TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện và “Lectio divina”



tải về 1.05 Mb.
trang12/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20

Đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện
và “Lectio divina”


86. Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh tới việc cần phải có một cách tiếp cận bản văn thánh trong tư thế cầu nguyện, coi như là yếu tố căn bản cho đời sống thiêng liêng của mọi tín hữu, đang dấn thân vào các thừa tác vụ và các bậc sống khác nhau, và đặc biệt nhắc tới Lectio divina.290 Quả thật, Lời Thiên Chúa nằm ở tại nền tảng của mọi linh đạo Kitô giáo chân chính. Như thế, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã đặt mình vào thế hòa điệu với những gì Hiến chế tín lý Dei Verbum đã khẳng định: “Ước gì các tín hữu sẵn lòng đi đến với chính bản văn Kinh Thánh, hoặc nhờ phụng vụ thánh đầy dẫy Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ việc sốt sắng đọc Kinh Thánh, hoặc nhờ những lớp học hỏi thích hợp và những phương tiện khác ngày nay đang phổ biến khắp nơi cách đáng mừng, với sự ưng thuận và chăm lo của các vị chủ chăn trong Giáo Hội. Nhưng họ nên nhớ rằng kinh nguyện phải có kèm theo việc đọc Kinh Thánh”.291 Khi suy tư như vậy, Công Đồng muốn nhắc lại Truyền thống Giáo Phụ cổ kính vì Truyền thống này đã luôn khuyến khích người ta tiếp cận Sách Thánh trong tư thế đối thoại với Thiên Chúa. Như thánh Augustinô đã nói: “Lời cầu nguyện của bạn chính là lời bạn thưa với Thiên Chúa. Khi bạn đọc Sách Thánh, thì chính Thiên Chúa nói với bạn; khi bạn cầu nguyện, thì chính bạn nói với Thiên Chúa”.292 Ôrigiênê, một trong những bậc thầy của cách đọc Kinh Thánh này, chủ trương rằng muốn hiểu Kinh Thánh, còn hơn là muốn nghiên cứu Kinh Thánh, cần phải sống thân tình với Chúa Kitô và cầu nguyện. Quả thế, ngài xác tín rằng con đường ưu tiên phải theo để biết Thiên Chúa là tình yêu, và người ta không đạt được một scientia Christi (sự hiểu biết Chúa Kitô) chân thật nếu không say mê Người. Trong Thư gửi cho Grêgôriô, nhà thần học trứ danh thành Alêxanria đã khuyến cáo: “Con hãy chuyên chăm đọc Sách Thánh; hãy kiên trì làm công việc này (...). Khi chuyên chăm đọc Kinh Thánh với ý hướng tin và làm vui lòng Chúa, nếu trong lectio, mà thấy có cánh cửa đóng, con hãy gõ cửa, và người canh cửa sẽ mở ra cho con, người canh cửa mà Đức Giêsu đã nói tới: ‘Người canh cổng sẽ mở cổng cho ông ta’. Khi chuyên chăm làm lectio divina (đọc Sách Thánh) như thế, với lòng ngay thẳng và niềm tín thác không lay chuyển vào Thiên Chúa, con hãy cố tìm hiểu ý nghĩa Sách Thánh, mà ý nghĩa trọn vẹn phần lớn bị che giấu. Tuy nhiên, đừng bằng lòng với việc gõ cửa và tìm kiếm: muốn hiểu sự việc của Thiên Chúa, tuyệt đối cần làm oratio (cầu nguyện). Chính là để khuyến khích chúng ta mà Đấng Cứu Thế không những đã nói: “Cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho” và “Cứ tìm thì sẽ thấy”, nhưng còn nói: “Cứ xin thì sẽ được’”.293

Tuy nhiên, về điểm này, ta phải tránh nguy cơ một tiếp cận cá nhân chủ nghĩa, mà phải nhớ rằng Lời Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta chính là để xây dựng sự hiệp thông, để nối kết chúng ta lại trong chân lý trong khi chúng ta tiến về với Thiên Chúa. Đây là một Lời ngỏ riêng tư với từng người, nhưng cũng là một Lời có sức xây dựng cộng đoàn, xây dựng Giáo Hội. Vì thế, bản văn thánh phải được luôn luôn tiếp cận trong tinh thần hiệp thông Giáo Hội. Thực thế, phải luôn luôn tiếp cận với bản văn thánh trong sự hiệp thông Giáo Hội. Quả vậy, “điều hết sức quan trọng là phải đọc trong cộng đoàn (...), bởi vì chủ thể sống động của Sách Thánh là Dân Thiên Chúa, là Giáo Hội. (…) Sách Thánh không thuộc về quá khứ, bởi vì chủ thể của Sách Thánh, là Dân Thiên Chúa được chính Ngài linh hứng, vẫn là đoàn Dân ấy, do đó Lời Chúa cũng luôn sinh động nơi chủ thể sống động. Chính vì thế, điều quan trọng là phải đọc và trải nghiệm Sách Thánh trong sự hiệp thông với Giáo Hội, nghĩa là với tất cả các chứng nhân vĩ đại của Lời này, bắt đầu với các Giáo Phụ đầu tiên cho tới các vị thánh thời nay, cho tới Huấn Quyền hiện nay”.294



Vì thế, muốn đọc Kinh Thánh trong tư thế cầu nguyện, nơi ưu tiên là phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể, khi đó, lúc ta cử hành Mình và Máu Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích, chính Lời Chúa cũng hiện diện sống động giữa chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, cách đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, phải luôn luôn được sống trong liên hệ với cử hành Thánh Thể. Cũng như việc thờ lạy Thánh Thể chuẩn bị, tháp tùng và tiếp nối việc cử hành Thánh Thể,295 thì việc đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, cũng chuẩn bị, tháp tùng và đào sâu những gì Giáo Hội cử hành khi công bố Lời trong khung cảnh phụng vụ. Khi đặt để Lectio và phụng vụ trong quan hệ chặt chẽ như thế, ta có thể nắm vững hơn các tiêu chuẩn phải hướng dẫn việc đọc Lời Chúa trong bối cảnh mục vụ và đời sống thiêng liêng của Dân Thiên Chúa.

87. Trong các tài liệu được đưa ra trước và trong Thượng Hội Đồng, có nói tới một số phương pháp để giúp tiếp cận Kinh Thánh có kết quả và trong đức tin. Tuy thế, người ta đã lưu ý nhiều nhất đến Lectio divina, là lối đọc “có khả năng mở các kho tàng Lời Thiên Chúa ra cho tín hữu, và như thế cũng tạo ra cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Lời hằng sống của Thiên Chúa”.296 Ở đây, tôi muốn nhắc lại vắn tắt những bước căn bản của lectio divina. Nó mở ra bằng việc đọc ( lectio) bản văn, việc này dẫn ta một câu hỏi liên quan đến việc hiểu biết trung thực nội dung của bản văn: tự nó, bản văn Kinh Thánh muốn nói gì? Nếu không có chặng này, bản văn rất có thể chỉ trở thành một duyên cớ để không bao giờ phải ra khỏi các tư tưởng của chúng ta. Sau đó, là suy niệm (meditatio), với câu hỏi: bản văn Kinh Thánh muốn nói gì với chúng ta? Ở đây, mỗi người riêng tư, nhưng cũng trong tư cách là thực tại cộng đoàn, phải để cho mình bị chạm tới và đặt thành vấn đề, bởi vì đây không phải là cứu xét các lời được nói ra trong quá khứ nhưng là trong hiện tại. Rồi người ta đi tới phần cầu nguyện (oratio) với câu hỏi: Ta phải nói gì với Chúa để đáp lại Lời Người? Việc cầu nguyện như là khẩn xin, chuyền cầu, tạ ơn và ngợi khen, là phương cách đầu tiên mà Lời Chúa dùng để biến đổi chúng ta. Cuối cùng, Lectio divina kết thúc bằng sự chiêm ngưỡng (contemplatio), khi đó, ta đón nhận chính cái nhìn của Ngài để phán đoán thực tại như một hồng ân của Thiên Chúa, và chúng ta tự hỏi: Đức Chúa yêu cầu chúng ta phải hoán cải tinh thần, con tim và đời sống như thế nào? Trong Thư gửi tín hữu Rôma, thánh Phaolô khẳng định: “Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (12,2). Quả thật, việc chiêm ngưỡng nhắm tạo ra trong ta một cái nhìn thực sự khôn ngoan trên thực tại, như Thiên Chúa nhìn, và kiến tạo trong ta “tư tưởng của Đức Kitô” (1 Cr 2,16). Ở đây, Lời Thiên Chúa xuất hiện như một tiêu chuẩn để biện phân: Lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4,12). Kế đó, cũng nên nhớ rằng Lectio divina không kết thúc trong năng động của nó bao lâu nó chưa mở ra với hành động (actio), thúc đẩy người tín hữu dâng hiến đời mình cho người khác trong tình bác ái.

Các chặng này được tổng hợp và gồm tóm cách tuyệt diệu nơi dung mạo Mẹ Thiên Chúa, là gương mẫu cho tất cả các tín hữu về việc ngoan ngoãn đón tiếp Lời Thiên Chúa, vì ngài “hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19; x. 2,51), ngài biết tìm ra mối liên kết sâu xa đang hợp nhất các biến cố, các hành động và các sự vật tưởng chừng rời rạc, trong kế hoạch vĩ đại Thiên Chúa.297

Ngoài ra, tôi cũng muốn nhắc lại những gì Thượng Hội Đồng đã khuyến cáo về tầm quan trọng của việc đích thân đọc Kinh Thánh, được kể như một hành vi đền tội, chuẩn bị cho chúng ta được hưởng ân xá, theo các điều kiện thường lệ của Giáo Hội, dành cho mình hoặc dành cho những người đã qua đời.298 Tập tục nhận ân xá299 có ý nói tới giáo lý về các công nghiệp vô biên của Chúa Kitô, mà Giáo Hội, trong tư cách thừa tác viên của ơn cứu chuộc, được ban phát và áp dụng, nhưng cũng có ý nói tới sự hiệp thông các thánh và dạy ta rằng “ Trong Đức Kitô, chúng ta được liên kết mật thiết với nhau biết bao nhiêu, và cũng thế, đời sống thiêng liêng của mỗi người có thể đem lại lợi ích cho người khác như vậy”.300 Theo viễn tượng này, việc đọc Lời Thiên Chúa nâng đỡ chúng ta trong hành trình thống hối và hoán cải, giúp chúng ta đào sâu cảm thức thuộc về Giáo Hội và nâng đỡ chúng ta sống thân tình hơn nữa Thiên Chúa. Như thánh Ambrôsiô đã từng nói: khi chúng ta tiếp nhận Sách Thánh trong tay với đức tin và đọc Sách Thánh cùng với Giáo Hội, con người lại quay trở về mà đi dạo với Thiên Chúa trong vườn địa đàng”.301



tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương