TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi


Sự giống nhau về thành phần loài



tải về 0.5 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31227
1   2   3   4   5   6   7

4.1.3 Sự giống nhau về thành phần loài


Mức độ giống nhau giữa các khu hệ chim của hai khu vực được khảo sát thuộc hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn được đo bằng chỉ số Sorenson (Sorenson's Similarity Index (Magurran 1988). Chỉ số đó được tính theo công thức sau:

Cs = __2j__

(a + b)
Trong đó: j = Số lượng các loài mà hai khu vực đều có

a = Tổng số loài ghi nhận ở khu vực A

b = Tổng số loài ghi nhận ở khu vực B
Giá trị chỉ số này càng cao (tức là càng gần với 1) thì hai khu hệ chim được so sánh càng giống nhau.

Với số loài ghi nhận được ở Thượng Hóa và Hóa Sơn lần lượt là 143 và 121. Trong đó hai khu vực có chung với nhau 105 loài, giá trị chỉ số Sorenson thu được là 0.795. Giá trị này tương đối cao cho thấy khu hệ chim ở Thượng Hóa và Hóa Sơn khá tương đồng.


4.1.4 Tiêu chí Vùng chim quan trọng


Kẻ Bàng, bao gồm cả phần mở rộng của VQG PN-KB, có bốn trong số bảy loài chim phân bố hẹp được xác định của Vùng chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ, trong đó có loài Khướu đá mun – một loài phân bố hẹp tại sinh cảnh rừng trên núi đá vôi ở miền Trung Việt Nam và khu vực tiếp giáp của Lào. Tại Vùng chim quan trong Kẻ Bàng, Khướu đá mun khá phổ biến ở khu vực rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (Tordoff ed. 2002). Ba loài phân bố hẹp khác là Trĩ sao, Khướu mỏ dài và Chích chạch má xám, trong đó loài Chích chạch má xám lần đầu tiên được ghi nhận cho Vùng chim quan trọng Kẻ Bàng trong đợt khảo sát lần này (xem Bảng 4).

Kẻ Bàng, bao gồm cả phần mở rộng của VQG PN-KB, có ghi nhận 14 trên tổng số 30 loài chỉ phân bố trong phạm vi Đơn vị Địa sinh học Rừng ẩm nhiệt đới Đông Dương 09 (Biome 09) (Tordoff et al. 2003). Ngoài ra, vùng khảo sát còn ghi nhận sự phân bố của loài Vooc Hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis, đây là tiêu chí thứ cấp trong các tiêu chí để xác định Vùng chim quan trọng. Loài linh trưởng này chỉ phân bố ở vùng rừng trên núi đá vôi miền Trung Việt Nam và khu vực tiếp giáp của Lào (Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị, Khu bảo tồn Đa danh sinh học quốc gia Hin Nậmnô của Lào).


Bảng 4: Các loài chim đáp ứng tiều chí Vùng chim quan trọng (IBA) tại vùng Kẻ Bang và tại khu vực khảo sát
Loài

Tiêu chí IBA


Tình trạng bảo tồn

Kẻ Bàng IBA

Khu vực khảo sát

Trĩ sao

Rheinardia ocellata

A1, A2

NT,RRS

X

[X]

Gà so ngực gụ

Arborophila charltonii

A1

NT

X

X

Gõ kiến xanh cổ đỏ

Picus rabieri

A1, A3

NT

X




Hồng hoàng

Buceros bicornis

A1

NT

X

[X]

Niệc nâu

Anorrhinus austeni

A1, A3

NT

X

X

Thiên đường đuôi đen Terpsiphone atrocaudata

A1

NT

X




Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

A1, A2

NT, RRS

X

X

Khướu mun

Stachyris herbeti

A1, A2

NT, RRS

X

X

Chích chạch má xám

Macronous kelleyi

A2

RRS




X

Ghi chú: [ ] = ghi nhận chưa chắc chắn.

Tiêu chí nhóm A1: Các loài bị đe dọa toàn cầu: Phân hạng này gồm các loài chim có tình trang bảo tồn ở cấp độ Rất nguy cấp, nguy cấp và sắp nguy cấp, gần bị đe dọa hoặc thiếu dẫn liệu theo phân loại của BirdLife International (2011).

Tiêu chí nhóm A2: Loài phân bố hẹp: Phân hạng này gồm các loài chim có vùng phân bố dưới 50,000 km2.

Tiêu chí nhóm A3: Tập hợp các loài phân bố giới hạn trong một đơn vị địa sinh học: Phân hạng này áp dụng cho các nhóm loài chim có vùng phân bố chung lớn hơn 50,000 km2, nhưng vẫn nằm hoàn toàn hoặc phần lớn trong diện tích một đơn vị địa sinh học, và do đó có tầm quan trọng quốc tế.

Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương