TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Đức Maria, “Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa” và “Mẹ đức tin”



tải về 1.05 Mb.
trang4/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Đức Maria, “Mẹ của Ngôi Lời Thiên Chúa”
và “Mẹ đức tin”


27. Các Nghị Phụ đã tuyên bố rằng mục tiêu căn bản của Thượng Hội Đồng Giám Mục lần XII này trước tiên là “đổi mới niềm tin của Giáo Hội vào Lời Thiên Chúa”. Chính vì thế, ta cần nhìn lên nơi hoàn tất tương giao hỗ tương giữa Lời Thiên Chúa và đức tin, đó chính là Đức Trinh Nữ Maria, là “đấng, bằng tiếng ‘xin vâng’ đối với Lời Giao ước và sứ mạng của mình, đã làm trọn cách hoàn hảo ơn gọi thần linh của nhân loại”.79 Thực tại nhân loại, được Lời tạo thành, tìm được hình ảnh hoàn hảo nhất nơi đức tin vâng phục của Đức Maria. Từ Truyền Tin đến Hiện Xuống, ngài luôn tỏ ra là một phụ nữ hoàn toàn sẵn sàng với ý muốn của Thiên Chúa. Người là đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, đấng “đầy ân sủng” (x. Lc 1,28) và vâng phục Lời Ngài vô điều kiện (x. Lc 1,38). Đức tin vâng phục của người đặt cuộc đời người từng giây từng phút trước sáng kiến của Thiên Chúa. Là Trinh Nữ lắng nghe, người sống hoàn toàn hoà điệu với ý muốn Thiên Chúa; người ghi giữ trong lòng mọi biến cố thuộc đời sống Con của người, bằng cách xếp đặt chúng lại thành một bức tranh khảm duy nhất (x. Lc 2,19. 51).80

Vào thời đại chúng ta, cần giúp đỡ các tín hữu thấy rõ hơn dây liên kết giữa Đức Maria Nadarét và việc lắng nghe Lời Thiên Chúa trong đức tin. Tôi cũng khuyến khích các nhà nghiên cứu đào sâu tối đa tương quan giữa Thánh Mẫu Học và nền thần học về Lời. Từ đó ta có thể rút ra nhiều lợi ích cho cả đời sống thiêng liêng lẫn việc nghiên cứu thần học và Kinh Thánh. Quả thật, điều mà sự hiểu biết đức tin đã giúp ta biết được về Đức Maria nằm ngay ở trung tâm của chân lý Kitô giáo. Trong thực tế, không thể nào quan niệm được cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời nếu bỏ sang một bên sự tự do của người thiếu nữ ấy, là người, nhờ ưng thuận, đã nhất quyết cộng tác với việc Đấng Vĩnh Cửu bước vào thời gian. Đức Maria là hình ảnh của Giáo Hội đang chăm chú lắng nghe Lời Thiên Chúa, lời đang thành xác phàm nơi ngài. Đức Maria cũng là biểu tượng cho việc mở lòng ra với Thiên Chúa và với tha nhân; cho việc lắng nghe tích cực có khả năng nội tâm hoá và hấp thụ, trong đó Lời Thiên Chúa trở thành lòng mẹ mang sự sống.



28. Đến đây, tôi muốn nhắc đến sự quen thuộc của Đức Maria đối với Lời Thiên Chúa. Điều này nổi rõ xán lạn trong Kinh Magnificat. Ở đây, theo một nghĩa nào đó, ta thấy ngài đã tự đồng hoá với Lời, đi vào trong Lời; trong bài thánh ca đức tin đầy tuyệt diệu này, Đức Trinh Nữ đã ngợi khen Đức Chúa bằng chính lời của Người: “Kinh Magnificat, – có thể nói, là bức chân dung của tâm hồn ngài – hoàn toàn được dệt nên bằng các sợi chỉ Kinh Thánh, những sợi chỉ rút ra từ Lời Thiên Chúa. Vì thế, ta thấy ở trong Lời Thiên Chúa, Đức Maria tỏ ra thật sự ở trong nhà người, người thoải mái đi ra đi vào. Người nói năng và suy nghĩ nhờ Lời Thiên Chúa; Lời Thiên Chúa trở thành lời của người, và lời của người phát sinh từ Lời Thiên Chúa. Hơn nữa, ta thấy tư tưởng của người hoà điệu với tư tưởng của Thiên Chúa, ý muốn của người hệ tại việc muốn với Thiên Chúa. Vì được Lời Thiên Chúa thấm nhuần sâu xa, người có thể trở thành Mẹ của Lời Nhập Thể”.81

Ngoài ra, khi nhìn lên Mẹ Thiên Chúa, ta thấy hoạt động của Thiên Chúa trong thế giới luôn lôi kéo tự do của ta vào, bởi vì trong đức tin, Lời Chúa biến đổi chúng ta. Cũng thế, công việc tông đồ và mục vụ của chúng ta sẽ không bao giờ hữu hiệu nếu chúng ta không học nơi Đức Maria cách để cho Thiên Chúa nhào nắn chúng ta: “Với tình yêu và lòng mộ mến, việc quan tâm đến dung mạo của Đức Ma-ri-a như khuôn mẫu và nguyên mẫu cho đức tin của Giáo Hội có tầm quan trọng cốt thiết để tạo ra được ngày hôm nay nữa một thay đổi cụ thể về điển hình trong tương quan của Giáo Hội với Lời, trong thái độ lắng nghe với tư thế cầu nguyện cũng như qua việc quảng đại dấn thân cho sứ mạng và việc loan báo”82.

Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc sống hoàn toàn được uốn nắn bởi Lời, ta khám phá ra rằng cả ta nữa, ta cũng được mời gọi bước vào Mầu nhiệm đức tin, nhờ đó Chúa Kitô đến cư ngụ trong đời sống chúng ta. Thánh Ambrôsiô nhắc chúng ta rằng, theo một nghĩa nào đó, mọi Kitô hữu đang tin, đều đang cưu mang và sinh hạ Lời Thiên Chúa: nếu chỉ có một người Mẹ duy nhất của Đức Kitô theo xác thịt, ngược lại, trong đức tin, Đức Kitô là hoa quả của lòng mọi người.83 Như thế, điều đã xảy ra cho Đức Maria cũng có thể xảy ra nơi chúng ta mỗi ngày, khi lắng nghe Lời và khi cử hành các Bí tích.

ViỆc giẢi thích KINH Thánh trong Giáo HỘi

Giáo Hội, nơi phát xuất ra việc giải thích Kinh Thánh


29. Một đề tài quan trọng khác đã được đặt ra trong Thượng Hội Đồng, mà giờ đây tôi muốn lưu ý, đó là việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo Hội. Dây liên kết nội tại giữa Lời và đức tin nêu bật điều này là khoa giải thích chân chính Kinh Thánh chỉ có thể có khi ở bên trong đức tin của Giáo Hội, một đức tin có khuôn mẫu là tiếng ‘xin vâng’ của Đức Maria. Về điểm này, thánh Bônaventura đã khẳng định rằng, không có đức tin, ta không có chìa khoá để đi vào bản văn thánh: “Chính sự hiểu biết về Đức Giêsu Kitô là như một nguồn mạch, từ đó tuôn trào ra sự chắc chắn và sự hiểu biết về toàn bộ Kinh Thánh. Do đó, không thể đi vào hiểu biết Kinh Thánh nếu không có niềm tin đến từ Chúa Kitô. Niềm tin này là ánh sáng, là cửa và cũng là nền tảng của toàn Sách Thánh”.84 Còn thánh Tôma Aquinô, khi trích dẫn thánh Augustinô, đã nhấn mạnh rằng: “Ngay cả chữ viết của Tin Mừng cũng giết chết, nếu ở bên trong con người, không có ơn đức tin có sức chữa lành”.85

Điều này cho phép chúng ta nhắc lại một tiêu chuẩn căn bản của khoa giải thích Kinh Thánh: nơi phát xuất ra việc giải thích Kinh Thánh là đời sống của Giáo Hội. Khẳng định này không có ý coi quy chiếu về Giáo Hội như là một tiêu chuẩn ngoại tại mà các nhà chú giải phải tuân theo, nhưng đúng hơn là điều được yêu cầu bởi chính thực tại của Kinh Thánh và bởi cách thức Kinh Thánh đã thành hình trong thời gian. Quả thật, “các truyền thống đức tin đã tạo ra khung cảnh sống cho sinh hoạt văn chương của các tác giả Sách Thánh. Việc tháp nhập này cũng bao hàm việc chia sẻ cả đời sống phụng vụ và đời sống bên ngoài của các cộng đoàn, chia sẻ thế giới tinh thần, văn hoá và những thăng trầm trong lịch sử các cộng đoàn này. Tương tự như thế, việc giải thích Kinh Thánh đòi hỏi các nhà chú giải phải tham gia vào đời sống và đức tin của cộng đoàn tín hữu thời họ”.86 Do đó, “vì Sách Thánh cũng phải được đọc và giải thích dưới ánh sáng của cùng một Thần Khí, Đấng đã giúp viết ra Sách Thánh”,87 nên các nhà chú giải, các nhà thần học và toàn thể Dân Thiên Chúa phải coi Sách Thánh đúng theo bản chất của Sách Thánh, là Lời Thiên Chúa được truyền đạt cho chúng ta xuyên qua một lời nói của con người (x. 1 Tx 2,13). Đó là một dữ kiện thường hằng được mặc nhiên hàm chứa trong chính Kinh Thánh: “Không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1,20-21). Đàng khác, chính đức tin của Giáo Hội nhận biết Kinh Thánh là Lời Thiên Chúa; như thánh Âu-tinh đã nói một câu đáng ghi nhớ: “Hẳn là tôi sẽ không tin Tin Mừng, nếu thẩm quyền Giáo Hội không đưa tôi đến đó”.88 Chính Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Giáo Hội và làm cho Giáo Hội có khả năng giải thích Thánh Kinh cách trung thực. Kinh Thánh là Quyển Sách của Giáo Hội, và từ vị trí chủ yếu của Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội, phát sinh ra việc giải thích Kinh Thánh đích thật.



30. Thánh Giêrônimô nhắc chúng ta rằng chúng ta không bao giờ có thể đọc Sách Thánh một mình. Chúng ta sẽ gặp rất nhiều khung cửa đóng kín và chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào lầm lạc. Kinh Thánh đã được viết ra bởi Dân Thiên Chúa và cho Dân Thiên Chúa, dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. Chỉ trong sự hiệp thông này với Dân Thiên Chúa, trong cái “chúng ta” này, chúng ta mới có thể thực sự đi vào trung tâm của chân lý mà chính Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.89 Nhà thông thái trứ danh (Thánh Giêrônimô), người đã từng nói “không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”,90 đã quả quyết rằng chiều kích Giáo Hội trong việc giải thích Kinh Thánh không phải là một đòi hỏi được áp đặt từ bên ngoài; Quyển Sách ấy đúng là tiếng nói của đoàn Dân lữ hành của Thiên Chúa, và chỉ ở trong đức tin của đoàn Dân này, có thể nói chúng ta ở trong cùng một hòa điệu đúng đắn để hiểu Sách Thánh. Một giải thích trung thực về Kinh Thánh phải luôn luôn hoà điệu với đức tin của Giáo Hội Công Giáo. Chính vì thế, thánh Giêrônimô đã viết cho một linh mục: “Hãy bám chặt lấy giáo lý truyền thống mà cha đã được giảng dạy, để cha có thể khuyên bảo đúng theo giáo lý lành mạnh và phi bác những kẻ chống lại giáo lý này”.91

Nếu loại bỏ đức tin, bất cứ cách tiếp cận nào với bản văn thánh cũng chỉ có thể gợi ý cho ta một số yếu tố đáng lưu tâm về cấu trúc và các hình thái của bản văn, nhưng một cách làm như thế rất có thể chỉ là một mở đầu, còn bất toàn về phương diện cấu trúc. Như Ủy Ban Kinh Thánh Giáo hoàng , khi làm vọng lại một nguyên tắc được khoa giải thích Kinh Thánh hiện đại chấp nhận, đã quả quyết: “chỉ ai có một liên hệ sống thật sự với điều mà bản văn nói đến mới hiểu đúng bản văn Kinh Thánh”.92 Tất cả những điều này giúp nêu bật quan hệ giữa đời sống thiêng liêng và khoa giải thích Kinh Thánh. Quả thật, “khi người đọc trưởng thành trong sự sống của Thánh Thần, bấy giờ khả năng hiểu biết của họ về những thực tại được bản văn Kinh Thánh nói tới cũng gia tăng”.93 Cường độ của một kinh nghiệm Giáo Hội trung thực chỉ có thể làm phát triển khả năng hiểu biết Lời Thiên Chúa trong đức tin; ngược lại, phải nói rằng đọc Kinh Thánh trong đức tin cũng sẽ làm tăng trưởng chính đời sống Giáo Hội. Từ đó, chúng ta có thể hiểu một cách mới khẳng định trứ danh của Thánh Grêgôriô Cả: “Lời Chúa lớn lên cùng với người đọc Lời”.94 Như vậy, việc lắng nghe Lời Thiên Chúa dẫn đưa vào và làm gia tăng sự hiệp thông Giáo Hội giữa tất cả những người đang tiến bước trong đức tin.




tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương