TRƯỜng cao đẲng nghề phú YÊn báo cáo kết quả TỰ kiểM ĐỊnh chất lưỢng dạy nghề


TIÊU CHÍ 7: CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC



tải về 2.32 Mb.
trang13/21
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.32 Mb.
#18522
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21

3.2.7 TIÊU CHÍ 7: CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


Mặt bằng tổng thể của Trường CĐN Phú Yên được bố trí tại cơ sở 1 với tổng diện tích đất là 46.173m2 cụ thể:

1

Khu hiệu bộ

756

2

Phòng học lý thuyết

528

3

Xưởng thực hành

4.351

4

Thư viện

229

5

Ký túc xá

3268

6

Nhà ăn

418,2

7

Trạm y tế

50

8

Khu thể thao

372

9

Phòng Tin học – Ngoại ngữ

202,8

10

Phòng thí nghiệm

101

11

Hội trường

520

12

Nhà khách

518

13

Diện tích cây xanh, lưu không

34859

Hiện nay UBND tỉnh Phú Yên đã cấp cho trường thêm một diện tích 26 ha tại xã An Phú, huyện Tuy An để làm cơ sở 2. Hiện nay nhà trường đang triển khai san lấp mặt bằng khoản 4 ha để xây dựng khoa Du lịch – Kinh tế cho 4 nghề (01 nghề quốc tế, 02 nghề khu vực, 01 nghề quốc gia).

  1. Những điểm mạnh:

Trường được đầu tư xây mới hoàn toàn nên khuôn viên được quy hoạch hợp lý, vị trí xây dựng của trường trên nền cát cao ráo, địa điểm đặt ở trung tâm thành phố, phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư và mạng lưới trường nghề, đảm bảo điều kiện an toàn, yên tĩnh cho hoạt động giảng dạy, học tập và thuận tiện cho việc đi lại. Nhà trường có đầy đủ các khối công trình thuận tiện cho các hoạt động của nhà trường.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đảm bảo được các hoạt động dạy nghề, thực hành, thực nghiệm trong nhà trường. Có đầy đủ các hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ được bê tông hóa đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy, vận chuyển thiết bị đến nhà xưởng an toàn, các xưởng đều có hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy được các cơ quan chức năng hàng năm kiểm tra đánh giá đảm bảo tốt các điều kiện kỹ thuật. Nhà trường có đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với chương trình đào tạo đã đăng ký. Các trang thiết bị, dụng cụ có chất lượng cao, hiện đại và đa dạng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đào tạo. Trong mỗi nhà xưởng đều có kho chứa vật tư, thiết bị nên rất thuận tiện cho việc thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo vệ. Tất cả các nhà xưởng đều có hệ thống chiếu sáng, chống ẩm mốc đầy đủ. Vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu thực hành luôn được bảo quản tốt và an toàn.

Nhà trường luôn quan tâm đổi mới và đầu tư đủ các trang thiết bị có chất lượng cao để phục vụ đào tạo và NCKH, hầu hết các máy móc, thiết bị đều đúng chủng loại, có chất lượng, đạt tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật và đảm bảo sức khoẻ cho người vận hành. Tất cả các máy, thiết bị đáp ứng đủ và phù hợp với các nghề mà nhà trường đang đào tạo.


  1. Những tồn tại và kế hoạch:

Trường ở gần biển có nhiều bãi cát trống nên mùa gió bấc thường thổi vào khu vực nhà trường gây ra nhiều bụi cho phòng học, nhà xưởng... độ mặn nước biển khá cao (so với mức trung bình chung của các vùng biển khác) nên vật dụng, thiết bị máy móc bằng kim loại dễ bị ôxy hóa, nhanh hư hỏng xuống cấp. Khuôn viên nhà trường được đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn nên các khu vực mới diện tích cây xanh đang trong thời gian trồng nên diện tích phủ kín còn hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên nhà trường tổ chức thường xuyên lau chùi phòng học, nhà xưởng cũng như máy móc trang thiết bị. Hàng năm các phòng, khoa, xưởng thường xuyên thực hiện việc bảo dưỡng máy móc trang thiết bị nhằm hạn chế đến mức thấp nhất quá trình ăn mòn kim loại do hơi nước biển gây ra. Mặt khác tích cực trồng nhiều hàng rào cây xanh để hạn chế hiện tượng cát bay và phủ bóng mát khuôn viên nhà trường.

Hiện tại các xưởng thực hành, phòng học chuyên môn đáp ứng việc bố trí trang thiết bị hiện có. Tuy nhiên, với trang thiết bị máy móc được bổ sung hàng năm theo chương trình mục tiêu (2005 – 2010) thì việc bố trí sắp tới sẽ gặp khó khăn. Việc giảng dạy và học tập thực hành của nghề sửa chữa ô tô ở ngoài sân bãi còn thiếu mái che, nên việc giảng dạy và học thực hành của giáo viên và HSSV còn gặp nhiều trở ngại. Nhà trường có kế hoạch sắp xếp hợp lý và xây dựng thêm nhà xưởng, phòng học chuyên môn trong thời gian đến.

Trang thiết bị máy móc với công nghệ sản xuất hiện đại của nhà trường hiện nay còn ít so với nhu cầu các ngành nghề đào tạo của nhà trường trong thời gian đến. Nhà trường lập kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, trong giai đoạn 2010 – 2015 cho các ngành nghề đào tạo của trường từ nguồn vốn của dự án ADB (đã được chính phủ phê duyệt) và từ ngân sách đầu tư của địa phương, nguồn tích lũy của trường để đáp ứng yêu cầu về số lượng theo chuẩn của Tổng cục Dạy nghề quy định.

Tiêu chuẩn 7.1: Địa điểm của trường thuận tiện cho việc đi lại, học tập, giảng dạy của người học, GV, CBQL và các hoạt động khác của trường.

a) Nền đất tốt, cao ráo, không bị úng, ngập; thuận tiện cho cung cấp điện, nước.

b) Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp thải ra chất độc hại (tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước); bảo đảm an toàn; yên tĩnh cho giảng dạy và học tập.

c) Phù hợp với quy hoạch chung của khu vực và mạng lưới CSDN; giao thông thuận tiện.



1. Mô tả

a. Nhà trường được xây dựng hoàn toàn mới trên nền cát cao ráo so với mặt bằng xung quanh nên không bị ngập úng. Hệ thống điện của nhà trường được cung cấp từ mạng lưới điện thành phố và có trạm biến áp riêng nên luôn đảm bảo nhu cầu cung cấp điện ổn định cho nhà trường. Hệ thống nước nhà trường được sử dụng từ hai nguồn nước ngầm và nước máy nên đáp ứng được yêu cầu nguồn nước hợp vệ sinh (7.1.a.01: Biên bản kiểm tra định kỳ lưới điện).



Tự đánh giá chỉ số 7.1.a: Đạt

b. Địa điểm trường nằm ở trung tâm thành phố, cách xa khu công nghiệp nên không bị ảnh hưởng tiếng ồn, bụi bặm, chất thải độc, ô nhiễm không khí, nguồn nước; bảo đảm an toàn, yên tĩnh cho hoạt động giảng dạy và học tập (7.1.b.01: Bảng vẽ tổng thể Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên).



Tự đánh giá chỉ số 7.1.b: Đạt

c. Nhà trường được xây dựng phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và mạng lưới đào tạo, cơ sở dạy nghề (CSDN); trục lộ giao thông rộng thuận tiện cho cho việc đi lại cho người học và CBGV nhà trường (7.1.b.01: Bảng vẽ tổng thể Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên).



Tự đánh giá chỉ số 7.1.c: Đạt

2. Đánh giá

  1. Điểm mạnh:

Vị trí xây dựng của trường trên nền cát cao ráo, địa điểm đặt ở trung tâm thành phố, phù hợp với quy hoạch các điểm dân cư và mạng lưới trường nghề, đảm bảo điều kiện an toàn, yên tĩnh cho hoạt động giảng dạy, học tập và thuận tiện cho việc đi lại.

  1. Điểm yếu:

Trường ở gần biển có nhiều bãi cát trống nên mùa gió bấc thường thổi vào khu vực nhà trường gây ra nhiều bụi cho phòng học, nhà xưởng...

3. Kế hoạch

Thường xuyên lau chùi phòng học, nhà xưởng cũng như máy móc trang thiết bị.... Mặt khác trong năm 2012 – 2013 nhà trường tiếp tục trồng nhiều hàng rào cây xanh xung quanh nhà xưởng thực hành và khu vực tường rào bao bọc khuôn viên nhà trường để hạn chế hiện tượng cát bay.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.1 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.2: Khuôn viên được quy hoạch tổng thể và chi tiết, thuận tiện cho các hoạt động của trường.

a) Quy hoạch tổng thể mặt bằng khuôn viên hợp lý, phù hợp với công năng và các yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc, cảnh quan; bảo đảm chỉ giới quy hoạch, khoảng cách và các giải pháp ngăn cách hợp lý các công trình xây dựng trong và ngoài khuôn viên; mật độ xây dựng công trình từ 20-40%; diện tích cây xanh chiếm khoảng 30-40% diện tích khu đất toàn trường.

b) Có đủ các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường (khu hành chính, khu học tập, xưởng thực hành, khu vệ sinh, khu để xe, ký túc xá, khu thể thao, văn hóa, văn nghệ).

c) Bảo đảm quỹ đất trong khuôn viên đáp ứng nhu cầu hoạt động của trường theo quy định; có khả năng mở rộng quỹ đất trong tương lai phù hợp với chiến lược phát triển và theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền.



1. Mô tả

a. Mặt bằng tổng thể khuôn viên nhà trường được quy hoạch hợp lý phù hợp với chức năng đào tạo nghề đảm bảo yêu cầu giao thông nội bộ, kiến trúc cảnh quan. Khu vực trồng cây xanh được nhà trường quy hoạch theo từng cụm khu vực trước sân trường, xung quanh tường rào, khu học lý thuyết, xưởng thực hành, khu sinh hoạt thể dục thể thao... (7.1.b.01: Bảng vẽ tổng thể Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên).



Tự đánh giá chỉ số 7.2.a: Đạt

b. Nhà trường đảm bảo có đủ các khu vực phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động trong nhà trường, các khối công trình được bố trí độc lập như: khu hiệu bộ, dãy phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, khu vệ sinh, nhà giữ xe, ký túc xá, hội trường, sân chơi, khu đào tạo lái xe. Giữa các khối công trình có hệ thống cầu nối và hệ thống đường giao thông nên rất thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển thiết bị khi cần (7.2.b.01: Bảng vẽ  hạng mục: Nhà xưởng thực hành; 7.2.b.02: Bảng vẽ khối lớp học Lý  thuyết, Y tế; 7.2.b.03: Bảng vẽ nhà làm việc BGH; 7.2.b.04: Bảng vẽ hoàn công KTX; 7.2.b.05: Bảng vẽ sân trường, sân tập lái).



Tự đánh giá chỉ số 7.2.b: Đạt

c. Hiện trạng quỹ đất trong khuôn viên nhà trường hiện nay đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động. Nhà trường được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt cấp thêm 26ha đất tại Xã An Phú, TP.Tuy Hòa để làm cơ sở 2 (7.2.c.1: Quyết định số 339/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đồ án qui hoạch phân khu thuộc Dự án: Cơ sở II Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên).



Tự đánh giá chỉ số 7.2.c Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Nhà trường được đầu tư xây mới hoàn toàn nên khuôn viên được quy hoạch hợp lý có đầy đủ các khối công trình thuận tiện cho hoạt động của nhà trường. Hệ thống đường nội bộ được bê tông hóa đảm bảo việc phòng cháy chữa cháy, vận chuyển thiết bị đến nhà xưởng an toàn, đường dẫn từ nhà làm việc tới phòng học lý thuyết, hội trường, thư viện, xưởng thực hành được che mát kiên cố.



b. Điểm yếu:

Khuôn viên nhà trường được đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn nên các khu vực mới diện tích cây xanh đang trong thời gian trồng nên diện tích phủ kín còn hạn chế.



3. Kế hoạch

Nhà trường đã hoàn tất thủ tục nhận 26 ha đất tại Xã An Phú và đã tiến hành xây dựng các hạng mục khoa Kinh tế - Du lịch vào ngày 09/11/2012 theo nguồn vốn của Chương trình Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2015.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.3: Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành.

a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của trường bảo đảm đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành.

b) Có hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống điện đáp ứng nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt; có hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải độc hại, thông gió, phòng cháy, chữa cháy theo quy chuẩn và đáp ứng nhu cầu đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.

c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quản lý và bảo dưỡng vận hành đúng quy trình, bảo đảm hoạt động đúng chức năng, công suất theo thiết kế.



1. Mô tả

a. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đã được thiết kế xây dựng trong khuôn viên với tổng diện tích đất là 46.173 m2 trên nền đất cát, vị trí cao chưa bị ngập lụt, đủ đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động dạy nghề, thực nghiệm, thực hành. Trong đó khu nhà làm việc, dãy phòng học lý thuyết, ký túc xá, căn tin, thư viện, nhà khách được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cấp 2. Các nhà xưởng thực hành, hội trường và nhà xe xây dựng theo tiêu chuẩn nhà cấp 3. Có đường dây trung hạ thế 3 pha 22/0,4 KV và trạm biến áp 320 KVA riêng đáp ứng công suất tiêu thụ điện cho các hoạt động, có thiết kế lắp đặt đầy đủ hệ thống điện chiếu sáng và vận hành thiết bị. Hệ thống cấp nước đảm bảo sinh hoạt theo nguồn nước máy trong đó nước uống được lắp đặt qua hệ thống lọc và nước tưới cây xanh trong khuông viên đất lấy theo nguồn nước khoang trên đất đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp. Hệ thống thoát nước từ các công trình có đường cống dẫn đến nơi rút theo thiết kế (7.1.b.01: Bảng vẽ tổng thể trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 7.3.a.01: Hồ sơ thiết kế/xây dựng các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường; 7.3.a.02: Bảng thống kê đánh giá tình trạng trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo theo các nghề đào tạo; 7.3.a.03: Các biên bản kiểm kê, thanh tra bảo dưỡng, duy tu trang thiết bị).



Tự đánh giá chỉ số 7.3.a: Đạt

b. Đường giao thông nội bộ được bê tông, thiết kế rộng đảm bảo vận chuyển thiết bị, phục vụ phòng cháy…

Nhà trường có trạm biến áp 320 KVA đáp ứng hệ thống điện theo thiết kế các hạ tầng kỹ thuật để phục vụ nhu cầu hoạt động đào tạo, sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt. Trong đó hệ thống đã lắp đặt thiết bị ngắt điện bảo vệ tự động và thiết bị phòng cháy chữa cháy tại các công trình khi có sự cố xảy ra (7.3.a.01: Hồ sơ thiết kế/xây dựng các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường; 7.1.a.01: Biên bản kiểm tra định kỳ lưới điện; 7.3.b.01: Bảng thiết kế hệ thống cung cấp điện, nước cho tổng thể nhà xưởng và từng xưởng riêng biệt).

Hệ thống xử lý thoát nước được thiết kế đảm bảo, không gây ô nhiễm môi trường, độc hại và ngập úng đặc biệt vào mùa mưa (7.3.b.02: Hồ sơ thiết kế, lắp đặt, quản lý và vận hành hệ thống cấp thoát nước, thông gió, phòng cháy chữa cháy…).

Các công trình phục vụ việc đào tạo, sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt như khu làm việc, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành... đều thiết kế có hệ thống thông gió, phòng cháy chữa cháy. Trong đó công tác phòng cháy chữa cháy nhà trường được công an PCCC tập diễn và kiểm định đúng theo tiêu chuẩn (7.3.b.03: Bộ tranh ảnh chụp bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió; 7.3.b.04: Biên bản kiểm định của các cơ quan phòng cháy chữa cháy).

Tự đánh giá chỉ số 7.3.b: Đạt

c. Khoa định kỳ kiểm tra các trang thiết bị các phòng học, nhà xưởng, các hệ thống điện nước để kịp thời phát hiện ra hư hỏng và sửa chữa. Tổ Cơ điện thuộc Phòng Tổ chức Hành chánh đảm bảo vận hành đúng quy trình, hoạt động đúng chức năng, công suất theo thiết kế. Ngoài ra bộ phận cơ điện kết hợp với các khoa kiểm tra các trang thiết bị của các phòng học, nhà xưởng, các hệ thống điện nước để kịp thời phát hiện ra hư hỏng và sửa chữa. Ngoài công tác bảo dưỡng thường xuyên, hàng năm vào dịp nghỉ hè tổ cơ điện đều có kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng gia cố các hư hỏng như: bàn ghế, lát gạch các phòng học, các nhà vệ sinh, xem xét để xử lý chống dột vào mùa mưa, khai thông cống rãnh, kiểm tra các hệ thống điện nước… (7.3.c.01: Văn bản quy định phân cấp quản lý các hệ thống kỹ thuật hạ tầng, bảo dưỡng, vận hành theo quy trình, chức năng, công suất theo thiết kế; 7.3.c.02: Các biên bản kiểm kê, thanh tra bảo dưỡng, duy tu trang thiết bị; 7.3.c.03: Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng của khoa về thiết bị máy móc và cơ sở vật chất; 7.3.c.04: Biên bản sửa chữa, nghiệm thu dãy hành lang phòng học lý thuyết)



Tự đánh giá chỉ số 7.3.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của nhà trường đảm bảo được các hoạt động dạy nghề, thực hành, thực nghiệm trong nhà trường. Có đầy đủ các hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ, các xưởng đều có hệ thống thông gió, hệ thống phòng cháy chữa cháy được các cơ quan chức năng hàng năm kiểm tra đánh giá đảm bảo tốt các điều kiện kỹ thuật.



b. Điểm yếu:

Địa điểm trường gần biển nên vào mùa mưa bão hệ thống mái che phòng học, nhà xưởng thường bị ảnh hưởng lớn.



3. Kế hoạch

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng thêm hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo đáp ứng yêu cầu làm việc và các hoạt động khác cho sự phát triển lâu dài của nhà trường.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.3 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.4: Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng quy mô đào tạo theo các nghề, trình độ đào tạo.

a) Có hệ thống phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa đáp ứng công tác đào tạo của trường.

b) Các công trình bảo đảm quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu về ngăn cách, vệ sinh, kiến trúc, chiếu sáng, thông gió, quy hoạch nội bộ thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, vận hành thiết bị.

c) Các công trình được sử dụng đúng công năng, có quy chế sử dụng, quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để bảo đảm hoạt động bình thường.



1. Mô tả

a. Nhà trường có hệ thống phòng học lý thuyết, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng học chuyên môn hóa, xưởng thưc hành đáp ứng được hoạt động đào tạo của trường, ngoài ra hàng năm nhà trường ký hợp đồng phối hợp đào tạo thực hành thực tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. So với lưu lượng học sinh hiện nay là 764 học sinh sinh viên thì hệ thống các phòng học, xưởng thực hành và các phòng chuyên môn hóa đáp ứng được các hoạt động đào tạo của trường (7.4.a.01: Bảng thống kê phòng học giảng đường (tính tỉ lệ m2/người học), phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học chuyên môn hóa; 7.4.a.02: Hồ sơ thiết kế xây dựng các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa; 7.4.a.03: Bảng vẽ nhà lớp học Lý  thuyết, Y tế… giai đoạn 2).

Hiện tại:


  • Hệ thống phòng học lý thuyết của trường là: 10 phòng học bố trí riêng với diện tích 560m2 và 13 phòng học bố trí trong nhà xưởng, phòng học chuyên môn với diện tích 616 m2.

  • Hệ thống xưởng thực hành gồm 9 xưởng với diện tích 4.351,4m2, cụ thể như sau:

    TT

    Tên xưởng

    Số phòng, xưởng thực hành

    Diện tích (m2)

    1

    Xưởng Điện

    1

    512

    2

    Xưởng Sửa chữa ô tô

    3

    1.455,4

    3

    Xưởng Hàn

    2

    1.024

    4

    Xưởng Cơ khí cắt gọt

    1

    512

    5

    Xưởng May

    1

    512

    6

    Xưởng Chế biến thực phẩm

    1

    336

    Tổng

    9

    4.351,4

  • Phòng thực hành tin học: 1 phòng với diện tích 112 m2

  • Phòng lab: 1 phòng với diện tích 112, m2

  • Phòng thực hành tự động hóa: 1 phòng với diện tích 56 m2

  • Phòng thí nghiệm chế biến thực phẩm với diện tích 83,16m2.

  • Phòng thực hành nghiệp vụ du lịch: diện tích 517,5 m2

  • Hội trường có sức chứa 300 ghế ngồi với diện tích 520m2.

  • Hệ thống sân bãi phục vụ sinh hoạt thể dục thể thao với diện tích 3.627m2.

Tự đánh giá chỉ số 7.4.a: Đạt

b. Hệ thống các phòng học lý thuyết và các xưởng thực hành được bố trí riêng biệt, đảm bảo ngăn cách, không bị ảnh hưởng tiếng ồn giữa khu vực lý thuyết và thực hành, các công trình có quy chuẩn kết cấu, kiến trúc và nội thất đảm bảo các yêu cầu về an toàn, hệ thống chiếu sáng và thông gió đủ và đúng quy chuẩn thể hiện qua hồ sơ thiết kế các công trình của nhà trường. Nhà trường có đường giao thông nội bộ thuận tiện, các xưởng bố trí sơ đồ trang thiết bị hợp lý đảm bảo cho việc vận chuyển, lắp đặt và vận hành các thiết bị. Hệ thống các phòng học lý thuyết được xây dựng thoáng mát, thông gió tốt, bố trí các cửa sổ đảm bảo lấy được ánh sáng tự nhiên tối đa. Các xưởng thực hành đều có bố trí đèn, quạt đảm bảo thông thoáng và đầy đủ ánh sáng để HSSV thực hành, thực tập (7.3.a.01: Hồ sơ thiết kế/xây dựng các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường; 7.4.b.01: Sơ đồ bố trí trang thiết bị, dụng cụ trong từng xưởng thực hành kết hợp với hồ sơ thiết kế, lắp đặt; 7.3.b.01: Bảng thiết kế hệ thống cung cấp điện, nước cho tổng thể nhà xưởng và từng xưởng riêng biệt; 7.4.b.02: Bảng vẽ hạng mục: Nhà xưởng thực hành giai đoạn 2)



Tự đánh giá chỉ số 7.4.b: Đạt

c. Các công trình trong nhà trường được sử dụng đúng công năng, khu vực học tập và sinh hoạt vui chơi đều riêng biệt, có đội ngũ bảo vệ , quản lý, thường xuyên kiểm tra các lớp sau giờ học và có nhân viên vệ sinh hàng ngày đảm bảo vệ sinh các khu vực. Trong các xưởng thực hành chuyên môn đều có nội quy quy định việc thực hành tại xưởng, quy trình vận hành thiết bị, máy móc, sổ bàn giao các ca thực tập tại các xưởng, các trang thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ đảm bảo hoạt động bình thường (7.3.a.01: Hồ sơ thiết kế/xây dựng các khối công trình phục vụ nhu cầu đào tạo và các hoạt động của trường; 7.3.c.01: Văn bản quy định phân cấp quản lý các hệ thống kỹ thuật hạ tầng, bảo dưỡng, vận hành theo quy trình, chức năng, công suất theo thiết kế; 7.3.c.03: Biên bản kiểm tra, bảo dưỡng của khoa về thiết bị máy móc và cơ sở vật chất; 7.4.c.01: Hệ thống bảng hướng dẫn quy trình vận hành thiết bị, nội quy xưởng; 7.4.c.02: Hợp đồng cung ứng nhân viên Bảo vệ chất lượng cao).



Tự đánh giá chỉ số 7.4.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có hệ thống phòng học lý thuyết, hội trường, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, phòng học chuyên môn hóa… đáp ứng được hoạt động đào tạo của trường.

Các công trình bảo đảm quy chuẩn xây dựng và các yêu cầu về ngăn cách giữa khu lý thuyết và thực hành, vệ sinh, kiến trúc, chiếu sáng, thông gió, quy hoạch nội bộ thuận tiện cho vận chuyển, lắp đặt, vận hành thiết bị. Các công trình được thực hiện đúng công năng và được bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo hoạt động bình thường.

b. Điểm yếu:

Hiện tại các xưởng thực hành, phòng học chuyên môn đáp ứng việc bố trí trang thiết bị hiện có. Tuy nhiên, với trang thiết bị máy móc được bổ sung hàng năm theo chương trình mục tiêu thì việc bố trí sắp tới sẽ gặp khó khăn.



3. Kế hoạch

Nhà trường có kế hoạch sắp xếp hợp lý và xây dựng thêm nhà xưởng, phòng học chuyên môn trong thời gian đến.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.4 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.5: Bảo đảm các điều kiện hoạt động cho các xưởng thực hành.

a) Có hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước chung, riêng cho khu vực xưởng thực hành theo nhu cầu hoạt động thực hành và sinh hoạt, vệ sinh; có hệ thống thu gom rác và phế liệu, chất thải.

b) Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành (theo cả lớp, nhóm và từng cá nhân).

c) Bảo đảm các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm (về hình khối, màu sắc, vật liệu); an toàn và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành.



1. Mô tả

a. Mỗi xưởng thực hành đều có trang bị hệ thống điện riêng được cấp bởi trạm biến áp 320 KVA phục vụ nhu cầu dùng điện cho toàn trường, có đầy đủ hệ thống cấp, thoát nước tổng thể toàn bộ khuôn viên nhà trường và riêng cho từng xưởng. Nhà trường có 3 nhân viên làm vệ sinh môi trường hàng ngày, mỗi xưởng đều có dụng cụ, trang bị để làm vệ sinh sau mỗi buổi học thực hành, đồng thời hợp đồng với công ty công trình đô thị thu gom rác và phế liệu đảm bảo về mặt vệ sinh cho nhà trường (7.4.b.02: Bảng thiết kế hệ thống cung cấp điện, nước cho tổng thể nhà xưởng và từng xưởng riêng biệt; 7.5.a.01: Hợp đồng với công ty công trình đô thị thu gom rác và phế liệu đảm bảo về mặt vệ sinh cho nhà trường; 7.5.a.02: Hợp đồng với nhân viên thu gom rác và phế liệu đảm bảo về mặt vệ sinh cho nhà trường).



Tự đánh giá chỉ số 7.5.a: Đạt

b. Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí vị trí hợp lý, an toàn, thuận tiện cho việc đi lại, vận hành, bảo dưỡng và tổ chức hướng dẫn thực hành cho cả lớp, cả nhóm hoặc cho từng cá nhân (7.5.b.01: Quyết định số 724/QĐ-UBND ngày 05/5/2008 Về việc xếp hạng Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 7.5.b.02: Phiếu kết quả phân tích tiếng ồn ngày 26/04/2012; 7.4.b.01: Sơ đồ bố trí trang thiết bị, dụng cụ trong từng xưởng thực hành kết hợp với hồ sơ thiết kế, lắp đặt; 7.4.c.01: Hệ thống bảng hướng dẫn quy trình vận hành thiết bị, nội quy xưởng).



Tự đánh giá chỉ số 7.5.b: Đạt

c. Các nhà xưởng thực hành bảo đảm các yêu cầu về mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ khoa học và sư phạm, có hệ thống thông gió, hệ thống ánh sáng đầy đủ; an toàn và vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành. Điều này được thể hiện qua quyết định công nhận của UBND tỉnh Phú Yên công nhận trường xếp hạng I (7.5.c.01: Bảng thiết kế hệ thống thông gió, ánh sáng cho từng xưởng riêng biệt; 7.4.c.01: Hệ thống bảng hướng dẫn quy trình vận hành thiết bị, nội quy xưởng; 7.5.c.02: Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên về việc công nhận trường xếp hạng I).



Tự đánh giá chỉ số 7.5.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Với các điều kiện của các xưởng thực hành, môi trường thoáng mát, nhà xưởng riêng biệt đảm bảo các tiêu chuẩn của trường CĐN.

Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ dạy học đảm bảo chất lượng, hiện đại, tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn của xưởng thực hành.

b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.5 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.6: Đảm bảo chất lượng và số lượng thiết bị cho thực hành.

a) Các thiết bị đào tạo chính đạt mức tương đương trình độ công nghệ của sản xuất, dịch vụ hiện tại. Bảo đảm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ và tài liệu cho các hoạt động thực hành về chủng loại, công năng, các yêu cầu thông số kỹ thuật và mỹ thuật; các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động.

b) Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo, bảo đảm các tỷ lệ theo quy định về: người học/thiết bị thực hành chính, người học/phòng học chuyên môn hóa, người học/bộ dụng cụ, tài liệu học tập theo cá nhân hoặc theo nhóm.

c) Các thiết bị có hồ sơ xuất xứ, năm, nước sản xuất rõ ràng; được quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ; bảo đảm tính đồng bộ của các trang thiết bị.



1. Mô tả

a. Các trang thiết bị của nhà trường được đầu tư từ dự án “tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo nghề trường CĐN Phú Yên” nên các trang thiết bị tại các xưởng đảm bảo chất lượng, phù hợp với công nghệ sản xuất, dịch vụ trong giai đoạn hiện nay. Thiết bị, dụng cụ và tài liệu cho các hoạt động giảng dạy thực hành đáp ứng đúng về chủng loại, công năng, thông số kỹ thuật, mỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ, vệ sinh và an toàn lao động (7.6.a.01: Bảng thống kê thiết bị thực hành chính theo các ngành nghề đào tạo và tỷ lệ thiết bị/học sinh).



Tự đánh giá chỉ số 7.6.a: Đạt

b. Trong các giờ thực hành các xưởng đều chia nhóm thực tập đảm bảo số lượng từ 15 – 20 HSSV trong 1 nhóm, vì thế các xưởng thực hành đều có đủ thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho giờ học thực hành, tuỳ theo tính chất môđun/môn học mà HSSV có thể thực hành theo nhóm hoặc cá nhân, các trang thiết bị được thể hiện qua bản báo cáo tình hình về cơ sở vật chất, trang thiết bị và danh mục các trang thiết bị tại các xưởng (7.6.b.01: Quyết định phân công vị trí nhà xưởng, phòng học chức năng cho các khoa, tổ….; 7.6.b.02: Hồ sơ sĩ số các lớp học được tổ chức theo các phòng chuyên môn hóa; 7.6.b.03: Hồ sơ thống kê danh mục các trang thiết bị, dụng cụ).



Tự đánh giá chỉ số 7.6.b: Đạt

c. Tất cả các máy, trang thiết bị đều có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất đảm bảo tính đồng bộ và được bảo dưỡng đánh giá thường xuyên (7.6.c.01: Hồ sơ quản lý, bảo dưỡng các trang thiết bị ).



Tự đánh giá chỉ số 7.6.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với chương trình đào tạo đã đăng ký. Các trang thiết bị, dụng cụ có chất lượng cao, hiện đại và đa dạng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đào tạo.



b. Điểm yếu:

Trang thiết bị máy móc với công nghệ sản xuất hiện đại của nhà trường hiện nay còn ít so với nhu cầu các ngành nghề đào tạo của nhà trường trong thời gian đến.



3. Kế hoạch

Nhà trường lập kế hoạch đầu tư thêm trang thiết bị với công nghệ sản xuất hiện đại, trong giai đoạn 2010 – 2015 cho các ngành nghề đào tạo của trường từ nguồn vốn của dự án ADB (đã được chính phủ phê duyệt) và từ ngân sách đầu tư của địa phương, nguồn tích lũy của trường để đáp ứng yêu cầu về số lượng theo chuẩn của Tổng cục Dạy nghề quy định.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.6 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 7.7: Có các kho, phòng bảo quản, lưu giữ với các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu.

a) Có các khu vực bảo quản, lưu giữ chung cho toàn trường và các khu chức năng.

b) Hệ thống khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản tốt cho các trang thiết bị, hàng hoá, vật liệu như: mái che, rào ngăn cách, khóa, chiếu sáng, thông gió, chống mốc, ẩm.

c) Có hệ thống quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hoá, vật liệu.



1. Mô tả

a. Nhà trường có đủ kho bảo quản, lưu giữ vật tư, thiết bị cho trường, và có nhân viên phụ trách việc bảo quản và lưu giữ kho. Tại các xưởng thực hành đều có kho bảo quản vật tư thiết bị riêng cho mỗi xưởng. (MC 7.7.a.01; 7.7.a.02; 7.7.a.03; 7.7.a.04).



Tự đánh giá chỉ số 7.7.a: Đạt

b. Kho lưu giữ của nhà trường được bố trí trong khu nhà làm việc, kho chứa vật tư, thiết bị riêng cho mỗi khoa được bố trí ngay trong các nhà xưởng nên rất thuận tiện cho việc thường xuyên kiểm tra, bảo quản, phòng chống mất mát thiết bị, vật tư, hàng hoá, đảm bảo các điều kiện như tránh mưa, nắng, có đầy đủ ánh sáng, chống ẩm mốc, bảo vệ cẩn thận. (MC 7.7.b.04).



Tự đánh giá chỉ số 7.7.b: Đạt

c. Hàng năm nhà trường thực hiện kế hoạch tổng kiểm kê tài sản, trang thiết bị (MC 7.7.c.01 ), đánh giá mức độ % còn sử dụng, phân loại, thanh lý những thiết bị cũ, hư hỏng, lạc hậu không còn phù hợp cho công tác đào tạo của nhà trường (MC 7.7.c.02; 7.7.c.03).

Nhà trường có hệ thống quản lý cấp phát, thu nhận trang thiết bị hàng hóa vật liệu (MC 7.7.c.04; 7.7.c.05; 7.7.c.06; 7.7.c.07; 7.7.c.08).

Tự đánh giá chỉ số 7.7.c: Đạt

2. Đánh giá

a. Điểm mạnh:

Trong mỗi nhà xưởng đều có kho chứa vật tư, thiết bị nên rất thuận tiện cho việc thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo vệ. Tất cả các nhà xưởng đều có hệ thống chiếu sáng, chống ẩm mốc đầy đủ.

Vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu thực hành luôn được bảo quản tốt và an toàn.

b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Hàng năm các phòng, khoa, xưởng thường xuyên thực hiện việc bảo dưỡng máy móc trang thiết bị theo đúng qui định nhà trường.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 7.7 đạt: 2 điểm

3.2.8 TIÊU CHÍ 8: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH


Tiêu chuẩn 8.1: Trường có đủ nguồn tài chính để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ; tạo được nguồn thu hợp pháp.

a) Đảm bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo.

b) Có các nguồn thu hợp pháp từ học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

c) Các nguồn tài chính được quản lý và phân bổ chi tiêu đúng mục đích, đúng quy định. Có hệ thống hồ sơ, sổ sách về quản lý tài chính theo quy định.



1. Mô tả

a. Hàng năm, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp dạy nghề tính trên đầu học sinh, UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính cấp kinh phí hoạt động.

Nhà trường đã đảm bảo định mức kinh phí chi cho đào tạo trên đầu học sinh trong những năm qua và phát triển cho những năm tiếp theo thể hiện qua bảng báo cáo tài chính các năm và số liệu thực tế học sinh thực học. Theo Nghị quyết số 163/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 của HĐND tỉnh Phú Yên về việc quy định, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp dạy nghề của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên, định mức cho 01 học sinh trung cấp nghề là 6,7 triệu đồng/năm và cho 01 học sinh cao đẳng nghề là 8,8 triệu đồng/năm. Tổng nguồn thu và chi của nhà Trường qua các năm thể hiện trên báo báo tài chính và các hồ sơ lưu tại phòng Kế hoạch – Tài vụ (KH-TV) (8.1.a 01: Nghị quyết số 163/2010/NQ-HĐND ngày 18/10/2010 của HĐND tỉnh Phú Yên về việc quy định, định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp dạy nghề của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; MC 8.1.a.02: Quyết định 1178/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh Phú Yên Về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Trường CĐN Phú Yên; MC 8.1.a.03: Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) của UBND tỉnh Phú Yên năm 2012; 8.1.a.04: Thống báo thẩm định dự toán, phân bổ dự toán thu, chi năm 2012 trường Cao đẳng Nghề Phú Yên)

Tự đánh giá chỉ số 8.1.a: Đạt

b. Nhà trường có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu phí-lệ phí của học sinh chính qui tại trường. Ngoài ra nhà trường còn mở rộng đào tạo hệ sơ cấp nghề với thế mạnh là nghề lái xe các hạng; dạy nghề thường xuyên; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, vi tính, ngoại ngữ; liên kết với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật mở các lớp Đại học tại chức; phát triển các dịch vụ cho người học nghề… tạo thêm nhiều nguồn thu hợp pháp, tăng cường nguồn kinh phí hoạt động và nguồn quỹ phát triển cho đơn vị (8.1.b.01: Quyết định số 226 ngày 19/5/2011 về việc thu học phí ôn tập; 8.1.b.02: Quyết định số 102/QĐ-CĐN ngày 10/3/2011 Về việc thu học phí, điều khiển xe máy chuyên dùng; 8.1.b.03: Quyết định 108/QĐ-CĐN ngày 17/8/2011 Về mức thu học phí lái xe; 8.1.b.04: Quyết định 133/QĐ-CĐN ngày 10/11/2011 của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên quy định mức thu học phí các lớp lái xe; 8.1.b.05: Quyết định 151/QĐ-CĐN ngày 10/11/2011 Quy định các mức thu học phí học lại, thi lại các lớp CĐN, TCN; 8.1.b.06: Quyết định 146/QĐ-CĐN ngày 14/11/2011 Về việc thu học phí lớp ôn luyện tiếng Hàn; 8.1.b.07: Quyết định 209/QĐ-CĐN ngày 05/12/2011 Quy định mức thu lệ phí thi tốt nghiệp tiếng Hàn; 8.1.b.08: Quyết định 217/QĐ-CĐN ngày 07/12/2011 Mức thu học phí tiếng Hàn; 8.1.b.09: Quyết định 277/QĐ-CĐN ngày 23/12/2011 Quy định mức cho thuê xe ô tô; 8.1.b.10: Quyết định 261/QĐ-CĐN ngày 20/12/2011 Quy định mức thu học phí ôn thi tốt nghiệp; 8.1.b.11: Quyết định 229/QĐ-CĐN ngày 09/4/2012 Quy định mức thu học phí đào tạo các lớp Anh văn, Tin học; 8.1.b.12: Quyết định 40/QĐ-CĐN ngày 04/2/2012 Quy định mức thu học phí tiếng Hàn; 8.1.b.13: Quyết định 218/QĐ-CĐN ngày 07/12/2012 Quy định mức thu dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất và thiết bị; 8.1.b.14: Quyết định 216/QĐ-CĐN ngày 07/12/2011 Quy chế tiền lương tăng thêm; 8.1.b.15: Quyết định 98/QĐ-CĐN ngày 02/11/2011 Quy định mức thu dịch vụ cho Trung tâm Dịch vụ và Đào tạo thường xuyên (TT.DV&ĐTTX)).

Nhà trường đã tổ chức công tác thu học phí, lệ phí, liên kết đào tạo, dịch vụ theo đúng quy định của nhà nước và sử dụng chúng một cách có hiệu quả cho hoạt động chung của toàn trường.

Tự đánh giá chỉ số 8.1.b: Đạt

c. Công tác quản lý tài chính trong trường được thực hiện đúng với Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các quy định hiện hành của Nhà nước, các nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, học tập cũng như các hoạt động của Nhà trường và được thanh tra tài chính, Kiểm toán Nhà nước kiểm tra định kỳ…Qua các đợt thanh kiểm tra công tác quản lý tài chính của Trường đều được đánh giá là lành mạnh (8.1.c.01: Quyết định 63/QĐ-CĐN ngày 14/10/2011 Quy định phân cấp quản lý tài chính cho Trung tâm Đào tạo lái xe (TT.ĐTLX) và TT.DV&ĐTTX; 8.1.c.02: Thông báo số 1844 ngày 12/9/2012 Về việc Thông báo thẩm định Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011).

Việc thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính nhà trường đã thực hiện đúng quy định. Có hệ thống sổ sách, chứng từ lưu trữ theo luật kế toán và Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Tự đánh giá chỉ số 8.1.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Nhà trường có nguồn thu hợp pháp từ Ngân sách Nhà nước, nguồn thu phí - lệ phí và các nguồn thu khác từ liên kết đào tạo , dịch vụ… đúng theo qui định nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động đào tạo, tăng thu nhập cho CBCC-VC. Trong quá trình thực hiện tuân thủ các quy định về quản lý tài chính, có hệ thống báo cáo tài chính, sổ sách rõ ràng, đầy đủ và chính xác.



b. Điểm yếu:

Kinh phí đào tạo từ Ngân sách cấp hàng năm tính theo số học sinh - sinh viên chính quy, nên kinh phí hoạt động còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, tuy được duyệt 92 biên chế nhưng chưa được cấp kinh phí hoạt động hàng năm cho số biên chế được phê duyệt.



3. Kế hoạch.

Thông qua Sở Tài chính, trình Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên phê duyệt định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp dạy nghề mới cho phù hợp với thực tế (theo định mức vật tư và định mức kinh phí chi cho dạy nghề Trường đã xây dựng trong tháng 6/2010 ). Tổ chức tham quan học tập ở những Trường được cấp kinh phí theo chỉ tiêu biên chế giao hàng năm để có phương án trình UBND tỉnh Phú Yên xin kinh phí hoạt động hàng năm cho 92 biên chế được phê duyệt



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn đạt : 2 điểm
Tiêu chuẩn 8.2: Công tác lập kế hoạch tài chính, quản lý tài chính được chuẩn hoá, công khai, minh bạch và theo đúng quy định.

a) Có quy chế quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước.

b) Kế hoạch tài chính hàng năm được xây dựng theo quy định và được công bố công khai, minh bạch.

c) Có kế hoạch thực hiện việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính.



1. Mô tả

a. Công tác quản lý tài chính và sử dụng kinh phí của nhà trường được thực hiện theo đúng mục đích, đúng quy định của nhà nước theo nghị định 43/2006/NĐ–CP ngày 25/04/2006 quy định về chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Trường, căn cứ thông tư 71 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 nhà trường đã soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ và đưa về các bộ phận thảo luận đóng góp ý kiến, công khai trong hội nghị CBCC-VC, biểu quyết và áp dụng từ năm 2007 đến nay; trong quá trình áp dụng có thay đổi và điều chỉnh. (8.2.a.01: Quyết định số 1178/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND tỉnh Phú Yên Về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.a.02: Quyết định số 305/QĐ-CĐN ngày 31/12/2011 Về việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.a.03: Quyết định 307/QĐ-CĐN ngày 31/12/2011 Về quy chế phân phối thu nhập tăng thêm của trường CĐN Phú Yên)

Tự đánh giá chỉ số 8.2.a: Đạt

b. Để đảm bảo sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, căn cứ vào kế hoạch đầu tư của các Khoa, tổ và trên cơ sở phân tích tình hình thực hiện của năm trước. Phòng Kế hoạch – Tài vụ trường đã tổng hợp kế hoạch phân bổ sử dụng cho công tác đào tạo, quản lý hành chính, kiến thiết cơ bản và các công tác khác được thể hiện trong dự toán đầu năm được Sở Tài Chính xem xét, phê duyệt. Sử dụng các nguồn kinh phí theo đúng quyết định cấp dự toán được duyệt hàng năm. Dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm đều được công khai trong hội nghị cán bộ công chức hàng năm theo quy định (8.2.b.01: Bảng phân rã nhu cầu thu năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.b.02: Bảng phân rã nhu cầu chi năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên2)

Nhà trường luôn sử dụng hợp lý và công khai nguồn ngân sách cấp thông qua bảng công khai tài chính theo đúng mẫu biểu quy định tại thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính, công khai trong hội nghị cán bộ công chức hàng năm, thực hiện báo cáo theo biểu mẫu đưa về các tổ công đoàn thảo luận đóng góp ý kiến và có giải trình trong cuộc họp hội nghị CBCC-VC. Có bảng đối chiếu hạn mức kinh phí kho bạc Nhà nước theo quý, năm.

Quy định, quy trình thanh toán được cụ thể hóa bằng văn bản trên cơ sở các quy định về tài chính của Nhà nước giúp cho cán bộ giáo viên-công nhân viên trong toàn trường thực hiện dễ dàng.



Tự đánh giá chỉ số 8.2.b: Đạt

c. Để tăng cường việc huy động, phát triển các nguồn lực tài chính, nhà trường đã liên kết đào tạo với các trường đại học, các công ty, nhận đặt hàng từ ngân sách nhà nước để mở nhiều lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng chuyên đề, dạy nghề cho các đối tượng đặc thù: nông dân, thanh niên dân tộc thiểu số, người nghèo, bộ đội xuất ngũ,... đáp ứng nhu cầu của người học và tăng cường nguồn lực tài chính cho nhà trường. Ngoài ra, trường còn có các nguồn thu khác như thu dịch vụ cho thuê nhà xe, căn tin, cho thuê cơ sở vật chất… nhằm phát triển thêm các nguồn lực tài chính cho nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn huy động nguồn vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy nâng cao chất lượng công tác đào tạo (8.2.b.01: Bảng phân rã nhu cầu thu năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.b.02: Bảng phân rã nhu cầu chi năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.c.01: Các hợp đồng dịch vụ; 8.2.c.02: Các hợp đồng liên kết đào tạo)



Tự đánh giá chỉ số 8.2.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Nhà trường đã xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ và sử dụng hiệu quả nguồn tài chính cho mục tiêu đào tạo, trên tinh thần tiết kiện để nâng mức thu nhập cho CBCC-VC của trường, có sự giám sát chặt chẽ về chi tiêu của Sở Tài Chính và của tập thể CBCC-VC nhà trường.



b. Điểm yếu:

Vì hoạt động dịch vụ của trường hiện nay chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn ở cho học sinh – sinh viên và bù đắp chi phí tu sửa, khấu hao ký túc xá nên công tác dự toán và định mức thu chi cho các hoạt động liên kết và dịch vụ chưa được cụ thể và chi tiết.



3. Kế hoạch.

Lập kế hoạch chi tiết, tăng cường phát triển các hoạt động thuộc mảng dịch vụ tạo thêm các nguồn thu và tiết kiệm chi tối đa để tăng thu nhập cho CBCC-VC.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.2 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 8.3: Dự toán về tài chính được xác định trên cơ sở nghiên cứu kỹ về nhu cầu chi tiêu, những thay đổi về giá cả, các nhu cầu và quy mô đào tạo sắp tới.

a) Có các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường (giá nguyên vật liệu, thiết bị, nhân công) để xây dựng dự trù về tài chính.

b) Có các nghiên cứu, dự báo về nhu cầu, quy mô đào tạo và biến động về giá cả trong 2-5 năm tới; có cơ chế điều chỉnh dự toán kế hoạch tài chính theo các biến động về giá cả thị trường.

c) Có bản dự toán tài chính phản ánh các kết quả nghiên cứu và dự báo trên.



1. Mô tả

a. Nhà trường thường căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán năm trước và nhu cầu trong thời gian tới cũng như các biến động về lương và giá cả trên thị trường… xây dựng dự toán tài chính hàng năm, trình Sở tài Chính cân đối phê duyệt và cấp kinh phí. Khi sử dụng có sự giám sát của Tài Chính và Kho Bạc Nhà Nước (8.3.a.01: Xây dựng kế hoạch tài chính năm 2012 trường Cao đẳng Nghề Phú Yên).

Để công tác dự toán sát với thực tế, nhà trường luôn nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả trên thị trường dựa trên cơ sở các bảng báo giá về vật tư, trang thiết bị, máy móc của Sở Tài chính, các nhà cung cấp, công ty thẩm định giá, internet.

Tự đánh giá chỉ số 8.3.a: Đạt

b. Căn cứ vào nhu cầu tăng qui mô đào tạo và các thông báo về giá cả, nhà trường lập các dự án đầu tư xây dựng cũng như các dự án tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ; đề án phát triển Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên đến năm 2015 tại xã An Phú, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên (phát triển cơ sở II); dự án tài trợ thiết bị từ nguồn vốn ODA; mua sắm thiết bị từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2010-2015 hiện nay trường đã triển khai xây dựng và mua sắm (8.3.b.01: Quyết định số 1751/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 UBND tỉnh Phú Yên Về việc Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2015 của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.02: Quyết định 339/QĐ-UBND ngày 07/3/2012 của UBND tỉnh Phú Yên V/v phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu thuộc Dự án cơ sở 2 trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.03: Thông báo 601 ngày 19/9/2012 Thông báo chấp thuận của Sở Kế hoạch – Đầu tư Về việc giải quyết 1 số vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng công trình đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2015 thuộc Trường cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.04: Thông báo số 534 ngày 14/8/2012 UBND tỉnh về việc thu hồi đất để thực hiện dự án mở rộng cơ sở II trường cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.05: Thông báo 635 ngày 03/10/2012 UBND tỉnh Phú Yên kết luận Phó Chủ tịch tỉnh Trần Quang Nhất tại buổi họp về tiến độ thực hiện các dự án Trường THPT; 8.3.b.06: Thông báo 698 ngày 26/10/2012 UBND tỉnh v/v châp thuận đề nghị của Giám đốc Sở xây dựng về điều chỉnh tên Đồ án Quy hoạch phân khu thuộc dự án cơ sở 2 Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.07: Quyết định 1726/QĐ_UBND ngày 23/10/2012 UBND tỉnh Phú Yên Về việc phê duyệt danh mục thiết bị dạy nghề cơ điện lạnh thủy sản công trình đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2015 của trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.3.b.08: Quyết định 1800/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND tỉnh Phú Yên Về việc đổi mới và phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2015 của Trường Cao đẳng nghề Phú Yên)



Tự đánh giá chỉ số 8.3.b: Đạt

c. Dựa trên tình hình thực hiện (ước thực hiện) của các năm trước, kế hoạch đào tạo của năm tới và các nghiên cứu về giá cả thị trường, nhà trường lập dự toán tài chính theo qui định. Hàng năm đều có bản dự toán tài chính phản ánh các kết quả nghiên cứu và dự báo của đơn vị.

Tháng 7-8 hàng năm, nhà trường nghiên cứu và lập dự toán kinh phí đào tạo cho năm sau dựa trên báo cáo tài chính của năm trước, các thông báo giá của Sở Tài chính, dự kiến chỉ tiêu đào tạo và định mức chi cho đào tạo. Cuối tháng 12, khi có quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, nhà trường lại căn cứ vào số lượng đào tạo, nhu cầu thực tế, biến động giá cả để điều chỉnh dự toán cho phù hợp. (8.3.c.01: Nghị quyết 159/NQ-HĐND về phân bổ dự toán)

Tự đánh giá chỉ số 8.3.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Nhà trường đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu chi tiêu, giá cả thị trường để xây dựng dự toán hợp lý, đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên cũng như việc thực hiện việc đầu tư trang thiết bị hiệu quả.



b. Điểm yếu:

Biến động thị trường mang tính thường xuyên liên tục, có lúc không theo quy luật nên tính chính xác của dự toán chưa cao (về mặt giá cả).



3. Kế hoạch.

Thường xuyên nghiên cứu và cập nhật liên tục các thông tin về giá cả thị trường để dự toán tài chính mang tính chính xác cao.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.3 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 8.4: Đảm bảo sự phân bổ, sử dụng tài chính hợp lý, minh bạch, hiệu quả cho các đơn vị và các hoạt động của trường.

a) Phân bổ tài chính hợp lý đáp ứng nhu cầu cơ bản của các đơn vị và các hoạt động chung của trường.

b) Kế hoạch phân bổ tài chính được công bố công khai.

c) Có đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính.



1. Mô tả

a. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo (phòng Đào tạo cung cấp), số lượng cán bộ - giáo viên (phòng Hành chính - Tổ chức cung cấp), nhu cầu mua sắm, sửa chữa trang thiết bị của các phòng khoa, định mức chi vật tư văn phòng… nhà trường phân rã dự toán chi tiết cho từng bộ phận (chi phí vật tư, chi phí tiền lương, vật tư văn phòng, mua sắm sửa chữa… ). Việc phân bổ kinh phí bám sát nhu cầu thực tế của các bộ phận trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính của đơn vị và đảm bảo theo tỷ lệ định mức trong quy chế chi tiêu nội bộ được thông qua hội nghị CBCC-VC (8.4.a.01: Quyết định Về việc giao dự toán NSNN 2012 cho văn phòng Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.4.a.02: Quyết định giao dự toán bổ sung; 8.4.a.03: Quyết định giao dự toán bổ sung; 8.4.a.40: Quyết định giao dự toán bổ sung)



Tự đánh giá chỉ số 8.4.a: Đạt

b. Nhà trường có các báo cáo tài chính được lập hàng năm, hệ thống sổ sách ghi chép lưu trữ và công tác quyết toán thường xuyên tại trường theo từng quí và năm tài chính, và các bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí từng quí tại Kho Bạc Nhà Nước. Kế hoạch phân bổ tài chính được công khai trong hội nghị CBCC-VC. (8.4.b.01: Báo cáo tài chính và hồ sơ lưu trữ tại phòng KH-TV năm 2012; 8.4.b.02: Bảng đối chiếu số dư kinh phí kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quý, năm; 8.4.b.03: Bảng công khai tài chính năm 2012 (nằm trong tập báo cáo HN CBCC-VC); 8.4.b.04: Biên bản Hội nghị CBCC-VC năm 2012)



Tự đánh giá chỉ số 8.4.b: Đạt

c. Nhà trường tổ chức đánh giá hàng năm về hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính thể hiện qua báo cáo kết quả thực hiện nghị định 43 và công văn trích lập các quỹ vào cuối năm khi tính phần tiết kiệm kinh phí với Kho bạc Nhà nước; Bảng đối chiếu tình hình sử dụng ngân sách với kho bạc nhà nước; Biên bản thẩm tra báo cáo quyết toán tài chính hàng năm. (8.4.c.01: Báo cáo tình hình và thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; 8.4.b.02: Bảng đối chiếu số dư kinh phí kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quý, năm; 8.1.c.02: Thông báo số 1844 ngày 12/9/2012 Về việc Thông báo thẩm định Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011)



Tự đánh giá chỉ số 8.4.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Nguồn tài chính hằng năm tại đơn vị đều được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, rõ ràng, công khai minh bạch và được Sở Tài Chính xem xét phê duyệt ra biên bản theo từng năm.



b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch:

Thường xuyên cân đối nguồn tài chính nhằm đảm bảo việc sử dụng phù hợp hơn nữa, tuy nhiên vẫn đảm bảo ưu tiên kinh phí cho vật tư thực hành, trang thiết bị cho các khoa và sửa chữa phục vụ cho học tập và giảng dạy.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.4 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 8.5: Lập dự toán, thực hiện thu chi, thực hiện quyết toán, báo cáo tài chính; quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ theo chế độ kế toán - tài chính của Nhà nước.

a) Có văn bản dự toán tài chính.

b) Thực hiện thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính đúng quy định; có hồ sơ lưu trữ chứng từ theo chế độ kế toán – tài chính của Nhà nước.

c) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính và được cơ quan có thẩm quyền kiểm toán.



1. Mô tả

a. Hàng năm, nhà trường lập dự toán kinh phí trình Sở Tài chính tỉnh Phú Yên, được Sở Tài chính xem xét, thẩm định theo Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. (8.5.a.01: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt; 8.2.b.01: Bảng phân rã nhu cầu thu năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên; 8.2.b.02: Bảng phân rã nhu cầu chi năm 2012 của Trường Cao đẳng Nghề Phú Yên)



Tự đánh giá chỉ số 8.5.a: Đạt

b. Phòng kế hoạch – Tài vụ của trường thực hiện thu chi, quyết toán, báo cáo tài chính đúng qui định; có hồ sơ lưu trữ chứng từ theo chế độ kế toán – tài chính của Nhà nước. Hàng năm đều được thanh tra, kiểm toán. Qua kiểm tra, đều được đánh giá là thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán. (8.4.b.01: Báo cáo tài chính và hồ sơ lưu trữ tại phòng KH-TV năm 2012; 8.5.b.01: Biên bản thanh tra tài chính năm 2012)



Tự đánh giá chỉ số 8.5.b: Đạt

c. Định kỳ, nhà trường thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính và hàng năm được cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm toán. Phòng kế toán tài chính thường xuyên tự kiểm tra chứng từ hàng tháng, quý, năm và lập báo cáo tài chính theo đúng quy định. Ngoài ra hàng tháng phòng Kế hoạch – Tài vụ và lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm tra quĩ tiền mặt các nguồn thu chi tại đơn vị và đối chiếu số dư kinh phí với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng (8.5.c.01: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt hàng tháng; 8.4.b.02: Bảng đối chiếu số dư kinh phí kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quý, năm)

Vào khoảng giữa năm tài chính sau, Sở Tài Chính sẽ kiểm tra quyết toán và toàn bộ chứng từ thu chi, sổ sách kế toán năm tài chính trước của đơn vị và ra Thông báo xét duyệt (thẩm định) quyết toán. Hàng năm nhà trường đều được thanh tra Sở Tài chính hoặc kiểm toán khu vực thanh tra kiểm toán. Qua các đợt kiểm tra, công tác tài chính kế toán của nhà trường đều được đánh giá là lành mạnh. (8.1.c.02: Thông báo số 1844 ngày 12/9/2012 Về việc Thông báo thẩm định Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; 8.5.b.01: Biên bản thanh tra tài chính năm 2011)

Tự đánh giá chỉ số 8.5.c: Đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh:

Thực hiện đầy đủ công tác lập dự toán, quyết toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định, rõ ràng. Hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán được lưu trữ một cách hợp lý, khoa học.



b. Điểm yếu:

Không


3. Kế hoạch :

Xây dựng kế hoạch và định kỳ hàng tháng quý tự kiểm tra các khoản thu, chi , kiểm tra quỹ tiền mặt và công tác tài chính của nhà trường.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 8.5 đạt: 2 điểm

3.2.9 TIÊU CHÍ 9: CÁC DỊCH VỤ CHO NGƯỜI HOC NGHỀ


Nhà trường đặc biệt quan tâm đến các hoạt động bảo đảm phục vụ cho HSSV khi đến trường, tạo mọi điều kiện để sinh viên ổn định học tập, HSSV được thông tin kịp thời những nội dung cần thiết về định hướng học nghề và giới thiệu việc làm sau khi ra trường; chỗ ăn, chỗ ở, các dịch vụ, chăm sóc y tế... để HSSV định hướng được nghề nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác.

Bộ phận quản lý HSSV tham mưu, giúp việc BGH khai thác, cập nhật thông tin và thường xuyên cung cấp cho người học các chế độ chính sách, cũng như các vấn đề liên quan đến HSSV.



1. Những điểm mạnh:

Người học được thông tin đầy đủ các chế độ chính sách; thông tin về nghề nghiệp, việc làm.

Đáp ứng được nhu cầu ăn, ở, chăm sóc sức khỏe.

Công tác quản lý HSSV trong và ngoài giờ học chặt chẽ. Giải quyết kịp thời các chế độ chính sách có liên quan.



2. Những tồn tại và kế hoạch:

Thời gian đến số lượng HSSV tăng sẽ không đáp ứng hết yêu cầu HSSV.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt cho HSSV ở KTX.

Tiêu chuẩn 9.1: Đảm bảo mọi người học có được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, khoá đào tạo và các quy định khác của trường ngay từ khi nhập học.

a) Người học được cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu về chuyên môn cần đạt được của khoá học.

b) Người học được phổ biến đầy đủ về quy chế đào tạo, quy chế thi và kiểm tra, đánh giá, điều kiện xét tốt nghiệp.

c) Người học được phổ biến đầy đủ các nội quy, quy định của trường.



1. Mô tả

a. Thông qua các buổi sinh hoạt đầu khoá, phòng Đào tạo và phòng Công tác HSSV và Quan hệ Doanh nghiệp đã phổ biến cho học sinh về các thông tin về chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, giới thiệu các phòng, phoa của nhà trường, công tác hoạt động của Đoàn Thanh niên, HSSV được tham quan các xưởng và giới thiệu về chuyên môn của các khoa. (9.1.a.01: Kế hoạch Học tập chính trị đầu năm cho HSSV; 9.1.a.02: Thông báo số: 173/TB-CĐN Về việc học tập chính trị cho HSSV đầu năm học 2012 – 2013; 9.1.a.03: Bảng nội dung triển khai trong buổi học tập chính trị đầu khóa 2012 – 2013).



Tự đánh giá chỉ số 9.1.a: đạt

b. Căn cứ trên quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp theo quyết định số 14/2007/QĐ– BLĐTBXH ngày 24/5/2007 và quy chế công tác HS-SV, quy chế đánh giá điểm rèn luyện HS-SV của Bộ LĐTB-XH, phòng Đào tạo đã tham mưu BGH cụ thể hoá thành các quy chế của trường (Quyết định 310/QĐ-CĐN ngày 08/7/2008) và đã phổ biến cho tất cả các khoa, các GV chủ nhiệm và HSSV trong trường thông qua các buổi họp giao ban, họp GV chủ nhiệm, sinh hoạt lớp, đồng thời cũng được cung cấp trong sổ tay sinh viên. (9.1.b.01: Quyết định 310/QĐ-CĐN ngày 08/7/2008 và xếp loại hạnh kiểm học sinh; 9.1.b.02: Biên bản họp lớp; 9.1.b.03: Sổ tay sinh viên, 9.1.b.04: Biên bản họp giao ban).



Tự đánh giá chỉ số 9.1.b: đạt

c. HSSV trong trường được phổ biến đầy đủ các nội quy, qui định của nhà trường thông qua các hình thức: buổi sinh hoạt chính trị đầu khoá, đối thoại HSSV, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, ngoài ra còn được thông tin trên bảng tin của nhà trường, thông tin qua cuốn sổ tay sinh viên, được thông báo niêm yết tại các phòng khoa chức năng. (9.1.a.01: Kế hoạch Học tập chính trị đầu năm cho HSSV; 3.3.c.02: Thông báo số: 173/TB-CĐN Về việc học tập chính trị cho HSSV đầu năm học 2012 – 2013; 9.1.b.02: Biên bản họp lớp; 9.1.b.03: Sổ tay sinh viên; 9.1.c.01: Thông báo Kết luận của thầy Phó hiệu trưởng về Cuộc đối thoại với HSSV).



Tự đánh giá chỉ số 9.1.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh

Nhà trường đã chuẩn bị tốt công tác tuyển sinh vào đầu mỗi năm học.

HSSV được thông tin đầy đủ về các nội qui quy định của nhà trường, các chế độ chính sách, khen thưởng kỷ luật, kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo, các quy chế thi kiểm tra, quy chế HS-SV, thông tin kịp thời về các hoạt động của nhà trường thông qua buổi học qui chế đầu năm, sổ tay HS-SV và tổ chức giao lưu đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với HS-SV toàn trường.

b. Điểm yếu:

Việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh về các ngành nghề chưa được thường xuyên, chỉ thông qua các thông báo tuyển sinh kết hợp tư vấn mùa thi với các trường trung học cơ sở hoặc các trường trung học phổ thông trong tỉnh.



3. Kế hoạch.

Nhà trường tiếp tục duy trì buổi học quy chế đầu năm, in ấn và phát hành sổ tay HS-SV và tổ chức giao lưu đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với HS-SV toàn trường.

Chủ động tổ chức các quảng bá hình ảnh của nhà trường cung cấp thông tin đào tạo nghề, phân luồng học sinh cho học sinh cuối cấp II và cấp III trong toàn tỉnh.

4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.1 đạt: 2 điểm
Tiêu chuẩn 9.2: Đảm bảo các điều kiện ăn, ở, chăm sóc sức khỏe cho người học.

a) Ký túc xá của trường đảm bảo các điều kiện tối thiểu (chỗ ở, điện, nước, vệ sinh, các tiện nghi khác) cho sinh hoạt và học tập cho ít nhất 50% người học.

b) Có nhà ăn hoặc dịch vụ ăn uống phục vụ tốt cho người học.

c) Có dịch vụ y tế chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người học.



1. Mô tả

a. Ký túc xá (KTX) nhà trường với khuôn viên gần 10.500m2, được xây dựng với dãy nhà 4 tầng và sức chứa 500 học sinh (9.2.a.01: Bảng vẽ thiết kế KTX). Khu ký túc xá có bố trí nhà giữ xe, căn tin phục vụ ăn uống, phòng sinh hoạt tập thể tại ký túc xá. Tại mỗi phòng ở của học sinh đều được trang bị đầy đủ tiện nghi như đèn, quạt, giường ngủ, bàn học, ghế, nhà vệ sinh…, được cung cấp điện nước đầy đủ (9.2.a.02: Biên bản sửa chữa trang thiết bị KTX). Ngoài ra nhà trường cũng thường xuyên sửa chữa, tu bổ và nâng cấp các thiết bị sử dụng tại ký túc xá nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và học tập cho các sinh viên nội trú. (9.2.a.03: Biên bản nâng cấp hệ thống, trang thiết bị KTX). Ngoài ra còn có nhà khách với 5 phòng đầy đủ tiện nghi để gia đình và người thân của HSSV lưu trú khi đến thăm trường hoặc thăm sinh viên. KTX có sân bóng chuyền để các em tập thể thao sau những giờ học tập.

Nhà trường đã xây dựng nội qui ký túc xá, quy trình quản lý Ký túc xá và đưa vào hoạt động năm 2011, có sức chứa 500 học sinh, so với chỉ tiêu tuyển sinh của năm 2012 là 875 HSSV thì điều kiện ký túc xá của trường đạt tiêu chuẩn quy định. (9.2.a.04: Nội quy và quy trình quản lý Ký túc xá).

Hiện nay ký túc xá đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu của HS-SV muốn đăng ký vào ở ký túc xá (200 HSSV) (9.2.a.05: Sổ tiếp nhận học viên và đơn đăng ký vào nội trú), tổ quản lý ký túc xá và nhân viên bảo vệ luôn nhiệt tình trong công tác, giải quyết kịp thời các vấn đề xảy ra trong sinh hoạt tại ký túc xá. (9.2.a.06: Biên bản xử lý các trường hợp vi phạm nội quy KTX).



Tự đánh giá chỉ số 9.2.a: đạt

b. Để đáp ứng nhu cầu của HSSV học tập và ở nội trú, nhà trường có căn tin tại ký túc xá phục vụ ăn uống cho HSSV. Căn tin của nhà trường vì thời gian sử dụng lâu và sử dụng một phần của căn tin để xây dựng phòng dạy thực hành môn chế biến món ăn của Khoa Kinh tế - Du lịch nên chưa được trang bị đầy đủ (9.2.b.01: Hồ sơ thiết kế Phòng dạy thực hành môn chế biến món ăn), chưa đáp ứng yêu cầu về nguyên tắc an toàn vệ sinh thực phẩm nên chưa đáp ứng nhu cầu ăn uống của HSSV. Nhà trường đã phối hợp kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm nhưng chưa đạt theo yêu cầu (9.2.b.02: Biên bản kiểm tra vệ sinh, ATTP).



Tự đánh giá chỉ số 9.2.b: không đạt

c. Nhà trường có phòng y tế chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho người học, tại phòng y tế có bố trí giường để người bệnh nằm nghỉ, có tủ thuốc sơ cấp cứu tại chỗ cho cán bộ, CNV, GV và HSSV trong trường (9.2.c.01: Quyết định phân công viên chức phụ trách y tế). Ngoài ra tại mỗi khoa chuyên môn của trường đều được trang bị các tủ thuốc và cá dụng cụ cần thiết để có thể kịp thời chăm sóc sức khỏe ban đầu cho CBCNV- GV, HSSV khi xảy ra tai nạn lao động (9.2.c.02: Tủ thuốc sơ cấp cứu tại các khoa, KTX).

Ngoài ra, vào đầu năm học nhà trường đều vận động các HS-SV đều tham gia mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể để có thể khám chữa bệnh khi có nhu cầu, nhằm đảm bảo sức khoẻ trong thời gian học tập (9.2.c.03: Danh sách HSSV tham gia BH y tế, BH thân thể).

Tự đánh giá chỉ số 9.2.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh

Nhà trường đã đảm bảo chỗ ở, các tiện nghi học tập và sinh hoạt và đảm điều kiện chăm sóc sức khoẻ và sơ cấp cứu ban đầu cho HS-SV trong thời gian học tập tại trường.



b. Điểm yếu:

Cán bộ y tế ít nên gặp khó khăn trong việc thực hiện thực hiện nhiệm vụ ở hai cơ sở, đầu tư tăng cường công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhà ăn KTX.

Số lượng HSSV theo học tại trường và ở tại Ký túc xá ngày càng tăng, vì vậy quy mô của Ký túc xá cần phát triển để phù hợp với nhu cầu của học sinh.

Một số thiết bị điện của Ký túc xá do sử dụng lâu nên không đảm bảo, cần phải được thay thế. Còn thiếu khu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao cho HSSV sau giờ học.



3. Kế hoạch.

Trong năm 2012 nhà trường lập kế hoạch phát triển hoạt động căn tin và nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và học tập của HSSV tại Ký túc xá trường.

Thay thế các thiết bị cũ, hỏng nhằm đảm bảo tiêu chuẩn để phục vụ cho HS-SV đang ở tại Ký túc xá.

Lập kế hoạch và xây dựng khu vui chơi, giải trí cho HSSV.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.2 đạt: 1 điểm
Tiêu chuẩn 9.3: Tổ chức thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm cho người học.

a) Thường xuyên cung cấp cho người học các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm.

b) Trường tổ chức trợ giúp giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

c) Định kỳ tổ chức hội nghị việc làm cho người học tiếp xúc với các nhà tuyển dụng.



1. Mô tả

a. Để HSSV yên tâm trong việc học tập và tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp nhà trường thường xuyên cung cấp các thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm cho HSSV thông qua việc niêm yết các thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp xin tuyển dụng, đưa các thông tin nhu cầu lao động của doanh nghiệp về các khoa chuyên ngành để các khoa cùng thông tin đến HSSV. (9.3.a.01: Thông báo tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp gửi cho trường)

Hàng tháng, trường cử cán bộ phòng CT.HSSV&QHDN đến trực tiếp doanh nghiệp để nắm thông tin tuyển dụng lao động, nhu cầu tuyển dụng từng nghề. (9.3.a.02: Kế hoạch về công tác quan hệ doanh nghiệp các tháng năm 2012; 9.3.a.03: Giấy mời doanh nghiệp tham gia dự các buổi lễ của trường)

Tự đánh giá chỉ số 9.3.a: đạt

b. Hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội nghị Nhà trường – Doanh nghiệp nhằm lắng nghe ý kiến trực tiếp của người sử dụng lao động với nhà trường. (9.3.b.01: Danh sách đại biểu tham dự Hội nghị Nhà trường – Doanh nghiệp; 9.3.b.02: Biên bản ngày 09/02/2012 Hội nghị Nhà trường và Doanh nghiệp; 9.3.b.03: Danh sách các Doanh nghiệp mời tham dự lễ Tổng kết năm học 2011 – 2012 và lễ Khai giảng năm học 2012 – 2013)

Phòng CT.HSSV, phòng Đào tạo phối hợp với các khoa giới thiệu cho HSSV chuẩn bị tốt nghiệp đến các doanh nghiệp thực tập. (9.3.b.04: Quyết định cử HSSV đi thực tập doanh nghiệp; 9.3.b.05: Quyết định cử giáo viên hướng dẫn thực tập doanh nghiệp) đồng thời thông qua đó các doanh nghiệp cho ý kiến về kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh thực tập. (9.3.b.06: Phiếu thăm dò về việc đào tạo và tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp).

Tự đánh giá chỉ số 9.3.b: đạt

c. Hàng năm trường đều tham gia “Sàn giao dịch việc làm”; “Hội chợ việc làm” do Sở lao động – thương binh xã hội tỉnh Phú Yên tổ chức tại các huyện, thành phố (9.3.c.01: Giấy mời Về việc tham dự Phiên giao dịch việc làm tỉnh Phú Yên năm 2012; 9.3.c.02: Kế hoạch công tác tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm tỉnh Phú Yên năm 2012; 9.3.c.03: Danh sách thành viên thực hiện công tác tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm tỉnh Phú Yên năm 2012).



Tự đánh giá chỉ số 9.3.c: đạt

2. Đánh giá:

a. Điểm mạnh

Nhà trường đảm bảo việc cung cấp, cập nhật thông tin việc làm, thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho người học và thường xuyên tham gia các hội chợ việc làm, tổ chức cho HSSV tham gia sàn giao dịch việc làm.



b. Điểm yếu:

Chưa có cán bộ chuyên trách để phát triển hoạt động tư vấn hướng nghiệp kết nối giữa HSSV và các doanh nghiệp, hiện nay các công việc này đều do cán bộ kiêm nhiệm phụ trách.



3. Kế hoạch.

Trường sẽ bổ sung cán bộ chuyên trách để quan hệ doanh nghiệp trong việc tìm địa điểm cho học sinh thực tập và vị trí công tác cho học sinh sau khi ra trường nhằm tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp trong việc nắm bắt nhu cầu ngành nghề, giải quyết việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp.



4. Tự đánh giá tiêu chuẩn 9.3 đạt: 2 điểm


tải về 2.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương