TIÊu chuẩn xây dựng việt nam tcxdvn 365 : 2007



tải về 1.56 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.56 Mb.
#19524
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Chú thích : Đội rọi tối thiểu là ánh sáng tối thiểu trên đơn vị diện tích (được tính toán đối với mặt phẳng ngang, cao trên 0,8m tính từ sàn).

  1. Trong khoa chẩn đoán hình ảnh phải đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, thông gió :

- Nhiệt độ trong các phòng từ 21  260C (đảm bảo các yêu cầu của các thiết bị, hoá chất);

- Độ ẩm bảo đảm không lớn hơn 70%;

- Số lần luân chuyển không khí các khu vực của khoa chẩn đoán hình ảnh từ 6 lần trong 1 giờ.


  1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh được thiết kế phòng cháy và chữa cháy tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn TCXDVN 2622-1995- Phòng chống cháy cho nhà và công trình- Yêu cầu thiết kế.

  2. Các bộ phận của công trình (tường, trần, sàn, cửa quan sát, cửa đi, cửa sổ) phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn bức xạ và ion hoá.

  3. Khoa chẩn đoán hình ảnh phải được cấp điện đầy đủ cho yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các trang thiết bị từ nguồn cấp điện chính (và nguồn dự phòng).

- Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực;

- Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp các thông số kỹ thuật;

- Tiếp địa toàn bộ hệ thống.


  1. Khoa chẩn đoán hình ảnh phải có hệ thống kết nối thông tin liên lạc giữa các bộ phận và các cơ sở bên ngoài bằng hệ thống tổng đài, truyền số liệu và hình ảnh (intercom, telecom, intra NET,...).

  2. Khoa chẩn đoán hình ảnh phải được cấp nước đầy đủ, liên tục trong ngày cho yêu cầu hoạt động chuyên môn, sinh hoạt thông thường.

- Tiêu chuẩn cấp nước phải tuân theo quy định (công suất, chất lượng...) cấp nước chung của bệnh viện.

- Hệ thống thoát nước thải hoá chất được thu gom xử lý trước khi thoát ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.

- Nước thải sinh hoạt thoát ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.


  1. Chất thải sinh hoạt, y tế trong khoa chẩn đoán hình ảnh phải được tập trung, phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung của bệnh viện tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo quyết định số 2575/1999/QĐ -BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

  1. Các khoa xét nghiệm. (xem phụ lục L)

  1. Các khoa xét nghiệm được bố trí trong khối kỹ thuật nghiệp vụ, cận lâm sàng.

  2. Các phòng xét nghiệm nhanh được bố trí trong các khối khám và điều trị ngoại trú, các khoa điều trị nội trú.

Chú thích : Các bệnh viện có quy mô dưới 150 giường không triển khai các phòng xét nghiệm tại khoa điều trị mà tập trung tại khoa xét nghiệm trung tâm trong khối kỹ thuật nghiệp vụ, cận lâm sàng.

  1. Các phòng xét nghiệm gồm có :

- Khoa vi sinh;

- Khoa hóa sinh;

- Khoa xét nghiệm ký sinh trùng;

- Khoa Huyết học, truyền máu;



  1. Các không gian labo xét nghiệm phải đảm bảo an toàn cho kĩ thuật viên, nhân viên làm việc trong khoa và môi trường xung quanh theo yêu cầu chống lây/nhiễm cao nhất trong bệnh viện.

Việc quản lý thiết bị theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế và việc quản lý chất thải y tế phải tuân theo Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999.

  1. Vị trí xây dựng khoa xét nghiệm nằm trong khu kỹ thuật nghiệp vụ, có các điều kiện môi trường tốt nhất đồng thời thuận tiện cho bệnh nhân nội và ngoại trú.

Liên hệ thuận tiện với các hệ thống kĩ thuật chung điện, nước, điều hoà không khí.

  1. Dây chuyền hoạt động của khoa xét nghiệm phải đảm bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều riêng biệt để chống nhiễm chéo. Công trình được phân chia cấp độ sạch cho từng khu vực.

  2. Khu vực kỹ thuật nghiệp vụ có yêu cầu về môi trường ở mức trung bình, là không gian làm việc chính của các khoa xét nghiệm và không gian chuyển tiếp giữa khu vực vô khuẩn với phụ trợ bao gồm :

- Các labo (labo Vi sinh, labo Hoá sinh, labo Huyết học, labo Giải phẫu bệnh);

- Phòng máy;

- Chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu và hoá chất;

- Các phòng chức năng theo chuyên môn của từng khoa (phòng trữ máu, mổ xác...);

- Kho vật phẩm, kho dụng cụ;

- Rửa, tiệt trùng.



  1. Khu vực phụ trợ dành cho hoạt động của nhân viên, gồm các bộ phận :

- Sảnh đón tiếp, nhận/trả kết quả;

- Các phòng phụ trợ theo yêu cầu của từng khoa (nghỉ bệnh nhân, lấy mẫu);

- Hành chính, giao ban/đào tạo (phòng bác sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm...);

- Trưởng khoa;

- Kho (hoá chất, vật tư và thiết bị - dụng cụ y tế);

- Khu vệ sinh (tắm, rửa, thayđồ...).



  1. Khoa xét nghiệm nằm trong khu kỹ thuật nghiệp vụ - nơi có các điều kiện môi trường tốt nhất đồng thời thuận lợi cho bệnh nhân nội và ngoại trú.

  2. Giải pháp thiết kế tổ chức không gian trong khoa xét nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu :

- Đảm bảo hoạt động độc lập của các labo;

- Giải pháp thiết kế kiến trúc theo mô đun thống nhất;



- Khu vực rửa, tiệt trùng và khu phụ trợ riêng biệt, dây chuyền hoạt động sạch, bẩn một chiều;

  1. Yêu cầu diện tích đối với các khoa được quy định như sau :

  1. Khoa Vi sinh : (xem hình L3- phụ lụcL)

Diện tích tối thiểu của các phòng chức năng khoa Vi sinh được quy định trong bảng 40.

Bảng 40. Diện tích tối thiểu của các phòng chức năng khoa Vi sinh

TT

Tên phòng

Số giường

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường

Quy mô 2

400-500 giường

Quy mô 3

Trên 550 giường

Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I




Khu nghiệp vụ kỹ thuật
















1

Xét nghiệm vi sinh

30

40

52

70




2

Phòng vô khuẩn

9

9

9

9

Lamina HOT

3

Chuẩn bị môi trường, mẫu

18

18

24

32




4

Phòng rửa/tiệt trùng

12

12

18

24







Khu phụ trợ
















5

Trực + nhận/trả kết quả

12

12

18

24

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

6

Phòng lấy mẫu

6

9

12

18

Liền kề với phòng thủ tục

7

Kho chung

12

18

24

36

-nt-

8

Phòng Hành chính, giao ban đào tạo

18

24

24

36

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

9

Phòng trưởng khoa, không nhỏ hơn

12

18

18

24




10

Phòng Nhân viên, trực khoa, không nhỏ hơn

12

18

24

36




11

Phòng vệ sinh, thay đồ nhân viên

2 x 9

2 x 12

2 x 18

2 x 34

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

  1. Khoa Hoá sinh : (xem hình L2 phụ lục L)

Diện tích tối thiểu của các phòng chức năng khoa Hoá sinh được quy định trong bảng 41.

Bảng 41. Diện tích tối thiểu các phòng chức năng khoa Hoá sinh

TT

Tên phòng

Số giường

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường

Quy mô 2

400-500 giường

Quy mô 3

Trên 550 giường

Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I




Khu nghiệp vụ kỹ thuật




1

Xét nghiệm hoá sinh

40

52

70

80




2

Chuẩn bị

18

24

32

36




3

Phòng rửa/ tiệt trùng

12

18

24

36




4

Kỹ thuật phụ trợ

12

18

24

36




5

Kho hoá chất

12

18

24

36







Khu phụ trợ




6

Trực + nhận/ trả kết quả

12

18

24

36

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

7

Phòng lấy mẫu

6

9

12

18

Liền kề với phòng thủ tục

8

Phòng hành chính, giao ban đào tạo

18

24

32

36




9

Phòng trưởng khoa, không nhỏ hơn

12

18

18

24




10

Phòng nhân viên

12

18

24

36




11

Kho chung

12

18

18

24




12

Phòng vệ sinh, thay đồ nhân viên

2 x 9

2 x 12

2 x 18

2 x 24

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

  1. Khoa Huyết học và truyền máu : (xem hình L4 phụ lục L)

Diện tích tối thiểu của các phòng chức năng Khoa Huyết học và truyền máu được quy định trong bảng 42.

Bảng 42. Diện tích tối thiểu các phòng chức năng khoa Huyết học và truyền máu

TT

Tên phòng

Số giường

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường

Quy mô 2

400-500 giường

Quy mô 3

Trên 550 giường

Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I




Khu nghiệp vụ kỹ thuật




1

Xét nghiệm huyết học và truyền máu

40

52

70

80




2

Phòng trữ máu

12

18

24

36




3

Phòng rửa/ tiệt trùng

12

18

24

36




4

Kho

12

18

18

24







Khu phụ trợ




5

Trực + nhận/ trả kết quả

18

24

24

36

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

6

Phòng Hành chính giao ban đào tạo

18

24

32

36

-nt-

7

Phòng Trưởng khoa

12

18

18

24




8

Phòng nhân viên, trực khoa

18

24

32

36




9

Kho chung

12

18

24

36




10

Phòng vệ sinh, thay đồ nhân viên

2 x 9




2 x 12

2 x 18

Có thể kết hợp với các khoa xét nghiệm khác

  1. Khoa xét nghiệm phải đảm bảo điều kiện chiếu sáng theo yêu cầu cho từng khu vực, đảm bảo điều kiện nhìn rõ trong công tác xét nghiệm.

- Khu phụ trợ : chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu sáng nhân tạo.

- Khu labo xét nghiệm : chiếu sáng nhân tạo.



  1. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu các phòng trong khoa xét nghiệm được quy định trong bảng 43.

Bảng 43. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu

Tên phòng

Độ rọi tối thiểu (lux)

Ghi chú

Sảnh, thủ tục, trả kết quả

140




Phòng hành chính, trưởng khoa, giao ban, đào tạo (bộ phận văn phòng)

140




Phòng vệ sinh, thay quần áo

140

Cửa sổ cao trên 1,8m

Phòng rửa tiệt trùng, kỹ thuật phụ trợ

300




Kho (dụng cụ, thiết bị, vật tư y tế và dược phẩm, đồ bẩn)

140

Tính toán đối với mặt phẳng thẳng đứng, cao trên 1,0m

Không gian labo, khu chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu

750/300

Điều khiển được 2 mức sáng

Hành lang, lối đi

100




Chú thích : Độ rọi tối thiểu là lượng ánh sáng tối thiểu trên đơn vị diện tích (được tính toán đối với mặt phẳng ngang, cao trên 0,8m tính từ sàn).

  1. Khoa xét nghiệm phải đảm bảo điều kiện thông gió, đáp ứng yêu cầu cho từng khu vực :

- Khu hành chính, phụ trợ sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên;

- Khu vực sạch (labo, các phòng kỹ thuật) sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên kết hợp thông gió nhân tạo;

- Lamina HOT sử dụng biện pháp điều hoà cục bộ, thông gió nhân tạo.


  1. Các yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm và luân chuyển không khí quy định trong bảng 44.

Bảng 44. Điều kiện vi khí hậu cho phép

Tên phòng

Độ ẩm (%)

Nhiệt độ (C)

Số lần luân chuyển khí /giờ

Ghi chú


LAMINA HOT

 60

19 - 22

20

Đảm bảo phòng sạch cấp* 10.000 - 100.000

Khu vực sạch

 70

21 - 26

1 - 2

Không áp dụng với các phòng thay đồ

Chú thích : Theo FED 209B và 209D (Tiêu chuẩn Liên bang Hoa Kỳ):

(*) Cấp 1000 : + số hạt bụi có đường kính  0,5m trong 1foot khối (ft3)  1.000 hạt.

+ số hạt bụi có đường kính  5,0m trong 1foot khối (ft3)  7 hạt.

  1. Khoa xét nghiệm phải được cấp đủ điện và liên tục 24h/ngày, đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các thiết bị.

  2. Hệ thống mạng cấp điện của khoa xét nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu :

- Hệ thống điện cấp chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện cấp cho các thiết bị;

- Hệ thống thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo đủ độ rọi tối thiểu theo yêu cầu;

- Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp các thông số kỹ thuật (công suất, chất lượng...);

- Tiếp đất toàn bộ hệ thống.



  1. Phải được cấp nước sạch, nước khử ion liên tục trong ngày đáp ứng cho yêu cầu hoạt động chuyên môn, sinh hoạt thông thường.

  2. Phải có hệ thống thoát nước thải. Nước thải khi làm kỹ thuật độc hại và RIA phải được thu gom xử lý trước khi thoát ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện

  3. Chất thải sinh hoạt, y tế phải được tập trung, phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung của bệnh viện tuân thủ theo quy định của quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2575/1999/QĐ - BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chú thích : Các bộ phận của cơ thể khi làm sinh thiết, nghiên cứu cần phân loại, tiêu huỷ riêng trong điều kiện kỹ thuật thích hợp.

  1. Khoa xét nghiệm phải có hệ thống kết nối thông tin liên lạc giữa các bộ phận, với các khoa khác trong bệnh viện và các cơ sở bên ngoài bằng hệ thống tổng đài, mạng máy tính nội bộ, truyền dữ liệu và hình ảnh.

  2. Ngân hàng máu phải được bố trí thuận tiện với khối mổ, khoa hồi sức cấp cứu và phòng xét nghiệm huyết học.

Chú thích : Việc có lập ngân hàng máu hay không tuỳ thuộc vào phân cấp tuyến điều trị và quy mô của từng bệnh viện cụ thể.

  1. Nội dung và diện tích các phòng trong ngân hàng máu được quy định trong bảng 45.


tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương