TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 24: Tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất (họp từ 1-1-1950 đến 15-1-1950) Liên đoàn Cao su Nam Bộ được Hồ Chủ tịch thưởng Huân chương hạng gì?



tải về 0.87 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 24: Tại Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất (họp từ 1-1-1950 đến 15-1-1950) Liên đoàn Cao su Nam Bộ được Hồ Chủ tịch thưởng Huân chương hạng gì?

A. Huân chương độc lập hạng nhất

B. Huân chương độc lập hạng hai

C. Huân chương độc lập hạng ba

D. Tất cả đều sai.

Gợi ý:

Thành tích đạt được trong cuộc kháng chiến chống Pháp của công nhân cao su Nam Bộ và Liên đoàn Cao su Nam Bộ đã được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất (họp từ ngày 01 đến 15-1-1950) tuyên dương là “Đơn vị hạng II trong tất cả các đơn vị công đoàn toàn quốc”. Liên đoàn Cao su Nam Bộ vinh dự được Hồ Chủ tịch thưởng Huân chương Độc lập hạng ba.



Câu 25: Nội dung việc chuyển hướng công tác phá hoại cao su của Đảng vào năm 1949.

A. Tăng cường công tác chặt phá cây cao su

B. Phá hoại triệt để đốt sạch, chặt sạch, phá sạch

C. Phá hoại trên cơ sở bảo vệ vườn cây, tài sản

D. Tất cả đều sai

Gợi ý:

Cuối năm 1949, nhu cầu xây dựng phát triển nền kinh tế kháng chiến lại đặt ra vấn đề là cần phải bảo vệ tài sản, tài nguyên, cơ sở vật chất của địch, trong đó có các đồn điền cao su để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước sau này. Liên đoàn cao su Nam Bộ liên tiếp ra nhiều chỉ thị, gửi xuống các liên đoàn cơ sở, hướng dẫn công tác phá hoại cao su theo hướng mới, thay đổi phương thức phá hoại cao su trên cơ sở bảo vệ vườn cây - tài sản của nhân dân. Vì thế công tác phá hoại cao su từ chặt cây, vạc vỏ cây, chuyển qua các hình thức như đốt mủ thành phẩm, đổ mủ nước xuống đất hoặc chôn mủ, đập chén, phá kiềng, phá dụng cụ sản xuất, đình công...



Câu 26: Cây cao su thiên nhiên có nguồn gốc từ vùng nào trên thế giới?

A. Châu Âu

B. Đông Nam Á

C. Nam Mỹ

D. Nam Á

Gợi ý:

Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng rậm Amazon (Nam Mỹ). trên một địa bàn rộng từ 5 đến 6 triệu km2, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng lân cận Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc). Những nhà thám hiểm người châu Âu có vai trò chủ chốt trong việc đưa cây cao su ra khỏi phạm vi Nam Mỹ. Mãi đến thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu về cây cao su, cuối thế kỷ XIX cao su mới thự sự trở thành hàng hóa.



Câu 27: Ở Đông Dương thời Pháp thuộc vùng nào có số lượng đồn điền trồng cao su nhiều nhất?

A. Cao Miên

B. Nam Kỳ

C. Lào


D. Tây Nguyên

Gợi ý:

Ở Đông Dương cây cao su được trồng nhiều nhất ở Nam Kỳ. Vào đầu năm 1937, toàn Đông Dương có 1.005 đồn điền với diện tích 120.000 hecta, trong đó Nam Kỳ có 902 đồn điền, Trung Kỳ 17 đồn điền, Bắc Kỳ 1 đồn điền, Campuchia 8 đồn điền,... Đồn điền của các công ty lớn chiếm 90.300 hecta. Đại bộ phận đồn điền nằm trong tay tư bản nước ngoài. Tư bản Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6% diện tích.



Câu 28: Câu ca dao nói về tình cảnh của công nhân cao su Nam Bộ: “Lỡ lầm vào đất cao su, Chẳng tù thì cũng như tù chung thân” là từ đồn điền cao su nào?

A. Đồn điền cao su Dầu Tiếng

B. Đồn điền cao su Phú Riềng

C. Đồn điền cao su Hớn Quản

D. Đồn điền cao su Xa Cam

Gợi ý:

Trong quá trình phát triển các đồn điền cao su của tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, bọn chủ Tây đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của những người công nhân cao su Việt Nam. Lúc bấy giờ người ta thường ví đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ nói chung và Phú Riềng nói riêng như “địa ngục trần gian”, nơi mà mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống. Công nhân cao su Phú Riềng hồi đó có câu vè: “Lỡ lầm vào đất cao su/ Chẳng tù thì cũng như tù chung thân”. 



Câu 29: Chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên đầu tiên của công nhân cao su được thành lập ở đồn điền nào?

A. Đồn điền cao su Hớn Quản

B. Đồn điền cao su Tây Ninh

C. Đồn điền cao su Phú Riềng

D. Đồn điền cao su Xã Trạch

Gợi ý:

Sau một thời gian được tuyên truyền giác ngộ cách mạng và được thử thách trong công tác, tháng 4-1928, Trần Tử Bình và 3 người nữa là Tạ, Hồng, Hòa được Nguyễn Xuân Cừ tổ chức kết nạp vào Việt Nam cách mạng thanh niên và Chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Riềng được thành lập với 5 hội viên do Nguyễn Xuân Cừ làm bí thư. Đó là một trong 19 chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kỳ, Chi bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Phú Riềng là tổ chức cách mạng đầu tiên được thành lập ở đồn điền cao su Phú Riềng, lãnh đạo toàn bộ hoạt động đấu tranh của công nhân ở đây.



Câu 30: Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền nào vào tháng 9-1928 gây tiếng vang lớn và nhận được sự ủng hộ của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp?

A. Đồn điền cao su Dầu Tiếng

B. Đồn điền cao su Phú Riềng

C. Đồn điền cao su Tây Ninh

D. Đồn điền cao su Cam Tiêm

Gợi ý:

Ngày 20-9-1928, 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm tiến hành bãi công đòi táng lương và cải thiện đời sống. Đây là cuộc bãi công lớn lần thứ hai tại đồn điền này kể từ năm 1926. Chính quyền thực dân vội vàng cho binh lính đến đàn áp, làm nhiều người chết và bị thương, nhiều người khác phải tản vào rừng. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm làm xôn xao dư luận ở Pháp. Tổng liên đoàn lao động Pháp đã lên tiếng phản đối sự đàn áp của bọn thực dân đối với công nhân ở đồn điền này và bày tỏ sự đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm nói riêng.



Câu 31: Vào khoảng năm 1938-1939, công ty nào thực hiện việc cạo mủ ban đêm trên toàn bộ diện tích cao su?

A. Công ty cao su Tây Ninh

B. Công ty cao su Đồng Nai

C. Công ty cao su Đất Đỏ

D. Công ty cao su Michelin

Gợi ý:

Vào khoảng năm 1938-1939, Công ty cao su Tây Ninh thực hiện việc cạo đêm toàn bộ diện tích. Mỗi công nhân được phát một cái đèn đeo trên trán, đằng sau mang bình đựng khí đá. Nhưng sáng kiến này cũng gây ra nhiều cực khổ cho công nhân, phải thức dậy sớm khi trời còn lạnh, muỗi ban đêm nhiều vô kể, bệnh sốt rét cũng tăng lên. Công tác kiểm tra cũng bị buông lõng, các tay xu, cai cũng không hào hứng di kiểm tra khi còn đang ngái ngủ, công nhân nữ cũng không muốn đi ban đêm vì nguy hiểm. Nên được vài năm Công ty cao su Tây Ninh bỏ chế độ cạo đêm này.



Câu 32: Ngày 18-9-1949, Đại hội đại biểu Công đoàn cao su Nam Bộ diễn ra ở đâu?

A. Chiến khu D (Đồng Nai)

B. Đồng Tháp Mười (Long An)

C. An Điền (Thủ Dầu Một)

D. Củ Chi (Sài Gòn)

Gợi ý:

Ngày 18-9-1949, Đại hội đại biểu Công đoàn cao su Nam Bộ khai mạc tại xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một, đại biểu các Liên đoàn cao su Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Bà Rịa và Cao Miên về dự đông đủ. Đại hội An Điền ngày 18-9-1949 là đại hội đầu tiên của công đoàn cao su Nam Bộ. Sự ra đời của Liên đoàn Cao su Nam Bộ đã đáp ứng với yên cầu đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su Nam Bộ trong tình hình mới. Nó đánh dấu một bước trưởng thành của đội ngũ công nhân cao su Việt Nam. Từ đây, hệ thống tổ chức công nhân cao su được chỉ đạo thống nhất và phối hợp chặt chẽ.



Câu 33: Cây cao su được di nhập thành công vào châu Á từ năm nào?

A. Năm 1837

B. Năm 1867

C. Năm 1873

D. Năm 1876

Gợi ý:

Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Nam Mỹ diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật hoàng gia Kew (ở Luân Đôn – Anh). Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Vườn thực vật Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 gần 2.000 cây cao su đã được gửi tới Srilanka, và 22 cây đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Từ đây cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh ở châu Á.



Câu 34: Cây cao su được di nhập thành công vào Việt Nam từ năm nào?

A. Năm 1858

B. Năm 1860

C. Năm 1877

D. Năm 1897

Gợi ý:

Ngay khi mới đặt chân lên đất Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nhận thấy ngay những điều kiện khí hậu nhiệt đới và chất đất đỏ, xám của miền Đông Nam Bộ rất thích hợp với cây cao su, nên đã có ý định xây dựng ngành khai thác cao su ở đây từ rất sớm. Đầu tiên là J.B. Louis Pierre, một nhà thực vật học người Pháp, đã khảo sát, điều tra và di nhập nhiều loại cây kinh tế vào nước ta, trong đó có cây cao su. Năm 1877, ông thử nghiệm trồng hạt cao su đầu tiên ở vườn Bách Thảo Sài Gòn (nay là Thảo cầm viên Sài Gòn), nhưng không thành công. Phải đến đợt nhập giống quy mô lớn do ông E.Raoul thực hiện vào năm 1897 thì cây cao su mới chính thức thâm nhập vào Việt Nam.

Câu 35: Những kết quả nghiên cứu đầu tiên về kỹ thuật trồng và phương pháp lấy mủ cao su ở Việt Nam được đưa ra từ năm nào? 

A. Năm 1897

B. Năm 1898

C. Năm 1990

D. Năm 1904

Gợi ý:

Sau nhiều năm trồng và thử nghiệm, đến năm 1904 việc trồng cây cao su trong các vườn thí nghiệm đều mang lại kết quả khả quan. Trong vườn thí nghiệm ở Nha Trang, Bác sĩ. A. Yersin và G. Vernet (kỹ sư nông nghiệp kiêm kỹ sư hóa học) đã nêu lên những căn cứ khoa học cho cách trồng tỉa và phương pháp lấy mủ cao su. Họ đã đúc kết những kinh nghiệm đầu tiên về trồng và khai thác cao su ở Suối Dầu. Tài liệu này được đăng trên Tập san kinh tế Đông Dương và xuất bản tại Pháp vào năm 1905.



Câu 36: Cây cao su bắt đầu được nhân giống để trồng đại trà ở Việt Nam vào thời điểm nào?

A. Năm 1877

B. Năm 1879

C. Năm 1897

D. Năm 1910

Gợi ý:

Năm 1877, hạt giống cây cao su được đưa vào Việt Nam thử nghiệm, nhưng thất bại, bọn tư bản Pháp lúc này cũng chưa quan tâm lắm đến giá trị của cây cao su. Phải đến năm 1897, Ra-un lại đem hạt giống cao su và cây cao su con từ đảo Gia-va (Java) về trồng, và cùng thời gian đó, Bác sĩ Yesin cũng nhận được hạt giống. Cả hai trại thí nghiệm này đều thành công trong việc nhân giống cây con. Sau khi trồng thử nghiệm thành công, bọn tư bản Pháp đã hùn vốn thành lập một số công ty để chuẩn bị khai thác đồn điền cao su.

Câu 37: Người Pháp bắt đầu đẩy mạnh quá trình trồng cây cao su tại Việt Nam từ thời điểm nào?

A. Năm 1897

B. Năm 1909

C. Năm 1910

D. Năm 1914

Gợi ý:

Mặc dù cây cao su được đưa vào Việt Nam từ 1897, nhưng trong khoảng 10 năm đầu, thực dân Pháp chưa quan tâm lắm đến loại cây này. Tuy nhiên, vào năm 1909, giá cao su tại thị trường Luân Đôn tăng mạnh từ mức 15 francs/kg đã vọt lên 34,50 francs. Điều này đem lại lợi nhuận to lớn cho các nhà trồng cao su ở Đông Nam Á nhất là tại các thuộc địa của Anh như Malayxia, thuộc địa Hà Lan như Inđônêsia. Lúc đó, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam chỉ đạt 20 tấn (trong khi Malayxia đạt đến 5.500 tấn mủ cao su khô. Nhờ cuộc bùng nổ giá mủ cao su ở Luân Đôn năm 1910 đã thúc đẩy người Pháp tập trung vào trồng cao su, đến năm 1914 diện tích trồng cao su đã lên đến 14.000 ha và đạt khoảng 20.000 ha vào năm 1918 (xuất khẩu đạt 538 tấn).



Câu 38: Chế độ cạo mủ S2, D2 (ngày cạo ngày nghỉ) được áp dụng từ thời điểm nào ở Đông Dương?

A. Năm 1914

B. Năm 1920

C. Năm 1922

D. Năm 1925

Gợi ý:

Từ năm 1914, khi bắt đầu cạo các vườn cây trồng từ năm 1906 – 1907, chế độ cạo được áp dụng là cạo theo hình xương cá, mỗi ngày mỗi cạo (D1), cạo 365 ngày trong năm. Chỉ có một diện tích nhỏ khoảng 200 ha trồng năm 1912-1914 được thử nghiệm cạo trên ½ vòng, S2, D2 (ngày cạo ngày nghỉ). Sau khoảng 12-15 năm, người ta thấy rõ ảnh hưởng khác nhau giữa 2 chế độ cạo trên. Các lô cạo theo chế độ D1 cây bé hơn, tán hẹp và thưa, còn trên các diện tích cạo theo chế độ D2 thì cây to khỏe, cao và cành lá xum xuê hơn một cách rõ rệt. Bắt đầu từ năm 1922, các đồn điền cao su ở Đông Dương chuyển dần sang chế độ cạo S2, D2.



Câu 39: Chế độ cạo mủ S D4 (cạo nguyên vòng, 4 ngày cạo 1 lần) được áp dụng phổ biến ở Việt Nam vào thời điểm nào?

A. Năm 1931

B. Năm 1933

C. Năm 1936

D. Năm 1940

Gợi ý:

Việc cải tiến công tác cạo mủ trong các đồn điền trở thành mối quan tâm thường xuyên, giới tư bản đồn điền tìm mọi cách để giảm trong giá thành sản xuất mủ cao su. Công tác cạo mủ thường chiếm 50% giá thành. Tháng 3-1931, tại công ty Socfin (Malaysia), ông Francois Gain đã cạo 12 phần cây theo chế độ S D4 và 4 phần cây theo cách cạo đại trà lúc đó là S2 D2. Kết quả cho thấy năng suất tăng 37% trên phần cạo S D4. Năng suất của mỗi công nhân tăng 95%. Chế độ cao nguyên vòng S D4 được áp dụng trong các đồn điền ở Malaysia và được đưa sang Việt Nam. Từ năm 1933, Công ty cao su Đất Đỏ thử nghiệm cạo S D4, và năm 1936 chế độ cạo S D4 được áp dụng cho tất cả các loại cây thực sinh. Đến năm 1940, chế độ cạo S D4 được phổ biến trong các đồn điền ở Đông Dương. Ngày nay, khi sử dụng biện pháp Ethel để kích thích mủ đã làm cho người ta bỏ dần chế độ cạo S D4.



Câu 40: Giới tư bản Pháp bắt đầu có ý tưởng đưa công nhân Bắc Kỳ, Trung Kỳ vào Nam Kỳ từ khi nào?

A. Năm 1909

B. Năm 1910

C. Năm 1915

D. Năm 1916

Gợi ý:

Vấn đề tuyển mộ người Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã được Hiệp hội các nhà trồng cao su Đông Dương nêu ra năm 1910 và một kiến nghị của Hiệp hội này được trình lên Hội đồng tối cao Đông Dương. Nhưng việc đưa công nhân Bắc Kỳ và Trung Kỳ vào Nam Kỳ phải gần một thập kỷ sau mới bắt đầu.



Câu 41: Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (IRCI) thành lập năm nào?

A. Năm 1920

B. Năm 1931

C. Năm 1941

D. Năm 1944

Gợi ý:

Việc nghiên cứu và phát triển khoa học, kỹ thuật về cây cao su ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX đều do các đồn điền tiến hành. Từ lâu các giám đốc đồn điền cao su mong ước ở Đông Dương có một việc chuyên về nghiên cứu về cây cao su. Chính phủ Pháp cũng nhận thấy rằng hai nước Anh và Hà Lan từ rất sớm đã tổ chức các viện, trạm, trại nghiên cứu cao su trong các thuộc địa. Vì vậy, đầu năm 1941, Hội Liên hiệp những nhà trồng cây cao su Đông Dương có trụ sở ở Pari và Hiệp hội những nhà trồng cao su Đông Dương có trụ sở tại Sài Gòn đứng ra thành lập Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (IRCI).



Câu 42: Đây là mốc đánh dấu cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cao su từ giai đoạn tự phát chuyển sang giai đoạn tự giác?

A. Năm 1926

B. Năm 1929

C. Năm 1930

D. Năm 1931

Gợi ý:

Từ năm 1926-1929 hình thức đấu tranh của công nhân cao su nói chung là tự phát, chủ yếu do những người công nhân cùng cảnh ngộ bị áp bức đến cùng cực không còn chịu được nữa, đã cùng nhau đứng lên đấu tranh đòi bọn chủ phải thực hiện những điều chúng đã cam kết. Qua những mỗi cuộc đấu tranh trình độ giác ngộ của người công nhân được nâng lên. Trong các cuộc đấu tranh, bên cạnh những yêu sách về kinh tế, dần dần xuất hiện những yêu sách về chính trị: chống đánh đập, chửi mắng và yêu cầu được đối xử như con người. Dần dần tính tự phát của công nhân cao su giảm đi và các cuộc đấu tranh có tổ chức, quy mô và có lãnh đạo chặt chẽ hơn nhất là sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930).



Câu 43: Sau năm 1945, đến thời điểm nào thì thực dân Pháp hoàn tất việc chiếm lại các đồn điền trồng cao su ở Nam kỳ?

A. Cuối năm 1945

B. Đầu năm 1946

C. Năm 1947

D. Năm 1948

Gợi ý:

Từ cuối năm 1945, thực dân Pháp sau khi phá được vòng vây của quân ta bao quanh Sài Gòn bắt đầu đánh rộng ra các tỉnh ngoại vi xung quanh. Bám theo gót đội quân viễn chinh xâm lược, các công ty tư bản Pháp vội vã quay trở lại Việt Nam và Đông Dương, tái chiếm các cơ sở kinh tế, khôi phục sản xuất kinh doanh, vơ vét tài nguyên và bóc lột sức lao động của công nhân bản địa để làm giàu và phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Đến giữa tháng 2-1946, các chủ công ty cao su Pháp đã hoàn tất việc chiếm lại các đồn điền cao su ở Việt Nam.



Câu 44: Trong kháng chiến chống Pháp, từ thời điểm nào thì Xứ ủy Nam bộ quyết định chọn cán bộ tình nguyện để thành lập Đoàn xung phong phát triển cơ sở trong các đồn điền cao su ở Cao Miên?

A. Tháng 01-1949

B. Tháng 10-1949

C. Tháng 06-1950

D. Tháng 06-1951

Gợi ý:

Tháng 10-1949, giữa phong trào “tích cực chuẩn bị tổng phản công”, Ban công vận Xứ ủy quyết định chọn một số cán bộ tình nguyện để thành lập Đoàn xung phong phát triển cơ sở ở Cao Miên. Xứ ủy quy định các thành viên được chọn phải đạt đủ mấy yêu cầu: đủ tư cách (của một cán bộ, một đảng viên); có trình độ, năng lực (tương đương cán bộ công đoàn cấp tỉnh hoặc huyện); có tinh thần cách mạng; được sự đồng ý và giới thiệu của công vận tĩnh sau đó còn phải qua nhận xét và chấp thuận của Xứ ủy. Số được chọn dự lớp huấn luyện đặc biệt từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng. Thời hạn công tác tại Cao Miên từ 6 đến 8 tháng, “những đồng chí tình nguyện ở lại tiếp sẽ được ở lại sau khi trở về Xứ để dưỡng sức và thụ huấn bổ túc”. Nhiều cán bộ công vận hoạt động nhiều năm tại các đồn điền cao su miền Đông Nam Bộ đã lên đường sang các đồn điền cao su Cao Miên. Họ len lỏi vào từng đồn điền, từng bước gây dựng cơ sở, gây dựng phong trào.



Câu 45: Đại hội đại biểu công nhân cao su Cao Miên trong kháng chiến chống Pháp được triệu tập lần đầu tiên vào thời điểm nào?

A. Tháng 10-1947

B. Tháng 01-1949

C. Tháng 10-1949

D. Tháng 11-1949

Gợi ý

Cuối tháng 10-1949, Đại hội đại biểu công nhân cao su Cao Miên được triệu tập- Hàng trăm đại biểu từ các đồn điền cao su, cả người Việt và người Khơme đã về dự. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ cho phong trào công nhân cao su Cao Miên trong thời gian tới và quyết nghị thành lập Ban quản trị Liên đoàn Cao su Cao Miên gồm 40 người (trên tổng số 1.540 đoàn viên công đoàn). Từ tháng 11-1949, phong trào công nhân cao su Cao Miên phát triển theo chiều hướng ngày càng mạnh mẽ. Công nhân hăng hái tham gia Hội Việt kiều yêu nước, tham gia công đoàn, tham gia lực lượng vũ trang ở đông bắc Campuchia và phá hoại cao su của tư bản Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 1949 đã có 3.000 đoàn viên công đoàn trong tổng số trên 11.000 công nhân người Việt ở 10 đồn điền. Hàng chục cán bộ công đoàn và công nhân cao su đã anh dũng ngã xuống trong quá trình chỉ đạo và thực hiện đấu tranh với địch, phá hoại kinh tế của chúng. Ủy viên Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ Trần Xuân và cán bộ Liên đoàn Cao su Cao Miên Trần Niên đã bị giặc bắn chết trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh của họ cùng với những thành tích vừa đạt được của công nhân cao su Cao Miên, như đánh giá của Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ, đã “đề cao uy tín của ủy ban Dân tộc giải phóng Cao Miên và cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam”.



Câu 46: Đại hội Công đoàn Cao su Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp được tổ chức vào thời điểm nào?

A. Tháng 09-1949

B. Tháng 09-1950

C. Tháng 10-1951

D. Tháng 10-1952

Gợi ý:

Tại hội nghị tháng 9-1949, Xứ ủy Nam Bộ đã nhấn mạnh đến công tác xây dựng, tổ chức công đoàn cao su Nam Bộ, xây dựng một tổ chức công vận thống nhất lãnh đạo phong trào công nhân cao su toàn miền đê đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong các đồn điền. Quán triệt Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy, Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ quyết định triệu tập đại hội Công đoàn Cao su Nam Bộ. Ngày 18-9-1949, Đại hội đại biểu công đoàn cao su Nam Bộ khai mạc tại xã An Điền, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một. Tham dự Đại hội còn có đại biểu Xứ ủy, ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, khu bộ Khu 7 và đại diện các liên trung đoàn có đại đội đặc nhiệm chuyên phá hoại cao su. Thư ký Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ chủ trì Đại hội. Tại Đại hội, các đại biểu thay mặt cho liên đoàn các đồn điền đã báo cáo quá trình xây dựng, trưởng thành và thành tích cụ thể của phong trào công nhân cao su ở mỗi địa phương. Đại hội đã đề ra nhiều nhiệm vụ cơ bản cho phong trào đấu tranh của công nhân cao su các đồn điền, hướng dẫn công nhân các đồn điền “dấn tới trên con đường tranh đấu vì lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc”.



Câu 47: Sau Cách mạng tháng Tám thành công, để quản lý tài sản, ổn định đời sống, công nhân trong các đồn điền cao su Nam bộ và Trung bộ đã thành lập tổ chức mang tên gì?

A. Ủy ban công nhân cách mạng

B. Ban quản trị đồn điền

C. Ủy ban cách mạng lâm thời

D. Cả A và B

Gợi ý:

Sau khi giành được quyền làm chủ trong các đồn điền cao su, công nhân bắt tay vào xây dựng đời sống mới và giải quyết những khó khăn trước mắt như vấn đề lương thực, công ăn việc làm. Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh miền Đông, công nhân trong đồn điền đã thành lập Ban quản trị đồn điền hoặc Ủy ban công nhân cách mạng để bảo vệ và quản lý vườn cây, nhà máy và ổn định đời sống công nhân. Chỉ trong một thời gian ngắn, tình hình trong các đồn điền đã có sự thay đổi rõ rệt. Phối hợp với chính quyền cách mạng địa phương, Ban quản trị và Ủy ban công nhân cách mạng các đồn điền bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Dựa vào chính sách 10 điểm của Mặt trận Việt Minh, công nhân tiến hành tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của tư bản Pháp để lại gồm vườn cây, nhà máy, kho tàng, công sở.



Câu 48: Để tuyên truyền tinh thần yêu nước cho công nhân trong thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Liên đoàn Cao su tỉnh Biên Hòa xuất bản tờ báo mang tên gì?

A. Sinh Lực

B. Cần Lao

C. Đoàn Kết

D. Cao Su

Gợi ý:

Tháng 9-1946, Liên đoàn Cao su tỉnh Biên Hòa được thành lập với 4.000 hội viên. Liên đoàn xuất bản tờ Sinh Lực, phát hành xuống tận phân sở, làng công nhân. Nội dung tờ Sinh lực phong phú, tuyên truyền lòng yêu nước, ý thức giai cấp, hướng dẫn công nhân phối hợp đấu tranh trên địa bàn toàn tỉnh. Liên đoàn còn tổ chức một trung đội dân quân cao su, vũ trang bằng dao găm, lựu đạn, súng trường, làm nhiệm vụ phá hoại cao su của Pháp là chính.



Câu 49: Phong trào đấu tranh của công nhân cao su trong cao trào 1930-1931 được mở đầu bằng cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền?

A. Đồn điền cao su Lộc Ninh

B. Đồn điền cao su Phú Riềng

C. Đồn điền cao su Xa Cam

D. Đồn điền cao su Dầu Tiếng

Gợi ý:

Mở đầu cho cao trào đấu tranh cách mạng của công nhân đồn điền cao su trong giai đoạn này là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, do chi bộ Đông Dương cộng sản đảng ở đây lãnh đạo diễn ra từ ngày 30-1-1930 đến ngày 06-2-1930. Cuộc đấu tranh đã được chuẩn bị chu đáo từ trước cả về vật chất lẫn tinh thần: dự trữ lương thực đề phòng cuộc đấu tranh kéo dài, chuẩn bị vũ khí như búa, dao để nếu cần thì đối phó với địch. Theo sự chỉ đạo của Chi bộ đảng và sự hướng dẫn của Nghiệp đoàn, mỗi công nhân phải mài luôn búa nguyệt cho sắc, phải sắm sẵn một cây gậy và hai bó đuốc. Công nhân tổ rèn trong xưởng cơ khí thuộc ga-ra được giao nhiệm vụ dùng líp ô-tô gãy rèn dao bảng, dao găm,... Đây là cuộc bãi công lớn nhất trong số các cuộc đấu tranh của quần chúng công nhân lúc đó, có tiếng vang trong cả nước. Tiếng vang của “Phú Riềng đỏ” lập tức lan đến những đồn điền cao su lân cận như Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh... thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân trong các đồn điền cao su khác ở miền Đông Nam Bộ.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương