GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa



tải về 2.27 Mb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích2.27 Mb.
#38495
  1   2   3
GIÁ TRỊ NỔI BẬT CỦA KHU HỆ THÚ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG HƯỚNG ĐẾN TIÊU CHÍ X VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI (UNESCO)

PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng, CN. Nguyễn Xuân Nghĩa

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật

ThS. Đinh Huy Trí, KS.Đinh Hải Dương

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

I. MỞ ĐẦU

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (VQG PN-KB) thuộc tỉnh Quảng Bình, có tổng diện tích là 116.824ha (kể cả phần mở rộng), thuộc vùng núi đá vôi lớn nhất thế giới - Vùng núi đá vôi Trung tâm Đông Dương. Đây được xem là một trong những mẫu hình độc đáo và đẹp nhất thế giới về sự kiến tạo carxtơ (UNESCO, 2003). Chính vì vậy, năm 2003, VQG PN-KB đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí I về địa chất, địa mạo.

Tuy nhiên, giá trị di sản thiên nhiên toàn cầu của VQG PN-KB không chỉ về địa chất, địa mạo mà cả giá trị về đa dạng sinh học. Với địa hình đa dạng, độc đáo và phức tạp, được bảo phủ tới 96% diện tích bởi các kiểu rừng kín thường xanh và rừng kín bán thường xanh, phần lớn còn nguyên sinh hoặc ít bị tác động, đã tạo cho VQG PN-KB một giá trị đa dạng sinh học hết sức đa dạng, phong phú và độc đáo. VQG PN-KB có thể đáp ứng được tiêu chí X về đa dạng sinh học cho Khu di sản thiên nhiên thế giới là "Chứa đựng các môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa và quan trọng nhất phục vụ việc bảo tồn nguyên vị đa dạng sinh học, trong đó có những môi trường sống chứa đựng những loài đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu về ý nghĩa khoa học hoặc bảo tồn".

Để đánh giá đầy đủ các giá trị đa dạng sinh học toàn cầu của VQG PN-KB, cần tiếp tục có nhiều nghiên cứu hơn nữa. Báo cáo nhằm giới thiệu một số giá trị nổi bật toàn cầu của khu hệ thú VQG PN-KN mà các nhà khoa học đã khám phá ra cho đến ngày hôm nay.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHU HỆ THÚ VQG PN-KB

Cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học khu hệ thú VQG PN-KB. Một số công trình nghiên cứu được thực hiện từ trước năm 2002 bởi một số cơ quan, tổ chức khoa học như: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Quốc gia Hà Nội, Quỹ quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức Động Thực vật Quốc tế (FFI), Birdlife Quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (VRTC). Kết quả của các nghiên này được trình bày trong các báo cáo hoặc các ấn phẩm khoa học đã xuất bản của nhiều tác giả như: Eames et al. (1994), Lê Xuân Cảnh và cs. (1997), Nguyễn Xuân Đặng và cs. (1998), Đỗ Tước và Trương Văn Lã (1999), Timmins et al. (1999), VRTC-WWF (1999). Năm 2002, Meijboom và Hồ Thị Ngọc Lanh (2002) đã tổng hợp kết quả từ các công trình nghiên cứu nói trên trong ấn phẩm "Hệ Động - Thực vật ở Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô. Dự án LINC-WWF, Quảng Bình, Việt Nam" và đưa ra danh sách 134 loài thú đã được ghi nhận ở VQG PN-KB. Tuy nhiên, danh sách này còn nhiều thiếu sót và chưa phản ánh đầy đủ tính đa dạng loài và các giá trị bảo tồn của khu hệ thú VQG PN-KB.

Trong các năm 2011 - 2012, trong khuôn khổ "Dự án Bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng", một số cuộc điều tra khảo sát đa dạng sinh học khu hệ thú bên trong và xung quanh VQG PN-KB đã được thực hiện, tập trung vào các nhóm thú nhỏ (Gậm nhấm - Rodentia, Thú ăn sâu bọ insectivora, Dơi – Chiroptera) và thú Linh trưởng (Primates). Kết quả của các nghiên cứu này được trình bày trong 2 báo cáo khoa học sau:


  • Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Mạnh Hà, W. Bleisch và cs. (2012). Khảo sát đa dạng sinh học các loài thú nhỏ, vượn và cu li bên trong và xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

  • Vũ Đình Thống, Phạm Đức Tiến, Nguyễn Trường Sơn và cs. (2012). Khảo sát đa dạng sinh học dơi trong và xung quanh Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam.

Các báo này không chỉ cung cấp tư liệu về các loài thú được ghi nhận trong các đợt khảo sát này mà còn cập nhật các tư liệu công bố trước đây, kể cả công trình tổng hợp của Meijboom và Hồ Thị Ngọc Lanh (2002). Vì vậy, việc đánh giá các giá trị đa dạng sinh học toàn cầu của khu hệ thú VQG PN-KB dưới đây được thực hiện dựa trên cơ sở số liệu của 2 báo cáo này.

2.1 Tính đa dạng và phong phú của khu hệ thú VQG PN-KB

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu đã thống kê được 153 loài thú, thuộc 93 họ và 11 bộ (Phụ lục 1). Con số này cho thấy, khu hệ thú VQG PN-KB có sự đa dạng loài rất cao, cao nhất so với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên khác của Việt Nam (Bảng 1, Hình 1).



Bảng 1. Số loài thú đã ghi nhận ở một số Khu bảo tồn Việt Nam

Khu bảo tồn

Diện tích (ha)

Số loài thú

KBTTN Xuân Nha

21.420

92

VQG Pù Mát

94.275

132

VQG Bạch Mã

22.031

132

VQG Cúc Phương

22.200

135

VQG Xuân Sơn

15.048

76

VQG Tam Đảo

36.883

91

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

116.824

153

Toàn Việt Nam

32.931.400

300

Ghi chú: Toàn Việt Nam - theo Nguyễn Xuân Đặng 2010; VQG Bạch Mã - theo Lê Vũ Khôi và cs. 2004; VQG Cúc Phương - theo Lê Trọng Đạt, 2007; VQG Xuân Sơn - theo Trần Minh Hợi và cs., 2008; VQG Tam Đảo - theo Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2011. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng - tổng hợp số liệu từ Nguyễn Xuân Đặng và cs. (2012) và Vũ Đình Thống và cs. (2012).



Hình 1. So sánh sự đa dạng loài của khu hệ thú ở một số khu bảo tồn

và toàn Việt Nam
Trong số 153 loài thú đã ghi nhận, có 53 loài có giá trị bảo tồn cao, gồm 37 loài có tầm quan trọng bảo tồn cấp toàn cầu và 47 loài có tầm quan trọng bảo tồn cấp quốc gia (Bảng 2)
Bảng 2. Danh sách các loài thú có giá trị bảo tồn cấp toàn cầu và quốc gia


TT

Tên khoa học

Tên phổ thông

SĐVN

2007

IUCN

2012



Galeopterus variegatus

Chồn dơi

EN 






Nycticebus bengalensis

Culi lớn

VU

VU



Nycticebus pygmaeus

Culi nhỏ

VU

VU



Macaca leonina

Khỉ đuôi lợn

VU

VU



Macaca assamensis

Khỉ mốc

VU

NT



Macaca mulatta

Khỉ vàng

 LR






Macaca arctoides

Khỉ mặt đỏ

VU

VU



Trachypithecus hatinhensis

Voọc Hà Tĩnh

EN

EN



Pygathrix nemaeus

Chà vá chân nâu

EN

EN



Nomascus siki

Vượn SiKi

EN

EN



Nesolagus timminsi

Thỏ vằn Trường Sơn

EN






Cynopterus brachyotis

Dơi chó ngắn

 VU






Rhinolophus thomasi

Dơi lá tôma

 VU






Rh. paradoloxophus

Dơi lá quạt

VU 






Hipposideros scutinares

Dơi nếp mũi Đông Dương

 

VU 



Myotis siligorensis

Dơi tai sọ cao

LR 






Myotis ricketti /pilosus

Dơi tai ric-ket




NT



Ia io

Dơi I ô

 VU






Miniopterus schreibersii

Dơi cánh dài

 

NT



Harpiocephalus harpia

Dơi mũi ống cánh lông

VU






Manis javanica

Tê tê Java

EN

EN



Manis pentadactyla

Tê tê

EN

EN



Prionailurus viverrinus

Mèo cá

EN 

EN



Pardofelis temminckii

Beo lửa

EN

NT



Pardofelis marmorata

Mèo gấm

VU

VU



Neofelis nebulosa

Báo gấm

EN

VU



Panthera pardus

Báo hoa mai

CR

NT



Panthera tigris

Hổ

CR

EN



Viverra zibetha

Cầy giông thường

 

NT 



Viverra megaspila

Cầy giông sọc

VU

VU



Prionodon pardicolor

Cầy gấm

 VU






Arctictis binturong

Cầy mực

EN

VU



Arctogalidia trivirgata

Cầy tai trắng

LR 






Chrotogale owstoni

Cầy vằn bắc

VU

VU



Cuon alpinus

Chó sói

EN

EN



Ursus thibetanus

Gấu ngựa

EN

VU



Helarctos malayanus

Gấu chó

EN

VU



Arctonyx collaris

Lửng lợn

 

NT 



Lutra lutra

Rái cá thường

VU

NT



Lutrogale perspicillata

Rái cá lông mượt

EN

VU



Aonyx cinerea

Rái cá vuốt bé

VU

VU



Tragulus kanchil 

Cheo cheo nhỏ

VU






Rusa unicolor

Nai

VU

VU



Muntiacus vuquangensis

Mang lớn

VU

EN



Bos frontalis

Bò tót

EN 

VU



Capricornis milneedwardsii

Sơn dương

EN

NT



Pseudoryx nghetinhensis

Sao la

EN

CR



Belomys pearsonii

Sóc bay lông chân

 CR






Hylopetes alboniger

Sóc bay đen trắng

 VU






Petaurista philippensis

Sóc bay lớn

VU 






Petaurista elegans

Sóc bay sao

 EN






Ratufa bicolor

Sóc đen trắng

VU

NT



Laonastes aenigmamus

Chuột đá Trường Sơn

 

EN 

Ghi chú: SĐVN – Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN - Danh lục Đỏ IUCN (2012). CR - Cực kỳ nguy cấp, EN – Nguy cấp, VU - Sẽ nguy cấp LR, NT – Đe dọa thấp

2.2. Các loài có giá trị nổi bật toàn cầu về ý nghĩa khoa học và bảo tồn

Trong số các loài giá trị bảo tồn cao nêu trên, có 6 loài có giá trị nổi bật toàn cầu về ý nghĩa khoa học và bảo tồn theo tiêu chí X của khu di sản thiên nhiên thế giới, bao gồm Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), Vượn SiKi (Nomascus siki), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Thỏ vằn (Nesolagus timminsi) Chuột đá trường sơn (Laonastes aenigmamus).



1. Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): EN – Nguy cấp.

Vùng phân bố hiện nay của Voọc hà tĩnh chỉ giới hạn trong khu vực rừng trên núi đá vôi thuộc phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và một diện tích nhỏ hơn thuộc phía Đông tỉnh Khăm Muộn, Lào (Birdlife International 2005; Duckworth et al. 1999; Nadler et al. 2003. trong Nadler et al. 2004). Quần thể Voọc hà tĩnh ở VQG PN-KB là quần thể lớn nhất của loài này ở Việt Nam và Lào (Nadler et al. 2003). Năm 2002, Phạm Nhật ước tính, số lượng Voọc hà tĩnh ở VQG PN-KB chỉ tối đa là 800 cá thể. Tuy nhiên, năm 2009, trên cơ sở kết quả khảo sát kỹ hơn tại 4 khu vực bên trong VQG PN-KB, Haus và cộng sự (Haus et al. 2009) đã ước tính số lượng Voọc Hà Tỉnh ở VQG PN-KB có thể đạt từ 1.670 đến 2.610 cá thể. Tuy nhiên, săn bắn và suy thoái rừng là nguy cơ đe dọa chính và nghiêm trọng đối với quần thể Voọc Hà Tỉnh ở VQG PN-KB và các nơi khác.

2. Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): EN – Nguy cấp.

Chà vá chân nâu là loài thú đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ phân bố ở Trung Lào và Bắc Trường Sơn của Việt Nam (Nadler et al. 2007). Ở Việt Nam, loài này có phân bố từ Nghệ An đến Kon Tum. Quần thể lớn nhất hiện nay là ở VQG PN-KB, với số lượng cá thể ước tính từ 445 – 2.137 cá thể (Haus et al. 2007, trong Nadler 2010). Trong khi đó, các quần thể đáng kể khác như quần thể ở KBTTN Sơn Trà chỉ khoảng 198 – 208 cá thể (Đinh Thị Phương Anh, 2007) và quần thể ở VQG Bạch Mã chỉ còn 20-26 cá thể (Lê Thị Diên và cs. 2010). Săn bắn và suy thoái sinh cảnh rừng là hai nguy cơ đe dọa chính và nghiêm trọng đối với quần thể Chà vá chân nâu ở VQG PN-KB và những nơi khác (Nadler, 2010).

3. Vượn Siki (Nomascus siki)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): EN – Nguy cấp.

Vượn siki là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ phân bố ở khu vực Trung Trường Sơn thuộc Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam, Vượn Siki phân bố từ Nam Hà Tĩnh đến Bắc Quảng Trị. Chưa có nghiên cứu tính toán số lượng cá thể vượn Siki ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, quần thể lớn nhất của loài này là ở VQG PN-KB với số lượng ước tính trên 50 đàn. Riêng ở khu vực U Bò của VQG PN-KB, diện tích khoảng 5.400 ha đã ghi nhận tới 37 đàn với khoảng 101 cá thể (Le Trong Dat et al. 2009). Trong khi đó, quần thể vượn siki lớn thứ 2 ở Việt Nam là ở KBTTN Bắc Hướng Hóa (Quảng Trị), ước tính chỉ có trên 23 đàn (Le Trong Dat et al. 2008). Săn bắn và phá hoại rừng đang là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng nhất đối với quần thể vượn Siki ở VQG PN-KB nói riêng và trên khắp vùng phân bố của chúng nói chung (Rawson et al. 2011).

4. Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): VU – Sẽ nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): EN – Nguy cấp.

Mang lớn chỉ phân bố ở dãy Trường Sơn thuộc cả Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam, Mang lớn phân bố từ Nghệ An đến Lâm Đồng (Đặng Huy Huỳnh và cs. 2010). Chưa có nghiên cứu chính thức về tình trạng quần thể Mang lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy trước đây Mang lớn khá phong phú ở khu vực VQG Vũ Quang. Nhưng hiện nay chúng trở nên rất hiếm do nạn săn bắn trái phép (Timmins et al. 2008).

Ở VQG PN-KB, Mang lớn đã được ghi nhận qua các cặp sừng của thú bị săn bắn, tình trạng quần thể của loài này chưa được nghiên cứu. Vì vậy, những nghiên cứu tiếp theo trong trương lai, với các công cụ nghiên cứu phù hợp (bẫy ảnh, áp dụng kỹ thuật phân tử,..) cần được tiến hành để xác định tình trạng của các quần thể loài và có các giải pháp bảo tồn phù hợp.



5. Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsii)

Tình trạng bảo tồn: Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Sẽ nguy cấp, Danh lục Đỏ IUCN (2012): DD – Thiếu số liệu.

Thỏ vằn Trường Sơn cũng là loài đặc hữu cho Bắc và Trung Trường Sơn, cả ở Việt Nam và Lào, nhưng chủ yếu là Việt Nam (Phạm Trọng Ảnh và cs. 2007, Abramov et al. 2008). Ở Việt Nam, Thỏ vằn Trường Sơn phân bố từ Nghệ An (VQG Pù Mát) đến Thừa Thiên Huế (A Lưới), vùng ghi nhận nhiều nhất là Quảng Bình và Quảng Trị. Tại VQG PN-KB, mẫu Thỏ vằn Trường Sơn đầu tiên thu được tại khu vực bản A Rem và gần đây (2011, 2012) bẫy ảnh đã chụp được loài này tại một số địa điểm thuộc vùng lõi VQG PN-KB.

Trên thế giới, giống Thỏ vằn (Nesolagus) chỉ có 2 loài: Thỏ vằn sumatra (N. netcheri) ở Inđônêxia và Thỏ vằn trường sơn (N. timminsii) ở Việt Nam. Thỏ vằn Trường Sơn chỉ mới được phát hiện năm 2000 (Abramov et al. 2008), tình trạng quần thể và đặc điểm sinh học, sinh thái của loài này còn ít được biết đến. Do có vùng phân bố rất hẹp, cùng với các đe dọa (săn bắt và mất sinh cảnh) đang diễn ra mạnh trên khắp vùng phân bố, nên Thỏ vằn Trường Sơn đang bị đe dọa tuyệt chủng mạnh, cần đưa vào Danh lục Đỏ của IUCN ở mức EN – nguy cấp như Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã làm.



Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 2.27 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương