghề của hội đồng thẩm định nhận xét về mức độ cụ thể hoá các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

b) Định kỳ thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng giáo trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề.

c) Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về mức độ tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực của giáo trình.



1. Mô tả:

a. 22 giáo trình biên soạn năm 2012 đều được biên soạn phù hợp với chương trình đào tạo của Bộ LĐTBXH, TCDN ban hành về: mục tiêu đào tạo, nội dung kiến thức, kỹ năng cần đạt được của HSSV ở mỗi cấp trình độ. (5.6.a.01: Danh mục giáo trình) Hội đồng thẩm định được thành lập với những thành viên uy tín, có chuyên môn để đánh giá khách quan và trung thực, góp ý chân thành để giáo trình được hoàn thiện một cách tốt nhất. (5.7.b.01: Biên bản thẩm định giáo trình mô đun/môn học; 5.7.a.04: Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình).



Tự đánh giá chỉ số 5.8.a: Đạt

b. Nhà trường đã tiến hành việc thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về chất lượng tài liệu giảng dạy đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoá về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề thể hiện qua phiếu góp ý của học sinh về chất lượng tài liệu giảng dạy, nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên về tài liệu giảng dạy thông qua các buổi thảo luận chuyên môn ở các khoa, bộ môn. (5.7.c.01: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp về chất lượng giáo trình; 5.7.c.02: Phiếu khảo sát đánh giá của HSSV về chất lượng giáo trình; 5.7.c.03: Biên bản họp khoa có ý kiến của giáo viên về chất lượng giáo trình).



Tự đánh giá chỉ số 5.8.b: Đạt

c. Các giáo trình được soạn thảo đều cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng cần đạt trong chương trình dạy nghề tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực thu thập những ý kiến nhận xét, đánh giá của cán bộ, giáo viên, người học về phương pháp dạy học tích cực của giáo trình thể hiện qua phiếu góp ý của học sinh về chất lượng tài liệu giảng dạy, nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên về tài liệu giảng dạy thông qua các buổi thảo luận chuyên môn ở các khoa, bộ môn. (5.7.c.01: Phiếu khảo sát đánh giá của cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp về chất lượng giáo trình; 5.7.c.02: Phiếu khảo sát đánh giá của HSSV về chất lượng giáo trình; 5.7.c.03: Biên bản họp khoa có ý kiến của giáo viên về chất lượng giáo trình).



Tự đánh giá chỉ số 5.8.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Các giáo trình và tài liệu giảng dạy đã cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.



b. Điểm yếu:

Việc thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh về chất lượng giáo trình có tổ chức nhưng chưa sâu rộng về mức độ hoàn thiện các giáo trình tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.



3. Kế hoạch:

Định kỳ thu thập ý kiến nhận xét đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh về chất lượng giáo trình, về mức độ hoàn thiện các giáo trình tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực để tổng kết đưa vào sử dụng có hiệu quả.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 5.8 đạt: 2 điểm



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương