MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn



tải về 85.06 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích85.06 Kb.
#39298
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỔ TRỢ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỆM KHU VỰC PHONG NHA - KẺ BÀNG

TS. Võ Khắc Sơn

Phó Trưởng phòng Quản lý Khoa học

Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Phát triển và ứng dụng KH&CN là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ KH&CN đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển KH&CN.

Phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của các ngành, các cấp, của đội ngũ cán bộ KH&CN trong tỉnh, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Chiến lược Phát triển KH&CN của tỉnh đến năm 2020 nhằm mục tiêu bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng và phát triển năng lực KH&CN đạt trình độ trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực, đổi mới căn bản cơ chế quản lý KH&CN của tỉnh.

Xuất phát từ phương hướng chỉ đạo đó, công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những bước chuyển biến và đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng trong các ngành sản xuất, điều tra đánh giá được nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều đề tài nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ khoa học giúp cho Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; triển khai và cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, là một khu vực chứa đựng nhiều giá trị có ý nghĩa khu vực và toàn cầu, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trong đó các giá trị về địa chất địa mạo và giá trị đa dạng sinh học được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá có giá trị khoa học cao. Chính điều này đã đặt ra có công tác nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm phát hiện và bảo tồn các giá trị đặc hữu, đặc trưng của Phong Nha – Kẻ Bàng, bên cạnh đó cũng đặt ra cho chúng ta đứng trước nhiệm vụ khó khăn đó là vừa bảo tồn các giá trị bản địa nhưng cũng vừa phải phát triển phục vụ cho các chương trình kinh tế - xã hội của địa phương. Chính vì vậy, bảo tồn và phát triển vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng là trách nhiệm của các cấp chính quyền, sự tham gia của người dân, sự đóng góp của các ngành, trong đó KH&CN với công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ KH&CN đã góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng .

Có thể nói trong 10 năm qua, đặc biệt trong năm năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KH&CN đã được đẩy mạnh tại vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều giá trị khoa học và giá trị đặc hữu, có ý nghĩa toàn cầu đã được phát hiện, đặc biệt là các giá trị về sinh cảnh và đa dạng sinh học, những phát hiện mới về hang động đã được công bố và đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế, được các nhà khoa học đánh giá cao về giá trị đặc hữu, quý hiếm và tính mới trên phạm vi trong nước và thế giới. Các giá trị về văn hóa truyền thống, phát triển du lịch trong vùng đệm khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng cũng được nghiên cứu và đã đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tại vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng theo hướng phát triển bền vững.

Giá trị về địa chất, địa mạo là một trong những tiêu chí đầu tiên để Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới, các nghiên cứu về địa chất, địa mạo được thực hiện chủ yếu bởi Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trần Nghi, Tạ Hòa Phương, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Phan Duy Ngà). Kết quả nghiên cứu về địa chất, địa mạo cho thấy Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi tập trung những tính chất đa dạng địa chất, địa hình, địa mạo, sinh thái và sinh học của thiên nhiên. Nơi đây còn hiển diện những dấu ấn đậm nét của lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ Devon đến nay trải qua 4 chu kỳ kiến tạo: Devon, Devon muộn - Cacbon sớm, Cacbon - Permi và Mesozoi.

Giá trị về đa dạng sinh học cũng được các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao, trong đó phát hiện nổi bật và đặc trưng đặc hữu nhất của Phong Nha - Kẻ Bàng là phát hiện quần thể Bách xanh đá (Calocedrus rupestris) - được xem là cổ sơ và quý hiếm còn sót lại lớn nhất ở Việt Nam, với kiểu rừng độc nhất không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất là rừng nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim và sự phát hiện loài Chuột đá Trường Sơn (Laonastes aenigmamus), một đại diện sống duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae được xem là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Đây là loài mới phát hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng và là loài mới bổ sung vào danh lục thú Việt Nam thuộc giống chuột Trường Sơn (Laonestes), họ chuột Trường Sơn (Diatomyidae). Việc phát hiện loài chuột Trường Sơn, là một trong các ghi nhận quan trọng về đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia và cho thế giới. Ghi nhận đã khẳng định nhóm động vật này không chỉ sinh sống giới hạn ở Lào mà còn cả ở Việt Nam.

Bên cạnh các nghiên cứu có giá trị khoa học phục vụ cho công tác đánh giá, phát hiện những giá trị đặc trưng, đặc hữu của khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, trong 10 năm qua các nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh ở các lĩnh vực khác nhau cũng đã góp phần không nhỏ hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thực hiện Chương trình: “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi”, từ năm 2006 đến năm 2009, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Quảng Bình đã thực hiện dự án: “Ứng dụng công nghệ mô hom trong sản xuất giống cây lâm nghiệp cao sản phục vụ phát triển trồng rừng tại Quảng Bình” với mục tiêu nhằm sản xuất giống cây lâm nghiệp giâm hom và mô hom có chất lượng, rút ngắn thời gian trồng rừng phục vụ cho trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Bình. Dự án đã sản xuất được 300.000 cây giâm hom và 450.000 mô hôm và trồng thử nghiệm 20ha cây lâm nghiệp (bạch đàn và keo lai) tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh góp phần cung cấp giống cây lâm nghiệp có chất lượng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, tạo thêm sinh kế cho người dân.

Năm 2006 - 2008, Sở Công nghiệp Quảng Bình (nay là Sở Công Thương) đã chủ trì thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xã miền núi Sơn Trạch - Bố Trạch phục vụ du lịch” nhằm mục tiêu khôi phục lại và tạo ra các mô hình ngành nghề thủ công mỹ nghệ có giá trị truyền thống tại địa phương phục vụ du lịch góp phần giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân trong vùng, đa dạng hóa ngành nghề nông thôn, qua đó hạn chế được việc vào rừng sắn bắn và phá hoại động thực vật quý hiếm có giá trị khoa học cần bảo tồn của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đề tài: “Xây dựng mô hình phát triển cây Sa nhân ở vùng miền núi tỉnh Quảng Bình” được Trung tâm nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thực hiện năm 2006 đến năm 2009 đã điều tra đánh giá thực trạng và sự phân bố, điều kiện sinh trưởng phát triển về loài cây dược liệu có nhiều giá trị được sử dụng trong Đông Y và trong ngành dược, được người dân sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh như đau bụng, phụ nữ sau khi sinh. Bên cạnh đó, Sa nhân là loại cây cho quả có giá trị kinh tế cao ở các vùng miền núi và việc khai thác quả Sa nhân không tác động đến tài nguyên rừng, cân bằng sinh thái. Đề tài đã xây dựng hai mô hình trồng cây Sa nhân sản xuất giống và trồng vùng nguyên liệu cung cấp quả Sa nhân làm nguyên liệu cho thị trường nhằm bảo tồn một loài cây thuốc quý, hạn chế tác động lên tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm cải thiện sinh kế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư các xã vùng miền núi Quảng Bình. Kết quả của đề tài còn cung cấp cơ sở khoa học giúp chính quyền địa phương và người dân phát triển các giống cây rừng có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao góp phần bảo tồn và phát triển những giống loài cây đặc hữu ở vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Năm 2011, Dự án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức hai đợt khảo sát nhằm xác định và mô tả đặc điểm điển hình của thảm thực vật và hệ động, thực vật vùng để đánh giá giá trị đa dạng sinh học. Qua hoạt động nghiên cứu thực địa, các nhà khoa học, các chuyên gia đã ghi nhận và xây dựng danh lục 598 loài thực vật bậc cao thuộc 386 chi và 127 họ; xác định và mô tả được 15 kiểu quần xã thực vật; phát hiện được 58 nhóm loài thuộc 7 lớp, 22 bộ động vật không xương sống tại 21 hang động và vùng mở rộng tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài ra, các nhà khoa học đã ghi nhận 159 loài chim, 212 loài cá, cùng hàng trăm loài bò sát, ếch nhái và dơi tại khu vực Phong Nha.

Nhằm bảo tồn nguồn gen của các giống vật nuôi bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, năm 2008, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi đã chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, hiệu quả kinh tế, xác định hướng sử dụng giống lợn Khùa ở vùng miền núi tỉnh Quảng Bình” với mục tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất sinh sản của lợn Khùa; đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn Khùa và xác định hướng sử dụng giống lợn Khùa tại vùng miền núi Quảng Bình nói chung và tại xã Trung Hóa, huyện Minh Hóa trong khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả của đề tài đã đánh giá, lựa chọn được giống thuần lợn Khùa bản địa, nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng sinh sản của giống lợn Khùa, xây dựng mô hình lai giống lợn Khùa thuần và lai giống giữa lợn Khùa thuần với lợn đực rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt lợn lai. Kết quả của đề tài đã góp phần bảo tồn giống lợn Khùa bản địa và cung cấp giống lợn Khùa có chất lượng ra thị trường, tạo được giống lợn mới thúc đẩy ngành nghề chăn nuôi phát triển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trên lĩnh vực thủy sản, các kết quả điều tra nghiên cứu của các nhà ngư học đã đánh giá được những giá trị khoa học và xác định những loài cá mới của khu hệ cá tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Năm 2006, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thái Tự cùng nhóm cộng sự thuộc Trường Đại học Vinh đã thực hiện đề tài: “Điều tra, nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt có giá trị kinh tế ở Quảng Bình, giải pháp bảo tồn và ương nuôi” với mục tiêu xác định thành phần các loài cá, đặc điểm hình thái phân bố, xác định các loài cá kinh tế và các loài cá quý hiếm ghi nhận trong Sách Đỏ Việt Nam tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả của đề tài đã điều tra, sưu tầm được 212 loài và phân loài cá nằm trong 38 họ thuộc 10 bộ khác nhau tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó xác định được 34 loài cá có giá trị kinh tế cao cần bảo tồn. Xây dựng mô hình ương nuôi và nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá mát, cá lăng… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu đánh giá các đe dọa đến đa dạng sinh học tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học cá nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn các loài cá quý hiếm, đồng thời nhân rộng các mô hình nuôi trồng các loài cá kinh tế cung cấp cho thị trường.

Thực hiện Nghị quyết 30A của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và thực hiện có hiệu quả, tạo được sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã nghèo vùng miền núi, hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả trên các xã miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh. Năm 2009 - 2011, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã chủ trì thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế hộ, trang trại cho các vùng định canh, định cư và kinh tế mới ở hai huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá tỉnh Quảng Bình” với mục tiêu điều tra, nghiên cứu, đánh giá tình hình phát triển kinh tế hộ, trang trại và lựa chọn các mô hình sản xuất, công thức canh tác phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế hộ, trang trại bền vững cho các vùng định canh định cư và kinh tế mới ở hai huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá, trong đó có các xã thuộc vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế hộ, trang trại tại 2 huyện miền núi, xây dựng 04 mô hình nông lâm ngư kết hợp (mô hình “trồng lạc năng suất cao”, mô hình “trồng cỏ VA06”, mô hình “nuôi gà thả vườn”, mô hình “nuôi cá nước ngọt”) ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao kiến thức cho người dân làm kinh tế hộ gia đình và trang trại, từ đó làm cơ sở nhân rộng cho người dân trong vùng tham gia phát triển kinh tế, ổn định nơi ở, an tâm phát triển sản xuất một cách bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân vùng miền núi trên địa bàn tỉnh.

Các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực KH&CN đã góp phần bảo tồn được các loài cây, con có giá trị đặc hữu tại vùng đệm khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng, đồng thời xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế của địa phương và khu vực tạo ra sinh kế, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân trong vùng.

Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nhiều kết quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn giữa giá trị truyền thống và yếu tố hiện đại trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng và phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng thời nâng cao nhận thức góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh và giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân trong tỉnh và giới thiệu hình ảnh của Quảng Bình với bên ngoài. Năm 2005 - 2006, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình chủ trì thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và bảo tồn những giá trị văn hoá các dân tộc vùng Phong Nha - Kẻ Bàng”, đề tài đã nghiên cứu, điều tra thực trạng những tập tục văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc vùng Phong Nha - Kẻ Bàng, trên cơ sở đó đã đưa ra các giải phải nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa các dân tộc trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Và gần đây, Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế tiến hành nghiên cứu trong thời gian 2 năm (2008 - 2009) với đề tài: “Nghiên cứu biến đổi văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số Quảng Bình - Các giải pháp bảo tồn và phát huy” với mục tiêu nghiên cứu quá trình biến đổi văn hóa của các dân tộc thiểu số trong vùng trước tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của vùng, dưới tác động của thời gian và quá trình giao thoa của các nền văn hóa. Qua đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp vừa bảo tồn những giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số, vừa phát huy được ảnh hưởng tích cực của quá trình phát triển kinh tế trong vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Thực hiện chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo cơ hội tiếp thu các kiến thức giáo dục mới cho đồng bào dân tộc cũng như phục vụ cho quá trình dạy và học của giáo viên và con em vùng dân tộc, năm 2009 Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình chủ trì đề tài: “Nghiên cứu vấn đề song ngữ dân tộc thiểu số, phục vụ công tác phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình” tại các xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch), xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh) và các xã: Thượng Hoá, Hoá Sơn, Dân Hoá, Trọng Hoá (huyện Minh Hoá) thuộc vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Mục tiêu của đề tài là điều tra, đánh giá tình hình song ngữ, đặc biệt là khả năng sử dụng tiếng Việt của hai cộng đồng ngôn ngữ Bru-Vân Kiều và Chứt thuộc vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình dưới góc độ xã hội học - ngôn ngữ. Qua đó phân tích các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong việc truyền dạy tiếng Việt, cũng như việc phát triển ngôn ngữ bản địa, đề xuất các giải pháp giáo dục song ngữ, góp phần thực hiện chính sách ngôn ngữ và các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình. Kết quả của đề tài đã xây dụng được bộ sách song ngữ Việt - Bru-Vân Kiều phục vụ cho quá trình dạy và học của đồng bào dân tộc thiểu số, bên cạnh đó đề tài đã đưa ra được các giải pháp giáo dục song ngữ và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình góp phần thực hiện chính sách ngôn ngữ và các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

Bên cạnh các giá trị văn hóa, bản sắc các dân tộc thiểu số trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng được tiến hành nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể nhằm bảo tồn các nét đẹp văn hóa truyền thống, thì một số nghiên cứu khác trên lĩnh vực du lịch đã phát huy và phát hiện được giá trị tiềm tàng, những vẻ đẹp tiềm ẩn cần được khai thác phục vụ phát triển du lịch. Năm 2008 - 2009, Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học, Công nghệ Quảng Bình chủ trì đề tài: “Nghiên cứu hướng phát triển các loại hình du lịch để hình thành các tour du lịch dài ngày nội tỉnh” với mục tiêu xây dựng các tour du lịch mới dài ngày trên cơ sở phát huy lợi thế, khai thác được các giá trị về cảnh quan, địa mạo và giá trị thiên nhiên của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, qua đó góp phần thúc đẩy ngành Du lịch Quảng Bình phát triển, liên kết với nhiều mạng lưới du lịch trong cả nước để du lịch Quảng Bình nói chung và du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng thực sự là điểm đến có nhiều ấn tượng của khách du lịch trong nước và ngoài nước.

Trong công tác ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương thực hiện có hiệu quả, nhiều quy trình kỹ thuật công nghệ mới đã phổ biến cho người dân trong các lĩnh vực kinh tế nhằm nâng cao năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi, đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng trong vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, như mô hình sản xuất nấm ăn, nấm thương phẩm tại các xã huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh trong vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân trong xã, tận dụng được nguồn liệu liệu tại chỗ, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống người lao động. Mô hình nhân rộng nuôi gà Sao thương phẩm, gà H’Mông, gà Ai Cập đẻ trứng tại huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tận dụng thời gian nhàn rỗi, nâng cao thu nhập cho người nông dân từng bước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

Có thể nói, công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ KH&CN trong thời gian qua đã có những đóng góp nhất định trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy nhiên, để KH&CN thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng đệm khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng cần phải thực hiện các giải pháp về KH&CN sau đây:



Thứ nhất, cần có sự quan tâm, đầu tư phát triển KH&CN của các ngành, các cấp. Phải thực sự coi trọng KH&CN là quốc sách hàng đầu.

Thứ hai, đổi mới công tác quản lý nhà nước về KH&CN và các tổ chức KH&CN, xã hội hóa công tác nghiên cứu khoa học, khuyến khích người dân tham gia nghiên cứu, ứng dụng KH&CN.

Thứ ba, đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN.

Thứ tư, đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy tiến bộ KH&CN, ứng dụng thành quả KH&CN vào sản xuất và đời sống.

Thứ năm, xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN. 

Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nơi chứa đựng nhiều giá trị khoa học mang tính toàn cầu về địa chất, địa mạo, các giá trị về đa dạng sinh học, các giá trị về cảnh quan, du lịch. Dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội những giá trị đó đang đứng trước thách thức giữa bảo tồn và phát triển, phát triển như thế nào để giữ được những giá trị nguyên sơ của nó, bảo tồn được những giá trị đặc trưng, đặc hữu của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Điều đó đòi hỏi công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh hơn nữa, cần có sự kết hợp nghiên cứu, khảo sát của các chuyên gia trong nước và nước ngoài, sự tham gia của chính quyền địa phương và đặc biệt vai trò tham gia của người dân cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy được những giá trị đặc trưng của Phong Nha – Kẻ Bàng và đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực. Bên cạnh đó, cùng với công tác nghiên cứu khoa học thì việc ứng dụng tiến bộ KH&CN cần được đẩy mạnh và đi sâu vào từng gia đình, từng ngõ xóm trong và ngoài khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.




Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa

tải về 85.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương