TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 50: Chi bộ cộng sản đầu tiên trong đồn điền cao su ở Nam kỳ được thành lập vào thời điểm nào?



tải về 0.87 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 50: Chi bộ cộng sản đầu tiên trong đồn điền cao su ở Nam kỳ được thành lập vào thời điểm nào?

A. Tháng 06-1928

B. Tháng 01-1929

C. Tháng 10-1929

D. Tháng 10-1930

Gợi ý:

Thực hiện chủ trương phát triển tổ chức đảng của Ban Chấp hành trung ương lâm thời Đông Dương cộng sản đảng, Ngô Gia Tự đã chỉ đạo cho Nguyễn Xuân Cừ thành lập Chi bộ Đông Dương cộng sản đảng ở đồn điền cao su Phú Riềng vào đêm 28-10-1929, tại bờ con suối, trong khu rừng sau lưng làng 3 của đồn điền. Chi bộ gồm 6 đảng viên là Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hòa và Doanh do Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư. Sau ngày thành lập, Chi bộ đồn điền Phú Riềng chủ trương đi ngay vào việc tổ chức công nhân đấu tranh đòi các quvền lợi thiết thực như tăng lương, cải thiện tình hình ăn ở, điều kiện sinh hoạt văn hóa tinh thần, chống cúp phạt, đánh đập. Về mặt tổ chức đội ngũ công nhân, Chi bộ chủ trương cải tổ và xây dựng nghiệp đoàn công nhân cũ (thành lập vào tháng 6 năm 1928) thành một nghiệp đoàn bí mật - công hội đỏ - đông đảo và vững mạnh. Nghiệp đoàn do đảng viên Hồng trực tiếp làm thư ký. Kết quả là quần chúng công nhân tham gia nghiệp đoàn rất đông, mọi chủ trương của Chi bộ qua sự vận động của nghiệp đoàn, đều được công nhân sôi nổi hưởng ứng. Chính nhờ có tổ chức này mà bộ phận đầu não - chi bộ đồn điền Phú Riềng - chưa tới chục đảng viên đã có thể lãnh đạo các cuộc đấu tranh từ nhỏ đến lớn ở đây.



Câu 51: Ngoài thưởng tiền, các chủ đồn điền Pháp còn thưởng gì cho người dân tộc thiểu số để họ bắt công nhân chạy trốn?

A. Súng ống

B. Lương thực

C. Muối


D. Quần áo

Gợi ý:

Những người công nhân cao su chịu không nổi sự bóc lột tàn bạo của bọn chủ đồn điền tìm cách bỏ trốn. Nhưng rất nhiều người bị bắt lại, ngoài việc cử người truy tìm, bọn chúng còn dùng người Thượng - người thuộc các dân tộc ít người, để kềm chân công nhân lại. Người Thượng là dân bản địa. Bản làng của họ thường nằm rải rác bên cạnh các đồn điền cao su. Đời sống của họ rất nghèo khổ, cơ cực, họ lại rất chất phác. Lợi dụng điều đó, bọn chủ đồn điền đã thưởng muối, thưởng tiền rất hậu cho những người Thượng nào bắt được công nhân cao su chạy trốn. Tài liệu lưu trữ tại Công ty quốc doanh cao su Đồng Nai cho biết “Cứ mỗi đầu người công nhân nào chạy trốn, mang về trình chủ là được thưởng 10 cân muối”. Bằng thủ đoạn này, bọn Pháp đã bắt lại được nhiều công nhân chạy trốn mang về hành quyết để thị uy.



Câu 52: Hoạt động cao su chiến (phá hoại cao su) trong kháng chiến chống Pháp của công nhân Nam Bộ gây thiệt hại cho Pháp thế nào?

A. Thiệt hại 1/2 sản lượng

B. Thiệt hại 1/3 sản lượng

C. Thiệt hại 2/3 sản lượng

D. Thiệt hại 3/4 sản lượng

Gợi ý:

Hoạt động phá hoại cao su của công nhân đã gây cho tư bản Pháp nhiều khó khăn, tổn thất. Mức độ sản xuất bị giảm sút rõ rệt. Diện tích khai thác thường xuyên trước đây là 102.233 mẫu cây, đến cuối năm 1947 chỉ khai thác lại được 30.684 mẫu cây. Các cơ sở chế biến “hầu như không còn gì”, sản lượng mủ cao su thu chỉ thu được 26.196 tấn. Giới chủ đồn điền Nam Bộ buộc phải than phiền với tướng Revers khi y sang thanh tra ở Đông Dương: “Sức sản xuất cao su của chúng tôi hiện giờ đã mất hẳn 2/3 do công nhân phá phách và bỏ đồn điền trôn đi. Mối nguy cơ này còn có thể to lớn hơn nữa”.

Câu 53: Trong tác phẩm “Phú Riềng đỏ”, mô tả người giám đốc đồn điền là giống ai?

A. Ông chủ tàn ác

B. Vua con

C. Một viên quan phong kiến

D. Một quý tộc

Gợi ý:

Trong một đồn điền cao su, Giám đốc được mô tả như một ông vua con. Ông ta là người quy định những quy tắc làm việc buộc mọi người phải răm rắp tuân theo nếu không muốn bị xử phạt. Đồn điền của ông ta là một kim tự tháp tôn ti trật tự: trên chóp là giám đốc đồn điền, dưới là phụ tá giám đốc, là thầy xu, thầy cai, dưới cai là tầng lớp công nhân. Đồn điền ông ta là một cơ sở hành chính khép kín, trong đó giám đốc có mọi thứ quyền, cả quyền bắt giam công nhân và đánh đập họ. Có đồn điền còn có nhà giam tội phạm riêng. Đồn điền nào cũng có lính canh gác ngày đêm. Với những quy định, luật lệ và một ông giám đốc đầy quyền lực, đồn điền là một quốc gia trong một quốc gia. Người ta sợ ông ta vì trong tay ông ta có lính tráng, tiền bạc. Sau lưng là các ngân hàng, chủ tỉnh người Pháp và một số quan chức Pháp như chánh sở cảnh sát, quan biện lý, quan chánh án... chống lưng.



Câu 54: Trong thời kỳ Nhật chiếm đóng các đồn điền. Để tiêu diệt các tên tay sai của Pháp - Nhật, công nhân lập ra đội vũ trang mang tên gì?

A. Thanh niên xích vệ

B. Tự vệ cuộc

C. Công nhân vũ trang

D. Thanh niên quyết chiến

Gợi ý:

Những cán bộ cách mạng về hoạt động tại các đồn điền đã công khai tập họp công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, đồng thời chọn những công nhân trẻ nòng cốt thành lập các đội tự vệ công nhân. Các đội tự vệ đã tổ chức lấy súng của địch để tự trang bị. Trong các lực lượng tự vệ còn lập ra những đội Thanh niên quyết chiến bao gồm những thanh niên công nhân trung kiên nhất để trừ khử bọn tay sai đắc lực của Pháp mon men nịnh hót bọn chủ mới Nhật, đàn áp công nhân.



Câu 55: Trong kháng chiến chống Pháp, Liên đoàn cao su Cao Miên được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 8-1945

B. Tháng 2-1946

C. Tháng 3-1947

D. Tháng 9-1949

Gợi ý:

Tại hội nghị tháng 9-1949, Xứ ủy Nam Bộ đã nhấn mạnh đến công tác xây dựng, tổ chức công đoàn cao su Nam Bộ, xây dựng một tổ chức công vận thống nhất lãnh đạo phong trào công nhân cao su toàn miền để đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong các đồn điền. Ngày 18-9-1949, tại Đại hội đại biểu công đoàn cao su Nam Bộ, Đại hội đã quyết định thành lập Liên đoàn cao su Cao Miên, cử 3 đồng chí ủy viên quản trị và 7 cán bộ khác phục trách cao su Cao Miên, sau đó tiếp tục cử thêm đồng chí Trần Văn Kiểu, Nguyễn Văn Tấn phụ trách Liên đoàn cao su Cao Miên.



Câu 56: Ai là người đã chỉ thị cho Liên đoàn cao su ở Nam Bộ cần thay đổi phương thức phá hoại cao su từ năm 1949?

A. Trần Văn Trà

B. Lê Đức Anh

C. Lê Duẩn

D. Võ Văn Kiệt

Gợi ý:

Hoạt động phá hoại cao su của tư bản Pháp trong đầu kháng chiến đã làm cho tình hình sản xuất khai thác cao su của tư bản Pháp bị tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên nhu cầu xây dựng phát triển nền kinh tế kháng chiến lại đặt ra vấn đề là cần phải bảo vệ tài sản, tài nguyên, cơ sở vật chất của địch, trong đó có các đồn điền cao su để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước sau này. Xuất phát từ yêu cầu đó, cuối năm 1949, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ đã chỉ thị cho các Liên đoàn cao su cần thay đổi phương thức phá hoại cao su trên cơ sở bảo vệ vườn cây - tài sản của nhân dân. Vì thế công tác phá hoại cao su từ nay không đốt vườn cây, chặt hoặc vạc vỏ cây, mà chuyến sang làm giảm tốc độ sản xuất, giảm mức thu hoạch thành phẩm và lợi nhuận thu được của tư bản Pháp như đập bể, bẻ gãy chén và máng hứng mủ, đốt mủ, đổ mủ xuống đất, phục kích thiêu hủy các đoàn xe chở mủ cao su từ đồn điền về Sài Gòn.



Câu 57: Trước năm 1945, Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (IRCI) có một người Việt Nam sau này là Viện trưởng viện nghiên cứu cao su Việt Nam, ông là ai?

A. Vũ Đình Độ

B. Kha Vạn Cân

C. Nguyễn Văn Lang

D. Nguyễn Hữu Chất

Gợi ý:

Người Pháp đưa cây cao su vào Việt Nam nhưng không quan tâm đào tạo cán bộ bản xứ cho ngành cao su. Viện nghiên cứu cao su Đông Dương cũng không quan tâm đến việc đào tạo cán bộ cho ngành cao su, vì vậy đội ngũ khoa học cho ngành cao su kể cả người Pháp và người Việt rất ít. Trước cách mạng tháng Tám, Viện nghiên cứu cao su Đông Dương có một người Việt Nam là ông Nguyễn Hữu Chất lúc đó là Trưởng bộ môn thực vật của Viện. Từ năm 1945, ông thoát ly tham gia cách mạng và sau này là Viện trưởng Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (1975 – 1991).



Câu 58: Đồn điền cao su Phú Riềng và Dầu Tiếng thuộc sở hữu của công ty cao su nào thời Pháp thuộc?

A. Công ty cao su Tây Ninh

B. Công ty cao su Đất Đỏ

C. Công ty cao su Đông Dương

D. Công ty cao su Michelin (Mít-sơ-lanh)

Gợi ý:

Đồn điền cao su Dầu Tiếng và Phú Riềng thuộc sở hữu của Công ty Mít-sơ-lanh. Đây là hai đồn điền nằm trong số những đồn điền cao su có diện tích lớn nhất ở Nam kỳ. Và Công ty Mít-sơ-lanh cũng nổi tiếng là có chế độ làm việc khắc nghiệt nhất đối với công nhân. Vì vậy, công nhân đồn điền Phú Riềng và Dầu Tiếng có phong trào đấu tranh cách mạng rất mạnh mẽ, nhiều cuộc đấu tranh gây được ảnh hưởng lớn trong phong trào công nhân cao su nói riêng và công nhân Nam kỳ nói chung.

Câu 59: Ai là người cầm đầu cuộc nổi dậy của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng chém chết tên Mông-tây (Monte) vào tháng 10-1927?

A. Nguyễn Đình Tư

B. Trần Tử Bình

C. Lê Đức Anh

D. Nguyễn Hồng

Gợi ý:

Cuộc nổi dậy của 120 công nhân làng 2 đồn điền Phú Riềng chém chết tên Mông-tây (Monte) do anh Nguyễn Đình Tư cầm đầu, xảy ra vào tháng 10-1927. Chứng kiến cảnh công nhân bị đánh đập tàn nhẫn, những hành động dâm đãng của bọn xu, sếp, nhất là tên Mông-tây, anh Tư cùng những người đồng tâm với anh đã cắt huyết ăn thề sẽ trả thù bọn Tây tàn ác, mà đối tượng đầu tiên là tên Mông-tây khét tiếng ác ôn. Tên này thường đánh công nhân bằng lối bắt nằm sấp chổng chân lên rồi dùng roi đánh vào hai bàn chân cho đến khi tóe máu. Trong khi đánh, hắn không cho người bị đánh kêu la. Chỉ cần kêu “đau quá” là hắn xí xóa số roi đã đánh và đánh lại từ đầu. Đánh xong hắn còn bắt người đó phải lạy và hứa “Từ nay không dám ngang bướng nữa”. Ngoài ra hắn còn hãm hiếp chị em phụ nữ, cướp vợ người khác. Nếu ai có thái độ phản ứng, liền bị cúp phạt, đánh đập, hành hạ, phơi nắng. Do những tội ác “trời không dung, đất không tha” của hắn, anh chị em công nhân đồng lòng bắt hắn phải đền tội. Sau khi giết chết tên Mông – tây, Nguyễn Đình Tư bị xử án tử hình và hai công nhân khác bị xử tù chung thân.



Câu 60: Theo nghị định về lao động được Toàn quyền Đông Dương ký năm 1927, thì số ngày nghỉ của phu cao su trong một tuần là bao nhiêu ngày?

A. 1/2 ngày

B. 1 ngày

C. 1,5 ngày

D. 2 ngày

Gợi ý:

Về chế độ nghỉ hàng tuần, Nghị định ngày 25-10-1927 quy định mỗi tuần công nhân được nghỉ một ngày hay 2 tuần được nghỉ hai ngày liền, nhưng trong thực tế, tám ngày làm việc công nhân mới được nghỉ một ngày mà phải nghỉ luân phiên vì phải bảo đảm cho cây cao su thường xuyên được cạo. Ngoài ra, chiều thứ bảy hàng tuần công nhân không phải ra lô nhưng lại phải làm cỏ vê (corvée) tức là làm vệ sinh và sửa đường quanh các lán trại trong đồn điền. Nhưng sự cực nhọc trong lao động của người phu cao su không chỉ thể hiện trong số giờ lao động kéo dài, mà còn thể hiện trong cường độ lao động đặc biệt căng thẳng và những khó khăn nguy hiểm mà họ thường gặp phải trong khi làm việc ngoài lô.



Câu 61: Làm việc trong các đồn điền cao su thời Pháp thuộc công nhân mắc phải căn bệnh này nhiều nhất?

A. Thương Hàn

B. Rắn độc cắn

C. Bệnh Lao

D. Sốt rét

Gợi ý:

Người công nhân khi được đưa về đồn điền đất đỏ ở vùng xã hôi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc. Đối với người nông dân họ chỉ quen với làng quê hiền hòa, lũy tre xanh. Nhưng trên con đường chuyển từ nông dân sang công nhân họ phải lao động trong 3 năm xung quanh chỉ rừng và rừng, ẩm ướt. Mỗi người được phát một cái mùng. Nhưng không đầy một tháng không một ai thoát khỏi bệnh sốt rét rừng. Tùy dạng sốt rét mà người bệnh phải chịu đựng một ngày vài cữ, cứ như vậy cho đến khi sưng gan, sưng lá lách, thiếu máu và vỡ hồng cầu mà chết. Bệnh sốt rét dày vò người công nhân, mặt mày tái mét, “mắt xanh, nanh vàng” và còn nhiều bệnh tật khác luôn sẵn sàng chờ đợi. Bà Andrée Viollis phóng viên của tờ Le Petit Parisien, năm 1932 trong một lần sang Đông Dương đã viết trong quyển: “Indochine SOS” về những người phu công tra đồn điền cao su như sau: “Tôi trông thấy những nông dân Bắc Kỳ khốn khổ ây, khi mới đến đây thì khỏe mạnh, nhưng chỉ sau 3 – 4 năm thì chỉ còn “thân tàn ma dại”. Phần lớn họ sẽ không bao giờ trông thấy bà con thân thuộc hay nếu họ may mắn trở về được làng quê thì đây là những xác chết thật sự, không còn sức lực.

Theo một báo cáo của Tổng thanh tra lao động Đông Dương năm 1929 cho biết:

+ 50% trường hợp công nhân đi bệnh xá hay vào bệnh viện là do sốt rét.

+ 2/3 số người phu công tra bị trả về quê trước thời hạn là do sốt rét.

+ 3/4 số người chết trong các đồn điền lớn là do sốt rét.



Câu 62: Năm 1936, trong cuốn “Hướng dẫn tổng quát về kỹ thuật” của công ty Đất Đỏ (viết tắt là IGT) quy định việc mở miệng cạo bắt buộc khi các cây trong vườn đo cách mặt đất 1m đạt bề vòng bao nhiêu cm?

A. Khi 70% các cây trong vườn đạt bề vòng 45 cm

B. Khi 50% các cây trong vườn đạt bề vòng 45 cm

C. Khi 70% các cây trong vườn đạt bề vòng 50 cm

D. Khi 80% các cây trong vườn đạt bề vòng 40 cm

Gợi ý:

Công ty Đất Đỏ có nhiều nghiên cứu về trồng, kỹ thuật cạo mủ cao su. Những nghiên cứu sau đó được thành văn bản. Trong cuốn “Hướng dẫn tổng quát về kỹ thuật” (IGT), việc mở miệng cạo bắt buộc khi 70% các cây trong vườn đạt bề vòng 45 cm, đo cách mặt đất 1 mét.



Câu 63: Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, công nhân cao su đã có hành động gì để ủng hộ cuộc kháng chiến của dân tộc?

A. Thành lập Ban tiếp tế trong các đồn điền

B. Ủng hộ vật chất

C. Tham gia lực lượng tự vệ, vũ trang

D. Tất cả đều đúng

Gợi ý:

Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch và ủy ban kháng chiến Nam Bộ, tại nhiều đồn điền cao su thuộc Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, công nhân hăng hái kéo về Sài Gòn đánh Pháp. Nhiều đơn vị tự vệ cùng một bộ phận công nhân hoặc chấp hành sự chỉ đạo của Ban quản trị đồn điền hoặc tự sắm vũ khí, lương thực, hành quân về chiến đấu trên các mặt trận xung quanh thành phố. Khắp các tỉnh, phong trào quyên góp ủng hộ bộ đội đánh Pháp diễn ra sôi nổi. Các gia đình công nhân cao su mặc dù còn túng thiếu vẫn dành dụm lương thực, thực phẩm, tiền bạc gửi cho bộ đội. Ban quản trị đồn điền chỉ đạo vét kho gạo, bắt trâu bò của chủ sở để tiếp tế. Nhiều sở cao su tư nhân người Việt và Hoa kiều đóng góp toàn bộ tài sản cho kháng chiến. Mỗi đồn điền cao su tổ chức một ban tiếp tế từ 5 đến 10 công nhân lo việc quyên gom và vận chuyển về Sài Gòn. Chỉ trong vòng một tháng, đã có tới hàng chục tấn lương thực (chủ yếu là gạo), thực phẩm và vật dụng khác của công nhân cao su chuyển về ngoại vi Sài Gòn. Nó góp phần quan trọng bảo đảm lương thực thực phẩm cho các lực lượng vũ trang chiến đấu bao vây quân địch trong điều kiện công tác hậu cần cung cấp còn ở giai đoạn mở đầu.



Câu 64: Đơn vị bán vũ trang của chi bộ Phú Riềng trước năm 1930 mang tên gì?

A. Thanh niên xích vệ

B. Đội Tự vệ

C. Tự vệ vũ trang

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Cùng với tổ chức nghiệp đoàn bí mật, Chi bộ đảng Phú Riềng còn xây dựng được một đội “Thanh niên xích vệ” khá mạnh do Trần Tử Bình làm đội trưởng. Đó là một tổ chức bán vũ trang của Chi bộ đảng ở đồn điền cao su Phú Riềng. Đội “Thanh niên xích vệ” được biên chế thành các tiểu đội, mỗi tiểu đội ứng với một làng công nhân, gồm khoảng 40 thanh niên công nhân, được trang bị bằng nhiều thứ vũ khí tự tạo như lưỡi búa nguyệt, dao cạo mủ, gậy gộc, dây thừng. Nhiệm vụ của “Thanh niên Xích vệ” đội rất cụ thể, nó chính là lực lượng vũ trang của chi bộ Đảng, có nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ cuộc đấu tranh. Trong khi đình công, bãi công, Xích vệ đội luôn luôn đi sát để bảo đảm cho đại biểu công nhân đàm phán với chủ. Mỗi đội viên Xích vệ phải thề tuyệt đối trung thành với Đảng, trung thành với Nghiệp đoàn, tuân thủ mọi mệnh lệnh giao phó. Đối với bọn mật thám, bọn cai, chủ thì phải chống đến cùng để bảo vệ cho các đại biểu công nhân, các uỷ viên chấp hành Nghiệp đoàn và các đồng chí trong chi bộ Đảng.



Câu 65: Để tuyên truyền tinh thần yêu nước cho công nhân trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Liên đoàn Cao su tỉnh Tây Ninh xuất bản tờ báo mang tên gì?

A. Sinh Lực

B. Cao Su

C. Đoàn Kết

D. Cần Lao

Gợi ý:

Phong trào đấu tranh của công nhân cao su ngày một phát triển, hòa nhịp với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Nhu cầu củng cố lại và phát triển tổ chức công đoàn trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng với tình hình mới. Thực hiện chỉ thị của Liên hiệp Nghiệp đoàn Nam Bộ, lần lượt, các tỉnh có đồn điền cao su đều thành lập Liên đoàn Cao su trực thuộc Liên hiệp nghiệp đoàn tỉnh. Tại Tây Ninh, Liên đoàn cao su tỉnh thành lập ngày 20-12-1946 với 2.533 hội viên, trên cơ sở phát triển 2 tổ chức công đoàn cơ sở đầu tiên ở Cầu Khởi, Bình Linh và Bến Củi. Liên đoàn xuất bản tờ báo Cao Su, tờ Cao Su in bằng bột xu xoa, nhiều trang, nội dung phong phú được nhân dân địa phương hoan nghênh, tìm đọc.



Câu 66: Tờ báo của Liên đoàn cao su Thủ Dầu Một trong thời kỳ đầu chống Pháp lấy tên gì?

A. Cao Su

B. Sinh Lực

C. Cần Lao

D. Đoàn Kết

Gợi ý:

Ngày 30-12-1946, Liên đoàn Cao su Thủ Dầu Một thành lập, số hội viên ban đầu gồm 1.635 người, trong tổng số 12.000 công nhân toàn tỉnh. Để tuyên truyền tinh thần yêu nước, ủng hộ kháng chiến, xây dựng đời sống mới của công nhân trong các đồn điền cao su trên địa bàn tỉnh, Liên đoàn Cao su Thủ Dầu Một xuất bản tờ báo mang tên Cần Lao.



Câu 67: Đồn điền trồng cao su đầu tiên của Đông Nam Bộ được thành lập ở đâu?

A. Sài Gòn

B. Biên Hòa

C. Tây Ninh

D. Thủ Dầu Một



Gợi ý:

Từ năm 1897, các cây cao su phân phối cho các nhà trồng tỉa người Pháp thực nghiệm đã có tác dụng kích thích một số người Pháp xây dựng cơ sở trồng cao su ở Nam kỳ. Trong số này nổi bật nhất là đồn điền của ông Belland, một viên thanh tra cảnh sát Trung ương ở Sài Gòn, lập ra đồn điền Phú Nhuận năm 1898. Qua nhiều lần ươm thử, đồn điền của ông đạt được 15.300 cây cao su đứng trên diện tích 45 ha. Năm 1908, Ông bắt đầu cạo mủ với 5.000 cây, bình quân 8 tuổi, đạt 1.500 kg. Năm 1909 cạo 9.500 cây từ 7 đến 9 tuổi, đạt 3.000 kg. Năm 1910 ước tính đạt 6.000 kg với số cây cạo 10.500 cây. Năm 1911 có thể thu 10.000 kg. Thành công của đồn điền Phú Nhuận kích thích giới tư bản Pháp quan tâm nhiều hơn đến cây cao su.



Câu 68: Thuật ngữ “phu contract (phu công tra)” ở Nam Kỳ được dùng để chỉ những công nhân cao su đến từ đâu?

A. Campuchia

B. Trung kỳ

C. Bắc kỳ

D. Cả B và C

Gợi ý:

Cùng với sự ra đời của ngành khai thác cao su, đội ngũ công nhân cao su cũng bắt đầu xuất hiện. Nhưng trong quãng thời gian trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, số lượng công nhân cao su chuyên nghiệp chưa nhiều. Lúc đầu do quy mô khai thác còn nhỏ bé, các chủ tư bản đồn điền tuyển người địa phương - nông dân người Kinh và người dân tộc ít người vào làm. Nguồn gốc của công nhân đồn điền cao su có sự thay đổi cùng với sự tiến triển của việc khai thác cao su. Sau đó do yêu cầu phát triển của sản xuất cao su, số dân địa phương không đủ cung cấp cho các đồn điền, buộc chúng phải ra miền Bắc, miền Trung tuyển mộ mà chúng gọi là “mộ phu” hay “chiêu mộ nhân công giao kèo”, “phu công tra”.



Câu 69: Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, đồng chí Trần Văn Trà về làm việc ở đồn điền nào?

A. Đồn điền cao su Cây Gáo

B. Đồn điền cao su Lộc Ninh

C. Đồn điền cao su Courtenay (Cuộc-tơ-nay)

D. Đồn điền cao su Túc Trưng

Gợi ý:

Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, thực dân Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách mạng. Nhiều đảng viên cộng sản chạy vào các đồn điền cao su vừa để lẫn tránh sự bắt bớ của địch, vừa tiếp tục hoạt động trong phong trào công nhân cao su. Giữa năm 1942, đồng chí Trần Văn Trà hoạt động ở Sài Gòn có dấu hiệu bị lộ, đã lánh về xin việc ở đồn điền Courtenay (Cuộc-tơ-nay) với bí danh là Lê Văn Thắng, qua sự giới thiệu của anh Nhâm đang làm việc tại đồn điền An Lộc. Đồng chí được phân xuống làm việc ở phân sở D. Qua chung sống và tâm tình hàng ngày, đồng chí tìm cách khơi dậy lòng yêu nước, tính giai cấp, tinh thần đoàn kết tương trợ trong công nhân, được anh chị em công nhân đùm bọc, che chở. Hoạt động của đồng chí Trần Văn Trà và của các đảng viên cộng sản từ các nơi lánh về đã làm cho phong trào cách mạng ở đồn điền cao su Cuộc-tơ-nay từng bước được khơi dậy.



Câu 70: Trong giai đoạn 1943-1945, phong trào công nhân cao su ở tỉnh nào phát triển mạnh mẽ nhất?

A. Tây Ninh và Biên Hòa

B. Biên Hòa và Thủ Dầu Một

C. Tây Ninh và Thủ Dầu Một

D. Sài Gòn và Thủ Dầu Một

Gợi ý:

Bước sang năm 1943, tình hình thế giới có những chuyến biến vô cùng quan trọng đem lại thuận lợi lớn cho phong trào đấu tranh của công nhân nói chung, công nhân đồn điền cao su nói riêng. Thời gian này, nơi có phong trào công nhân cao su mạnh nhất là các đồn điền ở Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Sở dĩ như vậy là vì từ năm 1943, ở hai nơi này có nhiều cán bộ, đảng viên cộng sản về hoạt động. Tại Biên Hòa, năm 1943, đồng chí Trịnh Văn Dục đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương được Đảng phân công về các đồn điền cao su ở huyện Long Thành. Tại Thủ Dầu Một, mùa Xuân năm 1943, tại làng 1 đồn điền cao su Dầu Tiếng, Ban cán sự Đảng tỉnh (tức Tỉnh ủy lâm thời) được thành lập, gồm các đồng chí Văn Công Khai, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Văn Trung và Vũ Văn Hiển do đồng chí Văn Công Khai làm bí thư.



Câu 71: Năm 1947, cuộc đấu tranh công nhân đồn điền nào bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu gây làn sóng phẫn nộ trong công nhân các đồn điền cao su và Liên hiệp nghiệp đoàn Nam Bộ gửi thư khen ngợi?

A. Công nhân đồn điền Cầu Khởi (Tây Ninh)

B. Công nhân đồn điền Phú Riềng (Thủ Dầu Một)

C. Công nhân đồn điền Cẩm Mỹ (Biên Hòa)

D. Công nhân đồn điền Xã Trạch (Tây Ninh)

Gợi ý:

Tại Tây Ninh, ngày 2-4, công nhân đồn điền Cầu Khởi tổ chức đốt phá công sở của chủ Tây. Thực dân Pháp huy động lực lượng đàn áp, chặt đầu 20 người, từ ngày 15-5 đến 19-5, công nhân Cầu Khởi lại liên tiếp tổ chức các cuộc đình công kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ tịch, đấu tranh đòi thực dân Pháp thả ông Dương Bạch Mai, kỷ niệm ngày sinh của đồng chí Lý Chính Thắng, thư ký Tổng Công đoàn Nam Bộ đã bị thực dân Pháp giết hại. Phong trào công nhân ở Cầu Khởi bị dìm trong bể máu. Sự kiện Cầu Khởi gây làn sóng phẫn nộ trong công nhân các đồn điền cao su. Nhiều đồn điền tổ chức quyên góp tiền bạc gửi về ủng hộ thân nhân các gia đình công nhân bị hại ở Cầu Khởi. Liên hiệp Nghiệp đoàn Nam Bộ gửi ủng hộ 700 đồng (tiền Đông Dương ngân hàng) và thư khen ngợi.



Câu 72: Người Pháp lập trung tâm nghiên cứu cây cao su đầu tiên ở Việt Nam vào năm nào?

A. Năm 1866

B. Năm 1877

C. Năm 1883

D. Năm 1897

Gợi ý:

Vào năm 1897, Toàn quyền Paul Doumer đã thành lập hai trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ươm giống cây cao su từ hạt tươi. Một ở trạm thực nghiệm Ông Yệm (Bến Cát – Thủ Dầu Một) do E. Raoul, một dược sĩ, chuyên nghiên cứu thực vật chí ở vùng nhiệt đới phụ trách, và một ở Suối Dầu, thuộc viện Pasteur Nha Trang do bác sĩ A. Yersin chăm sóc. Sau đó cây cao su con và hạt cao su cũng đã được gởi đến trồng ở nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều nơi như Gò Vấp, Thủ Đức, vườn thực nghiệm ở Huế, ở Tây Nguyên, và tận ngoài miền Bắc… nhưng đa phần cây được trồng đều bị chết vì trồng không đúng đất và khí hậu không thích hợp.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương