TIÊu chuẩn xây dựng việt nam tcxdvn 365 : 2007



tải về 1.56 Mb.
trang9/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.56 Mb.
#19524
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15

        1. Diện tích sử dụng các phòng chức năng khu sạch được quy định trong bảng 32.

Bảng 32. Diện tích tối thiểu các phòng chức năng trong khu sạch

TT

Tên phòng

Diện tích Quy mô (m2)

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường



Quy mô 2

400-500 giường



Quy mô 3

Trên 550 giường



Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I

1

Tiền mê (lấy bằng 50% số phòng mổ)

16

18 - 27

27

45

Tối thiểu 9m2/g có thể kết hợp với hàng lang sạch

2

Hành lang sạch

18

24 - 36

36

48




3

Phòng nghỉ giữa ca mổ

16

18 - 24

24

24

Có vệ sinh liền phòng

4

Phòng ghi hồ sơ mổ

9

9

9

12

Có thể kết hợp với hành lang sạch

5

Phòng khử khuẩn

12

12 - 24

24

36




6

Phòng đồ thải

12

12 - 18

18

24




7

Kho thiết bị

18

18 - 24

24

36




Tổng cộng :

102

111-162

162

235




        1. Diện tích tối thiểu các phòng chức năng khu phụ trợ được quy định trong bảng 33.

Bảng 33. Diện tích phòng chức năng khu phụ trợ

TT

Tên phòng

Diện tích Quy mô (m2)

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường



Quy mô 2

400-500 giường



Quy mô 3

Trên 550 giường



Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I

1

Tiếp nhận bệnh nhân

24

24 - 36

36

48




2

Hồi tỉnh (lấy bằng 50% số phòng mổ)

12

24 - 36

36

60

Tối thiểu 12m2/ một giường

3

Hành chính, trực

12

12 - 18

18

24

-nt-

4

Hội chẩn, đào tạo

12

12 - 18

36

48

-nt-

5

Thay quần áo, vệ sinh

18 x 2ph

24 x 2ph

24 x 2ph

36 x 2ph

-nt-

6

Trưởng khoa

12

12

12

12 x 2ph

-nt-

7

Bác sỹ

18

18 x 2ph

18 x 2ph

18 x 3ph

-nt-

8

Phòng Y tá, hộ lý

18

18 x 2ph

18 x 2ph

18 x 3ph

-nt-

Tổng cộng :

132

174-264

264

372




        1. Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức phải đảm bảo điều kiện chiếu sáng theo yêu cầu cho từng khu vực. Triệt để ưu tiên chiếu sáng nhân tạo cho khu vô khuẩn.

Yêu cầu về độ rọi tối thiểu của ánh sáng được quy định trong bảng 34.

Bảng 34. Độ rọi tối thiểu trong khoa phẫu thuật gây mê hồi sức

Tên phòng

Độ rọi tối thiểu

(lux)

Ghi chú

Sảnh đợi, tiếp nhận bệnh nhân

140




Phòng vệ sinh, thay quần áo

140

Cửa sổ cao trên 1,8m

Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn kỹ thuật, hành lang vô khuẩn

300




Phòng mổ

700 / 300

Điều khiển ở 2 mức sáng

Phòng tiền mê, hồi tỉnh

500 / 250




Phòng nghỉ thư giãn

140




Phòng hành chính, bác sỹ trưởng khoa, giao ban, đào tạo (bộ phận văn phòng)

140




Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn)

140

Tính toán đối với mặt phẳng thẳng đứng, cao trên 1,0m

Hành lang, lối đi

100




Chú thích: Độ rọi tối thiểu là lượng ánh sáng tối thiểu trên đơn vị diện tích (được tính với mặt phẳng ngang, cao trên 0,8m tính từ sàn).

        1. Các phòng mổ và hành lang vô khuẩn: phải đạt yêu cầu về điều kiện nhiệt độ, độ ẩm xem trong bảng 35.

Bảng 35. Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm

Tên phòng

Nhiệt độ

(0C)

Độ ẩm

(%)

Số lần

luân chuyển không khí /giờ

Số lượng hạt bụi >0,5àm trong 1m3 không khí

Phòng mổ, phòng hồi tỉnh, hành lang vô khuẩn

21 - 24

60 - 70

15 - 20

< 3 x 106

Tiền mê, hành lang sạch

21 - 26

< 70

5 - 15




        1. Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức phải được cấp đủ điện, liên tục 24h/ngày và có nguồn điện dự phòng.

Hệ thống cấp điện của khoa phẫu thuật gây mê hồi sức phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Hệ thống điện chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực cấp cho các thiết bị.

- Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đủ yêu cầu về độ rọi tối thiểu

- Thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống tiếp địa độc lập cấp II.



- Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp các thông số kỹ thuật các ổ cắm 3 chạc phải cách sàn 0,6m trong phòng mổ để tránh ẩm.

        1. Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức phải được cấp nước sạch vô khuẩn đầy đủ, liên tục trong ngày, đảm bảo yêu cầu hoạt động chuyên môn. Phải có hệ thống thu, thoát nước thải hoá chất và nước thải sinh hoạt thu gom xử lý bộ trước vào hệ thống thoát và xử lý nước thải chung của bệnh viện, đảm bảo vệ sinh môi trường.

        2. Cần có hệ thống kết nối thông tin liên lạc trong các bộ phận, giữa các khoa khác trong bệnh viện và các cơ sở bên ngoài bằng hệ thống điện thoại tổng đài, truyền dữ liệu, hình ảnh, mạng máy tính nội bộ.

Chú thích: Trong các phòng mổ tuỳ theo yêu cầu có hệ thống thông tin (truyền hình ảnh, và số liệu) liên lạc với bên ngoài và phòng hành chính, đào tạo để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy.

        1. Khu mổ phải có đường kết nối với bộ phận chống nhiễm khuẩn và các bệnh phẩm sau phẫu thuật phải phân loại và xử lý theo quy chế quản lý chất thải y tế đã ban hành.

        2. Yêu cầu cung cấp khí y tế phải được cấp từ hệ thống trung tâm.

        3. Nền sàn của khoa phẫu thuật gây mê hồi sức đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu lực không trơn trượt, chịu được hoá chất, chống thấm, chống đọng bám và dễ cọ rửa vệ sinh.

        4. Tường của khoa phẫu thuật gây mê hồi sức sử dụng vật liệu hoàn thiện có chất lượng cao đảm bảo bề mặt phẳng, nhẵn, chịu nước, chống ăn mòn hoá chất, chống bám bụi dễ vệ sinh từ sàn tới trần.

        5. Tường bên trong khu vực hành lang phải bố trí thanh chống va đập ở độ cao từ 0,7m 0,9m (tính từ sàn).

        6. Trần bên trong và hành lang của khoa phẫu thuật gây mê hồi sức sơn mầu trắng, có bề mặt phẳng, nhẵn (không bám bụi) chống thấm, kháng khuẩn, bảo ôn và cách âm tốt.

        7. Cửa ra vào và cửa sổ trong khoa phẫu thuật gây mê hồi sức nên là cửa có khuôn, cánh cửa bằng nhựa tổng hợp hoặc kim loại kết hợp với kính trong hoặc mờ.

        8. Chiều rộng cửa phải đảm bảo yêu cầu chuyển xe, giường đẩy với cửa bản lề mở hai chiều hoặc đóng mở tự động và đều phải có chốt, khoá an toàn.

        9. Cửa chuyển dụng cụ (Passbox) được lắp đặt cách sàn tối thiểu 0,9m đảm bảo ngăn cách không khí sạch lạnh và độ chênh áp giữa các khu vực.

Chú thích : Passbox là hộp cửa chuyên dụng.

        1. Lắp đặt thiết bị kỹ thuật (tủ điều khiển, đèn đọc phim, passbox, dụng cụ...) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật không để không khí bẩn, bụi lọt vào trong phòng.

      1. Khoa chẩn đoán hình ảnh. (Xem phụ lục K)

        1. Khoa chẩn đoán hình ảnh gồm :

    1. Phòng phân loại, phòng tối

    2. Các phòng X quang (X-quang thường quy, X quang can thiệp, X-quang tiêu hoá)

    3. Phòng siêu âm-chẩn đoán.

    4. Phòng chụp mạch, chụp vú và đo mật độ xương.

    5. Phòng máy chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner).

    6. Phòng máy chụp bằng cộng hưởng từ MRI.

        1. Khoa chẩn đoán hình ảnh gồm các không gian để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ :

- Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh trên cơ thể người bệnh bằng các máy X-quang, cắt lớp vi tính, siêu âm và chụp cộng hưởng từ theo yêu cầu của các khoa lâm sàng, khoa khám bệnh.

- Tập hợp, lưu trữ các kết quả chẩn đoán (hình ảnh, phim...) và gửi cho các khoa lâm sàng, phòng khám, theo yêu cầu.

- Bảo đảm an toàn và kiểm soát bức xạ ion hoá cho người bệnh, nhân viên.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học.

- Đào tạo chuyên môn chẩn đoán hình ảnh cho tuyến dưới.


        1. Khoa chẩn đoán hình ảnh được tổ chức theo quy mô khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Số lượng phòng chụp, chiếu được quy định trong bảng 36.

Bảng 36. Số lượng phòng chụp, chiếu khoa chẩn đoán hình ảnh

Quy mô

Loại máy

Số lượng phòng máy

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường



Quy mô 2

400-500 giường



Quy mô 3

Trên 550 giường



Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I

1. Máy X-quang

02

03 – 05

05

07 - 09

2. Máy siêu âm, chẩn đoán

02

03 – 05

05

07 - 09

3. Máy cắt lớp vi tính (CT- Scanner)

-

01

01

01

4. Máy cộng hưởng từ (MRI)

-

-

01

01

Cộng :

04

7-11

12

16-20

        1. Khoa chẩn đoán hình ảnh phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và kiểm soát bức xạ theo TCVN 6561-1999.

        2. Dây chuyền hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh được tổ chức hoạt động theo các chức năng và phân chia thành các khu vực :

a) Khu vực nghiệp vụ kỹ thuật :

- Phòng chuẩn bị (thay đồ và chuẩn bị bệnh nhân);

- Phòng thủ thuật (tháo thụt, rửa, gây tê);

- Phòng đặt máy chẩn đoán;

- Phòng điều khiển;

- Phòng đọc phim và xử lý hình ảnh;

- Phòng rửa phim, phân loại.

b) Khu vực hành chính, phụ trợ, đào tạo :

- Sảnh đón tiếp kết hợp đợi;

- Đăng ký lấy số và trả kết quả;

- Phòng hành chính, giao ban/đào tạo;

- Phòng trưởng khoa;

- Phòng trực nhân viên;

- Phòng nghỉ bệnh nhân;

- Kho thiết bị dụng cụ;

- Kho phim, hoá chất;

- Phòng thay quần áo, vệ sinh nhân viên nam, nữ;

- Phòng vệ sinh bệnh nhân nam, nữ.



        1. Vị trí xây dựng khoa chẩn đoán hình ảnh được đặt ở khu vực trung tâm của bệnh viện, trong khu kỹ thuật cận lâm sàng; Liên hệ thuận tiện với khoa khám- chữa bệnh ngoại trú và khối điều trị nội trú; Liên hệ thuận tiện với các hệ thống kỹ thuật chung (cấp điện, cung ứng nguyên liệu...).

        2. Không tổ chức các tuyến giao thông đi qua khoa chẩn đoán hình ảnh tới các khu vực khác và cách biệt với khu vực đông người qua lại.

        3. Để thuận tiện cho việc lắp đặt, vận hành các thiết bị, di chuyển người bệnh và kiểm soát an toàn bức xạ ion hoá, khoa chẩn đoán hình ảnh nên đặt ở tầng 1(trệt), mặt nền trên cao độ ngập lụt - ngoại trừ khu vực chẩn đoán bằng máy siêu âm.

        4. Giải pháp thiết kế tổ chức không gian trong khoa chẩn đoán hình ảnh đảm bảo các yêu cầu:

- Đủ diện tích đặt máy, các không gian vận hành máy và các không gian dành cho hoạt động của người bệnh và nhân viên, phù hợp với sơ đồ chức năng của khoa chẩn đoán hình ảnh ;

- Khu vực người bệnh và nhân viên riêng biệt : dây chuyền hoạt động một chiều hợp lý, không chồng chéo, kiểm soát an toàn bức xạ;



        1. Kích thước các phòng trong khoa chẩn đoán hình ảnh được lấy như sau:

a) Các phòng chức năng :

- Chiều cao trong phòng (từ sàn tới trần không thấp hơn 3,1m.



tuỳ theo yêu cầu lắp đặt của thiết bị)

- Chiều cao khu phụ trợ (từ sàn tới trần) không thấp hơn 2,8m.

- Chiều cao của tầng kỹ thuật từ trần tới

giới hạn dưới kết cấu dầm (dành cho các

hệ thống đường ống, thiết bị kỹ thuật) không thấp hơn 0,2m

b) Cầu thang, đường dốc (nếu có) :

- Chiều rộng bản thang không nhỏ hơn 1,8m.

- Chiều rộng chiếu nghỉ không thấp hơn 2,0m.

c) Thang máy :

- Kích thước buồng thang nhân viên không nhỏ hơn 1,1 x 1,4m

- Kích thước buồng thang bệnh nhân không nhỏ hơn 1,1 x 2,3m

d) Hành lang :

- Chiều rộng hành lang bên : không nhỏ hơn 1,8m.

- Chiều rộng hành lang bên kết hợp đợi : không nhỏ hơn 2,4m.

- Chiều rộng hành lang giữa : không nhỏ hơn 2,4m.

- Chiều rộng hành lang giữa kết hợp đợi : không nhỏ hơn 3,0m.

- Chiều cao của hành lang : không nhỏ hơn 2,8m.

e) Cửa :


- Chiều rộng cửa đi một cánh : không nhỏ hơn 0,9m.

- Chiều rộng cửa đi hai cánh : không nhỏ hơn 1,2m.

- Chiều rộng cửa chính của phòng chiếu chụp : không nhỏ hơn 1,4m.

- Chiều cao : không thấp hơn 2,1m.



        1. Đơn vị chẩn đoán hình ảnh bằng máy X-quang được quy định như sau:

- Phòng chuẩn bị :

+ Buồng chuẩn bị tháo, thụt, rửa (1xí, 1 rửa) dành cho X-quang can thiệp;

+ Phòng nghỉ của bệnh nhân (1-2 giường) theo yêu cầu.

- Phòng X-quang :

+ Đủ diện tích đặt máy và không gian để vận hành thiết bị;

+ Cửa vận chuyển người bệnh đủ rộng khi di chuyển bệnh nhân bằng xe hoặc giường đẩy.

- Phòng điều khiển :

+ Liền kề với phòng X-quang và phòng tráng rửa phim;

+ Cửa ra vào riêng có vật liệu cản tia, kính chì quan sát, cửa chuyển phim;

+ Các phòng điều khiển có thể kết hợp với nhau theo kiểu hành lang chung để dễ dàng liên hệ.



        1. Đơn vị chẩn đoán hình ảnh bằng máy siêu âm được quy định như sau :

- Cần tổ chức ít nhất 01 đơn vị siêu âm có can thiệp

- Mỗi đơn vị có diện tích đủ đặt 01 giường và 01 thiết bị siêu âm

- Có lối đi riêng cho người bệnh (tự đi, giường đẩy hoặc bằng xe) và vách ngăn, rèm che cho từng đơn vị.


        1. Đơn vị chẩn đoán hình ảnh bằng máy cắt lớp vi tính (CT- Scanner)

- Phòng chuẩn bị : Bệnh nhân thay đồ hoặc chuẩn bị khi cần;

- Phòng máy chụp cắt lớp vi tính.

- Phòng điều khiển và đặt máy vi tính, máy in

Mỗi phòng đặt một máy CT - Scanner (cửa quan sát và ra vào đảm bảo chống được tia X)



        1. Đơn vị chẩn đoán hình ảnh bằng máy cộng hưởng từ (MRI),

- Phòng chuẩn bị : bệnh nhân thay đồ hoặc chuẩn bị khi cần ;

- Phòng máy MRI (Mỗi phòng đặt một máy MRI và thiết bị phụ trợ, diện tích để vận hành thiết bị).



- Phòng điều khiển, liền kề với phòng đặt máy MRI (cửa quan sát và ra vào đảm bảo chống nhiễu và an toàn sóng điện từ).

        1. Diện tích tối thiểu khu vực kỹ thuật khoa chẩn đoán hình ảnh theo từng quy mô của bệnh viện được quy định trong bảng 37.


tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương