TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi


Các mối đe dọa với rừng và đa dạng sinh học tại các vùng khảo sát



tải về 0.5 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31227
1   2   3   4   5   6   7

5 Các mối đe dọa với rừng và đa dạng sinh học tại các vùng khảo sát

5.1 Khai thác gỗ


Khai thác gỗ ở khu vực nghiên cứu với hai mục đích: thương mại và làm nhà. Đối tượng khai thác là những người dân địa phương ở các thôn bản trong vùng đệm của phần mở rộng của VQG. Các thôn bản ở đây gồm có: Bản Ón, Yên Hợp, Mò Ó thuộc xã Thượng Hóa và Đặng Hóa, Tăng Hóa và Hóa Lương thuộc xã Hóa Sơn, ngoài ra còn có cả người dân đến từ xã Trung Hóa.

Hình thức khai thác: Các tốp thợ dùng cưa máy để hạ và xẻ thành các tấm gỗ theo kích thước đã được thỏa thuận trước với chủ buôn gỗ. Các phiến gỗ được vận chuyển ra khỏi rừng bằng những người đi vác thuê, hoặc kết hợp cả sức người và sức trâu kéo gỗ đối với khu vực xã Thượng Hóa.
Trong quá trình khảo sát đã quan sát thấy hai tuyến dẫn tới địa điểm thác gỗ trong phạm vi xã Hóa Sơn:

  • Tuyến thứ nhất từ đường về Cả Bời đi ngược lên dông cao khoảng 500m, xuống Thung Voi (Hung Voi), lên dông rồi xuống Thung Nước Thối (Hung Nước Thối) hoặc đi về khe Đá Liếp. Địa hình núi đá vôi xem lẫn núi đất. Từ tuyến chính này tỏa ra nhiều nhánh đường mòn ở những nơi có địa hình rừng trên núi đất.

  • Tuyến thứ hai từ cuối thôn Tăng Hóa ngược theo suối, cắt theo lối mòn qua Đồi Ông Già và xuống khu vực Mò Rọ.

Cả hai tuyến đường mòn đều thể hiện đã có từ lâu và được người dân thường xuyên sử dụng với mục đích khai thác gỗ và các loại lâm sản phi gỗ.

Các loài gỗ bị khai thác: giổi (Paramichelia spp), vàng tâm, vàng tim và bộp. Đây là những loại gỗ có vân đẹp, sáng và nhẹ. Rừng khu vực này chất lượng vẫn còn tốt, nhiều cây gỗ Táu (Vatica spp.) có đường kính lớn nhưng vẫn chưa bị chặt hạ. Người dẫn đường cho biết gỗ Táu rất nặng, vận chuyển khó, nên hiện tại không ai khai thác.


5.2 Vận chuyển và buôn bán gỗ


Mặc dù không qua sát thấy xe chở gỗ trong thời gian khảo sát nhưng phương tiện chuyên chở gỗ bằng xe khách nhỏ đều quan sát thấy ở các thôn bản vùng đệm của phần mở rộng. Khu vực 3 thôn, xã Thượng Hóa có ít nhất 3 xe kiểu này. Khu vực 3 thôn xã Hóa Sơn cũng có ít nhất 4 xe. Các xe này đều có một số đặc điểm chung là: i) Nội thất bên trong thay đổi, toàn bộ ghế ngồi của khách dỡ bỏ để phù hợp cho việc chứa gỗ; ii) Không có đăng kiểm lưu hanh xe; iii). Hoạt động trong phạm vị thôn bản.

Theo thông tin từ người dân, ít nhất có một cở sở buôn bán gỗ của người Kinh định cư tại các thôn bản. Đây là nơi thu mua các loại gỗ khai thác trái phép từ trong rừng ở khu vực.


5.3. Săn bắn


Trong quá trình khảo sát không qua sát hoặc bắt gặp thợ săn hoặc các tuyến bẫy trong rừng. Duy nhất hai tiếng súng đã nghe được ở khu vực “Đà Lạt 1” phía Tây bản Mò Ó vào ngày 11/7/2011.

Thông tin phỏng vấn người dân địa phương cho thấy:



  • Sắn bắn các loài động vật hoang dã ở khu vực phổ biến, đã có từ rất lâu và diễn ra trong thời gian dài;

  • Mùa săn bắn và đạt bẫy tại đây bắt đầu từ Tháng 8 cho đến Tháng 1 (Tết Nguyên Đán); hình thức săn bắn dùng súng với các thợ săn chuyên nghiệp, dùng bẫy bằng dây cáp kim loại (dây phanh xe đạp) (xem Phục lục 6)

  • Săn bắn ở khu vực rừng phần mở rộng của Phong Nha – Kẻ Bàng do người dân địa phương và những người đến từ các xã khác thuộc huyện Minh Hóa. Thậm chí có những thợ săn chuyên nghiệp đến từ huyện Quảng Trạch ở xa khu vực nghiên cứu;

  • Săn bắn, bẫy bắt đã và đang làm nhiều loài thú và chim ở khu vực đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng ở địa phương. Ví dụ như một số loài chim lớn đã tuyệt chủng ở khu vực nghiên cứu như: Công và Trĩ sao;

  • Các loài săn bắn được sử dụng ở địa phương làm thực phẩm hoặc nấu cao làm thuốc bồi bổ sức khỏe. Các loài có giá trị thương mại như các loài cầy còn sống, các loài rắn hổ được bán cho lái buôn ở địa phương khác như thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hóa).

Người dân ở thôn Tăng Hóa cho biết, toàn thôn có 85 hộ thì khoảng 80 hộ liên quan đến săn bắn và bẫy động vật hoang dã, trong số đó có khoảng 10 người là thợ săn chuyên nghiệp hay thợ săn giỏi, họ có thể dùng cả súng và bẫy trong những tháng mùa săn. Tuy nhiên, được biết các loài động vật hoang dã trong phạm vi một ngày đường đi bộ đã khan hiếm, nếu được chỉ là các loài sóc, chuột và chồn. Nếu muốn bẫy được lợn rừng, mang/hoẵng phải đi tới những thung lũng khá xa, có thể là vùng gần giáp biên giới với Lào. Mặc dù vậy các loài linh trưởng như Voọc Hà Tĩnh, Khỉ vàng Macaca mulatta, Khỉ Mặt đỏ Macaca arctoides và Khỉ đuôi lợn Macaca leonina sống trên các lèn núi đá vôi vẫn có thể bẫy hoặc bắn được ở những điểm gần với thôn bản.

5.4. Chưng cất dầu Re


Chưng cất dầu Re vẫn còn ở khu vực rừng Hóa Sơn. Hiện tại các loài cây có thể chưng cất lấy dầu đã gần cạn kiệt và chỉ còn lại phần gốc và rễ mà trước kia chưa sử dụng. Hoạt động khai thác dầu Re sẽ không kéo dài do cạn kiệt hoặc những phần gốc rễ và cây cho dầu đã không còn. Trong quá trình khảo sát gặp một người trong tốp chưng cất dầu Re ở khu vực Thung Nước Thối và Khe Đá Liếp. Được biết nhóm người này đến từ Roòn, huyện Quảng Trạch. Ngoài ra còn quan sát thấy một điểm chưng cất dầu Re đã cũ ngay cạnh suối ở vùng giáp ranh gữa lâm trường Minh Hóa và phần mở rộng của Vườn thuộc xã Hóa Sơn (17043.634’N; 105052.306’E).

5.5. Tìm kiếm mật ong


Khá phổ biến ở các thôn bản trong mùa ong làm mật. Đây là hoạt động truyền thống và không gây tổn hại đến đa dạng sinh học và bảo tồn, đồng thời cũng mang lại một nguồn thu nhập nhỏ cho cộng đồng địa phương. Gặp nhiều nhóm tìm kiếm mật ong ở khu rừng Bản Ón, Mò Ó và Yên Hợp. Được biết một số người tìm kiếm mật ong đồng thời cũng là những thợ săn hoặc những người tìm kiếm những loài gỗ quí, hiếm có giá trị thương mại cao như: Huê mộc (Dalbergia tonkinesis), Mun sọc (Diospyros spp.).

5.6. Nương rẫy


Không quan sát thấy nương rẫy ở các điểm nghiên cứu. Tuy nhiên, rừng khu vực xã Hóa Sơn có một số thung lũng khá rộng có tiềm năng để canh tác nương rẫy. Cần phải đề phòng trong công tác tuần tra của kiểm lâm để đảm bảo rằng những vùng này rừng sẽ không bị chặt phá.

Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương