TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề



tải về 2.32 Mb.
trang12/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21

3.2.6 TIÊU CHÍ 6: THƯ VIỆN


Thư viện của Trường được phòng Đào tạo quản lý trực tiếp. Các phòng đọc bố trí chung trong dãy phòng học lý thuyết, có 2 phòng đọc sách và 1 phòng đọc điện tử, có 1 nhân viên thư viện chuyên trách. Hàng ngày, trong giờ hành chính HSSV và CB-CNV-GV đến thư viện để đọc sách, tra cứu văn bản, hoặc tìm tài liệu để soạn giáo án và soạn giáo trình môn học.

HSSV khi đến thư viện đọc sách, mượn sách phải xuất trình thẻ thư viện hoặc thẻ HSSV. Sử dụng thư viện điện tử đúng mục đích học tập, được nhân viên phòng máy tính thường xuyên quản lý hoạt động thư viện.

Ngoài ra thư viện còn là nơi để HSSV nhận thư liên lạc từ gia đình gởi đến, và còn là nơi để đọc các loại báo, tạp chí.

1. Những điểm mạnh:

Công tác quản lý thư viện được tin học hoá, hàng năm trường có bổ sung tập giáo trình do nhà trường tự biên soạn.

Hệ thống thiết bị máy tính luôn hoạt động bình thường, nhờ có sự hỗ trợ của giáo viên và học sinh học nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính tại trường.

2. Những tồn tại và kế hoạch:

Trang thiết bị tại thư viện còn thiếu, các hoạt động trong thư viện chủ yếu là tra cứu mục lục, đọc tại chỗ và mượn sách về nhà; thư viện chưa hoạt động vào các buổi tối trong tuần.

Số lượng sách trong thư viện chưa đáp ứng đủ theo qui định (hiện có 5.783 cuốn), tổng diện tích các phòng đọc còn nhỏ (229 m2).

Giai đoạn 2010 – 2015 nhà trường đầu tư thêm:

- Các loại sách chuyên môn, bổ sung thêm phòng đọc sách.

- Các máy vi tính phòng đọc điện tử.

- Tăng cường nhân viên làm việc cả buổi tối và nhân viên chuyên trách phòng máy thư viện.

- Tăng cường việc giao lưu trao đổi thông tin tài liệu mới với các thư viện của các trường Cao đẳng, Đại học trong địa bàn thành phố Tuy Hòa.



Tiêu chuẩn 6.1: Có đủ số lượng giáo trình, tài liệu, sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng của giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học.

a) Có đủ số lượng, chủng loại giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên môn, báo, tạp chí chuyên ngành phù hợp với các nghề đào tạo. Trung bình có 10-15 đầu sách/người học.

b) Các loại sách chuyên môn và giáo trình chính được xuất bản hoặc biên soạn trong những năm gần đây (5 năm đối với giáo trình và từ 3-5 năm đối với sách chuyên môn, chuyên khảo, tài liệu kỹ thuật tùy thuộc vào từng nghề đào tạo).

c) Có phòng đọc thư viện bảo đảm theo tiêu chuẩn (có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho 15% sinh viên và 25% cán bộ, giáo viên; diện tích đảm bảo 1,8 m2/chỗ đọc và 1,5m2/chỗ đọc đối với thư viện điện tử).



1. Mô tả:

a. Thư viện trường Cao đẳng nghề Phú Yên trực thuộc Phòng CTHSSV&QHDN (6.1.a.01: Quyết định số 12/QĐ-TCN ngày 10/01/2007). Đến 10/2011 Thư viện được chuyển sang Phòng Đào tạo quản lý (6.1.a.02: Quyết định số 11/QĐ-CĐN ngày 23 tháng 09 năm 2011).

Thư viện có 1.483 đầu sách với tổng số 5.676 cuốn (6.1.a.03: Danh mục đầu sách thư viện 2012-2013). Bên cạnh số lượng sách tại thư viện còn có báo Phú Yên, báo Thanh niên.

Với số HSSV hiện nay, so sánh tỷ lệ đầu sách/HSSV: 1483/1000 = 1,48 (đầu sách/HSSV). Nếu so với tỷ lệ 10-15 đầu sách/HSSV thì trường chưa đủ chuẩn, tuy nhiên với hệ thống internet của trường đã có nhiều thuận lợi để người đọc có thể tìm kiếm nhanh chóng các tài liệu, sách giáo trình. Thư viện còn thống kê các địa chỉ cung cấp tài liệu hoặc sách miễn phí trên mạng internet giúp người đọc có thể tìm kiếm những tài liệu cũng như sách giáo trình cần thiết (6.1.a.04: Danh mục các địa chỉ WEBSIZE tra cứu sách tham khảo).



Tự đánh giá chỉ số 6.1.a: Không đạt

b. Các sách chuyên ngành nhà trường đã mua tích lũy nhiều năm trước đây nên đa số các sách chuyên môn của nhà trường đều được xuất bản cách đây từ 3 năm đến 7 năm về trước (6.1.b.01: Danh mục sách chuyên môn theo từng nghề 2012). Hàng năm trường có bổ sung giáo trình do nhà trường tự biên soạn nhằm mục đích cập nhật các kiến thức theo chương trình đào tạo mới (6.1.b.02: Quyết định ban hành giáo trình môn học năm 2012).

Cán bộ giáo viên, HSSV mượn sách thư viện để nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành, thủ thư làm việc theo giờ hành chính để phục vụ công tác mượn và trả sách, có ghi sổ mượn trả sách hàng ngày (6.1.b.03: Sổ nhật ký mượn trả sách năm 2012 -1013).

Tự đánh giá chỉ số 6.1.b: Đạt

c. Tổng diện tích các phòng đọc là 229m2 (6.1.c.01: Quyết định số 13/QĐ-TCN ngày 17/01/2007 Về việc giao phòng máy tính phục vụ công tác thư viện làm phòng đọc điện tử; 6.1.c.02: Quyết định số 14/QĐ-TCN ngày 17/01/2007 Về việc giao phòng học P201 phục vụ công tác thư viện làm phòng đọc 1; 6.1.c.03: Quyết định số 15/QĐ-TCN ngày 22/01/2007 Về việc giao phòng khoa Cơ bản làm phòng đọc 2).

HSSV đến thư viện chủ yếu tra cứu tham khảo tài liệu và mượn sách về nhà nên diện tích thư viện hiện nay tuy có hạn chế nhưng hoạt động của thư viện vẫn đáp ứng được phần lớn nhu cầu mượn sách, đọc sách của giáo viên và HSSV.

Tự đánh giá chỉ số 6.1.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Hàng năm, trường có bổ sung giáo trình do nhà trường tự biên soạn.



b. Điểm yếu:

Tuy đáp ứng được phần lớn nhu cầu đọc và mượn sách của giáo viên và HSSV nhưng diện tích thư viện hiện nay còn nhỏ. Số lượng đầu sách chưa nhiều. Hầu hết các sách tham khảo đều xuất bản đã lâu trong vòng từ 3 năm đến 7 năm trước đây.



3.Kế hoạch:

Trong thời gian tới nhà trường đầu tư thêm các loại sách chuyên môn.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.1 đạt: 1 điểm
Tiêu chuẩn 6.2: Thư viện được tin học hoá, có các tài liệu điện tử; được nối mạng, liên kết khai thác tài liệu giữa các đơn vị trong trường và ngoài trường

a) Có hệ thống máy tính, thiết bị phục vụ tin học hóa công tác quản lý của thư viện: cơ sở dữ liệu điện tử, phần mềm quản lý và tra cứu tài liệu.

b) Có mạng nội bộ (LAN), cổng nối mạng Internet; bảo đảm các hệ thống thiết bị hoạt động bình thường, thường xuyên theo chức năng và các quy định tổ chức, hoạt động của thư viện.

c) Có các thỏa thuận, hợp đồng ký kết trao đổi thông tin, tư liệu với các trường và đơn vị khác.



1. Mô tả:

a. Thư viện điện tử của trường gồm các máy vi tính mua bổ sung theo các đợt khác nhau, đến nay có 24 máy tính (6.2.a.01: Hợp đồng mua máy tính, 6.2.a.02: Sơ đồ phòng máy vi tính), được Thư viện tỉnh Phú Yên hỗ trợ công tác quản lý bằng phần mềm quản lý thư viện trên máy tính (6.2.a.03: Hợp đồng cài đặt/hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư viện).



Tự đánh giá chỉ số 6.2.a: Đạt

b. Đường dây internet của trường được hợp đồng với Công ty Bưu chính Viễn Thông tỉnh Phú Yên lắp đặt, đáp ứng nhu cầu làm việc văn phòng và phòng đọc điện tử (6.2.b.01: Hợp đồng lắp đặt intenet). Hệ thống chạy ổn định thu hút nhiều học sinh đến phòng đọc điện tử, giảm tải cho các phòng đọc sách khác. HSSV đến phòng đọc điện tử được nhân viên phòng máy kiểm tra giám sát theo nội quy phòng máy (6.2.b.02: Quyết định số 20/QĐ –TCN ngày 22/01/2007 Về việ cban hành nội quy, quy định của thư viện), nên không bị ảnh hưởng xấu bởi các trò chơi game, có hiệu quả tốt đến truy cập thông tin học tập.



Tự đánh giá chỉ số 6.2.b : Đạt

c. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay có 1 thư viện Tỉnh, 2 trường Đại học và 1 trường Cao đẳng khác, 1 Học viện Ngân hàng Phân viện tại Phú Yên, thư viện các trường này có nhiều sách và tư liệu học tập tương ứng với các ngành nghề nhà trường đang đào tạo, lãnh đạo các đơn vị này có hợp đồng thỏa thuận để các em HSSV các trường được tham khảo sách từ các thư viện với nhau (6.2.c.01: Hợp đồng thỏa thuận trao đổi thông tin, tư liệu cho HSSV).



Tự đánh giá chỉ số 6.2.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Có sự trợ giúp của Thư viện tỉnh Phú Yên, các vấn đề khó khăn phát sinh khi sử dụng phần mềm quản lý thư viện được khắc phục nhanh chóng.

Hệ thống thiết bị máy tính luôn hoạt động bình thường, nhờ có sự hỗ trợ của giáo viên và học sinh học nghề sửa chữa và lắp ráp máy tính tại trường.

b. Điểm yếu: không

3. Kế hoạch:

Kế hoạch đầu tư thêm số lượng máy vi tính cho thư viện (Dự án tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo nghề năm 2010). Tăng cường nhân viên làm việc cả buổi tối và nhân viên chuyên trách phòng máy thư viện.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 6.3: Có biện pháp khuyến khích người học, giáo viên, cán bộ quản lý khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện.

a) Có tổ chức giới thiệu thường xuyên, định kỳ tài liệu và sách báo mới cho bạn đọc của thư viện.

b) Có biện pháp tư vấn, hỗ trợ bạn đọc của thư viện (tra cứu, nhân bản, trao đổi, tóm tắt tài liệu).

c) Có tổ chức và duy trì hiệu quả hoạt động mạng lưới cộng tác viên thư viện.



1. Mô tả:

a. Thư viện giới thiệu các loại sách mới cho người đọc thông qua các thông báo danh mục sách mới, được thông báo tại thư viện (6.3.a.01: Thông báo sách mới 2012). Ngoài ra, thông tin về sách mới còn được phổ biến tại các buổi hợp lớp trưởng và sinh hoạt chủ nhiệm lớp. (2.1.b.03: Biên bản họp giữa BGH với GV; 2.1.b.04: Biên bản họp giữa BGH với cán sự lớp; 2.1.b.05: Biên bản họp GVCN với cán sự lớp)



Tự đánh giá chỉ số 6.3.a: Đạt

b. Thư viện nhà trường luôn hỗ trợ, tư vấn cho học HSSV trong việc tìm, tham khảo tài liệu, cho HSSV mượn sách đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Các loại giáo trình được phân loại theo chuyên ngành riêng biệt giúp HSSV dễ dàng trong việc tìm kiếm, có hướng dẫn cách sử dụng máy tính tra mục lục sách (6.3.b.01: Hướng dẫn cách sử dụng máy tính tra mục lục sách). Các giáo trình điện tử lưu hành nội bộ đều cho phép học sinh sao chép, làm tài liệu học tập. Việc hỗ trợ sao chép tài liệu cho HSSV học tập được doanh nghiệp tư nhân Vi tính Tân Sao Mai cam kết ký hợp đồng sao chép tài liệu học tập với giá ưu đãi dành cho HSSV của trường (6.3.b.02: Hợp đồng cam kết sao chép tài liệu hỗ trợ cho HSSV học tập với giá ưu đãi). Một số HSSV làm công tác Đoàn Thanh niên, Ban cán sự lớp, được nhà trường trọng dụng làm mạng lưới cộng tác viên để trao đổi thông tin, tóm tắt nội dung tài liệu, giáo trình cho các HSSV khác.



Tự đánh giá chỉ số 6.3.b: đạt

c. Thư viện làm việc suốt tuần từ thứ hai đến thứ bảy, mạng lưới cộng tác viên thư viện được thành lập trên cơ sở các HSSV là Ban Cán sự lớp, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên và các HSSV thường đến thư viện đọc sách (6.3.c.01: Danh sách đề nghị HSSV tham gia cộng tác viên thư viện, 6.3.c.02: Quyết định thành lập nhóm cộng tác viên thư viện). Các HSSV làm cộng tác viên thư viện chủ yếu hoạt động ngoài giờ học trên lớp, có quy định nhiệm vụ cụ thể (6.3.c.03: Quy định hoạt động của cộng tác viên thư viện), được tổ chức họp mặt từ 2 đến 3 lần/HK nhằm báo cáo hoạt động của cộng tác viên và các kinh nghiệm cần thiết (6.3.c.04: Biên bản họp cộng tác viên thư viện).

Ngoài ra các thầy, cô giáo cũng thường xuyên đến thư viện để tham khảo thêm tài liệu và đây cũng là nhân tố cộng tác thư viện quan trọng.

Tự đánh giá chỉ số 6.3.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Việc hỗ trợ sao chép tài liệu cho HSSV học tập được một giáo viên cam kết ký hợp đồng sao chép tài liệu học tập với giá ưu đãi dành cho HSSV của Trường.



b. Điểm yếu:

Mạng lưới cộng tác viên của thư viện có thành lập, nhưng hỗ trợ trao đổi và tóm tắt thông tin cho bạn đọc hoạt động còn hạn chế.



3. Kế hoạch:

Lập kế hoạch mới về mạng lưới cộng tác viên thư viện với nhân sự là HSSV có thành tích học tập tốt, cùng với một số giáo viên trong trường. Tăng cường việc giao lưu trao đổi thông tin tài liệu mới với các thư viện của các trường Cao đẳng, Đại học, thư viện tỉnh Phú Yên trong địa bàn thành phố Tuy Hòa.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 6.3 đạt: 2 điểm



tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương