TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 218: Tiền thân của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam có tên là gì?



tải về 0.87 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 218: Tiền thân của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam có tên là gì?

A. Viện nghiên cứu cao su An Nam

B. Viện nghiên cứu cao su Đông Nam Á

C. Viện Nghiên cứu cao su Đông Dương

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Viện Nghiên cứu Cao su Đông Dương (I'Institut des Recherchers sur le Caoutchouc en Indochine - IRCI) được thành lập năm 1941. Qua quá trình phát triển với nhiều biến động, từ năm 1990 Viện Nghiên cứu Cao su Đông Dương chính thức đổi tên thành Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (Rubber Research Institute of Vietnam - RRIV). Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững của ngành cao su thiên nhiên Việt Nam trong môi trường toàn cầu thông qua các chương trình R-D và chuyển giao kỹ thuật hiệu quả.



Câu 219: Những năm gần đây, Việt Nam nhập khẩu cao su nhiều nhất của quốc gia nào?

A. Singapore

B. Campuchia

C. Thái Lan

D. Ấn Độ

Gợi ý:

Từ năm 2010 đến nay, Campuchia là nước cung cấp cao su lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 59% về lượng và 60% về giá trị. Tiếp đến là Thái Lan chiếm 17% về lượng và 18% về giá trị. Đây là những thị trường có lợi thế về vị trí địa lý và mức giá hấp dẫn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu.



Câu 220: Nhà máy chế biến mủ của Công ty cổ phần Cao su Việt Lào bắt đầu hoạt động vào năm nào?

A. Năm 2009

B. Năm 2010

C. Năm 2011

D. Năm 2012

Gợi ý:

Qua 5 năm trồng mới và chăm sóc. Vào năm 2010, Công ty cổ phần Cao su Việt-Lào đã bước vào thời kỳ thu hoạch mủ, để có được sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Công ty đã xây dựng nhà máy chế biến mủ. Vào năm 2012 là năm đầu tiên nhà máy chế biến mủ của Công ty Cao su Việt - Lào đi vào hoạt động, cho ra 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty đã chế biến và tiêu thụ 5.655,833 tấn mủ, đạt chất lượng 100%. Sản phẩm sản xuất đến đâu công ty chủ động tìm khách hàng tiêu thụ hết đến đó, lợi nhuận đạt 56 tỷ đồng.



Câu 221: Hiện nay, Hội đồng doanh nghiệp Cao su ASEAN (ARBC) có bao nhiêu thành viên?

A. 4 thành viên

B. 5 thành viên

C. 6 thành viên

D. 7 thành viên

Gợi ý:

Hội đồng doanh nghiệp Cao su ASEAN (ARBC). Mục tiêu của tổ chức này nhằm hỗ trợ các thành viên của ASEAN trong việc sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên. Hiện nay, ARBC có 6 thành viên gồm Hiệp hội Phát triển cao su Cambodia, Hiệp hội Cao su Indonesia (Gapkindo), Sở Giao dịch cao su Malaysia & Liên Hiệp hội thương mại cao su Malaysia, Hiệp hội Thương mại Cao su Singapore, Hiệp hội Cao su Thái Lan và Hiệp hội Cao su Việt Nam.



Câu 222: Cùng với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, vào năm 2012, có hai đơn vị thành viên của Tập đoàn được trao chứng chỉ quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn FSC, đó là 2 đơn vị nào?

A. Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty TNHHMTV Cao su Dầu Tiếng

B. Công ty TNHHMTV Cao su Dầu Tiếng và Công ty Cao su Bình Phước

C. Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty cao su Bình Phước

D. Công ty Cao su Bình Phước và Công ty Cao su Phú Riềng

Gợi ý:

Từ năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững theo 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC của hội đồng quản lý rừng bền vững thế giới, tiến hành thí điểm tại 4 nông trường, 2 nhà máy chế biến tại Công ty TNHH Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng. Sau 18 tháng, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và 2 công ty được chọn thí điểm mô hình quản lý rừng bền vững chính thức nhận được giấy chứng nhận số CU - FM/ CoC do tổ chức chứng nhận Control Union Certification (Hà Lan) cấp. Sản lượng mủ cao su có chứng nhận FSC của VRG tại 2 công ty Đồng Nai và Dầu Tiếng là 16.000 - 18.000 tấn/năm, đứng đầu thế giới về sản lượng mủ cao su có chứng nhận FSC. Về nguyên liệu gỗ cao su có chứng nhận FSC hàng năm thanh lý ước đạt 35 - 40 ngàn m3 gỗ tròn để cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ của Việt Nam.

Câu 223: Ai được bầu là Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam tại Hội nghị BCH lần thứ nhất nhiệm kỳ VII (2013-2018)?

A. Phan Mạnh Hùng

B. Phan Tấn Hải

C. Nguyễn Văn Minh

D. Lê Thanh Bình

Gợi ý:

Đại hội đại biểu Công đoàn Cao su Việt Nam nhiệm kỳ VII (2013-2018) được tổ chức tại Hội trường Thành ủy số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, trong ba ngày 11 đến 13-3-2013. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 39 đồng chí. Vào ngày 12-03-2013, Hội nghị BCH lần thứ nhất nhiệm kỳ VII (2013-2018) và đã bầu Ban thường vụ gồm 13 người, trong đó đồng chí Phan Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty Cao su Bình Long được bầu làm Chủ tịch công đoàn Cao su Việt Nam.



Câu 224: ARBC là viết tắt của tổ chức nào?

A. Hội đồng cao su Châu Á

B. Hội đồng doanh nghiệp Cao su ASEAN

C. Hội đồng cao su thế giới

D. Hội đồng cao su châu Âu

Gợi ý:

Hội đồng doanh nghiệp Cao su ASEAN có tên tiếng Anh là ASEAN Rubber Business Council, viết tắt là ARBC. Tiền thân của tổ chức này là ASEAN Rubber Business Club (Câu lạc bộ doanh nghiệp ASEAN), được thành lập ngày 23-10-1992 tại Indonesia. Từ ngày 1-1-2005, tổ chức này đổi tên thành ASEAN Rubber Business Council (Hội đồng doanh nghiệp Cao su ASEAN ). Mục tiêu của tổ chức này nhằm hỗ trợ các thành viên của ASEAN trong việc sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên.



Câu 225: Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam được Chính phủ cho phép được kinh doanh bao nhiêu ngành nghề chính?

A. 4


B. 5

C. 6


D. 7

Gợi ý:

Theo Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. Để bảo đảm có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là trồng, chăm sóc và chế biến cao su. Theo đó, các ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn được phê duyệt bao gồm:



  • Trồng, chế biến, kinh doanh cao su.

  • Chế biến gỗ nhân tạo.

  • Công nghiệp cao su.

  • Đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp trên đất cao su của Tập đoàn chyển đổi theo quy hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt.

Câu 226: Năm 2013, thương hiệu này đã lọt vài top 10 “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN”. Đó là thương hiệu nào?

A. Vietnam Rubber Group

B. Phu Rieng Rubber Company

C. Dong Phu Rubber Company

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Thương hiệu Vietnam Rubber Group (VRG ) đã được tham gia bình chọn và lọt vào tốp 10 “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN” năm 2013. Lễ trao giải thưởng được tổ chức vào ngày 17-8-2013, tại thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, đơn vị thực hiện chương trình bình chọn và trao giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN”, đây là chương trình được thực hiện định kỳ, thường niên, quy mô toàn khu vực ASEAN nhằm cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, đặc biệt là 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia có nhiều đóng góp cho sự phát triển cộng đồng, thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ có uy tín chất lượng được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng…

Câu 227: Ai là chủ tịch đầu tiên của Hội Doanh nghiệp trẻ Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Hội Doanh nhân trẻ Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam)?

A. Nguyễn Thị Gái

B. Trần Ngọc Thuận

C. Trần Đức Thuận

D. Phan Tấn Hải

Gợi ý:

Đại hội Đại biểu Hội Doanh nghiệp trẻ Tổng Công ty Cao su Việt Nam được tổ chức vào ngày 07-9-2003 tại Hội trường Tổng Công ty Cao su Việt Nam với 120 Đại biểu tham dự, tại Đại hội đã hiệp thương chọn cử 17 Anh chị tham gia ủy Ban Hội, 05 Anh chị tham gia Ban thư ký và 05 Anh chị tham gia Ban kiểm tra. Chủ tịch là Anh Trần Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch gồm Chị Nguyễn Thị Gái, Anh Trần Đức Thuận, Anh Phan Tấn Hải và đã được Ủy Ban Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam công nhân tại Quyết định số 16 QĐ/DNT VN ngày 07-07-2004.



Câu 228: Hiện nay Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) có bao nhiêu hội viên?

A. 10 hội viên

B. 11 hội viên

C. 12 hội viên

D. 13 hội viên

Gợi ý:

Tính đến nay, Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) có 11 hội viên là chính phủ của các quốc gia Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippin, Singapore, Srilanka, Thái Lan và Việt Nam.



Câu 229: Tiêu chuẩn ISO này dựa trên dấu vết carbon của sản phẩm, ra đời từ năm 2012. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là đơn vị đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn ISO này vào năm 2013. Đây là tiêu chuẩn ISO gì?

A. ISO 14001

B. ISO 14067

C. ISO 9001

D. ISO 9000

Gợi ý:

Đây là tiêu chuẩn ISO dựa trên dấu vết carbon trên sản phẩm, ra đời từ năm 2012. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là tính toán lượng khí thải CO2 vào khí quyển trong một chuỗi hoạt động tạo ra sản phẩm; tất cả những số liệu đó sẽ được tính toán đo lường và hiển thị bằng một con số gọi là carbon footprint – dấu chân carbon. Con số càng lớn thì tác động xấu đến môi trường càng mạnh. Theo tiêu chuẩn, khi chúng ta tính toán lượng carbon của một chuổi sản phẩm do mình tạo ra để từ đó nhận ra lượng carbon đó ảnh hưởng đến trái đất như thế nào, và từ đó buộc chúng ta thay đổi để giảm dần dấu chân carbon trong sản phẩm của mình bằng những giải pháp cụ thể. Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14067, doanh nghiệp nắm vững về quy trình sản xuất, vòng đời của sản phẩm, chuỗi cung ứng sản phẩm. Từ những hiểu biết đó, doanh nghiệp có thể nhận biết được khâu sản xuất nào chưa hiệu quả, chi phí cao để cắt giảm chi phí hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Từ đó, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu tại những thị trường hiện tại và mở ra cơ hội xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật (giảm thiểu rủi ro của các rào cản kỹ thuật tại các thị trường như EU, Nhật Bản,…).

Câu 230: Cao su định chuẩn Việt Nam được chuyển từ CSV thành SVR từ năm nào?

A. Năm 1994

B. Năm 1995

C. Năm 1996

D. Năm 1997

Gợi ý:

Cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) được Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam đưa ra thị trường từ năm 1983 dưới thương hiệu CSV được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam về cao su thiên nhiên TCVN 3769 - 83. Đến năm 1995 tiêu chuẩn này được xét duyệt lại thành TCVN 3769 - 95 nhằm đáp ứng yêu cầu của nhà tiêu thụ và buộc các nhà máy của Tổng Công ty không ngừng nâng cao năng lực trong sản xuất, bảo đảm và duy trì chất lượng ổn định và tên goi CSV cũng được sửa đổi thành SVR.Tổng Công ty luôn quan tâm đến bao bì đóng gói và hiện nay cao su Định chuẩn kỹ thuật (SVR) được gởi đến các khách hàng dưới các hình thức như trong: palét gỗ, palét đóng trong túi nhựa co rút, hàng rời trong container...

Câu 231: Vào năm 1985, ngành cao su đã trồng mới được bao nhiêu hecta cao su?

A. 126.223 hecta

B. 126 233 hecta

C. 126.322 hecta

D. 162.322 hecta

Gợi ý:

Năm 1985 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm (1981-1985), đồng thời cũng là năm công nhân cao su phải phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội Đảng lần thứ V đề ra cho ngành cao su. Tổng cục Cao su đã chỉ đạo cho tất cả các Công ty phải chủ động chuẩn bị đầy đủ ngay từ đầu năm các điều kiện để phục vụ cho vụ trồng mới. Kết quả trong năm 1985, toàn ngành đã khai hoang được 126.322 hecta tăng 658% kế hoạch so với thời kỳ 1976-1980.



Câu 232: Đến cuối năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư bao nhiêu dự án nhà máy sản xuất gỗ MDF?

A. 1 nhà máy

B. 2 nhà máy

C. 3 nhà máy

D. 4 nhà máy

Gợi ý:

Theo định hướng đầu tư phát triển, lãnh đạo VRG đã xác định ngành công nghiệp chế biến gỗ là ngành ưu tiên thứ hai sau phát triển cao su. Đến nay, với sản phẩm gỗ MDF Tập đoàn đã đầu tư và liên doanh thành lập ba nhà máy chế biến gỗ MDF. Đầu tiên là dự án nhà máy chế biến gỗ MDF VRG Quảng trị đặt tại Khu công nghiệp Nam Đông Hà, thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Dây chuyền thiết bị nhập khẩu do Tập đoàn Dieffenbacher (Cộng hòa Liên bang Đức) cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ, có công suất 60.000m3/năm; Dự án chế biến gỗ MDF thứ hai của VRG là Công ty CP VRG DONGWHA, được khởi công xây dựng vào ngày 13-7-2010 tại KCN Minh Hưng III, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. là Công ty là liên doanh giữa VRG và Tập đoàn DONGWHA (Hàn Quốc). Nhà máy gỗ MDF VRG DONGWHA có công suất 1.000m3/ngày và sản lượng 300.000m3/năm, với tổng vốn đầu tư 125 triệu USD; Nhà máy chế biến gỗ thứ ba của Tập đoàn là Nhà máy chế biến gỗ MDF Kiên Giang, được khởi công xây dựng vào ngày 7-2-2014, tại KCN Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, với tổng mức đầu tư 1.491 tỷ đồng (tương đương 70 triệu USD), trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 1.360 tỷ, chi phí đầu tư vùng nguyên liệu là 131 tỷ đồng.



Câu 233: Tổng cục Cao su quyết định sắp xếp lại toàn bộ các đơn vị sản xuất cao su thành các công ty trực thuộc Tổng Cục vào khi nào?

A. Năm 1981

B. Năm 1982

C. Năm 1983

D. Năm 1984

Gợi ý:

Cuối năm 1984, Tổng cục Cao su quyết định chính thức sắp xếp lại toàn bộ các đơn vị sản xuất cao su thành các công ty cao su trực thuộc Tổng cục. Trước đây toàn ngành có 8 công ty, đến 1984 tăng lên 18 công ty với 118 nông trường. Mỗi công ty đều có cơ sở sản xuất riêng từ nhà máy chế biến mủ, kho tàng, trạm trại đến đội cơ khí, trạm vật tư... Kể từ khi Tổng cục Cao su trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, việc chỉ đạo của Trung ương đối với Tổng cục, việc phối hợp giữa Tổng cục với các địa phương được chặt chẽ và kịp thời hơn trước. Nhờ vậy việc quy hoạch vùng chuyên canh cao su, sử dụng lực lượng lao động và việc hỗ trợ qua lại được thuận lợi hơn, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh.



Câu 234: Khu vực nào tiêu thụ cao su thiên nhiên nhiều nhất thế giới?

A. Châu Á

B. Châu Âu

C. Châu Phi

D. Châu Mỹ

Gợi ý:

Theo thống kê của Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011. Châu Á là khu vực tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 69,7% tổng nhu cầu trên thế giới, kế đến là Châu Âu (13,5%), Bắc Mỹ (10,7%).



Câu 235: Tỉnh nào ở miền núi phía Bắc được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn làm nơi thí điểm trồng cây cao su?

A. Lai Châu

B. Sơn La

C. Điện Biên

D. Yên Bái

Gợi ý:

Năm 2007, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam lần đầu tiên đưa cây cao su lên trồng ở Tây Bắc và tỉnh được chọn là nơi thí điểm đầu tiên là Sơn La.Tháng 8-2008, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng với Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Cao su Sơn La và triển khai trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La. Dự kiến đến năm 2020, Sơn La sẽ triển khai trồng tập trung từ 10.000 đến 30.000 ha cây cao su trên địa bàn.



Câu 236: Quốc gia nào là nước đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại?

A. Đức


B. Pháp

C. Anh


D. Mỹ

Gợi ý:

Đức là quốc gia đầu tiên thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại. Việc này diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khi nước này không tìm đủ nguồn cao su tự nhiên. Cao su tổng hợp này có cấu trúc khác với sản phẩm của Bouchardt, nó dựa trên sự trùng hợp butadien là thành quả của nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của nhà khoa học Nga Sergei Lebedev. Khi chiến tranh chấm dứt, loại cao su này bị thay thế bằng cao su tự nhiên, mặc dầu vậy các nhà khoa học vẫn tiếp tục công cuộc tìm kiếm các chất cao su tổng hợp mới và các quy trình sản xuất mới. Kết quả của những nỗ lực này là phát minh ra cao su “Buna S” (Cao su styren-butadien). Đây là sản phẩm đồng trùng hợp của butadien và styren, ngày nay, nó chiếm một nửa sản lượng cao su tổng hợp toàn cầu.



Câu 237: Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có văn phòng đại diện tại những nước nào trên thế giới,?

A. Campuchia, Lào, Ukraine, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ



B. Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc

C. Lào, Campuchia, Nga, Ukraine

D. B và C đúng

Gợi ý:

Tính đến cuối năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam hiện có 6 văn phòng đại diện tại nước ngoài: Campuchia, Lào, Ukraine, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Ở mỗi văn phòng đại diện đều có một người phụ trách, có thể là người Việt Nam (Ukraine, Nga, Trung Quốc) hay người của nước sở tại (Campuchia, Hoa Kỳ).



Câu 238: Chung kết Hội diễn Nghệ thuật CNVC-LĐ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam năm 2011 được tổ chức ở đâu?

A. Thành phố Vũng Tàu

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Tỉnh Bình Phước

D. Tỉnh Quảng Trị

Gợi ý:

Như thường lệ, cứ 2 năm 1 lần, Hội diễn văn nghệ quần chúng ngành Cao su được tổ chức. Sau thời gian bị gián đoạn do nhiều nguyên nhân, vào năm 2011 Hội diễn văn nghệ quần chúng ngành Cao su được tiếp tục và tính chuyên nghiệp được nâng cao, do đó được đổi tên thành Hội diễn Nghệ thuật CNVC-LĐ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Hội diễn được tổ chức tại 3 khu vực: khu vực tại Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, khu vực 2 tại Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, khu vực 3 tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chung kết tại Nhà hát Quân Đội, Thành phố Hồ Chí Minh.



Câu 239: Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam được trao chứng chỉ quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn FSC vào năm nào?

A. 07-06-2012

B. 01-07-2012

C. 06-07-2012

D. 16-07-2012

Gợi ý:

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC - FM/ CoC, do tổ chức chứng nhận Control Union Certification (Hà Lan) cấp. Vào ngày 6-7-2012, tại Khách sạn Legend, quận 1, VRG long trọng tổ chức Lễ đón nhận Chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC - FM/ CoC. Tham dự buổi lễ có ông Trần Ngọc Thuận - TGĐ, ông Lê Minh Châu, Lê Xuân Hòe - Phó TGĐ VRG;  ông Jos Schellaars - Tổng lãnh sự quán Hà Lan tại TP.HCM, ông Richard De Boer - Phó Giám đốc Công ty TNHH Control Union Việt Nam. Tại buổi lễ, VRG đã ký biên bản ghi nhớ về việc tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa theo tiêu chuẩn FSC - FM/CoC với các đối tác khách hàng. Sự kiện này đã đưa Việt Nam thành quốc gia thứ năm trên thế giới có chứng nhận FSC cho rừng cao su và là quốc gia thứ ba trên thế giới có nguyên liệu mủ cao su FSC. Việc đón nhận chứng chỉ này giúp sản phẩm từ gỗ và mủ cao su xuất khẩu của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam có nhãn hiệu riêng và có giá bán cao hơn trên thị trường trong nước và thế giới; nâng cao được giá trị thương hiệu sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp, dễ dàng xâm nhập được vào thị trường có đòi hỏi cao về nguồn gốc của nguyên liệu, công nghệ sản xuất, về sử dụng lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng cũng như xã hội.

Câu 240: Cây cao su được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn công nhận là cây đa mục đích vào ngày tháng năm nào?

A. 01-09-2008

B. 09-09-2008

C. 11-09-2008

D. 19-09-2008

Gợi ý:

Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 19-9-2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố việc xác định cây cao su là cây đa mục đích, có thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và lâm nghiệp. Quyết định này đã tạo điều kiện cho phép chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cây cao su, tháo gỡ những vướng mắc về thủ tục đất đai, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên.

Câu 241: Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cao su Việt Nam thời kỳ 1995-1999 là ai?

A. Trương Văn Tươi

B. Đỗ Văn Nuống

C. Phạm Văn Hy

D. Phạm Sơn Tòng

Gợi ý:

Nhằm thực hiện Nghị quyết số 91/TTg ngày 07/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Vào ngày 29/4/1995 Tổng cục Cao su Việt Nam đổi thành Tổng Công ty Cao su Việt Nam, giữa năm 1995 đồng chí Phạm Sơn Tòng Tổng giám đốc nghỉ hưu, Ông Trương Văn Tươi (Tư Cao) được đề bạt làm Tổng giám đốc. Ông sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân, xuất thân là công nhân cao su tại Dầu Tiếng thuộc đồn điền Michelin của Pháp. Tham gia cách mạng trong phong trào Đồng Khởi năm 1960, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Đội trưởng Đội công tác vũ trang tuyên truyền, Trưởng Công an, rồi Bí thư Huyện ủy Dầu Tiếng. Đến năm 1981 ông chuyển sang ngành cao su, làm Giám đốc Công ty Cao su Dầu Tiếng, sau đó chuyển về làm việc tại Tổng cục Cao su Việt Nam. Ông nghỉ hưu vào tháng 12/1999.

Câu 242: Ai là Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội cao su Việt Nam? 

A. Trần Ngọc Thuận

B. Lê Quang Thung

C. Trần Ngọc Thành

D. Nguyễn Quang Hợp

Gợi ý:

Hiệp hội Cao su Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam hoạt động trong ngành cao su hoặc có liên quan đến ngành cao su nhằm đoàn kết, hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Hội viên, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và thúc đẩy quan hệ quốc tế về ngành cao su. Ngày 24-6-2004, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức Đại hội thành lập Hiệp hội Cao su Việt Nam nhiệm kỳ 2004-2005 và thành lập Ban Chấp hành lâm thời, tại Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành lâm thời gồm 17 thành viên và Ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cao su Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam. Đến nay Ban chấp hành nhiệm kỳ 2012-2014 gồm 21 thành viên, Ông Trần Ngọc Thuận – Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam.



Câu 243: Hiện nay ai là chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam?

A. Ông Võ Sỹ Lực

B. Ông Trần Ngọc Thuận

C. Ông Trần Đức Thuận

D. Ông Trần Thoại

Gợi ý:

Theo quyết định số 989/QĐ-TTg, ngày 24-6-2013 của Thủ tướng chính phủ, ông Võ Sỹ Lực, thành viên Hội đồng Thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam được bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Tập đoàn . 

Câu 244: Tính đến ngày 31/12/2013, Hội đồng thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có bao nhiêu người?

A. 3 người

B. 4 người

C. 5 người

D. 6 người

Gợi ý:

Đến cuối năm 2013, Hội đồng Thành viên của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam có tất cả 4 người, gồm 1 chủ tịch (ông Võ Sỹ Lực) và 3 thành viên (Trần Ngọc Thuận, Trần Thoại, Trần Đức Thuận).



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương