TẬP ĐOÀN ĐIỆn lực việt nam công ty tnhh mtv thủY ĐIỆn trung sơN


CHƯƠNG 8 BỐ TRÍ THỰC HIỆN



tải về 2.94 Mb.
trang21/27
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích2.94 Mb.
#8804
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27

CHƯƠNG 8

BỐ TRÍ THỰC HIỆN


8.1. Bố trí thực hiện

Tổ chức thể chế cho việc chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư được hướng dẫn rõ ràng trong Chương VI, Nghị định 197/2004-ND-CP và Chương V của Nghị định 84/2007-ND-CP. Trách nhiệm của các bên được qui định trong Nghị định 197/2004; 184/2007 và các quyết định về thực hiện hoạt động thu hồi đất của UBND tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hòa Bình. Phần trình bày dưới đây là tóm tắt trách nhiệm của các bên liên quan chính.



8.1.1. UBND các cấp

UBND cấp tỉnh sẽ có những trách nhiệm sau:

  1. Hướng dẫn các cơ quan ban ngành có liên quan ở tất cả các cấp của tỉnh nhận thức được về dự án;

  2. Chỉ đạo các sở ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường hỗ trợ trong quá trình thực hiện Kế hoạch Hành động Tái định cư.

  3. Nắm được và giải quyết các khiếu nại khiếu kiện chưa được giải quyết ở các cấp thấp hơn.

UBND cấp huyện có những trách nhiệm sau:

    1. Chỉ đạo, tổ chức, thông báo, huy động các tổ chức và cá nhân về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của các chính sách liên quan;

    2. Chỉ đạo Ban Bồi thường, Hỗ trợ và Tái định cư ở cấp huyện tổ chức thực hiện các kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số. Thực hiện phê duyệt kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi được UBND tỉnh phân quyền.

    3. Phối hợp với các ban ngành, tổ chức và các cơ quan và chủ dự án để thực hiện dự án, và thực hiện các kế hoạch tái định cư và kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số theo sự uỷ quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh; và

    4. Giải quyết những khiếu nại của PAP liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; và

    5. Kết hợp với các ban ngành khác có chức năng liên quan đến việc thực hiện các hoạt động GPMB và tái định cư và Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số.

8.1.2. Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo)

TSHPCo sẽ có các trách nhiệm chính sau đây liên quan tới bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:



  1. Chuẩn bị, cập nhật Kế hoạch TĐC, EMDP và phối hợp với UBND các cấp trong việc thực hiện các Kế hoạch này.

  2. Chuẩn bị và thực hiện một chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho UBND các huyện và xã bị ảnh hưởng, Ban Bồi thường và Tái định cư Huyện Mai Châu, Quan Hóa và các nhóm liên quan về việc thực hiện Kế hoạch TĐC.

  3. Đảm bảo ngân sách cho việc chuẩn bị và thực hiện Kế hoạch TĐC, đảm bảo rằng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sẵn có và được cấp kịp thời.

  4. Phối hợp với UBND các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình chỉ đạo các sở ngành có liên quan và chính quyền các cấp thực hiện dự án và Kế hoạch TĐC.

  5. Sắp xếp các cán bộ giải quyết khiếu nại và giám sát/ báo cáo về các khiếu nại liên quan tới tiểu Dự án.

  6. Thực hiện giám sát và đánh giá nội bộ quá trình thực hiện Kế hoạch TĐC.và đảm bảo rằng các hoạt động liên quan tới tái định cư được thực hiện theo Kế hoạch TĐC đã được WB và Chính phủ Việt Nam phê duyệt.

  7. Giám sát quá trình công bố các tài liệu tái định cư và tham vấn với những người BAH và các bên liên quan chính.

  8. Chuẩn bị các báo cáo tiến độ theo quý về quá trình chuẩn bị, cập nhật và thực hiện Kế hoạch TĐC để đệ trình lên EVN và WB.

  9. Phối hợp với Đơn vị Giám sát Tái định cư Độc lập.

8.1.3. Hội đồng Bồi thường và Tái định cư Huyện

Hội đồng Bồi thường và Tái định cư Huyện đứng đầu là Phó Chủ tịch UBND Huyện, bao gồm lãnh đạo các phòng Tài Chính, phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Nông nghiệp. Thêm vào đó là đại diện của Mặt trận Tổ Quốc huyện, Hội Nông Dân và Hội Phụ Nữ huyện và đại diện những hộ BAH (bao gồm cả phụ nữ) cũng sẽ được mời vào HĐBT và TĐC huyện.

Trách nhiệm chính của Hội đồng Bồi thường và Tái định cư Huyện như sau:


  1. Hỗ trợ UBND các huyện trong việc công bố và phổ biến thông tin về Kế hoạch TĐC;

  2. Tổ chức, lên kế hoạch và thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và các hoạt động tái định cư khác trên địa bàn huyện thay mặt cho UBND huyện theo Kế hoạch TĐC đã được thống nhất;

  3. Đệ trình các phương án đó lên UBND huyện để xem xét;

  4. Thực hiện các hoạt động tham vấn và tham gia, chương trình phục hồi thu nhập và phối hợp với các bên liên quan khác nhau trong việc thực hiện các Kế hoạch TĐC và EMDP.

  5. Giám sát việc chi trả bồi thường và các hỗ trợ, trợ cấp cho những người BAH. Đảm bảo việc chi trả bồi thường, hỗ trợ và các quyền lợi khác của những người BAH một cách kịp thời; và

  6. Hỗ trợ UBND huyện trong việc giải quyết các khiếu nại ở cấp huyện;

8.1.4. Ủy ban Nhân dân Xã

Chính quyền các xã bị ảnh hưởng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. UBND xã sẽ chịu trách nhiệm:



  1. Quản lý hàng ngày việc chuẩn bị, cập nhật và thực hiện Kế hoạch TĐC.

  2. Thành lập các nhóm công tác xã và chỉ đạo các nhiệm vụ cũng như giao cho các cán bộ xã hỗ trợ Ban Bồi thường và Tái định cư Huyện trong việc thực hiện Kiểm đếm đo lường chi tiết (DMS) và chuẩn bị các hồ sơ thu hồi đất cho dự án, chuẩn bị và thực hiện các hoạt động tái định cư;

  3. Xác đinh khả năng bồi thường đất thay thế cho những người BAH có đủ tiêu chuẩn và đề xuất các chương trình phục hồi thu nhập phù hợp với điều kiện của họ cũng như của địa phương;

  4. Ký các hồ sơ Khảo sát đo lường chi tiết, chứng nhận các giấy tờ hợp pháp hoặc lịch sử sử dụng đất, giai dịch đất cho những người BAH để đáp ứng các yêu cầu chuẩn bị các phương án bồi thường cho họ;

  5. Giải quyết khiếu kiện khiếu nại ở cấp đầu tiên theo quy định của luật pháp;

  6. Tích cực tham gia các hoạt động thu hồi đất, chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và các hoạt động khác.

8.2. Cơ chế giải quyết khiếu nại

Một cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại rõ ràng về thu hồi đất, đền bù và GPMB sẽ được thiết lập kịp thời và đáp ứng yêu cầu. Tất cả các các hộ bị ảnh hưởng sẽ được thông báo đầy đủ về quyền và quy trình chi tiết để nộp đơn khiếu nại và quy trình kháng cáo sẽ được công bố thông qua các chương trình công bố và phổ biến thông tin. Cơ chế khiếu nại và kháng cáo cũng sẽ được giải thích trong Sổ tay thông tin của dự án được phân phát cho từng người dân bị ảnh hưởng.

Những người bị ảnh hưởng có quyền khiếu nại về bất kỳ khía cạnh nào của việc thu hồi đất và các yêu cầu tái định cư như quyền lợi, mức giá, thanh toán và phương thức tái định cư và chương trình phục hồi thu nhập. Người dân có thể khiếu nại bằng miệng hoặc bằng hình thức viết. Trong trường hợp khiếu nại bằng miệng, ủy ban lắng nghe khiếu nại sẽ có trách nhiệm lập một biên bản trong cuộc gặp đầu tiên với người dân.

Việc giải quyết các thắc mắc và khiếu nại tuân theo hướng dẫn tại Điều 138 Luật Đất đai (2003), các Điều162, 163 và 174, Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai, các điều 63, 64 của Nghị định 84/2004/NĐ-CP và Nghị định 136/2006/NĐ-CP về khiếu nại.

Dựa trên các hướng dẫn trên, qui trình giải quyết khiếu nại 4 bước được đề xuất như sau:

Bước 1: Nếu bất kỳ người nào khiếu nại về một vấn đề gì đó của chương trình tái định cư và khôi phục thì người đó có thể trực tiếp trình bày hoặc bằng văn bản khiếu nại lên những người có thẩm quyền của xã. UBND xã sẽ giải quyết những thắc mắc này trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được khiếu nại.

Bước 2: Nếu bất kỳ người khiếu nại nào không thỏa mãn với quyết định trong bước 1 thì người đó có quyền khiếu nại lên UBND huyện (DPC) hay Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện (DRC) trong vòng 15 ngày từ khi nhận được quyết định ở bước 1. UBND huyện hay Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng huyện sẽ ra quyết định về khiếu nại này trong vòng 15 ngày.

Bước 3: Nếu người khiếu nại vẫn chưa thoả mãn với quyết định của cấp huyện thì người đó có thể đệ đơn lên UBND Tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường cấp Tỉnh trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được quyết định của DPC hoặc DRC. UBND Tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường tỉnh sẽ ra quyết định về khiếu nại này trong vòng 15 ngày.

Bước 4: Nếu DP chưa thoả mãn với quyết định của cấp Tỉnh, thì họ sẽ đệ đơn lên toà án Huyện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh hoặc Hội đồng bồi thường cấp tỉnh .

Đơn vị Giám sát Độc lập sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra qui trình và việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại. Đơn vị Giám sát Độc lập này đồng thời có thể đề xuất thực hiện các biện pháp cụ thể hơn để giải quyết các khiếu nại còn tồn đọng.



8.3. Giám sát và Đánh giá

TSHPMB sẽ thực hiện giám sát và kiểm tra định kỳ việc thực hiện RP, có sự phối hợp chặt chẽ với các Uỷ ban Nhân dân tương ứng tại các đơn vị hành chính các cấp khác nhau và các đơn vị giám sát độc lập. Các phát hiện sẽ được lập thành báo cáo hàng tháng để gửi cho EVN.



Giám sát nội bộ sẽ

  1. Xác minh rằng những thông tin cơ sở về người phải di dời đã được thực hiện và việc định giá các tài sản bị mất hoặc hư hại, và việc cung cấp các khoản bồi thường, các quyền lợi về tái định cư và khôi phục cuộc sống được thực hiện phù hợp với các điều khoản của Khung chính sách và Kế hoạch tái định cư tương ứng.

  2. Giám sát Kế hoạch tái định cư được thực hiện đúng theo thiết kế và phê duyệt.

  3. Xác minh rằng ngân sách cho việc thực hiện kế hoạch tái định cư được cung cấp kịp thời và đủ số lượng để đảm bảo thực hiện các mục đích đó và các ngân sách đó được sử dụng phù hợp với các điều khoản trong RP và khung chính sách.

  4. Lưu lại tất cả các khiếu nại và giải quyết khiếu nại và đảm bảo các khiếu nại này được giải quyết kịp thời.

Giám sát độc lập

Do tác động của việc thi công trạm biến áp và đường dây 35kV cấp điện thi công không gây ảnh hưởng nhiều đến các hộ gia đình, tổ chức và an sinh xã hội, thời gian thi công đường dây tối đa là 09 tháng, dự kiến bắt đầu thi công trong tháng 01/2013. Vì vậy đề xuất nhóm giám sát nội bộ của TSHPCo sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của giám sát độc lập xã hội đối với hạng mục này.

Ngoài việc xác minh thông tin đã được cung cấp trong các báo cáo giám sát và kiểm tra nội bộ của các PC tương ứng, giám sát độc lập sẽ đi thăm khoảng 10% các hộ gia đình DP dọc tuyến đường điện 2 lần một năm bắt đầu trước khi khởi công các công trình xây dựng dân dụng và tiếp tục cho đến khi tất cả các hoạt động cần thiết của RP được thực hiện một cách đầy đủ, cụ thể:


  1. Xác định xem liệu các thủ tục đối với sự tham gia của DP và công tác bồi thường và các quyền lợi về khôi phục khác đã được thực hiện theo RP này hay không; và

  2. Đánh giá xem đã đáp ứng được các mục tiêu của Khung chính sách là nâng cao hoặc ít nhất là khôi phục mức sống và mức thu nhập của DP hay chưa.

  3. Thu thập các chỉ số định lượng về của các tác động kinh tế và xã hội của việc thực hiện dự án lên các DPs.

  4. Đề xuất sửa đổi trong quá trình triển khai các tiểu dự án, tùy từng trường hợp, để đạt được các nguyên tắc và mục tiêu của Kế hoạch TĐC này.

8.4. Thực hiện kế hoạch TĐC


Каталог: images -> home -> files
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
files -> Resettlement, Livelihoods and Ethnic Minorities Development Program (rldp) Final version – March 2010 Annexes Annexes

tải về 2.94 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương