TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 73: Hiệp hội những nhà trồng cao su Đông Dương được thành lập vào năm nào?



tải về 0.87 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 73: Hiệp hội những nhà trồng cao su Đông Dương được thành lập vào năm nào?

A. Năm 1908

B. Năm 1910

C. Năm 1917

D. Năm 1920

Gợi ý:

Trong bước đầu thiết lập ngành trồng cây cao su tai Đông Dương, những người Pháp trồng cao su nhận thấy sự cần thiết phải tập hợp nhau lại thành những tổ chức được nhà nước công nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhau. Tháng 7-1910, gần 40 nhà trồng cao su và 6 công ty cao su đã thành lập Hiệp hội những nhà trồng cao su Đông Dương. Đến tháng 7-1917, số hội viên đã lên đến 174 người, trong đó có 36 công ty. Để tăng cường khả năng làm việc của tổ chức, Hiệp hội đã chuyển thành Nghiệp đoàn những người trồng cao su Đông Dương. Điều lệ của Nghiệp đoàn được thống đốc Nam Kỳ phê duyệt.



Câu 74: Phương pháp ghép cây cao su trên thế giới được đưa ra vào năm nào?

A. Năm 1910

B. Năm 1916

C. Năm 1930

D. Năm 1940

Gợi ý:

Năm 1916, một người Hà Lan tên là Van Helten, tìm ra phương pháp ghép cao su. Phương pháp này được Dr. Caramer, Giám đốc Vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java) hoàn thiện với sự tham gia của ông Bodd. Giám đốc đồn điền cao su Paser Waringin (Java) và cơ sở nghiên cứu cao su Avros ở Sumatra. Đến năm 1924, Buitenzorg và Avros mới công bố kết quả.



Câu 75: Phương pháp ghép cao su ở Việt Nam bắt đầu thực hiện vào thời điểm nào?

A. Năm 1916

B. Năm 1920

C. Năm 1925

D. Năm 1930

Gợi ý:

Việc ghép cây cao su được đưa ra từ năm 1916, nhưng ở Đông Dương giới tư bản cao su Pháp còn mất nhiều thời gian để cân nhắc. Bắt đầu từ năm 1925, ông Stible, Giám đốc đồn điền Xã Trạch đã cắt mắt ghép trên các cây cao sản của đồn điền và tiến hành ghép và trồng trên diện tích 25 ha. Năm 1935, vườn cây này được đưa vào cạo mủ, cho năng suất từ 727 đến 948 kg/ha, cao hơn các cây thực sinh lúc bấy giờ.



Câu 76: Từ năm nào, các nhà sản xuất cao su ở Nam Kỳ mới tuyển dụng công nhân Bắc Kỳ và Trung Kỳ?

A. Năm 1910

B. Năm 1915

C. Năm 1918

D. Năm 1926

Gợi ý:

Những đồn điền đầu tiên của người Pháp tại Nam Kỳ đều sử dụng công nhân địa phương, những người có sức lao động tại chỗ. Từ năm 1910, việc khai phá các đồn điền cao su trong vùng đất đỏ phát triển mạnh những công nhân tự do không muốn đi vào vùng thiêng nước độc để làm việc. Nhiều công việc cần có tay nghề, kỹ thuật và các đồn điền cũng dần dẫn có những quy định làm việc. Do đó, nhu cầu cần tuyển dụng công nhân bên ngoài Nam Kỳ đặt ra. Tháng 11 năm 1918, toàn quyền Đông Dương ký nghị định về việc tuyển mộ công nhân ở Nam kỳ, từ nước ngoài hay từ một xứ trong liên bang Đông Dương. Từ đó, người ta mới mò đến các vùng đông dân ở Bắc Bộ để tuyên truyền và tuyển mộ người đi làm cao su.



Câu 77: Giai đoạn nào diện tích cây cao su phát triển nhanh nhất dưới thời Pháp thuộc?

A. Từ năm 1910-1914

B. Từ năm 1919-1921

C. Từ năm 1925-1929

D. Từ năm 1933-1939

Gợi ý:

Trong giai đoạn trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cây cao su đã được đưa vào trồng Việt Nam chủ yếu là ở Nam Kỳ với diện tích trồng cao su không lớn và mức thu hoạch cao su cũng chưa cao. Nhưng sau chiến tranh thì công cuộc khai thác ngành cao su ở Việt Nam của thực dân Pháp đã diễn ra một bước ngoặt lớn, từ chỗ đầu tư cầm chừng chuyển sang đầu tư ồ ạt. Nếu như đến cuối năm 1921, mới có 29.000 hécta trồng cao su, với số vốn đầu tư ước lượng khoảng 40 triệu phơ-răng, thì với “cơn sốt cao su” sau chiến tranh, số vốn đầu tư vào việc trồng cao su đã tăng vọt hẳn lên, với khoảng 700 triệu phơ- răng trong thời gian từ năm 1925-1929, và diện tích trồng cao su cũng tăng rất nhanh. Năm 1925, diện tích cao su ở Đông Dương đạt 40.000 ha. Đến năm 1926, diện tích đạt 52.300 ha và năm 1929 diện tích cao su đạt 83.500 ha. Sau 4 năm diện tích trồng mới đạt 43.000 ha. Có thể nói đây là thời kỳ trồng mới lớn nhất của cây cao su ở Đông Dương. Chỉ trong 4 năm đã trồng thêm được một diện tích bằng 20 năm trước.

Câu 78: Trong thời Pháp thuộc số lượng công nhân Bắc Kỳ, Trung Kỳ được đưa vào Nam kỳ nhiều nhất là năm nào?

A. Năm 1926

B. Năm 1927

C. Năm 1928

D. Năm 1929

Gợi ý:

Nguồn gốc của công nhân đồn điền cao su có sự thay đổi cùng với sự tiến triển của việc khai thác cao su. Lúc đầu do quy mô khai thác còn nhỏ bé, các chủ tư bản đồn điền tuyển người địa phương - nông dân người Kinh và người dân tộc vào làm. Sau đó do yêu cầu phát triển của sản xuất cao su, số dân địa phương không đủ cung cấp cho các đồn điền, buộc chúng phải ra miền Bắc, miền Trung tuyển mộ. Năm 1926 số công nhân công tra được tuyển vào Nam Bộ mới chỉ đạt con số khoảng 5.000 người, mức cao nhất là vào năm 1928 với gần 18.000 người được tuyển mới.



Câu 79: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tại Đông Dương diễn ra trong giai đoạn nào?

A. Từ năm 1858-1884

B. Từ năm 1914-1918

C. Từ năm 1897-1914

D. Từ năm 1918-1929

Gợi ý:

Sau khi hoàn thành việc xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa. Tháng 3-1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer vạch ra một kế hoạch gồm 7 điểm: thiết lập bộ máy cai trị; lập hệ thống thuế khóa mới; xây dựng các thiết bị kinh tế; đường sắt; đường bộ; sông đào; bến cảng; phát triển công cuộc thực dân và sử dụng lao động bản xứ… Giai đoạn này được gọi là cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kéo dài từ năm 1897-1914. Cuộc khai thác thuộc địa này làm biến đổi toàn bộ nền kinh tế, chính trị xã hội ở Đông Dương. Nhiều ngành kinh tế mới ra đời, trong đó có ngành trồng và chế biến sản phẩm từ cây cao su thiên nhiên.



Câu 80: Lô cao su xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương vào năm nào?

A. Năm 1904

B. Năm 1905

C. Năm 1909

D. Năm 1910

Gợi ý:

Sau khi cạo thử vào cuối năm 1904, đến mùa xuân năm 1905, đồn điền Suối Dầu bắt đầu cạo mủ trên các cây cao su trồng đầu tiên, được 1,316 kg (một kilo ba trăm mười sáu gram), gởi bán cho công ty lốp Michelin được 28,50 francs. Đây là lô cao su xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam (và cả Đông Dương).



Câu 81: Các chủ đồn điền cao su bắt đầu đưa ra chính sách định cư hóa công nhân công tra từ giai đoạn nào?

A. Giai đoạn 1910-1915

B. Giai đoạn 1920-1925

C. Giai đoạn 1930-1935

D. Giai đoạn 1936-1939

Gợi ý:

Công nhân công tra có thời gian giao kèo thông thường là 3 năm. Hết hạn giao kèo, công nhân có thể về quê, hoặc có thể tiếp tục ở lại làm thuê bằng một giao kèo khác. Đội ngũ công nhân do đó mà không ổn định. Quá trình thu hoạch đòi hỏi công nhân phải có kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm và một trình độ kỹ thuật nhất định. Do đó công nhân lấy mủ phải được đào tạo nhất định về kỹ thuật. Điều này đòi hỏi phải giữ sự ổn định đối với bộ phận công nhân kỹ thuật. Chính vì vậy đối với chủ đồn điền cao su, việc ổn định bộ phận công nhân chuyên môn được đặt ra một cách khẩn thiết. Cho nên vào giai đoạn 1936-1939, các chủ đồn điền cố tạo ra điều kiện “định cư hóa” công nhân. Những dãy lán tạm thời cho công nhân trước kia được thay dần bằng những nhà gỗ, nhà gạch. Mỗi nhà đều có sân, có mảnh vườn nhỏ vài trăm mét vuông. Các nhà được xây dựng theo quy hoạch chung thành làng. Mỗi làng công nhân biến thành một đơn vị hành chính như mọi làng dân khác. Việc “định cư hóa” công nhân không chỉ do yêu cầu Kỹ thuật có lợi cho chủ tư bản, mà còn giải quyết cho chúng một khó khăn về nguồn lao động.



Câu 82: Để phá hoại kinh tế địch, công nhân các đồn điền cao su mở “mặt trận cao su chiến” vào thời điểm nào?

A. Đầu năm 1946

B. Đầu năm 1947

C. Cuối năm 1948

D. Cuối năm 1949

Gợi ý:

Từ đầu năm 1947, Ban lãnh đạo Liên hiệp nghiệp đoàn Nam Bộ họp hội nghị để đánh giá phong trào công nhân Nam Bộ trong năm 1946 và đề ra phương hướng hoạt động trước tình hình mới. Đối với phong trào công nhân cao su, hội nghị đánh giá công nhân cao su đã làm được nhiều việc, từng bước ổn định đời sống và tham gia công cuộc kháng chiến có hiệu quả. Các tổ chức công đoàn cao su ở miền Đông Nam Bộ đã quy về một mối, hoạt động thống nhất trong Nghiệp đoàn cao su miền Đông Nam Bộ. Quán triệt chỉ thị của Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, Liên hiệp nghiệp đoàn Nam Bộ đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các liên đoàn cao su:

+ Củng cố và phát triển tố chức công đoàn.

+ Đưa thanh niên ra tiền tuyến.

+ Mở mặt trận cao su chiến.

Mặt trận cao su chiến trở thành khẩu hiệu đấu tranh của công nhân cao su với nội dung “Biến đồn điền cao su thành chiến trường diệt địch”, “phá hoại kinh tế địch”. Từ chủ trương trên, từ mùa xuân 1947, cùng với việc củng cố và phát triển tổ chức công đoàn, tiếp tục đưa thanh niên công nhân gia nhập lực lượng Vệ quốc đoàn, “mặt trận cao su chiến” trở thành một phong trào phát triển rầm rộ khắp các đồn điền cao su.



Câu 83: Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng dân quân chuyên phá hoại cao su được thành lập vào năm nào?

A. Tháng 01-1948

B. Tháng 05-1948

C. Tháng 01-1949

D. Tháng 05-1949

Gợi ý:

Vào các ngày 5 - 6 tháng 5 năm 1948, Hội nghị công nhân toàn Xứ Nam Bộ được triệu tập, có sự tham dự của đại diện Xứ ủy, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ. Sau khi kiểm điểm công tác phá hoại cao su và hệ thống tổ chức các liên đoàn cao su ở các tỉnh, Hội nghị chủ trương tăng cường cán bộ có năng lực từ tổ chức công đoàn tỉnh vào các Liên đoàn cao su, trang bị vũ khí cho công nhân, xây dựng các đội dân quân cao su chuyên trách nhiệm vụ phá hoại. Thực hiện Nghị quyết hội nghị tháng 5-1948, Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ đề nghị xin súng thành lập lực lượng dân quân chuyên phá hoại cao su. Các đội này được trang bị vũ khí và đảm nhiệm thêm nhiệm vụ tác chiến. Đồng thời với việc thành lập lực lượng dân quân cao su, Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ cử nhiều cán bộ công đoàn có kinh nghiệm công tác ở các đồn điền cao su tỉnh Biên Hòa sang hoạt động ở các đồn điền thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Hàng loạt cán bộ công đoàn ở Thủ Dầu Một được cử sang Biên Hòa tập huấn về công tác công đoàn, công tác chỉ đạo công nhân phá hoại kinh tế địch. Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ cũng đào tạo nhiều cán bộ phụ nữ đưa về hoạt động ở đồn điền cao su “để dễ len lỏi hơn”.



Câu 84: Từ giữa năm 1948, ai là người được Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ cử sang phụ trách phong trào công nhân cao su Cao Miên?

A. Trần Tử Bình

B. Nguyễn Xuân Cừ

C. Trần Xuân

D. Lê Chí Dân

Gợi ý:

Từ trước, công nhân cao su ở Cao Miên sinh hoạt đoàn thể trong hội Việt kiều, có cơ quan Tổng bộ Việt kiều Cao Miên. Từ khoảng giữa 1948, phong trào phá hoại cao su ở Cao Miên chưa đáng kể. Để “tổ chức các công đoàn trong các sở cao su Cao Miên và huy động lực lượng dân chúng phá hoại”, từ giữa năm 1948, Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ cử nhiều đoàn cán bộ sang liên lạc với Tổng bộ Việt kiều Cao Miên. Sau đó Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ lần lượt đưa cán bộ tổ chức công đoàn cao su lên các đồn điền cao su Cao Miên, từng bước gây dựng cơ sở, tổ chức hệ thống công đoàn, phát động phong trào phá hoại cao su của tư bản Pháp. Đồng chí Trần Xuân, Ủy viên Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ được cử sang phụ trách phong trào công nhân cao su Cao Miên. Sau này đồng chí Trần Xuân bị giặc bắn chết trong khi làm nhiệm vụ.



Câu 85: Ngày 23-5-1951, Hội nghị cán bộ Công đoàn cao su quyết định lấy ngày nào làm “Ngày căm thù của công nhân cao su Miên - Việt”?

A. Ngày 14-06-1950

B. Ngày 16-06-1950

C. Ngày 14-06-1951

D. Ngày 16-06-1951

Gợi ý:

Giữa năm 1950, phong trào đấu tranh của công nhân cao su Miên phát triển mạnh mẽ. Công nhân các đồn điền Chup, Thmarpitt, Péamcheang liên tiếp đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, chống đánh đập, cúp phạt... Hầu hết các nội dung yêu sách của các cuộc đình công nói trên đều không được chủ sở chấp nhận giải quyết. Nhưng sự nghỉ việc đồng loạt của công nhân làm cho chúng thiệt hại hàng triệu đồng. Bọn chủ đồn điền kêu lính Pháp đến bắt bớ, tra khảo người cầm đầu và giết chết nhiều công nhân. Đặc biệt, trong ngày 16-6-1950, hàng chục công nhân đã bị chúng giết chết. Tính cả 3 đồn điền Chup, Thmarpitt và Péamcheang, địch giết hại 30 người, làm bị thương 54 người, bắt trên 100 công nhân khác. Sự kiện công nhân cao su Cao Miên bị giết hại gây nên làn sóng căm phẫn trong khắp các đồn điền cao su Nam Bộ và Tây Nguyên. Ngày 23-5-1951, Hội nghị cán bộ công đoàn cao su quyết định “lấy ngày đấu tranh đổ máu 14-6-1950 của anh chị em công nhân cao su Cao Miên làm ngày căm thù của công nhân cao su Miên - Việt”. Ngày 16-6-1951 công đoàn cao su các đồn điền ở miền Đông Nam Bộ phát động cuộc đấu tranh “Ngày căm thù của công nhân cao su Miên - Việt”. Cuộc đấu tranh lôi cuốn hơn 6.000 công nhân tham gia với những khẩu hiệu lên án chế độ đồn điền Pháp, đòi ngày làm 8 giờ, đòi tăng lương, bớt phần cây cạo, chống đánh đập, cúp phạt.




THỜI KỲ TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1983
Câu 86: Ngày 18-12-1955, ông được bầu làm Tổng thư ký Liên đoàn Đồn điền Việt Nam, ông là ai?

A. Hà Xuân Thọ

B. Nguyễn Văn Tư

C. Nguyễn Văn Sa

D. Đặng Văn Vinh

Gợi ý:

Ngày 18-12-1955, Đại hội thành lập Liên đoàn Đồn điền Việt Nam được tổ chức tại Viện Nghiên cứu cao su Lai Khê (nay thuộc tỉnh Bình Dương), một trung tâm nghiên cứu lớn về cao su của Pháp ở Đông Dương. Đại hội bầu ra ban chấp hành gồm 15 người, theo hình thức bỏ phiếu kín. Đồng chí Hà Xuân Thọ được Ban chấp hành cử làm Tổng thư ký Liên đoàn Đồn điền Việt Nam. Kết quả này là một thắng lợi lớn về mặt lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức của Đảng.



Câu 87: Ai là Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su Việt Nam giai đoạn (1975-1980)?

A. Nguyễn Quang Ân

B. Đoàn Văn Dân

C. Lê Hồng Quang

D. Trần Mão

Gợi ý:

Trần Mão (Tư Trần) là người có công lao rất lớn trong việc củng cố, khôi phục và vực dậy ngành cao su sau ngày giải phóng. Trong kháng chiến, ông là người tiếp quản cán bộ đi B, từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam, là trưởng Ban Cao su Nam Bộ. Sau ngày giải phóng, ông được phân công về làm Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su (1975-1980). Về ngành cao su, công việc đầu tiên là ông cho phục hồi lại các vùng cao su bị tàn phá, thành lập mới các nông trường. Giai đoạn này vô cùng gian nan, thử thách, bom đạn còn dày đặc trên đất, nhân vật lực làm cao su ly tán khắp nơi. Để củng cố bộ khung quản lý làm cao su ở miền Nam, ông Tư Mão sử dụng đến cán bộ làm cao su ở miền Bắc.



Câu 88: Ông bị bắt trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ và sau đó hy sinh ở Côn Đảo, tên ông được công nhân gọi thay cho đồn điền Dầu Tiếng, ông là ai?

A. Nguyễn Văn Công

B. Trần Văn Lưu

C. Nguyễn Văn Ước

D. Đặng Văn Vinh

Gợi ý:

Tháng 7-1956, Ngô Đình Diệm mở chiến dịch Trương Tấn Bửu đánh phá phong trào cách mạng miền Đông. Liên đoàn Đồn điền Việt Nam trở thành mục tiêu khủng bố của địch bởi chúng biết Liên đoàn Đồn điền Việt Nam do Đảng cộng sản lãnh đạo. Trong Ban chấp hành Liên đoàn, các đồng chí Trần Văn Lưu, Hà Xuân Thọ, Nguyễn Văn Sa đều bị bắt, đày ra Côn Đảo. Về sau đồng chí Trần Văn Lưu hy sinh ngoài Côn Đảo. Để tưởng nhớ người cán bộ công vận tận tụy, kiên trung, công nhân cao su gọi đồn điền Dầu Tiếng là sở Ba Lưu.



Câu 89: Tháng 5-1979, ông được bầu làm Thư ký Công đoàn cao su Việt Nam, ông là ai?

A. Lê Sắc Nghi

B. Lê Minh Hoàng

C. Hoàng Thiện Tâm

D. Nguyễn Quang Ân

Gợi ý:

Trong kháng chiến chống Mỹ, Ông giữ chức Phó ban, Ban Cao su Đông Nam Bộ. Sau giải phóng tham gia chỉ đạo công tác tiếp quản và khắc phục hậu hậu quả chiến tranh. Ngày 16-5-1979, tại tỉnh Tây Ninh Đại hội đại biểu Công đoàn Cao su Việt Nam (thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp Việt Nam) nhiệm kỳ 1979-1983 được triệu tập với 165 đại biểu đại diện cho các công đoàn quốc doanh cao su các tỉnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn Cao su Việt Nam do đồng chí Hoàng Thiện Tâm (Tư Mỹ) làm Thư ký.



Câu 90: Ông là một tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh công nhân cao su Dầu Tiếng, là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông là ai?

A. Bùi Hữu Sung

B. Lê Sắc Nghi

C. Đặng Văn Vinh

D. Võ Tấn Trạng

Gợi ý:

Đó là Võ Tấn Trạng - một tấm gương tiêu biểu ở đồn điền Dầu Tiếng. Từ 1965, Trạng là đoàn viên công đoàn bí mật, tham gia du kích làng 10 đã nổi tiếng về tài làm trái, đánh trái. Sau cuộc hành quân “cái nêm Átlát”, Võ Tấn Trạng được cử làm phó bí thư chi bộ bộ công đoàn bám lô, bám sở, bám công nhân, nhanh chóng xây dựng và khôi phục các cơ sở bên trong, đẩy mạnh hoạt động 3 mũi kết hợp hai lực lượng trong ngoài tấn công địch, diệt ác ôn, phá rã phòng vệ dân sự, đánh phá bình định, phát động công nhân nối dậy giành quyền làm chủ, nâng mức tranh chấp và bung ra ngoài sản xuất.



Câu 91: Anh hùng lao động đầu tiên của ngành cao su là ai?

A. Võ Tấn Trạng

B. Nguyễn Thị Ngời

C. Phan Thanh Liên

D. Đỗ Văn Nuống

Gợi ý:

Nguyễn Thị Ngời sinh năm 1931, dân tộc Kinh, quê ở xã Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Thị Ngời là công nhân cạo mủ cao su từ năm 1952. Năm 1975, Bà và gia đình tình nguyện vào làm tại Nông trường Hàng Gòn mới thành lập. Nguyễn Thị Ngời có tới 7 người con, nhưng bà liên tục là người có ngày công cao nhất nông trường và luôn vượt sản lượng và định mức của nông trường từ 15 đến 30% với chất lượng mủ tốt nhất. Nguyễn Thị Ngời không chỉ chăm lo đến sản lượng mủ mà còn chăm sóc cho cây tốt, với tinh thần lao động cần cù, tự giác, có trách nhiệm cao, được tập thể tin yêu và tín nhiệm. Bà được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba, nhiều bằng khen các loại và nhiều năm liền là Chiến sĩ thi đua. Ngày 29-8-1985, Bà Nguyễn Thị Ngời được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Khi được tuyên dương Anh hùng, Bà là công nhân cạo mủ cao su, Nông trường Hàng Gòn, Công ty Cao su Đồng Nai.



Câu 92: Trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển cây cao su 1975-1980, với thành tích nổi bật trong khai thác mủ cao su, cô được Thủ tướng Phạm Văn Đồng khen là “con người đẹp nhất”, cô là ai?

A. Phạm Thùy Trang

B. Nguyễn Thị Huệ

C. Phan Thanh Liên

D. Phan Thị Liên

Gợi ý:

Trong phong trào thi đua xây dựng và phát triển cây cao su từ 1975 đến 1980, riêng Công ty cao su Đồng Nai xuất hiện hàng trăm chiến sĩ thi đua, hàng ngàn lao động tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực. Nổi bật nhất là Phan Thị Liên, người công nhân khai thác mủ có năng suất 5.949 kg/năm cao gấp 3 lần công nhân khác. Với thành tích đó Phan Thị Liên đã được đồng chí Phạm Văn Đồng - ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng khen là: “Người công nhân cao su như Phan Thị Liên là con người đẹp nhất”.



Câu 93: Trong cuộc chống càn Gian-xơn Ci-ty (Junction City) 1967, ông đã có sáng kiến dùng chảng hai cây mãng cầu làm dàn thun bắn lựu đạn, ông là ai?

A. Đỗ Văn Nuống

B. Hoàng Trọng

C. Bùi Hữu Sung

D. Võ Tấn Trạng

Gợi ý:

Đầu 1967, địch mở cuộc hành quân lớn mang tên Gian-xơn Xi-ty (Junction City). Để chống trả cuộc hành quân này, công nhân cao su đã phối hợp với bộ đội “đánh vào sau lưng địch”. Du kích công nhân cao su Dầu Tiếng cùng bộ đội hình thành thế trận áp sát các căn cứ Mỹ. Cầu làng 10, cầu lô 23, cầu làng 6... trở thành những chốt đánh chận xe quân sự Mỹ. Chiến sĩ tự vệ mật cao su Bùi Hữu Sung có sáng kiến dùng chảng hai cây mảng cầu nhà bà Cúc cách sân bay 60 mét làm dàn thun bắn lựu đạn phá 1 máy bay C130 trong sân bay. Ngoài ra công nhân cao su Dầu Tiếng còn tranh thủ bọn phiên dịch, tiến hành binh vận cả lính Mỹ bằng những hình ảnh bom đạn Mỹ phá hoại cao su, tàn sát nhân dân.



Câu 94: Ngày 01-5-1966, Ban công vận Khu miền Đông đã phát động công nhân cao su toàn Miền tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị quy mô lớn, cuộc đấu tranh có bao nhiêu công nhân tham gia?

A. Gần 20.000 người

B. Gần 30.000 người

C. Gần 40.000 người

D. Gần 50.000 người

Gợi ý:

Ngày 1-5-1966, Ban công vận Khu miền Đông đã phát động công nhân cao su toàn Miền tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị quy mô lớn. Gần 40.000 công nhân cao su miền Đông đã nhất loạt bãi công và gửi kiến nghị lên Quốc hội ngụy và Tổng Liên đoàn lao công, phản đối việc Mỹ cho B52 bỏ bom rải thảm, dùng chất độc hóa học phá hủy cao su. Bản kiến nghị viết: “Chiến tranh tất có ngày kết thúc. Tại sao các ông lại để cho bọn Mỹ tác oai, dội bom cùng chất độc hóa học hủy diệt cây cao su, sau này lấy gì xây dựng nước nhà? Chúng tôi đòi Mỹ phải chấm dứt ngay tội ác này, có thế mới bảo vệ được tính mạng, tài sản của công nhân và cây công nghiệp nước nhà”.



Câu 95: Ông là người dẫn đầu đoàn cán bộ đi khảo sát, nghiên cứu cây cao su ở Trung Quốc năm 1958, ông là ai?

A. Hoàng Thiện Tâm

B. Đặng Văn Vinh

C. Phan Trọng Hiến

D. Trần Mão

Gợi ý:

Năm 1958, theo đề nghị của Bộ Nông trường, Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cử một đoàn cán bộ gồm 5 người (2 cán bộ, 3 công nhân kỹ thuật) do đồng chí Đặng Văn Vinh (Năm Vinh) làm trưởng đoàn sang nghiên cứu, khảo sát về cây cao su ở đặc khu Việt Tây và đảo Hải Nam - một vùng đất thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ở vĩ độ 20 đã phát triển được cây cao su.Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc ở Cục nông khẩu Hải Nam, đoàn lập đề án phát triển cây cao su ở miền Bắc và được Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Thủ tướng chấp thuận.



Câu 96: Đơn vị đầu tiên hợp tác với Liên Xô (cũ) về phát triển cao su?

A. Công ty cao su Dầu Tiếng

B. Công ty cao su Đồng Nai

C. Công ty cao su Phú Riềng

D. Công ty cao su Đồng Phú

Gợi ý:

Năm 1978, Bộ Nông nghiệp quyết định triển khai thực hiện chương trình hợp tác trồng mới 50.000 ha cao su với Liên Xô theo Hiệp định được chính phủ hai nước ký kết. Hướng triển khai là vùng đất ở Phú Riềng, Thuận Lợi. Ngày 06/09/1978, Công ty cao su Phú Riềng được thành lập theo quyết định số 318/NN-TC-QĐ của Bộ Nông Nghiệp, và trở thành đơn vị đầu tiên hợp tác với Liên Xô.



Câu 97: Sau ngày giải phóng 30-4-1975, lực lượng công nhân cao su miền Nam có khoảng bao nhiêu người?

A. 10.000 người

B. 20.000 người

C. 30.000 người

D. 40.000 người

Gợi ý:

Sau khi giải phóng, việc làm đầu tiên của Ban cao su Nam Bộ là khẩn trương tập hợp đội ngũ công nhân cao su tại chỗ để bàn kế hoạch khôi phục lại sản xuất. Đây là những công nhân cũ đã từng gắn bó nhiều năm với cây cao su trong các đồn điền của Pháp. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và có tay nghề cao, mặc dù làm công nhân cho chủ Pháp nhưng đa số là những người ít nhiều có quan hệ với phong trào cách mạng địa phương. Do đó, với niềm lạc quan phấn khởi, họ nhanh chóng và tích cực đứng vào hàng ngũ của những người công nhân cao su trong chế độ mới. Phần lớn trong số công nhân này là những người trực tiếp khai thác mủ và chăm sóc vườn cây nên khi được động viên họ hăng hái tiếp tục tham gia sản xuất. Họ được bố trí, sắp xếp, lại được học tập chính trị. Qua học tập, họ nhận thức được vai trò, nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Lực lượng này đến giữa năm 1975 lên đến khoảng 10.000 người, trong đó phần lớn là phụ nữ (khoảng 70%) và người lớn tuổi.



Câu 98: Là một đơn vị bộ đội làm kinh tế, được thành lập năm 1980 với nhiệm vụ phối hợp với Công ty cao su Phú Riềng khai hoang trồng mới 2000 ha cao su trong chương trình hợp tác với Liên Xô, đó là đơn vị nào?

A. Binh đoàn 15

B. Binh đoàn 16

C. Binh đoàn 21

D. Binh đoàn 23

Gợi ý:

Năm 1980, Chính phủ và Bộ quốc phòng quyết định thành lập Binh đoàn 23 - đơn vị bộ đội làm kinh tế. Lực lượng của Binh đoàn là lực lượng hỗn hợp từ nhiều đơn vị, gồm một bộ phận của Sư đoàn 3 bộ binh từ miền Bắc vào, Trung đoàn 270 công binh sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp bạn ở Campuchia về, Trung đoàn vật liệu của Quân khu 7 từ Bình Long sang, bộ khung cán bộ của trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn bộ binh từ Thái Bình, Hải Hưng tăng cường, tổng số lao động của binh đoàn này lên đến hơn 4.000 người. Nhiệm vụ của binh đoàn là phối hợp với lực lượng của Công ty cao su Phú Riềng để khai hoang trồng mới thêm 2000 ha cao su hợp tác với Liên Xô trong năm đầu tiên.



Câu 99: Trong cuộc biểu tình ngày 1-5-1956, Liên đoàn Đồn điền Việt Nam đưa ra một văn bản với 16 điểm yêu sách cơ bản về quyền lợi, chế độ lao động đối với công nhân cao su, văn bản đó được gọi là gì?

A. Bản Yêu sách 16 điểm

B. Bản Yêu sách của công nhân

C. Bản Công nhân chống tranh chấp

D. Bản Cộng đồng tranh chấp

Gợi ý:

Ngày 1-5-1956, Liên đoàn Đồn điền Việt Nam vận động 3.000 công nhân đại diện cho 40.000 công nhân cao su đi xe lửa về Sài Gòn biểu tình thị uy trong ngày lao động quốc tế. Công nhân cao su miền Đông đã cùng với giai cấp công nhân và lao động Sài Gòn, Chợ Lớn biến ngày Lao động quốc tế thành một ngày hội lớn của giai cấp công nhân và người lao động toàn miền Nam, một cuộc biểu dương sức mạnh giai câp gây tiếng vang cả trong và ngoài nước. Trong cuộc biểu tình này, Liên đoàn đưa ra một văn bản với 16 điểm yêu sách cơ bản về quyền lợi, chế độ lao động đối với công nhân cao su, gọi là bản Cộng đồng tranh chấp. Bản Cộng đồng tranh chấp của Liên đoàn được gửi cho Ngô Đình Diệm, Bộ Lao động, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn lao động và các cơ quan phát thanh trong, ngoài nước.



Câu 100: Mục tiêu hàng đầu của chính quyền Sài Gòn trong việc xây dựng ấp chiến lược tại các đồn điền cao su là gì?

A. Đánh phá phong trào cách mạng của công nhân cao su

B. Tách ông nhân ra khỏi lực lượng bên ngoài

C. Tạo điều kiện cho tư bản đồn điền quản lý chặt đội ngũ công nhân.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Gợi ý:

Giữa năm 1962, kế hoạch Staley-Taylor bị thất bại, Mỹ-Diệm chuyển sang thực hiện quốc sách ấp chiến lược-xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Khu vực tập trung nhiều đồn điền cao su hầu hết đều nằm trên những trục lộ giao thông chiến lược (Quốc lộ 1, 15, 13, 20, 14, liên tỉnh lộ số 2, 16, 20, lộ 8 Tây Nguyên Daklak); bao quanh các thị xã, thị trấn, nằm sát các căn cứ quân sự, cơ quan đầu não của địch; tiếp giáp vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ cách mạng-nơi có lực lượng vũ trang mạnh. Do vậy, các đồn điền được quyền chính quyền Sài Gòn xác định là vùng ưu tiên bình định. Mục tiêu hàng đầu của địch trong việc xây dựng ấp chiến lược trong đồn điền là đánh phá phong trào cách mạng của công nhân cao su, tách công nhân ra khỏi lực lượng cách mạng bên ngoài; đồng thời tạo điều kiện cho chủ tư bản quản lý chặt đội ngũ công nhân.



Câu 101: Năm 1957, Chính quyền Sài Gòn lần đầu tiên áp dụng chương trình cao su này cho khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là chương trình gì?

A. Cao su dinh điền

B. Cao su đại điền

C. Cao su tiểu điền

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Năm 1957, Chính quyền Sài Gòn đề ra chương cao su dinh điền ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Nét đặc biệt của cao su dinh điền là sự thiết lập liên canh liên địa các tiểu điền cao su thành diện tích lớn.



Câu 102: Khẩu hiệu hành động của cán bộ, công nhân các nông trường cao su quốc doanh miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ là gì?

A. Tay thùng dao, tay súng

B. Tay thùng, tay súng

C. Tay dao, tay súng

D. Tay cạo, tay súng

Gợi ý:

Từ 1964, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, tăng cường đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân và hải quân. Trong điều kiện đó, cán bộ, công nhân các nông trường cao su quốc doanh ở miền Bắc vừa phải lao động đảm bảo chi tiêu khai thác mủ do Bộ Nông trường giao, vừa phải rèn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc, bảo vệ thành quả lao động. Tay dao, tay súng là khẩu hiệu hành động của cán bộ, công nhân các nông trường cao su quốc doanh miền Bắc để thi đua cùng công nhân cao su miền Nam trên chiến tuyến chống Mỹ.



Câu 103: Đây là khẩu hiệu cho phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong những năm 1975-1978 của công nhân cao su Việt Nam?

A. “Sáng thể thao, chiều thể dục, tối cất cao tiếng hát”

B. “Sáng thể dục, chiều thể thao, tối cất cao tiếng hát”

C. “Chiều thể dục, sáng thể thao, tối cất cao tiếng hát”

D. “Chiều thể thao, sáng thể dục, tối cất cao tiếng hát”

Gợi ý:

Trong những năm 1975-1978, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển khá mạnh, ở hầu hết các cơ sở, nơi nào cũng có đội văn nghệ quần chúng nghiệp dư thường xuyên hoạt động và dự các cuộc hội diễn do địa phương và ngành tổ chức. Với khẩu hiệu “Sáng thế dục, chiều thể thao, tối cất cao tiếng hát”, nhiều công nhân trẻ tích cực tham gia phong trào. Nhận thức rõ các hoạt động văn nghệ thể dục thế thao là món ăn tinh thần rất quan trọng nên các cấp lãnh đạo và tổ chức công đoàn từ trên xuống cơ sở đều hết sức quan tâm. Công đoàn sử dụng các đội văn nghệ vừa phục vụ giải trí, vừa phản ánh những sinh hoạt của đơn vị mình, giáo dục gương người tốt việc tốt, giới thiệu những điển hình tiên tiến và uốn nắn những mặt tiêu cực. Đến cuối năm 1978, hầu như ở nông trường, công ty, đơn vị sản xuất nào cũng thành lập được đội văn nghệ chuyên nghiệp, các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông mạnh. Hoạt động của các đội văn nghệ thể thao này có tác dụng hỗ trợ tích cực cho phong trào sản xuất ở cơ sở.



Câu 104: Trung đội nữ pháo binh đầu tiên của miền Đông Nam Bộ ra đời tháng 11-1967 mang phiên hiệu gì?

A. B1


B. B2

C. B3


D. B4

Gợi ý:

Tháng 11-1967, tại Dầu Tiếng, trung đội nữ pháo binh đầu tiên của của vùng cao su miền Đông Nam Bộ được hành lập, lấy phiên hiệu là B4, do đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Ánh chỉ huy. Sau một tuần huấn luyện, Trung đội đã tiếp cận chốt của quân Mỹ ở Lô 35 (Làng 15 Dầu Tiếng) và dùng sung cối 60mm bắn hỏng 2 chiếc trực thăng của địch.



Câu 105: Tháng 10-1958, ta nhận từ Trung Quốc hơn 1.000 cây cao su Stum, số cây đó được trồng ở đâu?

A. Trung tâm giống cây trồng hữu nghị Việt-Trung

B. Vườn ươm Hữu nghị Việt-Trung

C. Trung tâm nghiên cứu cây trồng Việt-Trung

D. Vườn cây Hữu nghị Việt-Trung

Gợi ý:

Thực hiện chủ trương phát triển cây cao su ở miền Bắc của Đảng và Chính phủ, năm 1958, Bộ Nông Trường tiến hành xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An một trạm nghiên cứu ban đầu có tên gọi là Trạm Tây Hiếu. Tháng 10-1958, ta nhận từ Trung Quốc hơn 1.000 cây cao su Stum và đưa về trồng Trạm Tây Hiếu và xây dựng nên vườn cây Hữu nghị Việt-Trung.



Câu 106: Đây là phương châm của các công ty cao su miền Đông Nam Bộ thực hiện năm 1983 để hỗ trợ cho các nông trường và Công ty cao su Tây Nguyên?

A. Công ty lớn giúp công ty nhỏ

B. Công ty lớn hỗ trợ công ty nhỏ

C. Gà mẹ đẻ gà con

D. Gà mẹ giúp gà con

Gợi ý:

Chuẩn bị cho vụ trồng mới năm 1983, Tổng cục Cao su giao nhiệm vụ cho các Công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ ra sức hỗ trợ tích cực cho các nông trường và các Công ty cao su Tây Nguyên theo phương châm gà mẹ đẻ gà con. Nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng Công ty cao su ở miền Đông Nam Bộ là: Công ty cao su Phú Riềng giúp phát triển và trồng mới cho 6 nông trường ở Đăklăk và Công ty cao su Đăk Nông; Công ty cao su Đồng Phú giúp cho Công ty cao su Dakmin, Công ty cao su Đồng Nai giúp cho Công ty cao su Ea H'leo; Công ty cao su Dầu Tiếng giúp cho Công ty cao su Krông Buk và Chư Sê; Công ty cao su Phước Hòa giúp cho công ty cao su huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai - Kontum). Nhận nhiệm vụ của Tổng cục giao, các Công ty cao su khẩn trương bàn kế hoạch thực hiện. Trước hết các Công ty quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng cục cho toàn thể cán bộ công nhân trong đơn vị mình. Tiếp theo là sắp xếp lại lực lượng và bố trí người chi viện cho Tây Nguyên để thành lập các bộ khung lãnh đạo ở các Công ty và các nông trường mới.



Câu 107: Đây là loại cao su sơ chế độc đáo của Việt Nam, ra đời vào cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, đó là loại cao su gì?

A. Cao su tổng hợp

B. Cao su tinh sét

C. Cao su gốm

D. Cao su nhựa

Gợi ý:

Cao su tinh sét là một loại cao su sơ chế độc đáo của Việt Nam ra đời vào cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Chính Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam (IRCV) đã phát hiện tính chất tăng cường của một số loại đất sét ở miền Đông Nam Bộ đối với cao su, nếu người ta trộn tinh sét dưới gạng gel với cao su. Viện IRCV, với hai cộng tác viên của mình là Liponski và Vũ Đình Độ đã nghiên cứu vấn đề này và đưa ra sản xuất hỗn hợp cao su tinh sét với đất sét trắng và nhất là với đất đỏ basalte. Đồn điền Dầu Tiếng đã sản xuất loại cao su tinh sét trắng (với đất sét lấy từ đồn điền Minh Thạnh) cung cấp cho nhà mấy lốp Michelin (Hóc Môn) làm lốp xe đạp xuất khẩu, mãi cho đến sau ngày giải phóng miền Nam.



Câu 108: Đây là một cách thức mà công nhân dùng để tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm cho lực lượng cách mạng trong thời kỳ 1969-1971?

A. Cơm lô

B. Cơm công nhân

C. Cơm cách mạng

D. Cơm cao su

Gợi ý:

Từ 1969 - 1971, cùng với khó khăn về vật chất (lương không đủ trang trải, nhà cửa, vườn tược bị tàn phá), đời sống tinh thần còn luôn căng thẳng vì chính sách bình định nông thôn của địch. Nhưng đội ngũ công nhân cao su vẫn luôn tìm cách liên lạc giúp đỡ cho cán bộ, chiến sĩ bên ngoài. Đây là thời kỳ xuất hiện từ Cơm lô. Do địch phong tỏa kinh tế, đời sống của lực lượng cách mạng thoát ly trên địa bàn cao su rất khó khăn. Chính nhờ dựa vào Cơm lô (cơm để ăn trưa) của công nhân (anh chị em phải đấu tranh gay gắt mới được mang theo), cán bộ, chiến sĩ đồn điền cao su mới có sức để chiến đấu. Cơm lô là một biểu hiện của sự thương yêu đùm bọc của công nhân cao su đối với cách mạng.



Câu 109: Hai câu thơ: “Bán thân đổi lấy đồng xu/ thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” trích từ bài thơ nào?

A. Đời ta có Đảng

B. Ba mươi năm ta có Đảng

C. Ba mươi năm đời ta có Đảng

D. Ba mươi năm đời có Đảng

Gợi ý:

Bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” do nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào năm 1960. Đó là một bài thơ về ba mươi năm lịch sử của Cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. Bố cục toàn bài rất rõ rệt. Tác giả đã giới thiệu các thời kỳ lịch sử gắn liền với sự ra đời, phát triển và lãnh đạo của Đảng: thời kỳ Đảng ra đời; thời kỳ phong trào cách mạng 1930 - 1931; thời kỳ đấu tranh để khôi phục lực lượng cách mạng 1932 - 1935; cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939; cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945) đưa đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945; thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 - 1954); nhiệm vụ cách mạng của cả nước từ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) và những thắng lợi bước đầu trong công cuộc xây dựng Miền Bắc XHCN trước năm 1960, những bài học quan trọng được rút ra từ lịch sử Cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.



Câu 110: Đầu năm 1980, Công đoàn cao su phát động phong trào thi đua trong toàn ngành, phong trào đó là gì?

A. Thi thợ giỏi

B. Tăng năng suất

C. Làm cao su giỏi

D. Luyện tay nghề

Gợi ý:

Đầu năm 1980, Công đoàn cao su phát động phong trào làm cao su giỏi trong toàn ngành, phong trào kết hợp nhiều mặt (phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hợp lý hóa tổ chức cải tiến lề lối làm việc…) được công đoàn và lãnh đạo từng đơn vị vận dụng chỉ đạo thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện, Công ty quốc doanh Đồng Nai - con chim đầu đàn, đã đưa phong trào vào kế hoạch thi đua xây dựng nhiều nông trường mới với mô hình mới một cách toàn diện.



Câu 111: Trong Phong trào Đồng Khởi, công nhân cao su miền Đông Nam Bộ đã nổi dậy và làm chủ bao nhiêu ấp và làng sở?

A. 30 ấp và 10 làng

B. 40 ấp và 10 làng

C. 30 ấp và 20 làng

D. 40 ấp và 20 làng

Gợi ý:

Phong trào đồng khởi của công nhân cao su miền Đông Nam Bộ. Sôi nổi nhất là ở đồn điền Bến Củi, Dầu Tiếng đã thể hiện được khí thế cách mạng và sự chuyển biến mới của phong trào công nhân cao su. Trong đồng khởi, công nhân cao su miền Đông Nam Bộ đã nổi dậy làm chủ 40 ấp và 10 làng/22 làng sở, hình thành được ủy ban tự quản ở Bến Củi, Dầu Tiếng là một hình thức chính quyền cách mạng mới của công nhân.



Câu 112: Ngày 15-7-1981, Tổng cục Cao su quyết định thành lập Vụ động viên trong toàn ngành cao su, đó là quyết định nào?

A. Quyết định số 301/QĐ-TCCS

B. Quyết định số 302/QĐ-TCCS

C. Quyết định số 303/QĐ-TCCS

D. Quyết định số 304/QĐ-TCCS

Gợi ý:

Ngày 23-4-1981, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 165/CP về việc lập kế hoạch công tác quân sự động viên ở các cơ quan hành chánh và các ngành chuyên môn. Thực hiện nghị định trên, Tổng cục cao su ra Quyết định số 303/QĐ-TCCS ngày 15-7-1981 thành lập vụ động viên trong toàn ngành. Theo tinh thần của quyết định trên, mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục đều tiến hành thành lập Ban chỉ huy quân sự cho đơn vị mình. Giám đốc công ty làm chỉ huy trưởng, bí thư Đảng ủy làm chính trị viên, phó giám đốc làm chỉ huy phó. Ban chỉ huy quân sự các công ty có trách nhiệm tiến hành tổ chức, củng cố và phát triển lực lượng dân quân tự vệ cho đơn vị. Kết quả là từ năm 1982, toàn ngành đã xây dựng được 15 tiểu đoàn, 17 đại đội, 12 trung đội tự vệ.



Câu 113: Được thành lập ngày 24-4-1961, đây là một tổ chức thuộc Công đoàn Miền, đó là tổ chức nào?

A. Hội Lao động giải phóng

B. Hội Lao công giải phóng

C. Hội Lao động

D. Hội Giải phóng

Gợi ý:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương cục lần thứ I, đề ra công tác công vận cho từng vùng đô thị, đồn điền. Đối với vùng đồn điền cao su, Công đoàn lấy miền Đông Nam Bộ là nơi tập trung hầu hết các đồn điền cao su ở miền Nam, có lực lượng công nhân cao su đông nhất, làm điểm chỉ đạo, lấy vùng đồn điền Tây Nguyên (Khu 5) và Khánh Hòa (khu 6) làm đại diện. Công đoàn Miền xác định nhiệm vụ trung tâm của phong trào công nhân là góp phần đánh đổ ngụy quyền, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trước mắt là đánh bại quốc sách ấp chiến lược của Mỹ ngụy, giữ vững quyền lợi công nhân đã giành được (được cụ thể hóa trong các văn bản, nghị định mà ngụy quyền buộc phải ký), qua đó tập hợp công nhân vào tổ chức cách mạng chủ yếu là Hội Lao động giải phóng (thành lập 24-4-1961), xây dựng phát triển lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng căn cứ địa (đặc biệt ở Tây Nguyên). Công đoàn nhấn mạnh đấu tranh kinh tế phải kết hợp với đấu tranh chính trị, kết hợp 3 mũi đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận.



Câu 114: Có bao nhiêu diện tích cây cao su ở miền Bắc bị bom đạn Mỹ tàn phá trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc nước ta?

A. 2.000 hecta

B. 3.000 hecta

C. 4.000 hecta

D. 5.000 hecta

Gợi ý:

Sau trận “Điện Biên Phủ trên không” (từ 19 đến 30-12-1972), đế quốc Mỹ phải ngưng hoàn toàn các hoạt động phá hoại bằng không quân ở miền Bắc. Cục cao su thuộc Bộ Nông trường đã chỉ đạo ngay các nông trường quốc doanh tiến hành kiểm tra thực trạng vườn cây, khôi phục các lô cao su bị thiệt hại, sửa chữa nhà xưởng để nhanh chóng khai thác lại các vườn cây cao su. Sau tháng 1-1973, ở miền Bắc, diện tích cao su còn lại ở các nông trường quốc doanh chỉ khoảng 4.000 hecta (bị bom đạn Mỹ tàn phá 2.000 ha, trong đó Vĩnh Linh (Quảng Bình) bị thiệt hại đến 30%, Phủ Quỳ (Nghệ An) 30%,...). Lực lượng lao động trong ngành cao su lại thiếu. Trước tình hình ấy, Cục cao su chỉ đạo tập trung lực lượng công nhân, cán bộ cho các nông trường điểm (như nông trường Quyết Thắng anh hùng), nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, nhanh chóng khôi phục vườn cây, ổn định đời sống để đi vào sản xuất.



Câu 115: Có bao nhiêu công ty tham gia thực hiện chương trình hợp tác với Liên Xô giai đoạn 1981-1985 (Hiệp định I)?

A. 1 Công ty

B. 2 Công ty

C. 3 Công ty

D. 4 Công ty

Gợi ý:

Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác đầu tư khai hoang trồng mới cao su với các nước Liên Xô, Bungari, nhiều công ty cao su chủ động mở rộng thêm diện tích các vườn cây. Theo Hiệp định được ký giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, phía Việt Nam trồng mới 50.000ha cao su cho Liên Xô (trong 5 năm 1981-1985), ngược lại, phía Liên Xô đầu tư vốn, máy móc và xăng dầu cho Việt Nam. Chi tiêu trên thoạt tiên, Tổng cục Cao su giao cho Công ty Phú Riềng thực hiện trong 5 năm (1981-1985). Thế nhưng qua khảo sát tình hình thực tế của các công ty, ngày 20-7-1981, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 228/CP phân chia diện tích cao su hợp tác trên cho Phú Riềng 2 vạn hecta, Dầu Tiếng 2 vạn hecta, Bình Long 0,6 vạn hecta và Đồng Phú 0,6 vạn hecta.



Câu 116: Đây là nơi đi đầu trong phong trào “Đồng Khởi” của công nhân cao su?

A. Dầu Tiếng

B. Bến Củi

C. Cẩm Mỹ

D. Xà Bang

Gợi ý:

Đầu 1960, trong lúc các đồn điền tích cực chuẩn bị lực lượng thì ngày 25 và 26-1-1960, cuộc Đồng Khởi ở Bến Tre nổ ra, và chiến thắng Tua Hai (2-1960), đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su. Công nhân đồn điền Dầu Tiếng kéo về thị trấn Dầu Tiếng biểu tình gây khí thế. Đêm 25-2-1960, lực lượng vũ trang và cán bộ Ban cán sự Dầu Tiếng tiến hành tuyên truyền vũ trang tại làng 3 và làng 5. Công nhân hai làng đã nổi trống mõ uy hiếp tinh thần bọn tề ngụy, phóng lửa đốt cháy trụ sở phong trào cách mạng quốc gia. Bọn tề xã, dân vệ hốt hoảng, hoang mang bỏ trốn ngay trong đêm. Với khí thế mới, chỉ trong tháng 3-1960, từ chỗ gần như trắng, Dầu Tiếng đã xây dựng, phát triển được 10 chi bộ Đảng, 14 công đoàn viên và gần 300 nòng cốt, mỗi nòng cốt phụ trách 5 công hội viên.



Câu 117: Trong kháng chiến chống Mỹ, đây là nơi được giải phóng đầu tiên?

A. Dầu Tiếng

B. Cẩm Mỹ

C. Long Thành

D. Lộc Ninh

Gợi ý:

Là vùng đất được giải phóng sớm nhất ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (4-1972), lại có vị trí chiến lược nối liền với hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, có đội ngũ công nhân cao su đấu tranh kiên cường, bất khuất, Lộc Ninh đã được Trung ương cục quyết định xây dựng toàn diện thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, nơi đặt trụ sở của các cơ quan ban ngành Trung ương, một hậu phương tại chỗ có tính chất quyết định cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sau khi tiếp quản Lộc Ninh, Trung ương cục phân công Ban cao su Nam Bộ đến tiếp quản ngay các đồn điền, các cơ sở sản xuất chế biến cao su trong khu vực và xây dựng thành cơ sở quốc doanh.



Câu 118: Trong kháng chiến chống Mỹ, ở miền Bắc, nơi nào có diện tích trồng cao su nhiều nhất?

A. Vĩnh Linh

B. Phủ Quỳ

C. Sao Vàng

D. Cờ Đỏ

Gợi ý:

Năm 1964, sau hơn 6 năm triển khai trồng cây cao su ở miền Bắc, với tinh thần lao động tích cực, 14 nông trường quốc doanh ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình đã trồng và phát triển được khoảng 6.000 ha cây cao su xanh tốt. Trong đó Vĩnh Linh (Quảng Bình) là vùng có cây cao su chiếm tỷ lệ nhiều nhất chiếm 40%; tiếp đến là Phủ Quỳ (Nghệ An) chiếm 30%).



Câu 119: Khi triển khai trồng cây cao su (1958), ở miền Bắc có bao nhiêu nông trường quốc doanh?

A. 04 nông trường quốc doanh

B. 14 nông trường quốc doanh

C. 20 nông trường quốc doanh

D. 24 nông trường quốc doanh

Gợi ý:

Năm 1958, sau khi được Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Thủ tướng chấp thuận đề án phát triển cây cao su ở miền Bắc, Bộ Nông trường tiến hành quy hoạch, khai hoang và xây dựng 14 nông trường quốc doanh, như: Cờ Đỏ, Sao Vàng, 1-5, 19-5, Phủ Quỳ, Sông Con, Tây Hiếu, Đông Hiếu, Lam Sơn, Vân Du, Thạch Thành, Vĩnh Linh, Quyết Thắng, Bến Hải. Những nông trường này không chuyên canh cao su mà trồng xen cao su với các loại cây công nghiệp khác như chè, cà phê, các loại cây ăn trái cam, quýt...



Câu 120: Ở nước ta, đâu là nơi có ưu thế trong việc sản xuất loại cao su tinh sét?

A. Đông Nam Bộ

B. Tây Nguyên

C. Tây Bắc

D. Bắc Trung Bộ

Gợi ý:

Cao su tinh sét là một loại cao su sơ chế độc đáo của Việt Nam ra đời vào cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Đây là một chất liệu quý và là một ưu thế của vùng cao su nước ta ở miền Đông Nam Bộ, nhờ nó ít gây ô nhiễm trong khi cán luyện và việc sử dụng chất liệu này cho phép giảm được một cách đáng kể lượng carbon black dung làm phụ gia, giúp tiết kiệm được ngoại tệ. Trước đây, đồn điền Dầu Tiếng đã sản xuất loại cao su tinh sét trắng (với đất sét lấy từ đồn điền Minh Thạnh) cung cấp cho nhà máy lốp Michelin (Hóc Môn) làm lốp xe đạp xuất khẩu.



Câu 121: Ngày 29-4-1975, hai đồn điền cao su cuối cùng được giải phóng, đó là đồn điền nào?

A. Lai Khê, Xà Bang

B. Lai Khê, Cẩm Mỹ

C. Phước Hòa, Lai Khê

D. Phước Hòa, Bình Ba

Gợi ý:

Ngày 29-4-1975, phối hợp với cuộc tiến công của các lực lượng giải phóng thị xã Thủ Dầu Một, công nhân và du kích sở Phước Hòa nổi dậy giải phóng toàn đồn điền. Cùng ngày, công nhân Lai Khê đã mưu trí buộc địch đầu hàng, tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của đồn điền. Như vậy đến ngày 29-4-1975, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam đã hoàn thành. Toàn bộ các đồn điền cao su từ miền Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên đã hoàn toàn thuộc về công nhân.



Câu 122: Trong phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược, Ban công vận đã chọn nơi nào làm điểm để chỉ đạo đánh phá ấp chiến lược?

A. Dầu Tiếng

B. Bà Rịa

C. Biên Hòa

D. Lộc Ninh

Gợi ý:

Một tháng sau khi ngụy quyền Sài Gòn triển khai thí điểm thực hiện ấp chiến lược, tháng 5 năm 1962, Trung ương cục miền Nam đã đề nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là “phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng để đập tan âm mưu bình định của kẻ thù”. Ban công vận Miền, Khu ủy miền Đông, các tỉnh ủy, các Ban cán sự đồn điền (Dầu Tiếng, Bà Rịa, Biên Hòa...) đều xác định đánh bình định, phá ấp chiến lược là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của phong trào công nhân cao su. Để thực hiện nhiệm vụ này, phải xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh, trên cơ sở đó kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận, tạo thành phong trào du kích chiến tranh rộng khắp trong các đồn điền, tập trung trên hai khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đồn điền Dầu Tiếng được Khu ủy và Ban công vận Khu chọn làm điểm để chỉ đạo đánh phá ấp chiến lược, xây dựng phong trào du kích chiến tranh vùng cao su.



Câu 123: “Đứng thẳng người để lãnh đạo công nhân” là khẩu hiệu của Ban chỉ huy tổ chức này phát động đảng viên cán bộ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968?

A. Xà Bang

B. An Tịnh

C. Bình Sơn

D. Bình Ba

Gợi ý:

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, tại sở cao su Bình Sơn (Long Thành, Biên Hòa), Ban chỉ huy đã phát động đảng viên, cán bộ “đứng thẳng người lãnh đạo công nhân”. Hàng trăm công nhân đã đố về khu trurg tâm, nhà máy, hạ cờ “ba que” ngụy, trương cờ giải phóng, dán truyền đơn, đồng thời phát loa kêu gọi binh sĩ hãy buông súng về với nhân dân. Tiếng loa, tiếng súng, tiếng hô “đả đảo Mỹ-Thiệu” vang dội khắp làng, khiến bọn địch bên trong đồn bót co thụt lại không dám phản ứng. Công nhân hoàn toàn làm chủ đồn điền và làng Bình Sơn trong suốt 3 ngày.



Câu 124: “Liên đoàn Đồn điền Việt Nam” được thành lập vào ngày tháng năm nào?

A. 12-08-1955

B. 08-12-1955

C. 18-12-1955

D. 28-12-1955

Gợi ý:

Ngày 18-12-1955, Đại hội thành lập Liên đoàn Đồn điền Việt Nam được tổ chức tại Viện Nghiên cứu cao su Lai Khê (nay thuộc tỉnh Bình Dương). Tham dự đại hội có 250 đại biểu các đồn điền cao su, trà, cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, đại biểu các nghiệp đoàn cao su ở miền Đông Nam Bộ. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 15 người, do đồng chí Hà Xuân Thọ làm Tổng thư ký. Trong cuộc họp đầu tiên, Ban Chấp hành Liên đoàn Đồn điền Việt Nam xác định: Liên đoàn là một tổ chức đoàn thể chính trị hợp pháp của công nhân cao su. Tôn chỉ, mục tiêu đấu tranh của Liên đoàn là bảo vệ quyền lợi lao động, kinh tế và các quyền tự do khác của công nhân. Trước mắt, nhiệm vụ của Liên đoàn là lãnh đạo công nhân cao su vạch trần âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, chia cắt lâu dài đất nước của Mỹ-ngụy; đồng thời lãnh đạo toàn thể công nhân cao su đấu tranh tập trung quy mô lớn, buộc tư bản và ngụy quyền phải xóa bỏ toàn bộ chế độ lao động đã lỗi thời và thi hành một chính sách lao động mới cho công nhân cao su miền Nam.



Câu 125: Cây cao su được trồng ở miền Bắc nước ta từ năm nào?

A. Năm 1957

B. Năm 1958

C. Năm 1964

D. Năm 1968

Gợi ý:

Năm 1958, sau khi nghiên cứu thực sinh, Bộ Nông trường thấy rằng có thể phát triển cây cao su từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19 với điều kiện có giống thích hợp và kỹ thuật tốt, khắc phục được khó khăn do thời tiết gây ra. Bộ Nông trường đã tiến hành quy hoạch, khai hoang và xây dựng 14 nông trường quốc doanh ở miền Bắc; đồng thời tiến hành xây dựng các vườn ươm cao su, đào tạo công nhân lai ghép. Đến năm 1964, 14 nông trường quốc doanh ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình đã trồng và phát triển được khoảng 6.000 ha cây cao su xanh tốt (trong đó Vĩnh Linh chiếm 40%, Phủ Quỳ chiếm 30%). Đồng thời các nông trường cũng đã tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân đáp ứng được sự phát triển của ngành cao su ở miền Bắc.



Câu 126: Các nông trường cao su quốc doanh ở miền Bắc bước vào khai thác mủ cao su lần đầu tiên vào năm nào?

A. Năm 1958

B. Năm 1964

C. Năm 1968

D. Năm 1974

Gợi ý:

Năm 1964 là năm đầu tiên các nông trường cao su quốc doanh ở miền Bắc bước vào khai thác mủ cao su sau 6 năm trồng. Trong điều kiện đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”, tăng cường đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa bằng không quân và hải quân. Cán bộ, công nhân các nông trường cao su vừa phải lao động đảm bảo chi tiêu khai thác mủ do Bộ nông trường giao, vừa phải rèn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc, bảo vệ thành quả lao động.



Câu 127: Phong trào “Dũng sĩ diệt Mỹ” được Công đoàn cao su miền Đông phát động vào khi nào?

A. Tháng 02-1967

B. Tháng 03-1967

C. Tháng 04-1967

D. Tháng 05-1967

Gợi ý:

Dũng sĩ diệt Mỹ các cấp do Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền đề xướng, Cục Chính trị bổ sung cụ thể và quy định trên toàn miền Nam theo tiêu chuẩn sau: Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 3: diệt 2 tên Mỹ hoặc làm chết, bị thương 5 tên; Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 2: diệt 6 tên Mỹ hoặc làm chết, bị thương 10 tên; Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 1: diệt 9 tên Mỹ hoặc làm chết, bị thương 14 tên; Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú: diệt 15 tên Mỹ hoặc làm chết, bị thương 18 tên. Thực hiện chủ trương của cấp trên, tháng 3-1967, Công đoàn cao su miền Đông phát động phong trào diệt Mỹ giành danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” cho công nhân cao su trong toàn Miền.



Câu 128: Ban Cao su Nam Bộ được thành lập vào khi nào?

A. Năm 1972

B. Năm 1973

C. Năm 1974

D. Năm 1975

Gợi ý:

Đầu năm 1973, Trung ương cục thành lập Ban cao su Nam Bộ do đồng chí Trần Mão làm trưởng ban, các đồng chí Phan Trọng Hiến (Năm Thành), Hoàng Thiện Tâm (Tư Mỹ) làm phó ban. Đồng chí Phạm Hùng - Bí thư Trung ương cục trực tiếp giao cho Ban cao su Nam Bộ cùng Tỉnh ủy Bình Phước (do đồng chí Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện) làm bí thư) nhiệm vụ khôi phục lại vườn cây, nhà máy chế biến ở Lộc Ninh, Bù Đốp, nhất là Lộc Ninh, nhằm góp phần xây dựng Lộc Ninh thành một hậu phương tại chỗ vững mạnh, một vành đai tập kết các lực lượng, các đơn vị bộ đội chuẩn bị cho cuộc tiến công cuối cùng giải phóng toàn miền Nam.



Câu 129: Ban Cao su Nam Bộ được đổi thành Tổng cục Cao su khi nào? xem lại

A. Năm 1974

B. Năm 1975

C. Năm 1976

D. Năm 1977

Gợi ý:

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung ương Cục miền Nam đã chú trọng chỉ đạo công tác tiếp quản và phát triển ngành cao su trong điều kiện lịch sử mới: “Đối với ngành cao su, quản lý toàn bộ các đồn điền, tiếp tục khai thác và mở rộng diện khai thác ở các đồn điền vùng giải phóng cũ, tổ chức khai thác trở lại ở các đồn điền vùng mới giải phóng… Tổ chức ngành cao su Miền đã thống nhất quản lý các khâu khai thác mủ và chế biến mủ, bảo đảm mọi việc cung cấp vật tư kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời chăm sóc các vườn ươm, thực hiện tốt công tác nông vụ cao su, chống xói mòn, từng bước mở thêm diện tích trồng cao su mới”. Để thực hiện tốt công tác tiếp quản, Ban cao su Nam Bộ được quyết định đổi thành Tổng cục cao su.



Câu 130: Tổng cục Cao su được đổi thành Tổng Công ty Cao su vào khi nào?

A. Năm 1975

B. Năm 1976

C. Năm 1977

D. Năm 1978

Gợi ý:

Năm 1977, Chính phủ quyết định chuyển Tổng cục Cao su thành Tổng công ty Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp và được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quản lý tất cả các vườn cao su ở 5 tỉnh phía Nam và các nông trường ở phía Bắc. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 khóa IV đề ra 3 mục tiêu, trong đó ngành Cao su thực hiện chủ yếu 2 mục tiêu đó là: Phải làm ra thật nhiều mủ để có hàng hóa xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này cung cách hoạt động vẫn theo kiểu Tổng cục. Do đó đến tháng 3 năm 1980, Hội đồng chính phủ quyết định chuyển thành Tổng cục Cao su trực thuộc Bộ Nông nghiệp, quản lý ngành cao su trong phạm vi cả nước.



Câu 131: Phong trào “Làm cao su giỏi” được Công đoàn cao su đề ra từ khi nào?

A. Năm 1978

B. Năm 1979

C. Năm 1980

D. Năm 1981

Gợi ý:

Đầu năm 1980, Công đoàn cao su phát động phong trào làm cao su giỏi trong toàn ngành, phong trào kết hợp nhiều mặt (phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, luyện tay nghề, thi thợ giỏi, hợp lý hóa tổ chức cải tiến lề lối làm việc…) được công đoàn và lãnh đạo từng đơn vị vận dụng chỉ đạo thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện, Công ty quốc doanh Đồng Nai con chim đầu đàn, đã đưa phong trào vào kế hoạch thi đua xây dựng nhiều nông trường mới với mô hình mới một cách toàn diện.



Câu 132: Kết quả sản lượng khai thác mủ sáu tháng cuối năm 1975 (sáu tháng đầu tiên thống nhất đất nước) đạt được bao nhiêu tấn?

A. 10.000 tấn

B. 12.000 tấn

C. 15.000 tấn

D. 20.000 tấn

Gợi ý:

Sau khi tiếp quản các cơ sở, đồn điền cao su từ chế độ cũ. Trung ương đề ra kế hoạch phát triển ngành cao su trong thời gian trước mắt. Theo đó, trong sáu tháng cuối năm 1975, Trung ương đề ra ra cho ngành cao su phải đạt sản lượng khai thác mủ 12.000 tấn. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, các nông trường cao su thuộc Trung ương quản lý đã đạt 15.000 tấn, vượt kế hoạch 25%.



Câu 133: Chính phủ Việt Nam ký Hiệp định hợp tác phát triển cao su được ký kết với Liên Xô vào khi nào?

A. 10-07-1977

B. 07-10-1977

C. 10-07-1978

D. 07-10-1978

Gợi ý:

Ngày 10-7-1978, Chính phủ ta ký với chính phủ Liên Xô một hiệp định hợp tác kinh tế, thông qua đó Liên Xô cho ta vay 45 triệu rúp để trồng mới 50.000ha cao su, thời gian thực hiện trong vòng 5 năm (1981-1985). Ban đầu Tổng cục Cao su giao cho Công ty Phú Riềng thực hiện trong 5 năm (1981-1985). Thế nhưng qua khảo sát tình hình thực tế của các công ty, ngày 20-7-1981, Thủ tướng Chính phủ có công văn số 228/CP, bổ sung thêm Công ty Dầu Tiếng, Công ty Bình Long và Công ty Đồng Phú.



Câu 134: Phương châm “Bám ấp, bám dân, bám lô” được các đội công tác cao su thực hiện trong thời gian nào?

A. Năm 1961

B. Năm 1962

C. Năm 1963

D. Năm 1964

Gợi ý:

Một tháng sau khi ngụy quyền Sài Gòn triển khai thí điểm thực hiện ấp chiến lược, tháng 5 năm 1962, Trung ương cục miền Nam đề ra nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là “phải tăng cường đẩy mạnh hoạt động vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận của quần chúng để đập tan âm mưu bình định của kẻ thù”. Ban công vận Miền, Khu ủy miền Đông, các tỉnh ủy, các ban cán sự đồn điền (Dầu Tiếng, Bà Rịa, Biên Hòa...) đều xác định đánh bình định, phá ấp chiến lược là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu của phong trào công nhân cao su. Để thực hiện nhiệm vụ này, phải xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh, trên cơ sở đó kết hợp đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận, tạo thành phong trào du kích chiến tranh rộng khắp trong các đồn điền, tập trung trên hai khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Do chỉ đạo thiếu thống nhất, chưa chặt chẽ, lại không dự kiến hết âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nên khi địch triển khai ồ ạt việc lập ấp chiến lược (tháng 8 năm 1962), hầu hết các lực lượng ở các đồn điền cao su đều bị giạt ra ngoài, mất liên lạc với tổ chức và cơ sở công nhân bên trong. Đến cuối 1962, cán bộ công vận, các đội vũ trang, đội công tác cao su bắt đầu thực hiện phương châm bám ấp, bám dân, bám lô, móc nối xây dựng lại cơ sở mật, tổ chức lại chi bộ mật, du kích mật làm nòng cốt phối hợp với lực lượng vũ trang bên ngoài vào tuyên truyền, diệt ác, phát động công nhân từng bước nổi dậy.



Câu 135: Năm 1978, lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam ký một hiệp định thư với một quốc gia về việc hợp tác phát triển ngành cao su, đó là quốc gia nào?

A. Trung Quốc

B. Liên Xô

C. Srilanka

D. Malayxia

Gợi ý:

Năm 1978, Bộ Nông nghiệp ký với Liên Xô một hiệp định thư. Theo nghị định thư đã được ký giữa hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, phía Việt Nam trồng mới và chế biến mủ với 50.000 ha cao su cho Liên Xô (trong 5 năm 1981-1985), ngược lại, phía Liên Xô đầu tư vốn, máy móc và xăng dầu cho Việt Nam. Sau khi ký kết, Bộ Nông nghiệp quyết định triển khai thực hiện chương trình. Hướng triển khai là vùng đất ở Phú Riềng, Thuận Lợi.



Câu 136: Năm 1960, Nghiệp đoàn khai thác cao su Việt Nam đã ký kết một văn bản với Tổng liên đoàn lao công Việt Nam, Liên đoàn đồn điền Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, văn bản đó gọi là gì?

A. Bản “Cộng đồng tranh chấp”

B. Bản “Yêu sách của công nhân”

C. Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam”

D. Bản “Cộng đồng tranh chấp hiệp ước cao su Việt Nam”

Gợi ý:

Bản “Cộng đồng hiệp ước cao su Việt Nam” được ký kết ngày 12-3-1960 giữa một bên là Nghiệp đoàn khai thác Cao su Việt Nam (gồm các công ty: Đất Đỏ, CEXO, SIPH, Michelin, Hévéas Tây Ninh, Cao su Đồng Nai (LCD), Hévéas Xuân Lộc, Cao su Đông Dương, Công ty cao su Phước Hòa, Hévéas Cầu Khởi, Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ, Viện khảo cứu cao su Việt Nam tại Lai Khê, Labbé chủ sở hữu đồn điền Phước Hòa, Viện Pasteur) và một bên gồm Tổng liên đoàn lao ng Việt Nam do Trần Hữu Quyền làm Tổng thư ký, Liên đoàn đồn điền Việt Nam do Vũ Hà Thành làm Tổng thư ký và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do Nguyễn Văn Của làm chủ tịch. Bản “Cộng đồng hiệp ước Cao su Việt Nam” gồm 21 chương, 257 điều, quy định chi tiết về chế độ làm việc, tiền lương và các quyền công nhân như: tự do nghiệp đoàn, tự do tư tưởng, chế độ đại biểu công nhân, thâm niên, ngày làm, vệ sinh và an ninh xã hội...

Câu 137: Phong trào này xuất hiện đầu năm 1964, là một sáng tạo của công nhân cao su Dầu Tiếng?

A. Ba trút, một đi, sáu cạo

B. Sáu cạo, một đi, ba trút

C. Sáu cạo, ba trút, một đi

D. Một đi, ba trút, sáu cạo

Gợi ý:

Phong trào Sáu cạo, ba trút, một đi được phát triển từ phong trào “Choàng cho nhau”. Theo đó, công nhân Dầu Tiếng sắp xếp cứ 10 công nhân rút ra được một người khỏe lên đường, mà không mất phần lương vì đã có người ở lại làm thay. Dân công, thanh niên xung phong được sắp xếp thành 3 loại: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Đi 6 tháng vẫn có người làm thay, vẫn ăn lương. Nhờ đó đồn điền Dầu Tiếng lúc nào cũng có hàng trăm người sẵn sàng phục vụ chiến trường, tạo được thế đấu tranh công khai, bán công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp, đi dân công mà vẫn ăn lương… Đồng chí Phạm Hùng (Ủy viên Bộ Chính trị) xác định đó là những điều mới lạ, rất sáng tạo của Dầu Tiếng. Trung ương Cục miền Nam ra thông báo khen ngợi sáng kiến Sáu cạo, ba trút, một đi. Về sau phong trào lan ra, cách đó được áp dụng trên nhiều đồn điền.



Câu 138: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngày 18-12-1955, một tổ chức nghiệp đoàn cao su được ra đời để lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân cao su, tổ chức đó tên là gì?

A. Liên minh Đồn điền Việt Nam

B. Liên đoàn Đồn điền Việt Nam

C. Liên đoàn lao động Việt Nam

D. Liên hiệp Đồn điền Việt Nam

Gợi ý:

Năm 1955, Liên đoàn Đồn điền Việt Nam được thành lập, do đồng chí Hà Xuân Thọ làm Tổng thư ký. Việc thành lập Liên đoàn Đồn điền Việt Nam dưới hình thức hoạt động công khai, ta có một tổ chức đối trọng với tổ chức “Hiệp hội các nhà trồng tỉa cao su” (của các Công ty tư bản đồn điền) và tạo sự thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo phong trào đấu tranh của công nhân cao su toàn miền. Sau ngày thành lập, Liên đoàn Đồn điền Việt Nam phát triển lực lượng rất nhanh trong các đồn điền cao su. Tính đến tháng 4-1956, Liên đoàn đã có 20.000 đoàn viên ở các đồn điền cao su.


Câu 139: Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, đến năm 1985, tổng diện tích cao su cả nước đạt bao nhiêu ha?

A. 14-15 vạn ha

B. 15-16 vạn ha

C. 16-17 vạn ha

D. 17-18 vạn ha

Gợi ý:

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ V đề ra nhiệm vụ của ngành cao su trong kế hoạch 5 năm 1981-1985 là “trồng mới nhiều cao su, chủ yếu ở miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên để tăng nguồn xuất khẩu, phấn đấu đến năm 1985, tổng diện tích cao su cả nước đạt 15 - 16 vạn ha”. Kết quả trong đến cuối năm 1985, tổng diện tích cao su cả nước đạt được 18 vạn ha, so với chỉ tiêu kế hoạch Đảng và Nhà nước giao vượt 2-3 vạn ha.



Câu 140: Đây là một tổ chức liên chính phủ được thành lập từ năm 1970, là một diễn đàn quốc tế về phân tích và hoạch định chính sách liên quan đến lợi ích của các nhà sản xuất cao su thiên nhiên? Đây là tổ chức gì?

A. Hiệp hội các Quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên

B. Hiệp hội cao su quốc tế

C. Viện Nghiên cứu cao su quốc tế

D. Tổ chức Hợp tác cao su Quốc tế

Gợi ý:

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) là tổ chức liên chính phủ được thành lập từ năm 1970. ANRPC là nguồn thống kê đáng tin cậy và các thông tin khác về ngành cao su thiên nhiên của các nước hội viên. Là một diễn đàn quốc tế về phân tích và hoạch định chính sách liên quan đến lợi ích của các nhà sản xuất cao su thiên nhiên ở các nước hội viên.



Câu 141: Trong một trận đánh địch tại Núi Thị (1970), trong tình trạng bị thương nặng, địch gọi hàng, ông đã nói to “Tao là du kích không biết đầu hàng” ông là ai?

A. Ông Trần Mão

B. Ông Hoàng Trọng

C. Ông Đào Khuê

D. Ông Trần Công Khanh

Gợi ý:

Đào Khuê là người dân tộc Chơ-ro, du kích công nhân đồn điền Suối Tre (An Lộc) trong một trận đụng độ với địch tại Núi Thị năm 1970, ông bị thương nặng, địch gọi hàng, ông hét lớn “Tao là du kích không biết đầu hàng”, tiếp tục chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và anh dũng hy sinh.



Câu 142: Tháng 3-1983, ông được bầu làm Thư ký Công đoàn cao su Việt Nam, ông là ai?

A. Ông Hoàng Thiện Tâm

B. Ông Lê Sắc Nghi

C. Ông Trần Mão

D. Ông Đoàn Văn Dân

Gợi ý:

Đại hội đại biểu Công đoàn Cao su Việt Nam lần thứ I (thuộc Tổng Công đoàn Việt Nam) được tổ chức tại Khu văn hóa Suối Tre (Công ty cao su Đồng Nai) từ ngày 21 đến 23 tháng 3 năm 1983. Tham dự đại hội có 203 đại biểu công đoàn các công ty cao su ở Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc... Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Công đoàn Cao su Việt Nam do đồng chí Đoàn Văn Dân làm Thư ký.



Câu hỏi 143: Ai là Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su Việt Nam (1980-1987)?

A. Ông Trần Mão

B. Ông Lê Sắc Nghi

C. Ông Đỗ Văn Nuống

D. Ông Phan Đắc Bằng

Gợi ý:

Đỗ Văn Nuống (Tư Nguyện) Sinh năm 1927, tại xã Hiệp Ninh, huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh. Tham gia cách mạng tháng 8-1945, nguyên Phó Bí thư Huyện uỷ Châu Thành - Tây Ninh, Tỉnh uỷ viên - Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng - Phó Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Thường vụ Khu uỷ viên Khu 10, Bí thư Tỉnh uỷ Phước Long, Khu uỷ viên dự khuyết khu VI - Bí thư Tỉnh uỷ Bình Phước, Bí thư Tỉnh uỷ Sông Bé, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cao su Việt Nam (1980-1987), Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V; đại biểu Quốc hội khoá IV, V. 



Câu 144: Trong chiến dịch Bình Giã, Ban cán sự cao su Bà Rịa thành lập một đại đội “dân công hỏa tuyến”, đội trưởng của đại đội này là ai?

A. Ông Tư Hiền

B. Ông Hoàng Trọng

C. Ông Võ Tấn Trạng

D. Ông Đỗ Văn Nuống

Gợi ý:

Tham gia chiến dịch Bình Giã, Ban cán sự cao su Bà Rịa thành lập một đại đội “dân công hỏa tuyến” gồm 60 thanh niên nam nữ công nhân cao su do Hoàng Trọng làm đội trưởng, Tư Hiền làm chính trị viên đề tham gia phục vụ chiến dịch. Trong suốt chiến dịch từ ngày 2-12-1964 đến ngày 3-1-1965, dưới mưa bom lửa đạn, đại đội dân công hỏa tuyến của công nhân cao su Bà Rịa khi thì tiếp lương, tải đạn, tải thương, khi thì cầm súng trực tiếp chiến đấu cùng bộ đội. Sự đóng góp tích cực của công nhân cao su khu vực lộ 2 đã góp phần làm cho chiến dịch Bình Giã toàn thắng.



Câu 145: Năm 1983, Tổng cục Cao su chuyển hướng sang sản xuất cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) và đã xây dựng nên thương hiệu cao su định chuẩn gì?

A. CSV

B. SVR

C. CVS

D. CSR

Gợi ý:

Cao su định chuẩn kỹ thuật (TSR) được Tổng cục Cao su đưa ra thị trường từ năm 1983 dưới thương hiệu CSV. Tiêu chuẩn cao su CSV đã được Nhà nước ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia với ký hiệu TCVN 3769 - 83. Để hoàn chỉnh hệ thống cao su định chuẩn TCVN 3769-83, Tổng cục Cao su đã lần lượt đầu tư xây dựng thêm 10 phòng kiểm phẩm cho các công ty cao su với công suất thấp nhất là 50 mẫu/ngày và cao nhất là 200 mẫu/ngày.

tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương