TỈnh quảng bình tác giả báo cáo: cn. Lê Trọng Trãi


Tầm quan trọng của khu hệ chim tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bao gồm cả phần mở rộng



tải về 0.5 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.5 Mb.
#31227
1   2   3   4   5   6   7

4.1.5 Tầm quan trọng của khu hệ chim tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bao gồm cả phần mở rộng


VQG PN-KB, bao gồm cả phần mở rộng, nằm trong Vùng núi đá vôi trung tâm Đông Dương (Tordoff et a.l 2003). Trong vùng cảnh quan ưu tiên này, có ba khu bảo vệ đã được thành lập: Nakai Nam Theun, Hin Namnô của Lào và Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam. Cả ba khu đó đều bảo vệ sinh cảnh rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp, và là diện tích phân bố của những loài chuyên sống ở sinh cảnh núi đá vôi không có ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới như Khướu đá mun và Voọc Hà Tĩnh.

Trong tổng số 303 loài chim đã ghi nhận ở Vườn quốc gia (xem Phụ lục), có 10 loài trong Danh lục Đỏ các loài bị đe dọa của IUCN (2012) và 6 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) (xem Bảng 2). VQG PN-KB có 4 loài có vùng phân bố hẹp toàn cầu, bao gồm Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui, Khướu đá mun (Stachyris herberti) và Chích chạch má xám (Macronous kelleyi). Các loài chim có vùng phân bố hẹp là loài sống trên cạn và có vùng phân bố sinh sản dưới 50.000km2 trong các thời kỳ lịch sử (từ năm 1800) (Stattersfield và cộng sự 1998). Trong số các loài ghi nhận ở Vườn có ba loài là: Khướu đá mun, Chào mào trọc đầu và Chích đá vôi là các loài tiêu biểu hoặc đặc trưng của vùng núi đá vôi. Trong đó, hai loài Khướu đá mun và Chào mào trọc đầu không tìm thấy bất cứ nơi đâu trên thế giới.


Bảng 2: Các loài chim trong sách đỏ Việt Nam và IUCN và các loài có vùng phân bố hẹp ở VQG PNKB

Tên

Tên khoa học

IUCN 2012

Sách đỏ Việt Nam 2007

Gà so ngực gụ

Arborophila charltonii

NT

VU

Gà lôi hông tía

Lophura diardi

NT




Trĩ sao

Rheinardia ocellata

NT, RRS

VU

Gà tiền mặt vàng

Polyplectron bicalcaratum




VU

Bồng chanh rừng

Alcedo hercules

NT




Niệc nâu

Anorrhinus austeni

NT

VU

Hồng hoàng

Buceros bicornis

NT

VU

Gõ kiến xanh cổ đỏ

Picus rabieri

NT




Thiên đường đuôi đen

Terpsiphone atrocaudata

NT




Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

NT, RRS




Khướu đá mun

Stachyris herberti

NT, RRS

VU

Chích chạch má xám

Macronous kelleyi

RRS




Chào mào trọc đầu *

Pycnonotus hualon







Chích đá vôi *

Phylloscopus calciatilis







Chú thích: Tình trạng toàn cầu: NT = Gần bị đe dọa theo BirdLife Quốc Tế (2011). Tình trạng cấp quốc gia: VU = sắp nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam(2007); RRS = Loài có vùng phân bố hẹp (BirdLife International 2011). * loài mới cho khoa học đã ghi nhận có mặt ở Vườn.

Hơn nữa, khu hệ chim của VQG PN-KB, bao gồm cả phần mở rộng, là khu vực tiêu biểu trong Vùng chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ (xem Hình 3). So sánh số loài phân bố hẹp được ghi nhận tại 13 khu bảo vệ nằm trong Vùng chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ (cả ở Việt Nam và Lào) thì VQG PNKB, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Đakrong và Bắc Hướng Hóa đồng xếp hạng thứ hai sau các Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Vườn quốc gia Bạch Mã (xem Hình 2).




Hình 2. Số lượng các loài chim phân bố hẹp ghi nhận tại từng khu bảo vệ trong Vùng chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ.

Ghi chú: NN = Nakai Nam Theun; HN = Hin Nammo; PD = Phong Dien; DK = Dakrong; KG = Kẻ Gỗ; XL = Xuân Liên; PH = Pù Huông; BE = Bến En; PN = Phong Nha - Kẻ Bàng; PM = Pù Mát; PT = Pu Hoạt; CP = Cúc Phương; BM = Bạch Mã; VQ = Vũ Quang; BH = Bắc Hướng Hóa.



Hình 3. Vị trí các khu bảo vệ trong Vùng chim Đặc hữu Đất thấp Trung Bộ



Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> SachKhoaHoc -> 410 Nam -> tailieu8
tailieu8 -> Tác động của Di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng
tailieu8 -> MỘt số KẾt quả nghiên cứu bưỚC ĐẦu về thảm thực vật và HỆ thực vật tại vùng mở RỘng của vưỜn quốc gia phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> Kinh nghiệm quản lý, BẢo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long trong sự phát triển kinh tế XÃ HỘi tỉnh quảng ninh ban quản lý Vịnh Hạ Long
tailieu8 -> Đa dạng sinh họC ĐỘng vật không xưƠng sống hang đỘng khu vực phong nha kẻ BÀNG, việt nam ts. Phạm Đình Sắc
tailieu8 -> Nghiên cứu khoa học tại vưỜn quốc gia phong nha kẻ bàng sau 10 NĂm công nhận là di sản thế giới và ĐỊnh hưỚng thS. Đinh Huy Trí
tailieu8 -> ĐẶC ĐIỂm và khả NĂng khai thác loại hình du lịch sinh thái này tại di sản thiên nhiên thế giớI
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bậT ĐỊa chấT, ĐỊa mạo của khu vực di sản thiên nhiên thế giới phong nha kẻ BÀNG
tailieu8 -> GIÁ trị NỔi bật của khu hệ thú VƯỜn quốc gia phong nha kẻ BÀng hưỚng đẾn tiêu chí X về Đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giớI (unesco) pgs. Ts. Nguyễn Xuân Đặng, cn. Nguyễn Xuân Nghĩa
tailieu8 -> MỘt số nghiên cứu khoa học và Ứng dụng tiến bộ khoa học và CÔng nghệ HỔ trợ cho việc phát triển kinh tế XÃ HỘi vùng đỆm khu vực phong nha kẻ BÀng ts. Võ Khắc Sơn

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương