TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 161: Tháng 6-1974, Hội nghị triển khai Nghị quyết 21 Trung ương và Nghị quyết 12 Trung ương cục được tổ chức ở đâu?



tải về 0.87 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 161: Tháng 6-1974, Hội nghị triển khai Nghị quyết 21 Trung ương và Nghị quyết 12 Trung ương cục được tổ chức ở đâu?


A. Làng 4 xã Lộc Tấn

B. Làng 6 xã Lộc Tấn

C. Làng 4 xã Lộc Khánh

D. Làng 6 xã Lộc Khánh



Gợi ý:

Sau khi được giải phòng, Lộc Ninh trở thành trung tâm chính trị cách mạng của miền Nam, một căn cứ địa chiến lược, là ngọn cờ hiệu triệu toàn quân, toàn dân miền Nam tiếp tục chiến đấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Vào tháng 6-1974, tại Hội trường H.6 ở Làng 4 xã Lộc Khánh, Trung ương cục đã triển khai Nghị quyết 21 Trung ương và Nghị quyết 12 Trung ương cục, đây là Nghị quyết mang tính chất đồng khởi sau Hiệp định Pa-ri của quân và dân miền Nam. Tại Lộc Ninh đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sự có ý nghĩa, quyết định đến sự toàn thắng cuối cùng của cách mạng miền Nam.



Câu 162: Chính sách độc quyền xuất cảng cao su được chính quyền Sài Gòn thực hiện từ năm nào?

A. Năm 1961

B. Năm 1962

C. Năm 1963

D. Năm 1964

Gợi ý:

Năm 1962, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách độc quyền xuất cảng cao su. Theo đó, từ năm 1962, việc xuất cảng cao su được chính quyền Ngô Đình Diệm trợ cấp 5/7, nhưng lại phải chịu thuế suất đến 40%. Ngoài ra, tư bản đồn điền muốn xuất cảng cao su phải thông qua Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu). Việc tăng thuế xuất khẩu và độc quyền xuất cảng cao su của chính quyền Ngô Đình Diệm tạo tâm lý bất mãn và gây khó khăn cho chủ tư bản đồn điền trong việc đầu tư phát triển ngành cao su ở Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân kiến cho ngành cao su miền Nam ngày một giảm sút kể cả sản lượng và xuất khẩu.



Câu 163: Trong giai đoạn chiến tranh cục bộ, Khu ủy miền Đông đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về đồn điền cao su, hội nghị đó diễn ra khi nào?

A. Tháng 6-1965

B. Tháng 7-1965

C. Tháng 6-1966

D. Tháng 7-1966

Gợi ý:

Thực hiện chỉ đạo của Ban công vận Miền, tháng 7-1965, Khu ủy miền Đông đã tổ chức hội nghị chuyên đề về đồn điền cao su với sự tham gia của đoàn cán bộ chỉ đạo Ban công vận Miền do đồng chí Trần Việt Trung (Tư Trung) phụ trách. Hội nghị xác định nhiệm vụ công tác đồn điền là “Lợi dụng thời cơ, tranh thủ thời gian, phóng tay phát động quần chúng nổi dậy với tính chất đồng khởi nhằm phá thế kềm kẹp, phá ấp chiến lược, giải phóng đồn điền, làm chủ hẳn về chính trị, đấu tranh nâng cao hơn nữa đời sống công nhân, ra sức xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang, góp phần giành một bước thắng lợi”.



Câu 164: Trong thơ chúc tết 1966 của Bác Hồ, Người có nhắc “Mừng miền Nam rực rỡ chiến công; Nhiều Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Plây-me, Đà Nẵng…”. Chiến công Dầu Tiếng mà Bác nhắc tới diễn ra khi nào?

A. 26-11-1966

B. 27-11-1966

C. 26-12-1966

D. 27-12-1966

Gợi ý:

5 giờ 45 phút sáng 27-11-1966, Công trường 9 (Sư đoàn 9) và bộ đội cao su Dầu Tiếng thực hiện tiến công địch ở các lô 32, 33, 34 với hỏa lực mạnh. Máy bay địch lên ứng cứu, ném bom bừa bãi vào các lô cao su. Công nhân từ làng 4 đến làng 10 tự nguyện lao qua lửa đạn phục vụ khiêng thương binh ra khỏi trận địa. Nhà công nhân quanh khu vực chiến trận trở thành các trạm tiếp tế cho bộ đội. Sức chiến đấu dũng mãnh kiên quyết của bộ đội Công trường 9 đã tạo khí thế cho công nhân vào cuộc. Ngược lại tinh thần tận tụy không ngần ngại hy sinh của công nhân đã cổ vũ Quân giải phóng. Đến 8 giờ sáng cùng ngày, Công trường 9 đã làm chủ trận địa, tiêu diệt hai tiểu đoàn của Chiến đoàn 7 ngụy, xác giặc nằm ngổn ngang trong các lô cao su. Chiến thắng Dầu Tiếng và tinh thần ngoan cường của công nhân cao su Dầu Tiếng đã cổ vũ phong trào đấu tranh của công nhân cao su các nơi và nhân dân lao động ở thành thị, nông thôn. Dầu Tiếng trở thành mảnh đất lịch sử vùng cao su Đông Nam Bộ.



Câu 165: Ban Cao su tỉnh Bình Phước thành lập khi nào?

A. 27-01-1973

B. 27-01-1974

C. 27-01-1975

D. 27-01-1976

Gợi ý:

Ngày 27-01-1975, theo sự chỉ đạo của Ban cao su Nam Bộ và Tỉnh ủy Bình Phước, Ban cao su tỉnh Bình Phước được thành lập do đồng chí Trần Công Khanh làm trưởng ban, đồng chí Phan Trọng Hiến (Năm Thành) làm phó ban, Ban cao su tỉnh Bình Phước có nhiệm vụ quản lý, nhanh chóng khôi phục và đưa vào khai thác toàn bộ các đồn điền vừa được giải phóng với diện tích hơn 7.000 ha cao su.



Câu 166: Tổng cục cao su chính thức trở thành một cơ quan ngang bộ, trực thuộc Hội đồng Chính phủ từ khi nào?

A. 01-04-1981

B. 04-04-1981

C. 10-04-1981

D. 14-04-1981

Gợi ý:

Bước vào kế hoạch 5 năm (1981 - 1985), ngành cao su được Đảng và Nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, sản xuất ra nguồn hàng chiến lược chủ lực cho xuất khẩu. Do đó, vào ngày 14-04-1981, Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 159/1981/NĐ-CP về việc Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cao su. Tổng cục Cao su là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm xây dựng và phát triển sản xuất cao su theo đúng chính sách, luật pháp của Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh cao su phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công đoàn cao su trước trực thuộc Công đoàn ngành nông nghiệp nay trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.



Câu 167: Ban cao su Đông Nam Bộ ra đời khi nào? (Dễ)

A. 07-5-1974

B. 17-5-1975

C. 15-7-1975

D. 17-7-1975

Gợi ý:

Này 17-5-1975, Khu ủy miền Đông thành lập Ban Cao su Đông Nam Bộ, gồm 9 người. Ông Lê Sắc Nghi khu ủy viên ở Ban Công Vận Trung ương Cục và Công đoàn cao su Nam Bộ được cử làm trưởng ban.



Câu 168: Khẩu hiệu “1 ngày lao động bằng 1,5 - 2 ngày công”, được Tổng cục Cao su phát động vào khi nào?

A. Năm 1981

B. Năm 1982

C. Năm 1983

D. Năm 1984

Gợi ý:

Năm 1983, Công nhân toàn ngành cao su đã đóng góp nhiều ngày công lao động xã hội chủ nghĩa lấy tiền ủng hộ cho chiến sĩ biên giới, giúp đồng bào bị bão lụt, góp quỹ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh liệt sĩ và tham gia phong trào thi đua nâng cao chất lượng và hiệu quả với khẩu hiệu “1 ngày lao động bằng 1,5 - 2 ngày công” để đóng góp ủng hộ cho đồng bào Bình Trị Thiên đang bị thiên tai.



Câu 169: Đây là một phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào dân tộc và công nhân cao su Lộc Ninh, Bù Đốp trong những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX?

A. Rẫy cách mạng

B. Đồn điền cách mạng

C. Đồn rẫy cách mạng

D. Cả B và C đều đúng

Gợi ý:

Đến cuối năm 1961, các đồn điền ở Lộc Ninh đều xây dựng được cơ sở trong công nhân. Lộc Thiện tổ chức được Chi bộ đảng. Ban cán sự Bù Đốp do đồng chí Hai Công Chánh làm bí thư được bổ sung kiện toàn. Các hoạt động đấu tranh vũ trang, chính trị ở Lộc Ninh, Bù Đốp phát triển mạnh từ cuối năm 1961. Đặc biệt phong trào đồng bào dân tộc, công nhân cao su xây dựng rẫy cách mạng đã đóng góp thêm nhiều lương thực cho lực lượng cách mạng.



Câu 170: Đây là hình ảnh mà người thổ dân Mainas xưa dùng để nói về mủ cao su?

A. Nước mắt của cây

B. Vàng Trắng

C. Sữa cây

D. Nước của cây

Gợi ý:

Cây cao su (danh pháp hai phần: Hevea brasiliensis), là một loài cây thân gỗ thuộc về họ Đại kích (Euphorbiaceae) và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Nó có tầm quan trọng kinh tế lớn là do chất lỏng chiết ra tựa như nhựa cây của nó (gọi là mủ) có thể được thu thập lại như là nguồn chủ lực trong sản xuất cao su tự nhiên. Cây cao su có thể cao tới trên 30m, nhựa mủ màu trắng hay vàng có trong các mạch nhựa mủ ở vỏ cây, chủ yếu là bên ngoài libe, các mạch này tạo thành xoắn ốc theo thân cây theo hướng tay phải, tạo thành một góc khoảng 30 độ với mặt phẳng. Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ: các vết rạch vuông góc với mạch nhựa mủ, với độ sâu vừa phải sao cho có thể làm nhựa mủ chảy ra mà không gây tổn hại cho sự phát triển của cây và nhựa mủ được thu thập trong các thùng nhỏ. Quá trình này gọi là cạo mủ cao su. Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ ngừng sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm. Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk (“Cao” là gỗ, “uchouk” là chảy ra hay khóc), theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là nước mắt của cây.


THỜI KỲ TỪ NĂM 1984 ĐẾN NAY
Câu 171: Ai là Chủ tịch Hội đồng Quản trị đầu tiên của Tổng Công ty Cao su Việt Nam?

A. Huỳnh Văn Bình

B. Dương Kỳ Trung

C. Trương Văn Tươi

D. Nguyễn Văn Chính

Gợi ý:

Ông Huỳnh Văn Bình (Năm Bình) sinh năm 1935 ở làng Mĩ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay là xã Mĩ Lộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Sau năm 1975 ông công tác ở ngành nông nghiệp Đồng Nai, làm Phó, rồi Trưởng ty Nông nghiệp tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, phụ trách khối Nông – lâm, kiêm giữ chức Trưởng ban cải tạo nông nghiệp (1975-1987). Đến năm 1987, ông được cử làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, rồi chính thức giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh từ năm 1989 cho đến đầu năm 1995. Ông về Tổng công ty cao su Việt Nam từ tháng 2-1995 cho đến tháng 10-1998. Sau khi nghỉ hưu, ông tham gia sang lập Hội Khuyến học của tỉnh Đồng Nai, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Khuyến học tỉnh.



Câu 172: Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam hiện nay là ai?

A. Võ Sỹ Lực

B. Trần Ngọc Thuận

C. Lê Minh Châu

D. Huỳnh Trung Trực

Gợi ý:

Ông Trần Ngọc Thuận – Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam từ tháng 2-2010 theo Công văn số 1032/VPCP-TCCV do Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký.



Câu 173: Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam được vào Top 10 Sao Vàng Đất Việt mấy lần?

A. 1 lần


B. 2 lần

C. 3 lần


D. 4 lần

Gợi ý:

Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt là giải thưởng dành cho các thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam hội nhập quốc tế, do Trung Ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phố hợp với Trung ương Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam tổ chức được bắt đầu từ năm 2003. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã 2 lần vinh dự lọt vào Top 10 Sao vàng Đất Việt. Năm 2010, Các thương hiệu được bình chọn là TOP10 Sao Vàng Đất Việt là: FPT, THACO, HANAKA, PVC, TISCO, VIỆT TIẾN, CAFÉ TRUNG NGUYÊN, NHỰA TIỀN PHONG, VIETINBANK, Tập đoàn công nghiệp Cao Su (VRG). Năm 2013, các thương hiệu được được bình chọn là TOP10 Sao Vàng Đất Việt: THACO, Hoa Sen Group, Đạm Phú Mỹ, PVEP, FPT, Viettinbank, Traphaco, Thiên Long, Vissan, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).

Câu 174: Cơ quan ngôn luận của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam hiện nay có tên là gì?

A. Báo Cao su.

B. Báo Cao su Việt Nam.

C. Tạp chí Cao su Việt Nam.

D. Tạp chí Cao su.

Gợi ý:

Tạp chí Cao su Việt Nam (tiền thân là Báo cao su Việt Nam) ra đời ngày 4-10-1982 theo Quyết định số 660/TCCB-QĐ của Tổng cục Cao su Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Cao su (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam). Hiện nay, toà soạn của tạp chí đặt trụ sở tại 236bis Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 175: Ai là trưởng Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ đầu tiên ngành Cao su?

A. Trần Ngọc Thành.

B. Trương Văn Cao.

C. Lê Quang Thung.

D. Nguyễn Văn Tư.

Gợi ý:

Thực hiện theo công văn số 1164 NN-TCCB/CV ngày 12-04-1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thành lập Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ và xây dựng chương trình hành động của Phụ nữ nhằm cải thiện đời sống, địa vị và nâng cao năng lực của Phụ nữ, tạo điều kiện cho Phụ nữ được tham gia đầy đủ và bình đẳng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên cơ sở đó, vào ngày 05-05-1997, Tổng Công ty Cao su Việt Nam đã ban hành quyết định số 399/QĐ-TCCB về việc thành lập Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ gồm 07 đồng chí, do Đồng chí Lê Quang Thung Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty làm Trưởng Ban. Qua quá trình hoạt động, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ liên tục có sự thay đổi, đến nay Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Tập đoàn gồm 15 đổng chí, trong đó Đồng chí Nguyễn Hồng Phú Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Trưởng Ban theo Quyết định số 225/QĐ-CSVN ngày 04-04-2011 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.



Câu 176: Trong đợt tổng kết phong trào dân quân tự vệ trong toàn Quân khu 7 năm 1985, Công ty này được tặng cờ luân lưu “đơn vị khá nhất”, đó là công ty nào?

A. Công ty cao su Dầu Tiếng

B. Công ty cao su Bình Long

C. Công ty cao su Đồng Nai

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Trong đợt tổng kết phong trào dân quân tự vệ trong toàn Quân khu 7 năm 1985, công nhân Công ty cao su Đồng Nai được Quân khu 7 tặng cờ luân lưu “đơn vị khá nhất”. Kế đến là công nhân cao su Bình Long đoạt danh hiệu đơn vị xuất sắc, đoạt giải nhì về đồng đội nữ, giải ba về đồng đội nam. Các đơn vị khác như Dầu Tiếng, Phú Riềng, Tây Ninh, Đồng Phú, Phước Hòa, Lộc Ninh đều là những đơn vị khá. Riêng công ty cao su Đồng Nai năm 1985, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã kiêm tra bắn đạn thật ở 6 tiểu đoàn dân quân tự vệ, tất cả đều đạt loại giỏi và được Ban chỉ huy quân sự tỉnh chọn làm đơn vị điển hình trong toàn tỉnh.



Câu 177: Năm 2012, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tổ chức đón nhận Huân chương do Đảng và Nhà nước tặng thưởng, đó là Huân chương gì?

A. Huân chương Lao động hạng nhất

B. Huân chương Hồ Chí Minh

C. Huân chương Độc lập

D. Huân chương Sao vàng

Gợi ý:

Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc và tặng cho tập thể lập được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Huân chương Sao vàng không chia hạng. Thẩm quyền tặng, truy tặng Huân chương Sao vàng do Chủ tịch nước quyết định. Ngày 8-4-2012, tại hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng trao Huân chương Sao Vàng do Đảng và Nhà nước tặng Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Thủ tướng đánh giá cao thành tích mà cán bộ, công nhân viên, người lao động của Tập đoàn nói riêng và ngành cao su cả nước đã đạt được kể từ khi thành lập cho đến nay.



Câu 178: Hiện nay, Việt Nam đứng thứ mấy trên toàn thế giới về lượng xuất khẩu cao su tự nhiên?

A. Thứ nhất

B. Thứ hai

C. Thứ ba

D. Thứ tư

Gợi ý:

Theo số liệu của Hiệp hội Cao su Việt Nam thì hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ tư trên toàn thế giới về lượng xuất khẩu cao su tự nhiên, sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.



Câu 179: Cao su tự nhiên được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực nào?

A. Vỏ xe


B. Sản phẩm từ Latex

C. Sản phẩm công nghiệp

D. Giày

Gợi ý:

Cao su là một loại vật liệu polymer có tính đàn hồi, chịu ma sát, chịu nén và lâu hỏng nên có nhiều ứng dụng, trong đó, lĩnh vực ứng dụng nhiều nhất của cao su chính là vỏ xe. Có đến 70% sản lượng cao su được sử dụng làm vỏ, ruột xe. Chính vì vậy, các thị trường ôtô phát triển nhất thế giới đều là những nước nhập khẩu cao su lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil.

Câu 180: Sản phẩm nào của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được nhận giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất năm 2012?

A. Sản phẩm Cao su định chuẩn kỹ thuật SVR 3L

B. Sản phẩm Gỗ ván MDF VRG Quảng Trị

C. Sản phẩm Gỗ ván MDF VRG Dong Wha

D. Cả A và B đều đúng

Gợi ý:

Ngày 14-11-2012, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phối hợp với Công ty Cổ phần Netmedia tổ chức lễ trao tặng giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam lần thứ nhất, năm 2012. Trong lần trao giải đầu tiên này, giải thưởng Bông lúa Vàng được trao tặng cho 56 tập thể, cá nhân là tác giả của 56 sản phẩm tiêu biểu, đại diện cho gần 300 sản phẩm thuộc các lĩnh vực của ngành được đề cử, đạt đỉnh cao về các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó tập trung vào các nhóm sản phẩm gồm: Các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; giống cây trồng, vật nuôi, vật tư kỹ thuật nông nghiệp, máy móc thiết bị, hàng hóa thủ công mỹ nghệ; các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn mới; thương hiệu hàng hóa có uy tín. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) vinh dự được nhận giải với sản phẩm “Cao su định chuẩn kỹ thuật SVR 3L” và sản phẩm “Gỗ ván MDF VRG Quảng Trị” của Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Quảng Trị là đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN.



Câu 181: Tháng 12-2006, Hiệp hội cao su Việt Nam đã lập ra một loại quỹ nhằm hỗ trợ các hội viên về mặt xuất khẩu cao su. Đó là quỹ gì?

A. Quỹ Tương thân tương ái

B. Quỹ Mái ấm công đoàn

C. Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su

D. Quỹ Tấm lòng vàng

Gợi ý:

Tháng 12-2006, Hiệp hội cao su Việt Nam đã đưa vào hoạt động Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su, nguồn quỹ do các doanh nghiệp trong Hiệp hội đóng góp. Quỹ bảo hiểm có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Quỹ được sử dụng để hỗ trợ cho các thành viên khi xuất khẩu cao su bị lỗ do mặt hàng mới, thị trường mới, hoặc do giá cao su giảm đột ngột, gặp rủi ro trong quá trình xuất khẩu do các nguyên nhân khách quan. Quỹ còn hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ cao su chờ xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, cho hội viên vay ngắn, trung hạn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ chế biến cao su.



Câu 182: Tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được viết tắt là gì?

A. VRA


B. VAR

C. VRG


D. VGR

Gợi ý:

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được thành lập theo Quyết định 248/2006/QĐ-TTg ngày 30-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg ngày 30-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Các công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam gồm Các Tổng công ty, các công ty con do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ; các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; các công ty liên kết do Tập đoàn năm giữ dưới 50% vốn điều lệ; các đơn vị sự nghiệp có thu. Tên giao dịch quốc tế của Tập đoàn là Vietnam Rubber Group, viết tắt là VRG.

Câu 183: Tính đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tổ chức Hội thao quốc phòng được mấy lần?

A. 3 lần


B. 4 lần

C. 5 lần


D. 6 lần

Gợi ý:

Thực hiện chương trình phối hợp với Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (trước là Tổng Công ty Cao su Việt Nam) đã tổ Hội thao quốc phòng lần thứ nhất vào năm 1998, tại Công ty Cao su Dầu Tiếng; Lần thứ hai vào năm 2002, tại Công ty Cao su Chư Sê; Lần thứ ba vào năm 2007 tại Công ty Cao su Mang Yang có sự tham dự của 21 đoàn với tổng số 712 vận động viên tham gia thi đấu các môn: ba môn thể thao quân sự phối hợp (nam, nữ), võ chiến đấu (nam, nữ), tổ bộ binh bắn mục tiêu bay thấp, bắn súng K54 bài 1, khối duyệt đội ngũ và bóng chuyền nam; Lần thứ 4 vào năm 2012 tại Công ty TNHH MTV Cao su Bà Rịa có sự tham dự của 25 đoàn thuộc 28 đơn vị với tổng số 1.436 vận động viên tham gia thi đấu các môn: ba môn quân sự phối hợp, bắn súng máy phòng không 12,7 mm và tổ bộ binh bắn mục tiêu bay thấp, bắn súng K54 Bài 1, võ chiến đấu tự vệ. Qua 04 lần hội thao quốc phòng của Tập đoàn được Bộ Quốc phòng đánh giá cao, nhiều tập thể, cá nhân đã được Bộ Quốc phòng khen thưởng.



Câu 184: Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày tháng năm nào?

A. 05-01-2013

B. 10-01-2013

C. 01-10-2013

D. 05-10-2013

Gợi ý:

Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05-01-2013 với mục tiêu bảo đảm Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc và chế biến cao su; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh; tích cực tham gia bảo đảm an sinh, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.



Câu 185: Lần đầu tiên Trại hè cho các cháu thiếu nhi là con CNVC-LĐ trong ngành Cao su được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1986

B. Năm 1987

C. Năm 1988

D. Năm 1989

Gợi ý:

Sau Đại hội Công đoàn Cao su Việt Nam lần thứ II nhiệm kỳ (1988 – 1993) được tổ chức Suối Tre thuộc Công ty Cao su Đồng Nai. Vào tháng 8 năm 1988 cũng tại Suối Tre ngành cao su tổ chức trại hè thiếu nhi cho khoảng 600 cháu thiếu nhi là con CNVC-LĐ trong ngành Cao su chủ yếu là các đơn vị khu vực Miền đông Nam bộ với nhiều nội dung dự thi phong phú như lễ hội hóa trang các nước láng giềng và các nước Xã hội Chủ nghĩa, tiếng hát hoa phượng đỏ, báo tường, cắm trại nhanh,….



Câu 186: Tính đến 31/12/2013, tổng số lao động toàn ngành cao su có bao nhiêu người?

A. 126.347 người

B. 126.374 người

C. 126.437 người

D. 126.743 người

Gợi ý:

Theo số liệu báo cáo của Tập đoàn, tổng số lao động có mặt đến 31/12/2013 của 66 đơn vị thành viên và Công ty Mẹ - Tập đoàn là 126.374 người, tăng 1,07% so với lao động có mặt cuối năm 2012. Trong đó lao động nữ là 50.321 người (chiếm 39,82%), lao động là người dân tộc là 33.856 người (chiếm 26,79%). Tổng số lao động bình quân năm 2013 là 119.002 người, xấp xỉ bằng lao động bình quân thực hiện năm 2012 là 119.143 người.



Câu 187: Hiện nay, tỉnh nào có diện tích trồng cây cao su lớn nhất trong cả nước?

A. Tỉnh Gia Lai.

B. Tỉnh Đồng Nai

C. Tỉnh Bình Dương

D. Tỉnh Bình Phước

Gợi ý:

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có độ cao trung bình trên 50m so với mặt nước biển. Đất canh tác ở Bình Phước rất màu mỡ, thích hợp phát triển cây công nghiệp. Tổng diện tích trồng cây lâu năm của toàn tỉnh là 369.190 hecta, trong đó diện tích trồng cây cao su 223.130 hecta. Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước, chiếm 22% diện tích cả nước và 36% tổng diện tích trồng cao su của vùng Đông Nam Bộ. Bình Dương chiếm khoảng 18%, kế đến là Tây Ninh 10%, Gia Lai 11%, Đồng Nai 6% diện tích cả nước.

Câu 188: Quốc gia nào là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam hiện nay?

A. Malaysia

B. Ấn Độ

C. Trung Quốc

D. Hàn Quốc

Gợi ý:

Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm cao su. Cao su xuất khẩu sang Trung Quốc luôn chiếm tới trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của cả nước.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương