Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí



tải về 127.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.10.2017
Kích127.47 Kb.
#33903


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA

PHONG NHA - KẺ BÀNG SAU 10 NĂM CÔNG NHẬN

LÀ DI SẢN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ThS. Đinh Huy Trí , KS. Lê Thúc Định, KS. Võ Văn Trí

Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

I. Giới thiệu

Nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ có thể nói là một giải pháp quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động của đời sống xã hội trong tiến trình phát triển. Quản lý bảo tồn và phát huy Di sản thế giới thì phục vụ hiện trường nghiên cứu vừa là mục tiêu để phục vụ cho cộng đồng quốc tế, đồng thời nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ được xem là một trong những giải pháp hàng đầu trong quản lý bảo tồn và phát huy Di sản thế giới.



10 năm nghiên cứu khoa học và khám phá tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (VQG PN-KB) đã ghi nhận được khá nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật nhất là việc và khám phá hang Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới, có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghiên cứu thám hiểm hang động ở VQG PN-KB 10 năm qua, đóng hết sức góp to lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam, Quảng Bình và Phong Nha - Kẻ Bàng trên khắp thế giới.

Bên cạnh đó là việc phát hiện quần thể Bách xanh đá Calocedrus rupestris – được xem là cổ sơ và quý hiếm còn sót lại lớn nhất ở Việt Nam sự phát hiện Loài Chuột đá trường sơn (Laonastes aenigmamus), một đại diện sống duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae được xem là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm ở VQG PN-KB.

Cũng trong giai đoạn này, 22 phát hiện về các loài mới cho khoa học đã được công bố và gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng với sự tham gia tích cực của cán bộ Vườn Quốc gia.

II. Những kết quả chính trong nghiên cứu khoa học

2.1. Nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học

Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở VQG PN-KB trong 10 năm qua mới tập trung chủ yếu vào việc điều tra xác định thành phần loài. Rất ít có các nghiên cứu sâu về phân bố, đặc điểm sinh thái và sinh học của loài và quần thể.

Tuy nhiên, các công trình điều tra nghiên cứu trong 10 năm qua cũng đã đạt được nhiều kết quả quan trong. Mở đầu là các cuộc điều tra khảo sát tổng thể về ĐDSH phục vụ cho việc xây dựng luận chứng Kinh tế kỹ thuật chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha thành VQG PN-KB vào năm 2001 do Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) thực hiện. Các điều tra nghiên cứu cụ thể đã được thực hiện bao gồm:

2.1.1. Điều tra nghiên cứu về động vật

Đối với động vật, các điều tra nghiên cứu cho tới nay đã được thực hiện tương đối cơ bản về khu hệ thú (thú linh trưởng, dơi, thú ăn thịt nhỏ, thú gặm nhấm), khu hệ cá, khu hệ chim, khu hệ bò sát, ếch nhái, khu hệ côn trùng (chủ yếu các loài bướm) và khu hệ động vật không xương sống trong hang động. Trong đó, khu hệ thú linh trưởng đã được điều tra, giám sát và nghiên cứu sinh thái và tập tính một số loài (Chương trình Giám sát linh trưởng (WWF, 2001-2002); Chương trình khảo sát linh trưởng (FFI, 2007); Chương trình Khảo sát thú linh trưởng (Cologne Zoo, 2008); Chương trình Khảo sát thú linh trưởng (KFW, 2012); khu hệ bò sát lưỡng cư và khu hệ dơi là những đối tượng được điều tra nghiên cứu tương đối sâu và rộng trong toàn vườn quốc gia.

Nghiên cứu về khu hệ thú nói chung chủ yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Nguyễn Xuân Đặng, Lê Xuân Cảnh, Vũ Đình Thống, Nguyễn Trường Sơn), Trường Đại học Lâm nghiệp (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, Nguyễn Hải Hà) và Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Đỗ Tước, Trương Văn Lả), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - CRES (Nguyễn Mạnh Hà), Tổ chức Động thực vật quốc tế - FFI (Lê Trọng Đạt, Lê Khắc Quyết), Hội Động vật Frankfurt (Hà Thăng Long).

Nghiên cứu về khu hệ bò sát lưỡng cư được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học thuộc Vườn thú Cologne Cộng hòa liên bang Đức, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - CRES (Vũ Ngọc Thành) và Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường).

Nghiên cứu về khu hệ cá được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học thuộc Trung tâm đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn (Nguyễn Thái Tự) và Trường đại học Vinh (Hồ Anh Tuấn).

Nghiên cứu về khu hệ chim được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế Birdflife (Lê Trọng Trãi) và Vườn thú Cologne (Bernd Marcordes).

Nghiên cứu về khu hệ côn trùng được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Kouznetsov A.N., Devyatkin A.L., Phan Luong,) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Lê Xuân Huệ).

Nghiên cứu về khu hệ động vật không xương sống trong hang động được thực hiện bởi Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Phạm Đình Sắc).



Kết quả nghiên cứu về động vật đã thống kê được 395 loài động vật không xương sống và 862 loài động vật có xương sống thuộc 460 giống, 145 họ, 42 bộ.

Bảng 1. Khu hệ động vật có xương sống VQG PN-KB

Taxon

Số bộ

Số họ

Số giống

Số loài

Lớp Thú

11

29

79

153

Lớp Chim

18

37

198

386

Lớp Cá

10

34

86

162

Lớp Bò sát

2

17

69

114

Lớp Lưỡng cư

1

8

28

47

Tổng cộng

42

145

460

862

Đặc biệt, các nghiên cứu về động vật trong 10 năm trở lại đây đã liên tục khám phá những bí ẩn về đa dạng sinh học của VQG PN-KB. 21 loài mới cho khoa học đã lần lượt được ghi nhận và công bố trên toàn thế giới.

Bảng 2. Danh mục những loài mới cho khoa học

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Năm công bố



Nhái cây orlov

Rhacophorus orlovi

2001



Thạch sùng ngón Phong Nha - Kẻ Bàng

Cyrtodactylus phongnhakebangensis

2002



Rắn lục Trường Sơn

Viridovipera truongsonensis

2004



Tắc kè Phong Nha - Kẻ Bàng

Gekko scientiadvantura

2004



Rắn rào bua-rê

Boiga bourreti

2004



Thằn lằn tai noc-gi

Tropidophorus noggei

2005



Rắn mai gầm thành

Calamaria thanhi

2005



Thằn lằn bốn ngón

Sphenomorphus tetradactylus

2005



Rắn sãi an-d-rê-a

Amphiesma andreae

2006



Rùa tròn đẹp

Cuora cyclornata

2006



Thằn lằn chân ngắn boê-me

Lygosoma boehmei

2007



Thạch sùng ngón ẩn

Cyrtodactylus cryptus

2007



Rắn sãi mép trắng

Amphiesma leucomystax

2007



Rắn trán x-mit

Fimbrios smithi

2008



Nhái cây quyết

Philautus quyeti

2008



Rắn khuyết đốm

Lycodon ruhstrati abditus

2009



Chào mào trọc đầu

Pycnonotus hualon

2009



Tắc kè ngón ro-x-lơ

Cyrtodactylus roesleri

2010



Bò cạp Việt

Vietbocap canhi sp.n.

2010



Chích núi đá vôi

Phylloscopus calciatilis

2010



Bò cạp Thiên Đường

Vietbocap thienduongensis

2012

Đáng chú ý nhất trong việc điều tra nghiên cứu về động vật là việc phát hiện loài Chuột đá Trường Sơn (Laonastes aenigmamus), một đại diện sống duy nhất của họ thú cổ Diatomyidae được xem là đã tuyệt chủng cách đây 11 triệu năm. Đây là loài mới phát hiện tại VQG PN-KB và là loài mới bổ sung vào danh lục thú Việt Nam thuộc giống Chuột Trường Sơn (Laonestes), họ Chuột trường sơn (Diatomyidae). Việc phát hiện loài chuột trường sơn, là một trong các ghi nhận quan trọng về đa dạng sinh học của VQG và cho thế giới. Ghi nhận khẳng định nhóm động vật này không chỉ sinh sống giới hạn ở Lào mà còn cả ở Việt Nam.



2.1.2. Điều tra nghiên cứu về thực vật

Nghiên cứu về thực vật cũng được điều tra cơ bản về khu hệ thực vật và nghiên cứu xác định về các kiểu thảm thực vật. Một số nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ cũng đã được tiến hành, trong đó có các nghiên cứu về cây thuốc.

Nghiên cứu về khu hệ thực vật cũng được thực hiện chủ yếu bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học tự nhiên (Nguyễn Nghĩa Thìn), Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Quang Hiếu), Viện Thực vật Cô ma rốp - Nga (Leonid Averianov, Anna L. Averyanova), Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Phan Kế Lộc, Vũ Văn Cần, Nguyễn Quốc Dựng, Nguyễn Ngọc Chính, Phạm Văn Thế), Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Andrei N. Kouznetsou, Phan Lương, Svetlanta Kouznetsova).

Kết quả nghiên cứu giải đoán ảnh vệ tinh Landsat (2004) và điều tra thực địa năm 2006 đã xác định được 15 kiểu trạng thái rừng chính của VQG PN-KB. Trong đó có kiểu rừng độc nhất không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất là rừng nhiệt đới thường xanh chủ yếu cây lá kim với ưu thế loài Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris Averyanov).

Kết quả khảo sát về khu hệ thực vật VQG PN-KB đến nay đã thống kê được 2.694 loài thuộc 907 chi, 193 họ hiện nay. Trong đó, có 79 loài trong sách đỏ Việt Nam 2007, 35 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Đáng chú ý trong các kết quả nghiên cứu về thực vật là việc phát hiện thêm một loài mới cho khoa học - loài Thu hải đường (Begonia vietnamensis) và phát hiện thêm một loài đặc hữu hẹp cho khu vực núi đá vôi - loài Bách xanh đá (Calocedrus rupestris Averyanov). Đây là một loài thực vật cổ và đặc hữu của Việt Nam, hiện chỉ còn sót lại chủ yếu ở VQG PN-KB. Ngoài ra còn có các phát hiện về 1 chi đặc hữu đơn loài Oligoceras thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài Oligoceras eberhardtii rất hiếm ở Việt Nam.

Riêng họ Lan đã có nghiên cứu chuyên sâu của nhóm nghiên cứu gồm: Leonid Averianov, Anna L. Averyanova, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế, Nguyễn Tiến Vinh. Nghiên cứu này đã thu thập 558 số hiệu mẫu vật, trong đó có 355 số hiệu mẫu vật sống thuộc về khoảng 208 loài và 69 chi Lan. Tất cả các mẫu vật sống đều được giữ ở vườn Lan của VQG PN-KB.



Bảng 3. Khu hệ thực vật VQG PN-KB


Ngành thực vật

Họ

Chi

Loài

Ngành Quyết lá thông

1

1

1

Ngành Thông đất

2

3

18

Ngành Mộc tặc

1

1

2

Ngành Dương xỉ

24

75

187

Ngành Hạt trần

6

10

19

Ngành Hạt kín

- Thực vật 1 lá mầm

- Thực vật 2 lá mầm

130


29

180


637

552


1915

Tổng cộng

193

907

2694


2.2. Nghiên cứu về địa chất địa mạo và hang động

Nghiên cứu về địa chất địa mạo và hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng đã được chú ý nhiều từ những năm 1990. Tuy nhiên, việc nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ, tập trung vào các nghiên cứu về địa chất địa mạo. Các nghiên cứu về địa chất địa mạo được thực hiện chủ yếu bởi Đại học Khoa học tự nhiên - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội ( Trần Nghi, Tạ Hòa Phương, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Phan Duy Ngà).

Kết quả nghiên cứu về địa chất địa mạo cho thấy VQG PN-KB là nơi tập trung những tính chất đa dạng địa chất, địa hình, địa mạo, sinh thái và sinh học của thiên nhiên. Nơi đây còn hiển diện những dấu ấn đậm nét của lịch sử phát triển địa chất lâu dài từ Devon đến nay trải qua 4 chu kỳ kiến tạo: Devon, Devon muộn – Cacbon sớm, Cacbon – Permi và Mesozoi.

Một vài nghiên cứu về hang động chủ yếu được thực hiện bởi Hiệp Hội Hang động Hoàng gia Anh phối hợp với Đại học Khoa học tự nhiên - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ năm 2001 trở về trước các nghiên cứu về hang động đã thám hiểm và đo vẽ được khoảng 45 hang. Từ sau năm 2001 đến nay, hệ thống hang động ở VQG PN-KB đã được thám hiểm và đo vẽ lên đến 145 hang với chiều dài đạt gần 120km. Trong đó đặc biệt là việc phát hiện mới về hang động lớn nhất thế giới - hang Sơn Đoòng gắn với tên tuổi của các nhà thám hiểm hang động thuộc Hiệp Hội Hang động Hoàng Gia Anh như: Howard Limbert, Deb Limbert, Robin Gareth Sewell, Paul Ibberson, Adam spillane, Helen Olivia Brooke, Martin Holroyd,.... Có thể nói đây là phát hiện vĩ đại nhất, có ý nghĩa quan trọng nhất trong nghiên cứu thám hiểm hang động ở VQG PN-KB 10 năm qua. Phát hiện này là một đóng góp to lớn trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam và Quảng Bình trên khắp thế giới.

Kết quả nghiên cứu về địa chất địa mạo và hang động là cơ sở khoa học quan trọng để đưa VQG PN-KB trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới vào năm 2003 với tiêu chí về địa chất địa mạo, là cơ sở khoa học cho việc đưa ra các khuyến nghị hữu ích để một số hang động trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu còn góp phần đưa VQG PN-KB trở thành điểm nhấn về du lịch không chỉ của Quảng Bình mà của cả Việt Nam.

2.3. Nghiên cứu về Khảo cổ và cổ sinh địa tầng

Có rất ít các nghiên cứu về khảo cổ và cổ sinh địa tầng ở khu vực VQG PN-KB. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu gần đây đã có những phát hiện quan trọng. Phát hiện về hóa thạch San hô bốn tia ở kỷ Devon – trên 359 triệu năm tại VQG PN-KB là một phát hiện hết sức thú vị, là bằng chứng khoa học cho việc khẳng định tuổi địa chất của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu về cổ sinh địa tầng cũng đã phát hiện một dạng kết hạch đồng trầm tích rất độc đáo chưa được phát hiện ở Việt Nam, chúng có tuổi từ khoảng Devon thượng đến Cacbon mecmi. Các dấu tích này cho thấy, cấu tạo địa chất nơi đây rất đặc biệt, thể hiện quá trình kiến tạo địa chất phức tạp mà nhiều nơi ở Việt Nam không tìm thấy. Các nghiên cứu nói trên được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Tổng cục Địa chất khoáng sản Việt Nam (Trần văn Trị), Hội cổ sinh địa tầng Việt Nam (PGS TS Nguyễn Lân Cường), Đại học Tổng hợp Hà Nội (Nguyễn Quang Trưởng).

III. Những tồn tại trong hoạt động nghiên cứu khoa học

Trung tâm nghiên cứu khoa học và Cứu hộ trực thuộc Ban quản lý VQG PN-KB là đơn vị tham mưu cho Ban quản lý VQG PN-KB về quản lý và phối hợp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặc dầu đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế mà nguyên nhân chính vẫn là sự hạn chế về năng lực và sự thiếu hụt về nguồn kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học ở Vườn Quốc gia vẫn còn rất thụ động và chưa có tính chuyên sâu và tính hệ thống.

Các nghiên cứu chưa bao quát được tất cả các lĩnh vực trong bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường mà mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu cơ bản về đa dạng sinh học và hang động là chủ yếu.

Đối với đa dạng sinh học, chỉ tập trung điều tra kiểm kê về thành phần loài, chưa có nhiều hoạt động giám sát về đa dạng sinh học (ngoại trừ một vài chương trình giám sát về linh trưởng). Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về tập tính sinh thái, tình trạng, phân bố, cấu trúc, mật độ và số lượng cá thể, quần thể, để làm cơ sở cho việc quản lý, bảo vệ và khai thác các tiềm năng phục vụ du lịch và phát triển bền vững.

Nhiều khu vực trong VQG PN-KB chưa được điều tra nghiên cứu nên không có thông tin, dẫn liệu khoa học phục vụ công tác giám sát và quản lý bảo vệ. Hiện tại VQG PN-KB vẫn chưa có được đầy đủ cơ sở dữ liệu đầu vào cho các hoạt động giám sát về đa dạng sinh học và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Cơ sở dữ liệu khoa học về VQG PN-KB chưa được quản lý, sử dụng một cách thống nhất, số liệu về đa dạng sinh học còn manh mún, thiếu và không đồng bộ. Việc lưu trữ các cơ sở dữ liệu khoa học, mẫu vật chưa đảm bảo an toàn, chưa có phòng bảo quản tiêu bản đạt tiêu chuẩn.

IV. Định hướng nghiên cứu trong thời gian tới

4.1. Về công tác đào tạo

Trước hết, phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu có năng lực chuyên môn, công nghệ, ngoại ngữ; có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc có khả năng hợp tác với các đối tác nghiên cứu trong và ngoài nước.

Chú trọng đào tạo một số cán bộ có chuyên môn sâu về địa chất, địa mạo và công nghệ thông tin.

4.2. Về nội dung nghiên cứu phục vụ khoa học và áp dụng quản lý

Tiếp tục nghiên cứu về địa chất địa mạo và khám phá hang động, cùng với đó là nghiên cứu về cổ sinh địa tầng của toàn khu vực.

Thực hiện các điều tra cơ bản về thành phần loài đối với các đối tượng chưa được điều tra: khu hệ nấm, khu hệ động vật thủy sinh, khu hệ thực vật bậc thấp.

Tiếp tục thực hiện các điều tra cơ bản về thành phân loài đối với một số đối tượng ít nghiên cứu như: khu hệ chim, khu hệ cá và khu hệ côn trùng.

Nghiên cứu thực trạng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Nghiên cứu sâu về tập tính sinh thái và phân bố của một số loài động vật quan trọng (key animals).

Nghiên cứu sâu về đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và phát triển của một số loài thực vật hoang dã quý hiếm.

Tập trung nghiên cứu nhân giống và gây nuôi, trồng các loài động thực vật có giá trị kinh tế cao phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội vùng đệm.

Nghiên cứu nhân giống và bảo tồn một số loài động, thực vật bản địa quý hiếm.

Lĩnh vực khảo cổ chưa hề được đề cập và quan tâm và nghiên cứu để bổ sung cơ sở dữ liệu và tiếp tục tôn vinh giá trị của khu vực. Thực hiện các nghiên cứu về lưu vực, sinh thái vùng và cảnh quan thiên nhiên phục vụ công tác bảo tồn các giá trị di sản và phát triển du lịch;

Nghiên cứu lượng hóa các dịch vụ hệ sinh thái làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và tín dụng carbon.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch lên đa dạng sinh học, hang động và môi trường khu vực để giám sát và kiểm soát tác động tiêu cựu.

Nghiên cứu tri thức địa phương của các tộc người thiểu số trong khu vực vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong mối quan hệ với việc quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thực hiện các chương trình giám sát các loài quan trọng và giám sát diễn biến tài nguyên rừng.

Áp dụng và nghiên cứu phát triển các mô hình phát triển kinh tế nhằm cải thiện nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.

Phối hợp nghiên cứu các khu vực kasrt lân cận trong vùng đệm, trong tỉnh và phối hợp nghiên cứu sinh học, địa chất vùng Hinamno để tăng cương hiểu biết toàn vùng trong quản lý.

4.3. Hợp tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và quản lý khoa học

Xây dựng qui chế về quản lý khoa học tại VQG PN-KB, thành lập Hội đồng khoa học để tham mưu cho BQL và xét duyệt các chương trình nghiên cứu.

Số hóa và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về ĐDSH, địa chất địa mạo, hang động.

Sưu tập mẫu vật và xây dựng bảo tàng động thực vật, địa chất địa mạo tại VQG PN-KB.

Ứng dụng công nghệ thông tin địa lý (GIS) và Viễn thám (RS) trong quản lý bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý, bảo tồn và phục hồi các loài nguy cấp.

Hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu GIS về tài nguyên động, thực vật, đất, nước, hang động, thảm thực vật, kiểm soát cháy rừng và quản lý lưu vực.

Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, chú trọng các tổ chức đã có quan hệ hợp tác với VQG PN-KB những năm qua.

Tiếp tục thực hiện hợp tác liên biên giới với Khu Bảo tồn Đa dạng Sinh học Quốc gia Hin nam no - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

V. Kết luận và kiến nghị

Kết quả nghiên cứu khoa học 10 năm qua đã khẳng định được một cách chắc chắn những giá trị to lớn của VQG PN-KB về đa dạng sinh học và địa chất địa mạo. Đó là cơ sở khoa học quan trọng góp phần vào việc củng cố hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên thế giới VQG PN-KB lần thứ hai về tiêu chí đa dạng sinh học. Đồng thời khẳng định lại những giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới VQG PN-KB về tiêu chí đã công nhận.



Mặc dù còn có những tồn tại và hạn chế nhất định, song công tác nghiên cứu khoa học những năm qua cũng đã đạt được những thành tựu to lớn. Từng bước khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

Để phát huy tốt hơn vai trò của công tác nghiên cứu khoa học trong việc phát huy giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới VQG PN-KB và góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực, ngoài nỗ lực của đơn vị thực hiện trực tiếp là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Cứu hộ, rất cần được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo BQL VQG PN-KB và lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Đồng thời mong muốn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế. Hy vọng rằng hoạt động nghiên cứu khoa học trong thời gian tới sẽ góp phần không nhỏ vào việc quản lý, bảo tồn và khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới VQG PN-KB./.
Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 127.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương