TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi


Những đề xuất về bảo tồn 6.1. Các khía cạnh về quản lý



tải về 0.5 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31227
1   2   3   4   5   6   7

6. Những đề xuất về bảo tồn

6.1. Các khía cạnh về quản lý


Vùng mở rộng của VQG PN-KB trong phạm vi hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn với diện tích khoảng hơn 30.000ha, trong đó xã Thượng hóa 28.000ha, xã Hóa Sơn 8.000ha. Trên thực tế, kế hoạch mở rộng này mới chỉ thể hiện trên giấy mà chưa được thể hiện trên thực địa. Việc xác định ranh giới và đóng mốc ranh giới trên thực địa chưa được triển khai. Điều đó có thể thấy kiểm lâm ở các trạm bảo vệ rừng ở hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, và người dân thuộc phần mở rộng chỉ biết ranh giới trên thực địa một cách mơ hồ.

Một số chương trinh hành động đề xuất liên quan như sau:



  • Các cuộc hội thảo về xác định ranh giới của vườn quốc gia ở cấp huyện và xã phải được tổ chức với các bên liên quan ở địa phương mà họ là chủ sở hữu về sử dụng đất đai ở phần mở rộng;

  • Phải triển khai chương trình xác định và đóng mốc ranh giới với sự tham gia của chính quyền địa phương, đại diện cộng đồng địa phương và ban quản lý của Vườn quốc gia

6.2. Săn bắn và khai thác gỗ


Đề xuất các hành động quản lý

  • Nghiên cứu về săn bắn, khai thác gỗ và buôn bán động vật hoang dã ở vùng đệm của vườn quốc gia, bao gồm cả phần mở rộng;

  • Xây dựng và triển khai kế hoạch tuần tra của kiểm lâm liên quan đến bảo vệ rừng và động vật hoang dã;

  • Thực thi pháp luật và quy chế quản lý VQG PN-KB liên quan đên các hoạt động săn bắn, khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ;

  • Tạo lập mối quan hệ thường xuyên với Đồn Biên phòng 585 và chính quyền địa phương (cấp xã và thôn bản) và lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động để ngăn chặn các hoạt động phi pháp, đặc biệt đối với hoạt động săn bắn và khai thác gỗ;

  • Cung cấp các khóa tập huấn cho kiểm lâm với nhiều kỹ năng, đặc biệt về luật/quy chế quản lý Vườn quốc gia, các biện pháp thi hành luật có hiệu quả, kỹ năng tuần tra, và cung cấp trang thiết bị cần thiết cho các trạm bảo vệ rừng nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả công việc;

  • Tập huấn về kỹ năng tuần tra, lập kế hoạch và triển khai thường xuyên cho từng trạm bảo vệ rừng;

  • Xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông cho VQG PN-KB với mục tiêu, nội dung cụ thể và kèm theo là những thông điệp chủ chốt;

  • Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức và giáo dục trong cộng đồng, đối tượng tập trung vào học sinh, những người săn bắn và người dân ở vùng đệm của VQG PN-KB bao gồm cả phần mở rộng.


Bảng 5: Tóm tắt các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đề xuất giảm thiểu


Đe dọa

Nguyên nhân

Giảm thiểu

Săn bắn, bẫy

- Nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

- Nhu cầu buôn bán động vật hoang dã.



- Thực thi pháp luật về quản lý vườn quốc gia.

- Nghiên cứu về săn bắn và khai thác buôn bán gỗ và động vật hoang dã.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên.

- Kiểm soát về buôn bán gỗ và động vật hoang dã.

- Phối hợp với đồn biên phòng 585 về thi hành luật quản lý, bảo vệ vườn quốc gia.


Khai thác gỗ


- Nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

- Nhu cầu buôn bán thương mại.




- Thực thi pháp luật về quản lý vườn quốc gia Tăng cường các đợt tuần tra rừng.

- Các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên.

- Phối hợp với đồn biên phòng 585 về thi hành luật quản lý, bảo vệ vườn quốc gia.


Vận chuyển và buôn bán gỗ

- Nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

- Nhu cầu từ những người buôn bán gỗ.



- Thực thi pháp luật về quản lý vườn quốc gia Các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên.

- Cung cấp trang thiết bị cho kiểm lâm.




Khai thác dầu Re (Cinnamomum spp.)

- Nhu cầu buôn bán.

- Thực thi pháp luật về quản lý vườn quốc gia

- Các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên.

- Phối hợp với đồn biên phòng 585 về thi hành luật quản lý, bảo vệ vườn quốc gia.


Thu hái lâm sản ngoài gỗ (Tìm kiếm mật ong)

- Nhu cầu tiêu dùng ở địa phương.

- Có thêm nguồn thu cho gia đình.



- Khuyến khích các biện pháp khai thác bền vững thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức.

Phá rừng làm nương rẫy

- Tăng dân số thiếu đất sản xuất.

- Di dân tự do trong vùng.



- Tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình.

- Phân bổ đất đai cho cộng đồng vùng đệm.

- Ngăn chặn và kiểm soát nhập cư.




6.3 Nghiên cứu và Giám sát


Thêm các đợt điều tra các loài chim

Đối với vùng mở rộng, trước đợt khảo sát này chỉ có một đợt khảo sát do Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga thực hiện ở phạm vi hẹp thuộc bản Yên Hợp, xã Thượng Hóa. Ngay cả lần khảo sát này do BirdLife thực hiện cũng chỉ một phần nhỏ của hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn. Cả hai đợt khảo sát trên vẫn chỉ trong phạm vi hẹp do việc di chuyển ở các vùng núi đá vôi rất hạn hẹp. Để khắc phục những thiếu hụt này cần phải có thêm nhiều đợt khảo sát chim vào các thời gian trong năm, liên quan đến khía cạnh này xin được đề xuất:



  • Cần có thêm các đợt khảo sát chim trong phạm vi hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn; hoạt động này cần phải tiến hành trước khi triển khai hoạt động xác định và đóng cột mốc ranh giới trên thực địa ở phần mở rộng. Điều này thực hiện để đảm bảo là tất cả các vùng phân bố của các loài chim quan trọng đối với bảo tồn của VQG PN-KB như Khướu đá mun, Niệc nâu và Hồng hoàng được bảo vệ trong ranh giới của Vườn.

  • Các đợt điều tra chim bổ sung nên phải tiến hành cả mùa Đông và mùa Xuân (tháng 11 đến tháng 6) và tập trung ở khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Lào. Các đợt điều trên với mục đích để có những thông tin đầy đủ về khu hệ chim ở phần mở rộng của Vườn, bao gồm các loài di cư đến và các loài dừng chân tại vườn trên đường di cư.

Chương trình giám sát

  • Xây dựng chương trình giám sát đa dạng sinh học phù hợp với các mục tiêu quản lý của Vườn và các mối đe dọa đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia;

  • Giám sát về sử dụng tài nguyên rừng của cộng đồng địa phương sống ở vùng đệm của Vườn để làm cơ sở giải quyết những mâu thuẫn giữa chương trình bảo tồn và phát triển kinh tế ở vùng đệm, và để điều chỉnh các hoạt động quản lý thích hợp.

  • Phải sử dụng hệ thống giám sát phù hợp (ví dụ như phần mềm quản số số liệu/MIST) để quản lý và giám sát nhằm tạo cở sở để cải thiện kế hoạch quản của Vườn.

Đề xuất các loài chim chủ yếu cho chương trình giám sát dài hạn

  • Săn bắn và bẫy là mối đe dọa chính với các loài chim ở VQG PN-KB. Các loài chim trong họ Hồng hoàng bao gồm Hồng hoàng, Niệc nâu, Niệc mỏ vằn và Cao cát bụng trắng đe dọa do săn bắn bằng các loại súng. Trong khi đó các loài chim, phần lớn trong bộ Gà đe dọa chủ yếu do săn bắn bằng bẫy. Do đó cùng với các loài Phân bố hẹp, Khướu đá mun loài Gần bị đe dọa trên toàn cầu, các loài trong họ Hồng hoàng và các loài Gà lôi là những loài chim có kích thước lớn và những loài Gà lôi chuyên sống và kiếm ăn trên mặt đất là những loài đề xuất cho chương trình giám sát lâu dài;

  • Đề xuất chương trình hành động đối với các loài nói trên như sau:

+ Tuần tra, thi hành luật, nâng cao nhận thức trong cộng đồng;

+ Tăng cường tuần tra vào các tháng 9 và 10 hàng năm đối với những vùng có nhiều cây rừng có trái chín là thức ăn ưa thích của các loài chim hồng hoàng.



  • Đối với loài Khướu đá mun, đề xuất chương trình hành động như sau:

Xây dựng bản đồ về vùng phân bố của loài này với các tiêu chí sau:

  • Sinh cảnh núi đá vôi

  • Có rừng lá rộng thường xanh che phủ (rừng ít bị tác động)

  • Độ cao dưới 650 m so với mặt nước biển

Nội dung nghiên cứu và giám sát:

  • Thiết kế các tuyến giám sát ở những sinh cảnh thích hợp

  • Thu thập số liệu số liệu trên tuyến giám sát theo chu kỳ 3 tháng một lần (theo quý)

  • Tuân thủ theo những nguyên tắc giám sát đa dạng sinh học chung của vườn ví dụ: chu kỳ giám sát, người giám sát, mẫu biểu giám sát, quản lý số liệu, phân tích số liệu, báo cáo giám sát, đệ trình báo cáo giám sát cho Ban quản lý Vườn.



Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương