TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ



tải về 1.05 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

Tầm quan trọng của bài giảng lễ


59. Mỗi người “đều có bổn phận và nhiệm vụ liên quan tới Lời Thiên Chúa: các tín hữu phải lắng nghe và suy niệm Lời; còn chỉ những ai đã nhận được nhiệm vụ Giáo huấn do bí tích Truyền chức thánh hoặc những ai đã được giao phó cho thi hành thừa tác vụ này”,208 tức là các Giám mục, các linh mục và các phó tế, thì mới trình bày Lời Chúa. Từ đó, ta hiểu được vì sao Thượng Hội Đồng rất chú ý tới bài giảng lễ. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Sacramentum caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng “liên hệ đến tầm quan trọng của Lời Thiên Chúa, cần phải cải thiện phẩm chất của bài giảng. Bài giảng lễ ‘là một phần của hành động phụng vụ’; bài giảng lễ có chức năng giúp hiểu biết Lời Thiên Chúa rộng rãi hơn và hữu hiệu hơn trong đời sống các tín hữu”.209 Quả thế, bài giảng lễ là một việc hiện tại hóa sứ điệp Kinh Thánh, sao cho các tín hữu được đưa đến chỗ khám phá ra sự hiện diện và tính hiệu năng của Lời Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bài giảng phải giúp hiểu Mầu nhiệm đang được cử hành, mời người ta dấn thân cho sứ mạng, khi chuẩn bị cho cộng đoàn tuyên xưng đức tin, cầu nguyện phổ quát và cử hành phụng vụ Thánh Thể. Vì thế, do thừa tác vụ chuyên biệt, những ai được đề cử lo việc giảng dạy, phải rất quan tâm đến bổn phận này. Phải tránh những bài giảng mơ hồ và trừu tượng, che giấu mất tính đơn giản của Lời Thiên Chúa, cũng như phải tránh những kiểu nói lan man lạc đề vô bổ rất có thể lôi kéo chú ý đến người giảng hơn là chú ý đến trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Các tín hữu phải thấy rõ ràng rằng điều mà vị giảng thuyết đang bận tâm, đó là cho thấy Chúa Kitô, trung tâm của mọi bài giảng. Vì thế, các vị giảng thuyết cần phải quen biết và tiếp xúc chuyên cần với bản văn thánh;210 họ phải chuẩn bị bài giảng bằng suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và say mê. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã khuyến khích lưu ý đến các câu hỏi sau đây: “Các bài đọc được công bố muốn nói gì? Các bài đọc ấy nói gì riêng với tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn, trong khi quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của họ?”.211 Vị giảng thuyết “phải là người đầu tiên được thúc bách bởi Lời Thiên Chúa mà ngài loan báo”,212 bởi vì như thánh Augustinô đã nói: “Người giảng dạy Lời Thiên Chúa ở bên ngoài mà không nghe Lời ấy ở bên trong thì không thể mang lại hoa trái”.213 Cần đặc biệt chăm sóc bài giảng Chúa nhật và các lễ trọng; nhưng trong các lễ cum populo trong tuần, nếu có thể, xin cũng đừng bỏ cung cấp những suy tư vắn tắt hợp thời giúp các tín hữu đón nhận và làm sinh hoa kết quả Lời họ vừa lắng nghe.

Nên có một quyển Cẩm nang Giảng lễ


60. Giảng dạy một cách tốt đẹp bằng cách dựa trên Sách Bài đọc thật sự là một nghệ thuật cần được trau dồi. Do đó, để tiếp nối với những gì Thượng Hội Đồng trước đã yêu cầu,214 tôi xin các cơ quan thẩm quyền, khi quy chiếu về quyền Compendium eucharisticum,215 cũng nghĩ tới các dụng cụ và các phương tiện thích hợp để giúp các thừa tác viên thi hành tác vụ của họ cách tốt nhất, bằng cách chẳng hạn soạn ra một quyển Cẩm nang Giảng lễ, sao cho các vị giảng thuyết có thể có một sự trợ giúp quý báu trong việc chuẩn bị thi hành thừa tác vụ của họ. Như thánh Giêrônimô đã từng nhắc nhở, việc rao giảng phải đi đôi với chứng tá đời sống của mình: “Ước gì các hành vi của anh em không phản bội các lời anh em nói, kẻo khi anh em giảng dạy trong nhà thờ, có người bình luận trong lòng: ‘Thế thì tại sao chính ngài, ngài lại không làm như thế?’[…]. Tinh thần và lời nói phải hài hòa nơi vị linh mục của Chúa Kitô”.216

Lời Thiên Chúa, bí tích Hoà Giải và Xức Dầu bệnh nhân


61. Nếu bí tích Thánh Thể chắc chắn ở tại trung tâm của mối liên hệ giữa Lời Thiên Chúa và các Bí tích, cũng nên nêu bật tầm quan trọng của Kinh Thánh đối với các Bí tích khác, nhất là những bí tích có sức chữa lành, Bí tích Hoà Giải hoặc Bí tích Giải Tội và Bí tích Xức Dầu bệnh nhân. Thường trong các Bí tích này, người ta quên quy chiếu về Kinh Thánh, thế mà cần phải dành cho Kinh Thánh một chỗ đứng thuộc về Kinh Thánh. Quả thế, ta không bao giờ được quên rằng “Lời Thiên Chúa là lời hoà giải, vì trong Lời, Thiên Chúa giao hoà mọi sự với chính Ngài (x. 2 Cr 5,18-20; Ep 1,10). Ơn tha thứ đầy từ bi thương xót của Thiên Chúa, đã thành xác phàm nơi Chúa Giêsu, nâng tội nhân trỗi dậy”.217 Lời Thiên Chúa “soi sáng người tín hữu, để giúp người ấy nhận ra các tội lỗi mình, mời người ấy hoán cải và tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa”.218 Muốn trải nghiệm sâu sắc hơn sức mạnh hoà giải của Lời Thiên Chúa, nên khuyến khích mỗi hối nhân chuẩn bị xưng tội bằng cách suy ngẫm một đoạn Kinh Thánh thích hợp và bắt đầu việc xưng thú bằng cách đọc hoặc lắng nghe một lời khuyên của Kinh Thánh, như nghi thức riêng đã tiên liệu. Rồi khi bày tỏ lòng thống hối ăn năn, hối nhân nên “dùng một lời kinh được tạo nên bởi các lời rút ra từ Kinh Thánh”,219 đã được nghi thức tiên liệu. Khi có thể, vào những lúc nào đó trong năm, hoặc khi có cơ hội, nên cử hành việc xưng tội riêng trong những buổi cử hành thống hối, như đã được nghi thức tiên liệu, nhưng phải tôn trọng các truyền thống phụng vụ khác nhau, để có thể dành đủ chỗ cho việc cử hành Lời bằng cách sử dụng các bài đọc thích hợp.

Về Bí tích Xức Dầu bệnh nhân, không được quên rằng “sức mạnh chữa lành của Lời Thiên Chúa là một tiếng gọi mạnh mẽ thúc đẩy người lắng nghe đi tới một cuộc hoán cải thường xuyên”.220 Kinh Thánh chứa đựng nhiều trang nói tới sự an ủi, sự nâng đỡ và chữa lành do Thiên Chúa can thiệp mang đến. Đặc biệt, nên nghĩ tới sự gần gũi của Chúa Giêsu đối với những người đang đau khổ: chính Người, là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, đã gánh lấy các đau đớn của chúng ta và đã chịu đau khổ vì thương yêu con người, nhờ thế đã đưa lại một ý nghĩa cho bệnh tật và cái chết. Trong các giáo xứ và các bệnh viện, nên tùy hoàn cảnh mà cử hành Bí tích Xức Dầu bệnh nhân trong cộng đoàn. Vào những dịp này, phải dành nhiều chỗ cho việc cử hành Lời Chúa và giúp các tín hữu đau ốm sống tình trạng đau đớn của họ trong đức tin, kết hợp với lễ hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô, Đấng đã giải thoát ta khỏi sự dữ.




tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương