TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 146: Để khuyến khích phát triển cao su, Ngô Đình Diệm đã ký sắc lệnh thành lập “Quốc gia nông tín cuộc” để khuyến khích nông nghiệp và mở một trương mục đặc biệt, trương mục đó là gì?



tải về 0.87 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 146: Để khuyến khích phát triển cao su, Ngô Đình Diệm đã ký sắc lệnh thành lập “Quốc gia nông tín cuộc” để khuyến khích nông nghiệp và mở một trương mục đặc biệt, trương mục đó là gì?


A. “Quỹ khuếch trương phát triển đồn điền”

B. “Quỹ khuyến khích phát triển nông nghiệp”

C. “Quỹ khuyến khích trồng tỉa cao su”

D. “Quỹ khuếch trương trồng tỉa cao su”



Gợi ý:

Sau khi lên nắm chính quyền, để đảm bảo sự tồn tại của chế độ, ngoài việc thanh trừ các phe phái chông đối, xây dựng bộ máy hành chính, quân đội, công an... Ngô Đình Diệm chú trọng vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó cao su được xem là ngành có thu lợi lớn. Giữa năm 1958, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thành lập “Quốc gia nông tín cuộc” để khuyến khích nông nghiệp. Đồng thời mở trương mục đặc biệt lấy tên Quỹ khuếch trương trồng tỉa cao su nhằm mục đích cho vay vốn để tư bản phát triển cao su.



Câu 147: Ngày 29-4-1975, diễn ra sự kiện đánh đấu một mốc quan trọng đối với phong trào công nhân cao su, đó là sự kiện gì?

A. Đồn điền cao su Lộc Ninh giải phóng

B. Đồn điền cao su Phú Riềng giải phóng

C. Đồn điền cao su Dầu Tiếng giải phóng

D. Tất cả các đồn điền cao su ở miền Nam được giải phóng

Gợi ý:

Ngày 29-4-1975, phối hợp với cuộc tiến công của các lực lượng giải phóng thị xã Thủ Dầu Một, công nhân và du kích sở Phước Hòa nổi dậy giải phóng toàn đồn điền. Cùng ngày, công nhân Lai Khê đã mưu trí buộc địch đầu hàng, tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của đồn điền. Như vậy đến ngày 29-4-1975, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam đã hoàn thành. Toàn bộ các đồn điền cao su từ miền Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên đã hoàn toàn thuộc về công nhân. Gần một thế kỷ lao động làm thuê trong kiếp sống nô lệ, tủi nhục ở các đồn điền cao su một thời được gọi là “địa ngục trần gian”, đội ngũ công nhân cao su dưới sự lãnh đạo của Đảng đã liên tục đấu tranh vươn lên làm chủ, góp phần vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.



Câu 148: Khẩu hiệu của phong trào thi đua giành 3 điểm cao năm 1977 là gì?

A. Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều

B. Năng suất cao, chất lượng cao, tiết kiệm nhiều

C. Năng suất cao, chất lượng tốt, lợi nhuận nhiều

D. Năng suất cao, chất lượng cao, lợi nhuận nhiều

Gợi ý:

Năm 1977, vốn đầu tư cho ngành cao su vẫn còn rất hạn chế. Bước vào việc thực hiện kế hoạch khai hoang trồng mới, toàn ngành gặp nhiều khó khăn về vốn, máy móc và nhiên liệu. Thế nhưng với tinh thần tự lực cánh sinh, với ý thức làm chủ tập thể, công nhân trong toàn ngành đã ra sức phấn đấu hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch năm. Điều đó đã thể hiện sức chịu đựng bền bỉ, ý chí kiên cường, lòng quyết tâm vô hạn và khả năng sáng tạo của công nhân. Trong năm, tất cả các đơn vị đều liên tục phát động những đợt thi đua giành 3 điểm cao là Năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều. Các phong trào phát huy sáng kiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã góp phần khắc phục khó khăn trong các khâu chế biến, cơ điện, xây dựng cơ bản,... được đông đảo công nhân tham gia hưởng ứng.



Câu 149: Từ tháng 8 đến tháng 9-1954, đã diễn ra hai cuộc đấu tranh của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ, hai cuộc đấu tranh đó diễn ra ở đâu?

A. Dầu Tiếng

B. Lộc Ninh

C. An Lộc

D. Phú Riềng

Gợi ý:

Hai cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ đã diễn ra tại An Lộc do Huyện ủy Xuân Lộc lãnh đạo vào tháng 8 và 9 năm 1954. Cuộc đấu tranh thứ nhất, yêu sách của công nhân gồm hai điểm: ngày làm 8 giờ, tăng lương từ 13 đồng lên 16 đồng/ngày. Cuộc đấu tranh thứ hai có sự lãnh đạo của Liên tỉnh ủy miền Đông, công nhân đình công 4 ngày. Ngoài việc đòi tăng lương từ 16 đồng lên 24 đồng/ngày, công nhân còn đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương, đòi được tự do lập nghiệp đoàn. Cả hai cuộc đấu tranh đều thắng lợi. Sau 2 cuộc đấu tranh ở An Lộc, hàng loạt cuộc đấu tranh với quy mô từng đồn điền đã diễn ra bằng các hình thức đưa kiến nghị, bãi công, đấu tranh trực diện với tư bản, chính quyền Sài Gòn, đòi giải quyết lương, gạo, cải thiện sinh hoạt và lao động như các cuộc đấu tranh của công nhân cao su Hớn Quản ngày 14-11-1954, Dầu Giây 1-3-1955, Bình Ba 7-2-1955, Suzanah Xuân Lộc 23-2-1955, An Lộc 26-2-1955, Phước Hòa 1-5-1955.



Câu 150: Tháng 8-1958, lần đầu tiên sau 1954, quân cách mạng có sự góp mặt của công nhân cao su đã tiến công và làm chủ một quận lỵ ở miền Nam trong nhiều giờ, đó là quận lỵ nào?

A. Lộc Ninh

B. Dầu Tiếng

C. Xuân Lộc

D. Bình Ba

Gợi ý:

24 giờ đêm 10 rạng sáng 11-8-1958, lực lượng vũ trang bí mật tập kích địch ở Dầu Tiếng. 02 giờ 30 sáng cùng ngày, lực lượng ta làm chủ hoàn toàn khu vực hành chính quận, diệt một số tên ác ôn, giáo dục rồi thả một số tên, tịch thu 300 đôla và 1 triệu đồng tiền Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên sau 1954, quân cách mạng có sự góp mặt của công nhân cao su, đã tiến công và làm chủ một quận lỵ ở miền Nam trong nhiều giờ. Thắng lợi ở Dầu Tiếng có tiếng vang lớn, hạ uy thế bọn tư bản đồn điền, cổ vũ tinh thần công nhân cao su ở miền Đông Nam Bộ.



Câu 151: Địch gọi hai sở cao su này là “đồn điền Việt Cộng”?

A. Cốc Rưới, Xà Bang

B. Bình Ba, Xà Bang

C. Berêlinh, Cốc Rưới

D. Berêlinh, Bình Ba

Gợi ý:

Từ tháng 5-1966, địch mở nhiều cuộc hành quân đánh vào các vùng cao su giải phóng. Bom đạn, chất độc hóa học của Mỹ hủy diệt các làng cao su. Công nhân bị địch gom vào các khu vực trung tâm gần các căn cứ, chốt Mỹ. Hàng trăm nhà cửa của công nhân bị san bằng để Mỹ lập căn cứ quân sự. Trước tình hình này, vấn đề giành và giữ công nhân được Ban công vận đặt ra, có giữ được công nhân mới phát động được phong trào đấu tranh và mới có khả năng hình thành được thế bao vây địch, xây dựng vành đai diệt Mỹ. Tại Lộc Ninh, đặc biệt ở 2 sở cao su Berêlinh, Cốc Rưới, toàn bộ 100 gia đình công nhân và đồng bào dân tộc đều trở thành cơ sở cách mạng, những chiến sĩ nhân dân. Địch gọi hai sở cao su này là “đồn điền Việt Cộng”. Toàn bộ các lực lượng vũ trang về Lộc Ninh hoạt động đều được công nhân hai sở tận tình giúp đỡ từ thông báo tin, giao liên đến tiếp tế ủng hộ lương thực.



Câu 152: Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây còn được gọi là “Rừng Chính phủ”?

A. Căn cứ Rừng Lá

B. Chiến khu D

C. Chiến khu Dương Minh Châu

D. Căn cứ Tà Thiết

Gợi ý:

Ngày 8-4-1975, tại “Rừng Chính phủ” ở Tà Thiết (Lộc Ninh) Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập do Đại tướng Văn Tiến Dũng làm tư lệnh, đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương cục làm chính ủy. Đến ngày 14-4-1975, căn cứ Tà Thiết đã nhận được điện 37 TK của Bộ Chính trị “đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh”.



Câu 153: Huyện Cao Su thuộc tỉnh Bà Rịa-Long Khánh trong kháng chiến chống Mỹ, bây giờ thuộc Huyện nào?

A. Biên Hòa

B. Long Khánh

C. Xuân Lộc

D. Cẩm Mỹ

Gợi ý:

Tháng 4 năm 1964, thị xã Biên Hòa được tách ra thành lập một đơn vị hành chính riêng, trực thuộc Khu ủy miền Đông. Tỉnh Biên Hòa còn lại các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Cao Su, Ban cán sự di cư. Đầu năm 1965, thị xã Biên Hòa được nâng lên thành một đơn vị tương đương cấp tỉnh. Trên địa bàn Đồng Nai, thời kỳ này có 3 đơn vị hành chính cấp tỉnh: Biên Hòa (nông thôn), Long Khánh và U1 (Biên Hòa thị). Bên cạnh U1, tỉnh Biên Hòa có các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Ban cán sự Cao Su; tỉnh Long Khánh có thị xã Long Khánh và các huyện Xuân Lộc, Định Quán và Cao Su. Tháng 12 năm 1967, thực hiện chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và cao su Bình Sơn được sáp nhập với quận 1, quận 9, Nam huyện Thủ Đức, quận Cần Giờ (Sài Gòn), để lập Phân khu 4. Tháng 10 năm 1972, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh và tỉnh Biên Hòa được lập lại. Tỉnh Biên Hòa thời kỳ này có các huyện Vĩnh Cửu, Trảng Bom (từ tháng 10 năm 1973 trở thành huyện Thống Nhất), Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Tân Uyên, Dĩ An (từ năm 1973, Tân Uyên, Dĩ An trở về tỉnh Thủ Dầu Một), huyện cao su Bình Sơn và thị xã Biên Hòa. Tháng 6 năm 1973, tỉnh Biên Hòa được tách thành hai đơn vị ngang cấp tỉnh: Biên Hòa nông thôn có các huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch, Duyên Hải, Cao Su. Biên Hòa đô thị được gọi là Thành phố Biên Hòa. Tháng 2 năm 1976, tỉnh sáp nhập với Bà Rịa (kể cả Vũng Tàu) (tức tỉnh Phước Tuy của Việt Nam Cộng hòa) và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Tỉnh lỵ đặt tại Biên Hòa. Đến tháng 7 năm 1976, huyện Cao Su giải thể sáp nhập với huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.



Câu 154: Theo kết quả khảo sát ngày 30-5-1975, tổng diện tích cây cao su khoảng bao nhiêu ha?

A. Gần 30.000 ha

B. Gần 40.000 ha

C. Hơn 40.000 ha

D. Hơn 70.000 ha

Gợi ý:

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Ban cao su Nam Bộ được quyết định đổi thành Tổng cục cao su Việt Nam. Thực hiện chủ trương trực tiếp quản lý toàn bộ các đồn điền cao su và bắt tay vào việc ổn định sản xuất, Tổng cục Cao su tổ chức hai đoàn cán bộ đi khảo sát tình hình các đồn điền và các cơ sở sản xuất ngành cao su. Kết quả khảo sát đến ngày 30 tháng 5 năm 1975 của cả 2 đoàn kiểm tra cho thấy tổng diện tích cao su còn lại là 42.076 ha (số liệu cũ do địch để lại là 74.127 ha). Như vậy số diện tích vườn cây còn lại khoảng 60%. Trong tổng diện tích còn lại đó, có nhiều vườn cây mật độ cây còn lại thấp. Phần lớn vườn cây đã già cỗi, khả năng khai thác mủ ít, số khác do bọn chủ cũ khai thác cạn kiệt nguồn mủ nên cây đã bị lão hóa không còn khả năng để khai thác tiếp.



Câu 155: Đại hội thành lập “Liên đoàn Đồn điền Việt Nam” được tổ chức ở đâu?

A. Công ty cao su Đất Đỏ

B. Công ty cao su Tây Ninh

C. Viện Nghiên cứu cao su Lai Khê

D. Đồn điền cao su Dầu Tiếng

Gợi ý:

Ngày 18-12-1955, Đại hội thành lập “Liên đoàn Đồn điền Việt Nam” được tổ chức tại Viện Nghiên cứu cao su Lai Khê (nay thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương). Tham dự đại hội có 250 đại biểu các đồn điền cao su, trà, cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, đại biểu các nghiệp đoàn cao su ở miền Đông Nam Bộ. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 15 người, do đồng chí Hà Xuân Thọ làm Tổng thư ký.



Câu 156: Năm 1976, lần đầu tiên đoàn cán bộ nghiên cứu cao su của nước ta đi dự hội nghị quốc tế về cây cao su, hội nghị đó diễn ra ở nước nào?

A. Pháp


B. Srilanka

C. Trung Quốc

D. Indonexia

Gợi ý:

Cuối năm 1976, đoàn cán bộ Viện nghiên cứu cao su gồm 3 đồng chí được cử ái dự Hội nghị Quốc tế về cây cao su ở Srilanka. Tại hội nghị này, đoàn ta đã tranh thủ được sự đồng tình và giúp đỡ ủng hộ của các Viện nghiên cứu cao su thế giới như Viện nghiên cứu cao su Phi châu và Pháp, của các Hiệp hội quốc tế về cao su như Hiệp hội các nước sản xuất cao su thế giới (ANRPC), Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB). Các viện đều hứa sẽ giúp ta về giống cao su tốt có năng suất cao và có khả năng kháng bệnh...



Câu 157: Chính sách “Dinh điền” (hay còn gọi là “cao su dinh điền”) được Chính quyền Sài Gòn đã áp dụng ở khu vực nào?

A. Đông Nam Bộ

B. Tây Nguyên

C. Miền Bắc

D. Cả A và B đều đúng

Gợi ý:

Chính sách dinh điền được chính quyền Diệm thực hiện từ tháng 4 năm 1957 ở miền Đông Nam Bộ và từ 1959 ở Tây Nguyên, có sự đầu tư của cơ quan nông nghiệp Hoa Kỳ. Tham vọng của Diệm là muốn biến những dinh điền thành những đồn điền cao su với diện tích đến 150.000 ha (tức cao hơn cả diện tích cao su của Pháp và tư sản Việt, Hoa đến năm 1963 là 142.770 ha). Từ 1957 đến 1963, Diệm đã triển khai 13 khu dinh điền ở cả vùng III và vùng II chiến thuật. Với tham vọng nói trên, Diệm đã thực hiện kế hoạch dinh điền trồng cao su khá quy mô với tốc độ nhanh, vừa mở đất phá rừng, vừa đầu tư cây giống, hạt giống, vừa định cư dân, đến 1959, Diệm đã mở được 84 điểm dinh điền, định cư 128.374 người (90.434 người di cư từ miền Bắc vào).



Câu 158: Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tỉnh nào ở Đông Nam Bộ có diện tích cao su lớn nhất trong cả nước?

A. Tỉnh Gia Định

B. Tỉnh Bình Long

C. Tỉnh Long Khánh

D. Tỉnh Phước Long

Gợi ý:

Vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Bình Long là tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất ở khu vực miền Đông Nam Bộ (trên 22 ngàn ha), kế đến là Long Khánh (trên 17 ngàn ha).



Câu 159: Vào những năm 70 của thế kỷ XX, quốc gia nào tiêu thụ cao su thiên nhiên của Việt Nam nhiều nhất?

A. Pháp


B. Nhật

C. Đức


D. Ý

Gợi ý:

Theo số liệu thống kê năm 1970 thì Pháp đứng đầu về mức tiêu thụ cao su thiên nhiên của Việt Nam, với mức tiêu thụ là trên 13 triệu kilogam, vượt xa so với quốc gia xếp thứ hai là Nhật Bản (trên 2 triệu kilogam).



Câu 160: Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành cao su phát triển nhất giai đoạn nào?

A. 1955-1961

B. 1957-1961

C. 1959-1961

D. 1961-1964

Gợi ý:

Từ năm 1955-1961 có thể coi là thời kỳ tạm bình ổn của chính quyền tay sai ở Sài Gòn, chính sách khuyến khích phát triển cao su của Diệm và lợi nhuận cao của ngành đã thúc đẩy ngành khai thác cao su phát triển nhanh. Tính từ 1959-1961, diện tích trồng mới cây cao su đã tăng hơn 45.000 ha về chế biến, xuất khẩu, tư bản đồn điền Pháp gần như chiếm độc quyền so với tư bản người Việt, Hoa mà diện tích đồn điền thường dưới 500 ha. Chính sách dinh điền cục bộ với vai trò Mỹ phát triển khá mạnh từ 1957, bắt đầu chậm lại từ 1961- 1962 và đi đến phá sản vào 1964. Tóm lại thời kỳ 1955-1961, là thời kỳ phát triển cao nhất của ngành kinh tế trồng và khai thác cao su thiên nhiên ở miền Nam Việt Nam.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương