TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng



tải về 1.05 Mb.
trang7/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20

Nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng


37. Như Thượng Hội Đồng đã quả quyết,117 nếu vẫn biết lắng nghe các Giáo Phụ và học cách tiếp cận chú giải của các ngài, ta nhận được một đóng góp tốt mà tìm lại được một lối giải thích Kinh Thánh thích đáng. Quả thế, các Giáo Phụ cống hiến cho chúng ta một nền thần học vẫn còn giá trị quan trọng cho ngày hôm nay bởi vì tập trung vào việc nghiên cứu Kinh Thánh như một toàn bộ. Trước hết và chủ yếu, các ngài là “những nhà chú giải Kinh Thánh”.118 Gương sáng của các ngài có thể “dạy các nhà chú giải hiện đại một lối tiếp cận thực sự có tính tôn giáo đối với Kinh Thánh, cũng như một lối giải thích luôn luôn hài hoà với tiêu chuẩn hiệp thông vào kinh nghiệm của Giáo Hội, đang tiến bước xuyên qua lịch sử dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần”.119

Dù rõ ràng không có được các tài nguyên triết học và lịch sử mà các nhà chú giải hiện đại hiện sử dụng, Truyền thống Giáo Phụ và Trung Cổ vẫn biết nhận ra những nghĩa khác nhau của Kinh Thánh, bắt đầu với nghĩa văn tự, tức “nghĩa được các lời của Kinh Thánh nói lên và được khoa chú giải nhận ra dựa trên những quy tắc giải thích đúng đắn”.120 Thánh Tôma Aquinô chẳng hạn, viết rằng “tất cả các nghĩa của Kinh Thánh đều đặt căn bản trên nghĩa văn tự”.121 Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thời các Giáo Phụ và thời Trung Cổ, mọi hình thức chú giải, kể cả hình thức văn tự, cũng đều được thực hiện trên căn bản đức tin, và không nhất thiết phân biệt giữa nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng. Ở đây, chúng ta có thể nhắc tới hai câu thơ Trung Cổ diễn tả tương quan giữa các nghĩa khác nhau của Kinh Thánh:

Littera gesta docet, quid credas allegoria,

Moralis quid agas, quo tendas anagogia.

Nghĩa văn tự nói tới các biến cố;
nghĩa ẩn dụ nói những gì phải tin;


Nghĩa luân lý nói tới những gì phải làm;
nghĩa loại suy nói về điều phải hướng tới”.122

Ở đây, ta ghi nhận sự thống nhất và mối tương quan qua lại giữa nghĩa văn tự và nghĩa thiêng liêng, mà nghĩa này được phân chia nhỏ ra thành ba nghĩa, tức nghĩa nói tới các nội dung đức tin, đời sống luân lý và sự vươn tới cánh chung.



Tóm lại, dù vẫn nhìn nhận giá trị và sự cần thiết, cũng như các giới hạn, của phương pháp phê bình-lịch sử, ta vẫn học được từ các Giáo Phụ điều này: việc chú giải chỉ “trung thành được với ý hướng của các bản văn Kinh Thánh trong mức độ cố gắng tìm thấy, ngay trong tình trạng các bản văn được viết ra, thực tại đức tin mà chúng diễn tả, và liên kết được thực tại này với kinh nghiệm đức tin của thế giới chúng ta”.123 Chỉ trong viễn tượng này, ta mới có thể nhận ra rằng Lời Thiên Chúa vẫn sống động và đang ngỏ lời với mỗi người chúng ta ngay tại đây và lúc này trong đời sống ta. Theo nghĩa này, khẳng định của Ủy Ban Kinh Thánh Giáo hoàng vẫn còn hoàn toàn giá trị, khi xác định nghĩa thiêng liêng theo đức tin Kitô giáo là như “nghĩa được các bản văn Kinh Thánh diễn tả, khi người ta đọc các bản văn đó dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, trong bối cảnh Mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô và đời sống mới phát xuất từ mầu nhiệm đó. Bối cảnh này có thật. Tân Ước nhìn nhận trong bối cảnh đó các lời Sách Thánh được hoàn tất. Như thế, việc đọc lại Sách Thánh dưới ánh sáng của bối cảnh mới này, tức là bối cảnh đời sống trong Chúa Thánh Thần, là điều hoàn toàn có thể chấp nhận”.124

Cần phải vượt quá chữ viết


38. Như thế, muốn tái khám phá tác động qua lại giữa các nghĩa khác nhau của Sách Thánh, điều chủ yếu là phải hiều việc chuyển đi từ chữ viết sang tinh thần. Đây không phải là một cuộc chuyển dịch tự động và tự phát; đúng hơn, cần phải vượt quá chữ viết: “quả vậy, Lời Thiên Chúa không bao giờ chỉ hiện diện với chữ viết của bản văn. Muốn đạt tới lời của Ngài, cần phải có một cuộc vượt quá và một tiến trình hiểu biết, được hướng dẫn bởi chuyển động bên trong của toàn bộ các bản văn, và từ đó, cũng phải trở thành một tiến trình liên hệ đến đời sống”.125 Như thế, chúng ta khám phá ra lý do tại sao tiến trình giải thích chính thức không bao giờ chỉ có tính tri thức mà còn liên hệ đến đời sống, một tiến trình đòi ta phải dấn thân vào đời sống của Giáo Hội, hiểu như là đời sống “theo Thần Khí” (Gl 5,16). Như thế, các tiêu chuẩn được đưa ra tại số 12 của Hiến chế tín lý Dei Verbum trở nên rõ ràng hơn: không thể thực hiện một cuộc di chuyển như thế khởi đi từ một mảnh văn mà thôi, nhưng phải liên hệ với toàn bộ Kinh Thánh. Thực vậy, chính vì để đạt tới một Lời duy nhất mà chúng ta nhất thiết phải thực hiện cuộc di chuyển nầy. Một tiến trình như thế mang kịch tính sâu xa, vì trong tiến trình di chuyển nầy, cuộc chuyển đi diển ra trong quyền lực Thánh Thần, nhất thiết can dự tới tự do của mỗi người. Thánh Phaolô đã sống cuộc quá độ này trọn vẹn trong cuộc sống của ngài. Ý nghĩa của cuộc vượt quá chữ viết và việc chỉ hiểu được nó theo toàn bộ, ngài đã diễn tả cách triệt để.trong câu: “Chữ viết thì giết chết, còn Thần Khí mới ban sự sống” (2 Cr 3,6). Thánh Phaolô khám phá ra rằng “Thần Khí tự do có một tên riêng, và do đó, sự tự do có một mức độ nội tại: ‘Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí Chúa, thì ở đó có tự do’ (2 Cr 3,17). Thần Khí tự do không chỉ là ý tưởng hoặc cái nhìn riêng của nhà chú giải. Thần Khí, chính là Chúa Kitô, và Chúa Kitô là Đức Chúa chỉ đường cho chúng ta”.126 Chúng ta biết rằng ngay cả với thánh Augustinô, cuộc di chuyển này vừa mang kịch tính vừa có sức giải thoát; ngài đã tin vào Kinh Thánh, mà lúc đầu ngài thấy vừa rời rạc vừa thô thiển, nhưng nhờ tiến trình di chuyển mà ngài học được từ nơi thánh Ambrôsiô qua cách giải thích tiên trưng, toàn bộ Cựu Ước đã trở thành một con đường dẫn tới Chúa Giêsu Kitô. Đối với thánh Augustinô, việc vượt quá chữ viết đã làm cho chữ viết trở thành khả tín và giúp ngài sau cùng tìm được câu trả lời cho những nỗi lo lắng sâu xa của tâm hồn ngài, đang khao khát chân lý.127


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương