GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG



tải về 4.04 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích4.04 Mb.
#34673
  1   2
GIÁ TRỊ NỔI BẬT ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO CỦA KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI PHONG NHA - KẺ BÀNG

GS. TS. Trần Nghi, PGS. TS. Tạ Hòa Phương,

ThS.Nguyễn Thị Hồng, CN. Trần Thị Dung

Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Vỏ Trái đất khu vực Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là nơi tập trung những tính chất đa dạng địa chất, địa hình, địa mạo. Nơi đây còn hiện diện những dấu ấn đậm nét của lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ 400 triệu năm đến nay. Hệ thống hang động Phong Nha – Kẻ Bàng có tuổi cổ nhất ở Đông Nam Á mà sự hình thành liên quan đến các đứt gãy kiến tạo trong Đệ Tam (từ 35 triệu năm đến 5 triệu năm) và các chu kỳ khác nhau, biển thoái và biển tiến trong Đệ Tứ (từ 1,8 triệu năm đến nay). Trong vùng hang động Phong Nha – Kẻ Bàng có 8 bậc hang có độ cao tương ứng với 8 bậc địa hình san bằng như sau:

- Bậc hang Khe Ry: 1.500 – 1.600m: có tuổi Oligocen (35 – 23 triệu năm);

- Bậc hang Vòm: 360m: có tuổi Miocen giữa (16 – 11 triệu năm);

- Các bậc hang Én: 300m, 93m, 43m, 24m: có tuổi Miocen muộn Pleitocen muộn phần sớm (N13 – Q13a);

- Các bậc hang Phong Nha: 15m, 6m: có tuổi Pleitocen muộn phần muộn Holocen (70 – 50 ngàn năm BP) và (6.000 – 5.000 năm BP).




MỞ ĐẦU


Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi hội tụ nhiều tính chất đa dạng của thiên nhiên: địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh học, sinh thái và cảnh quan môi trường. Nơi đây còn hiện diện dấu ấn những sự kiện địa chất chứng minh cho một lịch sử phát triển vỏ Trái đất sôi động 410 triệu năm qua, từ kỉ Devon đến nay [2,7]. Lịch sử kiến tạo phức tạp của vỏ Trái đất là nguyên nhân của mọi nguyên nhân tạo lập rồi phá vỡ các bình đồ địa chất, đó là hình xoáy ốc tiến hóa để có một bình đồ địa chất, địa mạo như ngày nay. Cấu trúc địa chất và thành phần thạch học đa dạng quyết định sự đa dạng của địa hình - địa mạo và cũng là một trong những nguyên nhân quyết định mạng lưới thủy văn, nước ngầm, khí hậu - địa lý tự nhiên, tính đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường trong một vùng hoang sơ đầy bí ẩn của tự nhiên. Mối quan hệ nhân quả đó như một chu trình năng lượng khép kín, hài hòa và hoàn thiện tới mức không thể tách riêng một yếu tố nào trong hệ thống để xem xét mà phải nhìn nhận trong mối quan hệ thống nhất và biện chứng - mối quan hệ tiến hóa.

  1. ĐA DẠNG ĐỊA CHẤT VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

Lịch sử tiến hóa các thành tạo địa chất và thế giới cổ sinh, tiến hóa địa mạo và sự đa dạng địa hình gắn liền với lịch sử phát triển vỏ Trái đất. Trong mỗi giai đoạn phát triển vỏ Trái đất được định hình bởi một kiểu cấu trúc đặc trưng tạo nên một bình đồ kiến trúc riêng.

A. E. Dovjikov và nnk. [2], khi thành lập bản đồ địa chất 1/500.000 miền Bắc Việt Nam, đã xếp vùng nghiên cứu vào vùng chuyển động tạo núi Hercyn muộn thuộc miền kiến tạo Bắc Việt Nam. Trong sơ đồ kiến tạo của ông, vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới tướng - cấu trúc Trường Sơn và một phần thuộc đới tướng - cấu trúc Hoành Sơn. Tuy nhiên, vùng Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 4 giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát triển vỏ Trái đất trong vùng:

1) Giai đoạn Devon (410 - 355 triệu năm)

2) Giai đoạn Devon muộn - Carbon sớm (370 - 320 triệu năm)

3) Giai đoạn Carbon – Permi (355 - 250 triệu năm)

4) Giai đoạn Mesozoi (250 - 65 triệu năm)

Dưới đây sẽ lần lượt xem xét các giai đoạn của lịch sử tiến hoá của vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm các nội dung quan trọng bố cục theo logic quan hệ nhân - quả: chuyển động kiến tạo, đặc trưng thạch học và cổ địa lý, các thành hệ trầm tích - cổ sinh, đặc điểm thạch học và hoạt động magma, tiến hoá địa mạo, cơ chế tạo địa hình và hệ thống thuỷ văn, cơ chế hình thành các thế hệ và kiểu hang động Karst.

Giai đoạn phá vỡ lục địa, từ Cambri giữa đến Ordovic (2-O1), tạo ra các bồn Rift nội lục, thành tạo trầm tích lục nguyên - carbonat dày 1.550m thuộc hệ tầng A Vương. Hiện nay tầng trầm tích này đã bị biến chất thành đá hoa, dolomit, đá phiến mica và quarzit. Diện lộ trầm tích này rất hẹp như một mảnh sót tàn dư nằm ngoài vùng nghiên cứu.



1.1. Giai đoạn Devon

Tương ứng với các hệ tầng Rào Chan (D1rc), Bản Giàng (D1-D2e bg) Mục Bãi (D2g mb), Động Thờ (D2g-D3fr đt) và Cát Đằng (D3 cđ).

Giai đoạn Devon là giai đoạn kết thúc phát triển các bồn trũng Ordoviv – Silur. Vỏ Trái đất vùng Phong Nha – Kẻ Bàng bắt đầu phát triển 1 kiểu trũng mới, kiểu “Rift lục địa”. Trục của bồn trũng có dạng cánh cung chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm lệch ra ngoài phạm vi nghiên cứu ở phía đông bắc không xa. So với bồn trầm tích Ordovic – Silur, bồn Devon được mở rộng thêm về chiều ngang và trở nên nông hơn, thể hiện qua 3 tầng trầm tích từ cổ đến trẻ như sau:

- Tầng 1: Trầm tích Devon hạ (hệ tầng Rào Chan - D1rc) đặc trưng bởi cát, bột, sét và đá vôi màu đen chứa bitum, vũng vịnh nửa kín. Quy mô bồn trầm tích nhỏ bé song phát triển thành một hệ thống ngăn cách nhau bởi các khối nâng rộng lớn hơn có tuổi Ordovic - Silur đóng vài trò miền cung cấp vật liệu. Hệ tầng Rào Chan lộ ra ở phần rìa vùng nghiên cứu khởi đầu của chu kỳ địa chất thứ hai tại vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Tầng 2: Trầm tích Devon hạ - trung bao gồm hai hệ tầng Bản Giàng và Mục Bãi.

Hệ tầng Bản Giàng (D1-D2e bg) bao gồm tướng cát, cát bột biển ven bờ và tướng sét biển nông chứa hóa thạch Tay cuộn và San hô, kết thúc là tướng đá vôi Silic biển sâu kiểu máng trong nền.

Hệ tầng Mục Bãi (D2g mb) bao gồm đá vôi, sét vôi chứa ổ silic biển sâu và tướng cát bột nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Bản Giàng chứa đông đảo hoá thạch Tay cuộn, San hô vách đáy và Dạng lỗ tầng, lộ ra thành từng dải hẹp ở rìa đông bắc và tây bắc vùng nghiên cứu.

Đây là một phức hệ trầm tích đặc trưng cho một kiểu bồn phân dị đáy rất rõ rệt, bao gồm tướng đá vôi dạng thềm xen kẽ với tướng đá vôi silic dạng dải biển sâu kiểu máng trong nền

- Tầng 3: trầm tích Devon trung - thượng với hai phần tương ứng với hai hệ tầng Động Thờ và Cát Đằng, đặc trưng bởi các tướng cát, cát bột biển nông xen sét silic và tướng sét đen chứa bitum biển sâu chứa tập hợp hóa thạch Tay cuộn và Huệ biển. Đây là một mặt cắt trầm tích biển tiến thứ ba trong Devon từ tướng cát thạch anh ven bờ đến sét và silic biển sâu kiểu vũng vịnh, thể hiện pha sụt lún kiến tạo của vùng trũng trong Devon muộn.

Phần trên cùng của tầng ba bao gồm một nhóm tướng trầm tích carbonat đa dạng, trong đó tướng đá vôi silic sọc dải và tướng đá vôi silic loang lổ chiếm một khối lượng đáng kể. Đôi nơi còn có xen tướng đá vôi và đá vôi silic biển sâu chứa hóa thạch Răng nón. Điều đó chứng minh cho một pha kiến tạo sụt lún trở lại, tạo ra các môi trường trầm tích khác nhau rất nhanh khi đi theo phương vuông góc với trục của bồn trũng, tức phương Đông Bắc – Tây Nam [1,4,5,10].



1.2. Giai đoạn Devon muộn – Carbon sớm

Đầu kỷ Carbon vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bắt đầu biến cải theo một cơ thức hoàn toàn mới. Một pha kiến tạo có xu thế nâng là chủ yếu đã kéo theo hoạt động macma xâm nhập hình thành khối granit Đồng Hới tuổi Carbon xuyên qua trầm tích Ordovic – Silur thuộc hệ tầng Long Đại và tạo ra đới biến chất tiếp xúc rộng đến 2 – 3km.



1.3. Giai đoạn Carbon – Permi

- Bồn trũng Carbon - Permi được hình thành theo cơ chế chuyển động khối tảng, khống chế bởi ba hệ thống đứt gãy lớn là Đông Bắc – Tây Nam chạy sát khối Đồng Hới, Tây Bắc – Đông Nam và Đông - Tây. Ba hệ thống đó đã tạo ra 2 kiểu bồn trầm tích: 1 bồn Phong Nha - Kẻ Bàng dạng đẳng thước và 3 bồn dạng tuyến chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có hình cung kéo dài quay về hướng Tây Nam.

- Giai đoạn Carbon sớm, đặc trưng là hệ tầng La Khê (C1 lk) bao gồm các tướng cát, cát bột, sét và sét chứa bitum, đá vôi, sét vôi và silic phân bố thành các dải hẹp. Các trầm tích này đặc trưng cho mặt cắt biển tiến từ tướng ven bờ đến biển sâu. Khi bồn sụt lún cực đại, môi trường giàu CO2, SiO2 có nguồn gốc phun trào, kiềm yếu và khử phát triển tảo silic, nguyên liệu tạo bitum trong sét vôi.

- Giai đoạn Carbon muộn – Permi sớm, đặc trưng bởi hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs) chiếm hầu hết khối lượng đá vôi của khối Phong Nha - Kẻ Bàng, tạo nên một vùng núi đá vôi kỳ vĩ kéo sang cả Trung Lào, tiêu biểu cho một bồn trầm tích dạng đẳng thước nông kiểu nền với tướng đá vôi điển hình (hình 2).





Hình 1. Đá vôi hệ tầng Phong Nha (D3 – C1 pm)

(Ảnh Trần Nghi, 1999)





Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 4.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương