TÔng huấn hậu thưỢng hộI ĐỒng giám mục verbum domini củA ĐỨc giáo hoàng bêNÊĐITÔ XVI gửi các giám mụC, HÀng giáo sĩ


Thiên Chúa lắng nghe con người và đáp lại các vấn nạn của con người



tải về 1.05 Mb.
trang3/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.05 Mb.
#1513
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Thiên Chúa lắng nghe con người
và đáp lại các vấn nạn của con người


23. Trong cuộc đối thoại này với Thiên Chúa, chúng ta hiểu được chính mình và tìm được câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa nhất vẫn ở trong trái tim chúng ta. Bởi vì Lời Chúa không hề đối nghịch với chúng ta, không bóp nghẹt các khát vọng chân chính của chúng ta, trái lại, soi sáng, thanh tẩy và đưa các khát vọng đó đến chỗ được hoàn tất. Đối với thời đại ta, thật quan trọng việc khám phá ra rằng duy một mình Thiên Chúa mới đáp ứng được cơn khát đang ở trong tim mỗi người! Vào thời đại chúng ta và nhất là ở Tây phương, điều đáng buồn là đã phổ biến ý tưởng cho rằng Thiên Chúa xa lạ với cuộc sống và các vấn đề của con người, và hơn nữa, sự hiện diện của Ngài chỉ có thể là một mối đe doạ đối với quyền tự lập của con người. Trong thực tế, toàn bộ nhiệm cục cứu độ cho thấy rằng Thiên Chúa lên tiếng và can thiệp vào trong lịch sử nhằm chiếu cố đến con người và để cứu độ con người toàn diện. Như thế, theo quan điểm mục vụ, điều quan trọng là trình bày cho thấy Lời Thiên Chúa có khả năng đáp lại các vấn đề mà con người phải đương đầu trong đời sống hằng ngày. Chính Đức Giêsu đã tự giới thiệu cho chúng ta như là Đấng đã đến để chúng ta được sống dồi dào (x. Ga 10,10). Do đó, chúng ta cần hết sức cố gắng để Lời Thiên Chúa xuất hiện ra như một sự mở ra với các vấn đề của mình, một đáp trả cho các câu hỏi của mình, một sự nới rộng các giá trị và đồng thời một sự thoả mãn mang lại cho các khát vọng của mình. Hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần phải quan tâm cho thấy rõ làm thế nào Thiên Chúa vẫn đang lắng nghe các nhu cầu của con người và tiếng con người kêu cứu. Thánh Bônaventura đã quả quyết trong quyển Breviloquium: "Hoa trái của Kinh Thánh không phải là bất cứ thứ hoa trái nào, mà chính là hạnh phúc vĩnh cửu viên mãn. Vì Kinh Thánh là sách chứa đựng những lời ban sự sống đời đời; vậy Kinh Thánh được viết ra không chỉ để chúng ta tin, nhưng còn để chúng ta có sự sống đời đời, trong đó chúng ta sẽ thấy, sẽ yêu thương, và mọi khát vọng của chúng ta đều sẽ được thoả mãn hoàn toàn”.72

Đối thoại với Thiên Chúa bằng chính lời của Ngài


24. Lời Chúa đưa mỗi người chúng ta đi vào một cuộc đối thoại với Đức Chúa: Vị Thiên Chúa đang nói dạy chúng ta biết cách thưa chuyện với Ngài. Tức khắc ta nghĩ tới Sách Thánh vịnh, trong sách này, Thiên Chúa ban cho ta những lời ta có thể dùng mà thưa chuyện với Ngài, để đệ trình đời sống lên Ngài trong một cuộc đối thoại với Ngài, nhờ đó, biến chính đời sống trở thành một chuyển động đưa tới Thiên Chúa.73 Quả thật, trong các Thánh vịnh, ta có thể gặp được mọi tâm tình nhân loại trong cuộc sống, được trình bày một cách khéo léo trước nhan Thiên Chúa: niềm vui và nỗi đau, nỗi âu lo và niềm hy vọng, nỗi sợ hãi và nỗi khắc khoải, tất cả đều được nói tới ở đây. Cùng với các Thánh vịnh, ta cũng có thể nghĩ đến nhiều bản văn khác của Sách Thánh, các bản văn này diễn tả cách thức con người có thể theo mà ngỏ lời với Thiên Chúa dưới dạng một lời chuyển cầu (x. Xh 33,12-16), một bài ca diễn tả niềm vui chiến thắng (x. Xh 15) hay một lời than vãn về sứ mạng phải chu toàn (x. Gr 20,7-18). Theo cách đó, lời con người thưa với Thiên Chúa lại trở thành chính Lời Thiên Chúa, và như thế củng cố đặc tính đối thoại của toàn thể Mạc Khải Kitô giáo.74 Nhìn trong viễn tượng này, toàn thể cuộc sống con người trở thành một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Đấng đang nói và đang nghe, đang mời gọi và hướng dẫn đời ta. Ở đây, Lời Thiên Chúa cho ta thấy trọn cuộc sống con người diễn ra dưới lời mời gọi của Ngài.75

Lời Thiên Chúa và đức tin


25. “Phải bày tỏ ‘sự vâng phục bằng đức tin’ (Rm 16,26; x. Rm 1,5; 2 Cr 10,5-6) đối với Thiên Chúa, Đấng mạc khải. Nhờ sự vâng phục đó, con người tự do ký thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa bằng cách ‘dâng lên Thiên Chúa, Đấng mạc khải, sự quy phục trọn vẹn của lý trí và ý chí’ và bằng cách tỏ ý ưng thuận mạc khải Người đã ban”76 Bằng những lời này, Hiến chế tín lý Dei Verbum đã diễn tả chính xác tư thế của con người trước nhan Thiên Chúa. Cách đáp trả của riêng con người với vị Thiên Chúa đang nói là đức tin. Ở đây, ta thấy rõ là “để chấp nhận mạc khải, con người phải mở tâm trí và con tim ra đón nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng giúp họ hiểu được Lời Thiên Chúa hiện diện trong Sách Thánh”.77 Quả thật, chính việc rao giảng Lời Chúa làm phát sinh ra đức tin, nhờ đó, ta gắn bó hết lòng với chân lý mạc khải và ta hoàn toàn phó thác cho Chúa Kitô: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô” (Rm 10,17). Trọn lịch sử cứu độ đã dần dà cho thấy quan hệ thâm sâu giữa Lời Thiên Chúa và đức tin, một đức tin được hoàn thành trong cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Như thế, đức tin có dáng dấp cuộc gặp gỡ với một Đấng mà ta ký thác trọn đời cho. Hôm nay Đức Giêsu Kitô vẫn đang hiện diện trong lịch sử, trong Thân Thể Người là Giáo Hội; do đó, hành vi đức tin của ta vừa có tính riêng tư vừa có tính Giáo Hội.

Tội lỗi là từ chối nghe Lời Thiên Chúa


26. Không thể tránh được điều này là Lời Chúa cũng cho thấy khả thể bi thảm này là tự do con người có thể làm họ rút khỏi cuộc đối thoại giao ước với Thiên Chúa, mà vì đó con người đã được tạo thành. Quả vậy, Lời Chúa cũng cho thấy tội lỗi đang ẩn náu trong trái tim con người. Trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, ta thường thấy tội lỗi được diễn tả như là sự từ khước nghe Lời, là bẻ gẫy Giao ước và do đó là đóng cửa với Thiên Chúa, Đấng vẫn mời gọi ta hiệp thông với Ngài.78 Quả thế, Kinh Thánh cho thấy tội lỗi con người, trong yếu tính, là sự bất tuân và từ chối nghe. Sự vâng lời triệt để của Đức Giêsu cho đến chết trên thập giá (x. Pl 2,8) đã hoàn toàn lột mặt nạ tội lỗi ấy. Do sự vâng lời của Người, Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và con người được hoàn tất, và chúng ta được ban cho khả năng giao hoà. Quả thật, Đức Giêsu đã được Chúa Cha sai đến làm lễ hy sinh đền tạ tội lỗi chúng ta và tội lỗi toàn thế giới (x. 1 Ga 2,2; 4,10; Dt 7,27). Như thế, chúng ta được ban cho có thể hưởng nhờ lòng Chúa từ bi thương xót ban ơn cứu chuộc và bắt đầu một đời sống mới trong Chúa Kitô. Chính vì thế, điều quan trọng là các tín hữu phải được dạy cho biết nhận ra rằng cội rễ của tội chính là từ khước nghe Lời Chúa và đón nhận nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, ơn tha thứ mở ơn cứu độ ra cho chúng ta.


tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương