TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Đối thoại giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo



tải về 1.05 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Đối thoại giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo

118. Trong số những tôn giáo khác nhau, Giáo Hội “cũng tôn trọng các tín đồ Hồi giáo, vì họ cùng thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất”.377 Họ quy chiếu về Abraham và dâng một việc phụng tự lên Thiên Chúa đặc biệt bằng việc cầu nguyện, bố thí và ăn chay. Chúng ta nhìn nhận rằng trong truyền thống Hồi giáo có hiện diện nhiều dung mạo, biểu tượng và chủ đề Kinh Thánh. Trong sự tiếp nối với công trình quan trọng của Đấng Đáng kính Gioan Phaolô II, tôi ước mong rằng các tương quan được gợi hứng bởi sự tin tưởng, đã được thiết lập từ nhiều năm giữa Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo, được tiếp tục và triển khai trong một tinh thần đối thoại chân thành và kính trọng.378 Trong cuộc đối thoại này, Thượng Hội Đồng đã bày tỏ nguyện vọng là chủ đề tôn trọng sự sống như là giá trị căn bản, và chủ đề các quyền bất khả nhượng của người nam người nữ và phẩm giá bình đẳng của họ có thể được đào sâu. Trong khi vẫn quan tâm đến vấn đề quan trọng là phân biệt giữa bình diện xã hội chính trị và bình diện tôn giáo, các tôn giáo phải mang đến phần đóng góp cho sự thiện hảo chung. Thượng Hội Đồng yêu cầu các Hội Đồng Giám mục, tại nơi nào thấy là thuận tiện và có lợi, hãy cổ võ những cuộc gặp gỡ để cho Kitô hữu và tín đồ Hồi giáo hiểu biết lẫn nhau, hầu cổ võ các giá trị mà xã hội đang rất cần để có một cuộc chung sống hòa bình và tích cực.379

Đối thoại với các tôn giáo khác

119. Trong hoàn cảnh này, mặt khác, tôi ước muốn bày tỏ lòng tôn trọng của Giáo Hội đối với các tôn giáo truyền thống và các truyền thống thiêng liêng cổ xưa của các châu lục, cũng hàm chứa những giá trị có thể hỗ trợ cho việc hiểu biết giữa những con người và các dân tộc.380 Chúng ta thường xuyên ghi nhận một sự đồng hưởng với các giá trị cũng được diễn tả trong các Sách tôn giáo của họ, như chẳng hạn sự tôn trọng sự sống, sự chiêm ngưỡng, thinh lặng, sự đơn giản trong Phật giáo; cảm thức về sự linh thánh, hy sinh và ăn chay trong Ấn giáo; và thêm nữa các giá trị gia đình và xã hội trong Khổng giáo. Chúng ta cũng khám phá ra cách thỏa đáng trong các kinh nghiệm tôn giáo khác, một sự lưu tâm chân thành đến sự siêu việt của Thiên Chúa, được nhìn nhận như là Đấng Tạo hóa, cũng như đến việc tôn trọng sự sống, hôn nhân và gia đình và đến cảm thức mạnh về tình liên đới.

Đối thoại và tự do tôn giáo

120. Tuy nhiên, việc đối thoại hẳn sẽ không phong phú, nếu nó không hàm chứa một sự tôn trọng trung thực đối với từng con người, hầu mỗi người có thể tự do gắn bó với tôn giáo của mình. Thượng Hội Đồng Giám Mục, trong khi khuyến khích sự cộng tác giữa các đại diện của các tôn giáo, cũng nhắc lại rằng “cần phải đảm bảo cách hữu hiệu cho mọi tín hữu sự tự do được tuyên xưng đạo giáo riêng của họ riêng tư hay công cộng, cũng như tự do lương tâm”:381 quả thế, “sự tôn trọng và đối thoại đòi hỏi sự hỗ tương trong mọi lãnh vực, nhất là trong những gì liên hệ đến các tự do căn bản và đặc biệt hơn, tự do tôn giáo. Chúng cổ võ hòa bình và sự đồng thuận giữa các dân tộc”.382

KẾT LUẬN

Lời vĩnh viễn của Thiên Chúa

121. Đến cuối các suy tư này, qua đó tôi muốn thu lượm và đào sâu sự phong phú của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ XII về Lời Thiên Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội, tôi còn mong muốn một lần nữa khuyến khích toàn thể Dân Thiên Chúa, các Mục tử, những người sống đời thánh hiến, và các giáo dân dấn thân để ngày càng quen thuộc hơn với Kinh Thánh. Chúng ta không bao giờ được quên rằng ở tại nền của mọi nền linh đạo Kitô giáo chân chính và sống động, có Lời Thiên Chúa được loan báo, được lắng nghe, được cử hành và được suy ngẫm trong Giáo Hội. Việc tăng cường quan hệ với Lời Chúa như thế sẽ càng được thực hiện hăng say nếu chúng ta càng ý thức là, trong Kinh Thánh cũng như trong Truyền thống sống động của Giáo Hội, chúng ta đứng trước Lời vĩnh viễn của Thiên Chúa nói trên thế giới và trên lịch sử.

Như Lời Tựa của Tin Mừng Gioan cho ta chiêm ngưỡng, tất cả những gì đang có đều ở dưới dấu chỉ của Lời. Ngôi Lời trào vọt ra từ Chúa Cha và Người đến cư ngụ giữa người nhà của Người, rồi Người lại trở về cung lòng Chúa Cha để mang theo với Người toàn thể tạo thành, trong Người và do Người, đã được tạo nên. Ngày hôm nay, Giáo Hội sống sứ mạng của mình trong tình trạng chờ đợi nôn nao cuộc tỏ mình vào lúc cánh chung của Hôn Phu: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến!'” (Kh 22,17). Sự chờ mong này không bao giờ là thụ động, nhưng là một sự căng thẳng có tính truyền giáo trong khi loan báo Lời Thiên Chúa, Lời có sức thanh luyện và chuộc lại mọi người: cả vào ngày hôm nay nữa, Đức Giêsu Phục Sinh đang nói với chúng ta: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15).



Cuộc tân Phúc âm hóa và việc tái lắng nghe

122. Do đó, thời đại chúng ta phải ngày càng là thời đại của một việc tái lắng Lời Thiên Chúa và một cuộc Tân Phúc âm hóa. Tái khám phá ra đặc tính trung tâm của Lời Chúa trong đời sống Kitô hữu làm cho chúng ta cũng tìm lại được ý nghĩa sâu xa nhất của điều mà Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ nhắc lại : tiếp tục missio ad gentes và ra sức bắt tay vào công cuộc Tân Phúc âm hóa, nhất là trong các xứ sở mà Tin Mừng đã bị quên lãng hay đang chịu sự lãnh đạm của con số người, lớn hơn do một kiểu chủ nghĩa tục hóa mơ hồ. Ước gì Chúa Thánh Thần thức tỉnh nơi loài người sự đói khát Lời Thiên Chúa và làm dấy lên những sứ giả nhiệt thành và chúng nhân Tin Mừng!

Theo gương vị Tông Đồ vĩ đại của Muôn Dân, đã được biến đổi sau khi nghe tiếng nói của Chúa (x. Cv 9,1-30), cả chúng ta nữa, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa đang thúc bách chúng ta luôn luôn riêng tư, ở đây và lúc này. Sách Công vụ Tông Đồ kể cho chúng ta biết rằng Chúa Thánh Thần dành riêng Phaolô và Barnaba để đi rao giảng và phổ biến Tin Mừng (x. 13,2). Cũng thế, vào ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần không ngừng gợi lên những thính giả và sứ giả xác tín có sức thuyết phục của Lời Chúa!



Lời và niềm vui

123. Nếu chúng ta càng biết tỏ ra sẵn sàng với Lời Chúa, chúng ta sẽ càng nhận thấy rằng Mầu nhiệm lễ Hiện Xuống đang ‘hiện hành’ cả hôm nay nữa trong Giáo Hội Thiên Chúa. Thần Khí Chúa tiếp tục ban chan hòa các ân huệ của Người xuống trên Giáo Hội để chúng ta được dẫn tới chân lý toàn vẹn, bằng cách mở chúng ta ra với ý nghĩa của Kinh Thánh và làm cho chúng ta trở thành sứ giả đáng tin của Lời cứu độ. Như thế chúng ta trở lại với Thư thứ nhất của thánh Gioan. Xuyên qua Lời Thiên Chúa, cả chúng ta nữa, chúng ta đã được nghe, được thấy và được chạm đến Ngôi Lời sự sống. Nhờ ân sủng, chúng ta đã nghe được lời loan báo nói rằng sự sống vĩnh cửu đã được biểu lộ, để chúng ta nhận biết rằng chúng ta đang sống trong sự hiệp thông với nhau, với những ai đã đi trước chúng ta dưới ánh sáng đức tin và với tất cả những ai, sống rải rác trên khắp thế giới, đang lắng nghe Lời, cử hành Bí tích Thánh Thể, sống chứng tá bác ái. Tông đồ Gioan nhắc chúng ta rằng: lời loan báo này được truyền thông cho chúng ta để “niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn” (1 Ga 1,4).

Thượng Hội Đồng Giám Mục đã cho phép chúng ta trải nghiệm những gì được chứa đựng trong sứ điệp Gioan: việc loan báo Lời tạo ra sự hiệp thông và mang đến niềm vui. Đây là một niềm vui sâu xa trào vọt ra từ chính trung tâm đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa và được thông truyền cho chúng ta trong Chúa Con. Đây là niềm vui, như ân huệ khôn tả, mà thế gian không thể ban tặng. Ta có thể tổ chức những lễ mừng, nhưng không phải là niềm vui. Theo Kinh Thánh, niềm vui là một hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gl 5,22), giúp chúng ta đi sâu vào trong Lời và làm cho Lời Chúa đi vào trong chúng ta mà mang hoa quả cho sự sống vĩnh cửu. Khi loan báo Lời Thiên Chúa trong sức mạnh Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng ước muốn thông truyền nguồn suối cung cấp niềm vui chân thật, không phải là một niềm vui hời hợt và phù phiếm nhưng là niềm vui trào dâng từ ý thức rằng chỉ mình Chúa Giêsu có những lời ban sự sống đời đời (x. Ga 6,68).



«Mater Verbi et Mater laetitiae»

124. Quan hệ mật thiết giữa Lời Thiên Chúa và niềm vui được biểu lộ hiển nhiên nơi Mẹ Thiên Chúa. Chúng ta nhớ lại các lời của thánh Êlisabét: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Đức Maria thật có phúc, vì Mẹ có đức tin, vì Mẹ đã tin, và vì trong đức tin này, Mẹ đã đón tiếp vào lòng mình Ngôi Lời Thiên Chúa để ban tặng Người cho thế giới. Niềm vui xuất phát từ Lời bây giờ có thể lan rộng tới tất cả những ai, trong đức tin, để cho mình được Lời Thiên Chúa biến đổi. Tin Mừng Luca qua hai bản văn đã giới thiệu cho chúng ta Mầu nhiệm lắng nghe và niềm vui này. Đức Giêsu khẳng định: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (8,21). Và trước tiếng reo của một người phụ nữ, đang ở giữa đám đông, muốn tôn dương lòng dạ đã cưu mang Người và vú đã cho Người bú, Đức Giêsu vén mở cho thấy bí quyết của niềm vui chân thật: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa! ” (Lc 11,28). Đức Giêsu cho thấy sự cao cả đích thực của Đức Maria, như thể mở ra cho mỗi người chúng ta khả năng sống mối phúc phát sinh từ Lời được lắng nghe và đem ra thực hành. Chính vì thế, cho mọi Kitô hữu, tôi nhắc lại rằng quan hệ riêng tư và cộng đoàn với Thiên Chúa tùy thuộc sự gia tăng của tình thân thiết của chúng ta với Lời Chúa. Cuối cùng, tôi xin ngỏ lời với mọi người, cả những ai đã đi xa Giáo Hội, đã bỏ đức tin hoặc chưa bao giờ nghe được lời loan báo ơn cứu độ. Cho mỗi người, Chúa nói: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20).

Vậy ước gì mỗi một ngày sống của chúng ta được hun đúc bởi cuộc gặp gỡ mới mẻ với Đức Kitô, Ngôi Lời làm người của Chúa Cha: Người ở tại nguồn và ở cuối và “tất cả đều tồn tại trong Người” (Cl 1,17). Hãy thinh lặng để lắng nghe Lời Chúa và để suy ngẫm Lời ấy, hầu nhờ hoạt động hữu hiệu của Chúa Thánh Thần, Lời ấy tiếp tục ở lại, sống và nói với chúng ta mọi ngày đời chúng ta. Như thế, Giáo Hội được đổi mới và tươi trẻ lại nhờ Lời Chúa vẫn tồn tại muôn đời (x. 1 Pr 1,25; Is 40,8). Như thế, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có thể đi vào trong cuộc đối thoại hôn ước vĩ đại được dùng để kết thúc Kinh Thánh: “Thần Khí và Tân Nương nói: ‘Xin Ngài ngự đến!’ [...] Đấng làm chứng về những điều đó phán rằng: ‘Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến’ – Amen! Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến!” (Kh 2,17.20).


Ban hành tại Rôma, cạnh Đền thờ thánh Phêrô,

ngày 30 tháng 9 năm 2010,

tưởng nhớ thánh Giêrônimô, năm thứ sáu Triều Đại của tôi.
BÊNÊĐITÔ XVI, Giáo hoàng



1 X. Đề nghị 1.

2 X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Instrumentum laboris, s.27.

3 X. Đức Lêô XIII, Thông điệp Providentissimus Deus (18-11-1893): AAS (1893-94), 269-292; Đức Bênêđitô XV, Thông điệp Spiritus Paraclitus (15-9-1920): AAS 12 (1920), tr. 385-422; Đức Piô XII, Thông điệp Divino afflante Spiritu (30/9/1943): AAS 35 (1943), tr. 297-325.

4 Đề nghị 2.

5 Nt.

6 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 2.

7 Nt, s. 4.

8 X. Đức Phaolô VI, Tông thư Summi Dei Verbum (4-11-1963): AAS 55 (1963), tr. 979-995; nt, Motu Proprio Sedula cura (27-6-1971): AAS 63 (1971), tr. 665-669; Đức Gioan-Phaolô II, Buổi tiếp kiến chung (1-5-1985) : l’Osservatore Romano bản tiếng Pháp, 2 và 3-5-1985, tr. 12; Diễn từ về việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội (23-4-1993): AAS 86 (1994), tr. 232-242: La Documentation catholique (DC) số 2073, tr. 503; Đức Bênêđitô XVI, Buổi tiếp kiến tại Hội Nghị kỷ niệm 40 năm Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa (16-9-2005): AAS 97 (2005), tr. 957; Kinh Truyền tin (6-1-2005); Ủy Ban Kinh Thánh giáo hoàng, Kinh Thánh và Kitô học (1984): Ench. Vat. 9, số 1208-1339; Tính duy nhất vá đa dạng trong Giáo Hội (11-4-1988): Ench. Vat. 11, số 544-643; Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội (15-4-1993): Ench. Vat.13, số 2846-3150; Dân Do-thái và Kinh Thánh Do-thái giáo trong Bộ Kinh Thánh Kitô giáo (24-5-2001): Ench. Vat. 20, số 733-1150; Kinh Thánh và luân lý. Các nguồn cội Kinh Thánh của lối hành xử Kitô hữu (11-5-2008), Città del Vaticano 2008.

9 X. Đức Bênêđitô XVI, Diễn từ cho Giáo triều Rôma (22-12-2008): AAS 101 (2009) tr. 50; OR bản tiếng Pháp, 23-30-12-2008, tr. 3.

10 X. Đề nghị 37.

11 X. Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Dân Do-thái và Kinh Thánh Do-thái giáo trong Bộ Kinh Thánh Kitô giáo (24-5-2001): Ench. Vat. 20, s. 733-1150.

12 X. Đức Bênêđitô XVI, Diễn từ cho Giáo triều Rôma (22-12-2008): AAS 101 (2009) tr. 50; l’Osservatore Romano bản tiếng Pháp (OR bản tiếng Pháp), 23 và 30-12-2008, tr. 4.

13 X. Đức Bênêđitô XVI, Kinh truyền tin (4-1-2009): l’Osservatore Romano bản tiếng Pháp, 6-1-2009, tr. 7.

14 X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio ante disceptationem, I : OR bản tiếng Pháp, 4-11-2008, tr. 9.

15 X. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 2.

16 Đức Bênêđitô XVI, Thông điệp Deus caritas est (25-12-2005), số 1: AAS 98 (2006), tr. 217-218.

17 X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Instrumentum laboris, số 9.

18 Kinh Tin Kính của Công Đồng Nixê Côngtăngtinôpôli: DS 150.

19 Thánh Bernarđô Clairvaux, Homelia super Missus est, IV, 11 : PL 183, 86 B.

20 X. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 10.

21 X. Đề nghị 3.

22 X. Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên ngôn về tính duy nhất và phổ quát cứu độ của Đức Giêsu Kitô và của Giáo Hội Dominus Iesus (6-8-2000) số 13-15: AAS 92 (2000), tr. 754-756.

23 X. In Hexaemeron, XX, 5: Opera Omnia, V, Quaracchi 1891, tr. 425-426; Breviloquium I, 8: Opera Omnia, V, Quaracchi 1891, tr. 216-217.

24 Thánh Bônaventura, Itinerarium mentis in Deum, II, 12: Opera Omnia, V, Quaracchi, 1891, tr. 302-303; x. Commentarius in librum Ecclesiastes, Chương 1, câu 11; Quaestiones, II, 3, Quaracchi 1891, tr. 16.

25 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, số 3; x. Công Đồng Chung Vatican I, Hiến chế tín lý về đức tin Công Giáo Dei Filius, ch. 2, De revelatione: DS 3004.

26 X. Đề nghị 13.

27 Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Đi tìm một nền luân lý phổ quát: một cái nhìn mới trên luật tự nhiên, s. 39.

28 X. Tổng Luận Thần Học, Ia-IIae, q. 94, a. 2.

29 Ủy Ban Kinh Thánh Giáo Hoàng, Kinh Thánh và luân lý. Các nguồn cội Kinh Thánh của lối hành xử Kitô hữu (11-5-2008), tr. 13, 32 và 109.

30 Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Đi tìm một nền luân lý phổ quát : một cái nhìn mới trên luật tự nhiên, s. 102.

31 X. Đức Bênêđitô XVI, Bài suy niệm dịp cử hành Giờ Kinh Trưa khai mạc THĐGM (6-10-2008): AAS 100 (2008), 758-761.

32 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum, s. 14.

33 X. Đức Bênêđitô XVI, Thông điệp Deus caritas est (25-12-2005), s. 1: AAS 98 (2006), tr. 217-218.

34 “Ho Logos pachynetai (hoặc brachynetai)». X. Ôrigiênê, Péri Archon, I, 2, 8: Sources Chrétiennes (SC) 252, tr. 127- 129.

35 X. Đức Bênêđitô XVI, Bài Giảng lễ Giáng sinh (24-12-2006): AAS 99 (2007), q. 2, OR bản tiếng Pháp, 2-1- 2007, tr. 2.

36 X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Sứ điệp chung kết, II, 4-6.

37 Thánh Maximô, La vie de Marie, s. 89: CSCO 479, tr. 77.

38 X. Đức Bênêđitô XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum caritatis (22-2-2007), s. 9-10 : AAS 99 (2007), tr. 111-112.

39 X. Đức Bênêđitô XVI, Yết kiến chung (15-4-2009): OR bản tiếng Pháp, 21-4-2009, tr. 2.

40 X. Đức Bênêđitô XVI, Bài Giảng lễ Hiển Linh (6-1-2009): OR bản tiếng Pháp, 13-1-2009, tr. 6.

41 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Dei Verbum, s. 4.

42 Đề nghị 4.

43 X. Thánh Gioan Thánh Giá, Monte edu Carmel, II, 22.

44 Đề nghị 47.

45 Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, s. 67.

46 X. Bộ Giáo lý Đức Tin, Sứ Điệp Fatima, (26-6-2000): Ench. Vat. 19, s. 974 1021.

47 Adversus haereses, IV, 7, 4; SC 100, t. 465 ; V, 1, 3: SC 153, tr. 73; V, 28,4: SC 153, tr. 361.

48 X. Đức Bênêđitô XVI, Tông huấn Thượng Hội Đồng Giám Mục Sacramentum caritatis (22-1-2007), s.12: AAS 99 (2007), tr. 113-­114.

49 X Đề nghị 5.

50 Adversus haereses, Ill 24, 1: SC 34, tr. 401.

51 Homeliae in Genesim, XXI, s. 1; PG 53, 175.

52 Epistula 120, 10: CSEL 55, tr. 500-506.

53 HomiliaeEzechielemI. VII. 17: CC 142, tr. 94.

54 «Oculi ergo devotae animae sunt columbarum quia sensus eius per Spiritum sanctum sunt illuminati et edocti, spiritualia sapientes... Nunc quidem aperitur nimae talis sensus, ut intellegat Scripturas»: Richard de Saint-Victor, Explicatio in Cantica canticorum, 15: PL 196, 450 B và D.

55 Sacramentum Serapionis, II (XX), Didascalia et Constitu­tions apostolorum, xb. F. X. Funk II, Paderborn 1906, tr. 161.

56 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến Chế tín lý về Mạc Khải Dei Verbum, s. 7.

57 Nt. s. 8.

58 Nt.

59 X. Đề nghị 3.

60  X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Sứ điệp chung kết, 5.

61 Expositio Evangelii secundum Lucam, 6, 33: PL 15, 1677.

62 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 13.

63 Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, s. 102; Cũng xem Rupert of Deutz, De operibus Spiritus Sancti, I, 6: SC 131, tr. 72-74.

64 Enarrationes in Psalmos, 103, IV, 1: PL 37, 1378. Các phát biều tương tự với Ôrigiênê, In Ioannem V, 5-6: SC 120, tr. 380-384.

65 X. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 21.

66 Nt s. 9.

67 X. Đề nghị 5 và 12.

68 X. Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 12.

69 X. Đề nghị 12.

70 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 11.

71 Đề nghị 4.

72 Prol: Opera Omnia V, Quaracchi 1891, tr. 201-202.

73 X. Đức Bênêđitô XVI, Diễn văn cho thế giới Văn hóa tại Collège des Bernardins ở Paris (12-9-2008): AAS 100 (2008), tr. 721-730.

74 X. Đề nghị 4.

75 X. Đại Hội Thường Lệ lần XII của Thượng Hội Đồng Giám Mục, Relatio post disceptationem, s. 12.

76 Công Đồng Chung Vatican II, Hiến chế tín lý về Mạc Khải của Thiên Chúa Dei Verbum, s. 5.

77 Đề nghị 4.

78 Ví dụ: Đnl 28,1-2.15,45; 32,1; trong số các ngôn sứi, xin xem: Gr 7,22-28; Is 2,8; 3,10; 6,3; 13,2; cho tới các vị cuối cùng: x. Dcr 3,8. Về thánh Phaolô, x. Rm 10,14-18; 1 Tx 2,13.

79 Đề nghị 55.

80 X. Đức Bênêđitô XVI, Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum Caritatis (22-2-2007), 33: AAS 99 (2007), tr. 132-133.

81 Nt, Thông điệp Deus caritas est (25-1222005), 41:


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương