TẬP ĐOÀn cn cao su việt nam công đOÀn cao su việt nam


Câu 245: Đến nay, Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trải qua mấy lần đại hội?



tải về 0.87 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#16605
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Câu 245: Đến nay, Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam trải qua mấy lần đại hội?

  1. 5 lần

  2. 6 lần

  3. 7 lần

  4. 8 lần

Gợi ý:

Đảng bộ khối cơ sở Tổng cục Cao su trực thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội nhiệm kỳ I (1983-1986) đã bầu ra Ban chấp hành gồm 13 đồng chí, Bí thư là đồng chí Dương Văn Anh; Đại hội nhiệm kỳ II (1986-1990) đã bầu ra Ban chấp hành gồm 14 đồng chí, Bí thư là đồng chí Phạm Sơn Tòng; Đại hội Đảng bộ khối cơ sở Tổng Công ty Cao su Việt Nam nhiệm kỳ III (1991-1995) có 100 đại biểu tham dự, Ban chấp hành gồm 17 đồng chí, Bí thư là đồng chí Trương Văn Cao; Đại hội nhiệm kỳ IV (1996-2000) từ ngày 27 - 28/3/1996, có 114 đại biểu tham dự, Ban chấp hành gồm 19 đồng chí, Bí thư là đồng chí Dương Kỳ Trung; Đại hội nhiệm kỳ V (2000-2005), từ ngày 08 -09/12/2000 có 120 đại biểu tham dự đại diện cho 17 cơ sở đảng trực thuộc, Ban chấp hành gồm 15 đồng chí, Bí thư là đồng chí Trần Ngọc Thành; Đại hội nhiệm kỳ VI (2005-2010) từ ngày 01 -03/11/2005 có 160 đại diện cho 17 cơ sở đảng trực thuộc, Ban chấp hành có 17 đồng chí, Bí thư là đồng chí Lê Mười. Đến năm 2007 đổi tên thành Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và chuyển về trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương, đồng chí Lê Quang Thung được chỉ định là Bí thư thay đồng chí Lê Mười nghỉ hưu; Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nhiệm kỳ VII (2010-2015) từ ngày 29-30/7/2010 có 150 đại biểu tham dự đại diện cho 29 cơ sở đảng trực thuộc, Ban chấp hành có 21 đồng chí, Bí thư là đồng chí Trần Ngọc Thuận.



Câu 246: Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư phát triển khu công nghiệp trên mấy tỉnh, thành phố?

A. 3 Tỉnh, Thành phố

B. 4 Tỉnh, Thành phố

C. 5 Tỉnh, Thành phố

D. 6 Tỉnh, Thành phố

Gợi ý:

Hiện nay, Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đầu tư phát triển khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố sau: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Hải Dương.



Câu 247: Năm 1985, Liên hoan Thanh niên tiên tiến ngành Cao su lần thứ nhất được tổ chức ở đâu?

A.   Khu nghỉ mát Bàu Sen, Tỉnh Long Khánh.

B.   Khu nghỉ mát Bàu Sen, Tỉnh Đồng Nai.

C. Khu nghỉ mát Xà Bang, Tỉnh Bà Rịa.

D. Khu nghỉ mát Xà Bang, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Gợi ý:

Rừng Bàu Sen nằm trên vùng sình lầy quanh năm ngập nước, với diện tích khoảng 120ha (dài khoảng 3.000m, rộng chừng 400m), độ sâu trung bình 3,5m. Từ đầu những năm 1980, khu vực phía nam rừng Bàu Sen đã được Công ty cao su Đồng Nai khai phá, xây dựng thành nơi nghỉ mát, với những vườn hoa, cây cảnh, nhà thủy tạ, hồ sen…, Năm 1983 Ủy Ban Nhân Tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định 1050/QĐ-UBT xếp hạng bảo vệ di tính lịch sử khu căn cứ Bàu Sen. Vào năm 1985 lần đầu tiên Tổng Công ty Cao su Việt Nam tổ chức Liên hoan Thanh niên tiên tiến ngành Cao su tại khu nghỉ mát Bàu Sen với sự tham gia của hơn 500 đoàn viên thanh niên toàn ngành để phát động phong trào thanh niên thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu 1.000.000 tấn mủ cao su/năm với khẩu hiệu “ Ra sức trồng và sản xuất thật nhiều cao su cho Tổ quốc” (Phát biểu chỉ đạo của Đ/c Lê Duẫn, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng về thăm và làm việc tại Tổng cục cao su Việt Nam). Đến nay đã tổ chức được 13 lần Liên hoan.



Câu 248: Nghị quyết 281/NQ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có phần nói nhiệm vụ của ngành Cao su Việt Nam được ban hành vào thời gian nào?

A. 02-12-1985

B. 12-12-1985

C. 20-12-1985

D. 22-12-1985

Gợi ý:

Nghị quyết 281/NQ-HĐBT ngày 12-12-1985 của Hội đồng Bộ trưởng trong đó có phần nói nhiệm vụ của ngành Cao su Việt Nam như sau “… nhanh chóng phát triển ngành sản xuất cao sut hiên nhiên thành ngành sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa mang tính chất công- nông nghiệp, đi từ khâu sản xuất nguyên liệu đến chế biến công nghiệp và phân phối lưu thông (kể cả xuất khẩu), phấn đấu đạt sản lượng 1 triệu tấn mủ cao su trên diện tích định hình khoảng 600.000 ha trong thời gian sớm nhất. Trước mắt phấn đấu đến năm 2000 trồng xong 600.000 ha để đạt sản lượng từ 500.000 – 600.000 tấn mủ. Muốn vậy, trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990, phải trồng tối thiểu 160.000 ha theo hiệp định đã ký với 6 nước xã hội chủ nghĩa”.

Câu 249: Giải thưởng “Sao vàng Cao su” lần đầu tiên được được tổ chức vào năm nào, ở đâu?

A. Năm 2003, tại TP Hồ Chí Minh

B. Năm 2003, tại TP Đà Lạt

C. Năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh

D. Năm 2004, tại TP Đà Lạt

Gợi ý:

Trên cơ sở Đại hội Đại biểu Hội Doanh nghiệp trẻ Tổng Công ty Cao su Việt Nam tại Hội trường Tổng Công ty Cao su Việt Nam vào ngày 07-9-2003 với 120 Đại biểu tham dự. Nhằm tôn vinh các nhà doanh nghiệp, quản lý trẻ đã góp phần tích cực trong việc tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngành Cao su. Từ 10-11/7/2004, tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Lần đầu tiên Hội Doanh nghiệp trẻ Tổng Công ty Cao su Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu, gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, quản lý trẻ và Lễ trao giải thưởng “Sao vàng Cao su” lần thứ I cho 10 nhà quản lý trẻ xuất sắc trong toàn ngành với khẩu hiệu hành động “Doanh nghiệp trẻ; quản lý trẻ quyết tâm thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi; góp phần xây dựng và phát triển ngành Cao su vì mục tiêu – Công nhân giàu; Tổng Công ty mạnh”. Đến nay đã tổ chức được 10 lần.



Câu 250: Chương trình “Ánh sáng Công đoàn” của Công đoàn Cao su Việt Nam được sử dụng để hỗ trợ hoạt động nào?

A. Hỗ trợ máy phát điện, pin năng lượng mặt trời

B. Hỗ trợ các dự án nước sạch

C. Hỗ trợ xây dựng, mua sắm trang thiết bị nhà trẻ

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Gợi ý:

Chương trình “Ánh sáng công đoàn” được Công đoàn Cao su Việt Nam triển khai thực hiện từ cuối năm 2011 đến nay. Chương trình tạo nên hiệu quả rất tốt đối với vai trò của tổ chức công đoàn, nội dung của chương trình hết sức phong phú và đa dạng như: hỗ trợ các công trình thủy điện, điện mặt trời, nước sạch qui mô nhỏ cho các đơn vị khó khăn, hỗ trợ trang thiết bị nhà trẻ, mẫu giáo cho các đơn vị vùng sâu, vùng xa…, với tổng kinh phí đã thực hiện đến cuối năm 2013 là hơn 860 triệu đồng.



Câu 251: Ngành Cao su ban hành Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác trồng mới, chăm sóc và khai thác được áp dụng chính thức vào năm nào?

A. Năm 1989

B. Năm 1990

C. Năm 1993

D. Năm 1997

Gợi ý:

Để nâng cao vị trí công tác quản lý kỹ thuật trong Ngành Cao su. Quy trình “Trồng mới – Chăm sóc và khai thác Cao su” lần đầu tiên ra đời vào năm 1990 được áp dụng chính thức trong toàn ngành. Qua quá trình liên tục cập nhật các tiến bộ trong công tác khoa học kỹ thuật về cây cao su, Quy trình đã được bổ sung, sửa đổi mới và ban hành lần thứ 2 năm 1997, lần thứ 3 năm 2004, lần thứ 4 năm 2012 theo quyết định số 497/QĐ-CSVN ngày 25-12-2012 và bắt đầu áp dụng từ ngày 01-01-2013 với tên gọi là “Quy trình kỹ thuật cây cao su”.



Câu 252: Trong giai đoạn phát triển cao su đến vùng đất mới. Đơn vị nào trong ngành Cao su có tốc độ phát triển cao su nhanh nhất (diện tích trồng cây cao su nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất).

A. Công ty CP Cao su Lai Châu.

B. Công ty CP Cao su Sơn La.

C. Công ty CP cao su Việt – Lào.

D. Công ty Cổ phần Cao su Chư Sê – Kampong Thom.

Gợi ý:

Từ năm 2005, ngành Cao su phát triển diện tích cao su đến những vùng đất mới ngoài vùng truyền thống như: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nhiều Công ty Cổ phần được thành lập mới như Công ty CP cao su Việt – Lào, Công ty Cổ phần Cao su Chư Sê – Kampong Thom, Công ty CP Cao su Sơn La,.... Để triển khai dự án đúng tiến độ đề ra, các Công ty đã nỗ lực khai hoang, trồng mới hoàn thành kế hoạch. Theo đó, Công ty CP cao su Việt – Lào trong giai đoạn 2005-2008 đã hoàn thành dự án với diện tích 10.016,56 ha, riêng năm 2006 đã trồng 5.499,42 ha bằng stum trần là đa số. Công ty Cổ phần Cao su Chư Sê – Kampong Thom trong giai đoạn 2010-2013 đã hoàn thành 13.883,20 ha, riêng năm 2013 đã trồng 4.539,12 ha bằng stump bầu trong thời gian 1,5 tháng (07/6 – 23/7/2013) với chất lượng trồng mới đạt tỷ lệ sống là 99,6% và giữ kỷ lụt về tốc độ phát triển cao su nhanh nhất của ngành cao su.



Câu 253: Chỉ tiêu phát triển diện tích cây cao su đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bao nhiêu ha?

A. 430.000 ha

B. 450.000 ha

C. 480.000 ha

D. 500.000 ha

Gợi ý:

Theo quyết định 514/QĐ-TTg ngày 02-05-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2011-2015) của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, trong đó chỉ tiêu về diện tích cây cao su đến năm 2015 là 500.000 ha. Tính đến cuối năm 2013, diện tích cây cao su Tập đoàn đang quản lý là 392.238 ha, trong đó diện tích cao su khai thác là 168.580,22 ha, diện tích cao su kiến thiết cơ bản là 179.659,9 ha, diện tích trồng mới tái canh là 43.998,81 ha. Hiện nay chương trình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su của Chính phủ tạm dừng và việc thay đổi chính sách đất đai của các nước Lào, Campuchia. Do đó để thực hiện chỉ tiêu phát triển diện tích cao su theo kế hoạch là rất khó khăn, vì vậy Tập đoàn kiến nghị điều chỉnh quy mô diện tích cao su đến năm 2015 cò từ 430.000 ha và có thể lên 450.000 ha nếu được cho phép tiếp tục thực hiện việc chuyển đất rừng nghèo kiệt sang trồng cao su ở một số tỉnh như Đăk Lăk, Kon Tum, Lâm Đồng,…



Câu 254: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam được Tổng cục Hải Quan công nhận là doanh nghiệp gì?

A. Doanh nghiệp uy tín xuất khẩu.

B. Doanh nghiệp uy tín.

C. Doanh nghiệp ưu tiên xuất khẩu.

D. Doanh nghiệp ưu tiên.

Gợi ý:

Theo Thông tư số 63/2011/TT-BTC ngày 13-5-2011 và Thông tư số 105/2011/TT-BTC ngày 12/07/2011 của Bộ Tài chính Quy định về việc áp dụng thí điểm chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện, trong đó có Doanh nghiệp được ưu tiên trong xuất khẩu hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần tuý Việt Nam, có kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 70 triệu đô la Mỹ /01 năm. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu cao su từ năm 2007 đến nay của Tập đoàn luôn vượt trên 01 tỷ đô la Mỹ/năm, do đó Tập đoàn đã đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên. Ngày 14/01/2012 Tổng cục Hải quan ra quyết định số 49/QĐ-TCHQ về việc công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, với thời hạn 12 tháng, trong cả nước có 12 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. Trong quá trình thực hiện Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Thông tư và Tập đoàn liên tiếp được gia hạn, lần gia hạn gần nhất từ ngày 14-01-2014 với thời hạn 36 tháng. Đến nay cả nước có 16 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp ưu tiên, đây đều là những doanh nghiệp được đánh giá là tuân thủ pháp luật tốt và có quy trình kiểm soát hiện đại, có yêu cầu đặc biệt về quy trình sản xuất và quản lý sản phẩm.



Câu 255: Kết quả cuộc vận động sáng tác Thơ - Ký - Nhạc về ngành cao su Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống ngành Cao su (28/10/1929 - 28/10/2013) là?

A. 350 Thơ - 51 Ký - 240 Nhạc

B. 350 Thơ - 51 Ký - 244 Nhạc

C. 351 Thơ - 50 Ký - 240 Nhạc

D. 351 Thơ - 50 Ký - 244 Nhạc

Gợi ý:

Vào ngày 27-12-2012, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có thông báo số 3356/TB-CSVN về việc mở cuộc vận động sáng tác Thơ - Ký - Nhạc về ngành cao su Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 116 năm cây cao su có mặ ở Việt Nam, tiến tới kỷ niệm 84 năm ngày truyền thống ngành Cao su (28/10/1929-28/10/2013). Qua hơn 7 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 350 Thơ, 51 Ký, 244 Nhạc trong đó có 120 bài ca khúc trữ tình, 80 ca khúc truyền thống và 44 bài vọng cổ. Kết quả của Hội đồng Thẩm định Tuyển chọn đã quyết định trao giải như sau: Thể loại thơ: 15 giải A và 28 giải B; Thể loại ký: 10 giải A và 17 giải B; Thể loại nhạc truyền thống: 10 giải A và 3 giải B; Thể loại nhạc trữ tình: giải 10 và 10 giải B; Thể loại vọng cổ: 06 giải A và 12 giải B.







tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương