TIÊu chuẩn xây dựng việt nam tcxdvn 365 : 2007



tải về 1.56 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.56 Mb.
#19524
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

        1. Phòng xạ trị trong khoa ung bướu- y học hạt nhân để điều trị bệnh nhân mắc bệnh ung thư bằng bức xạ, phóng xạ từ các thiết bị chuyên dùng để tạo ra các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ.

        2. Việc thiết kế các phòng xạ trị cần dựa vào:

- Kiểu máy

- Cường độ của nguồn bức xạ

- Yêu cầu về vị trí

- Yêu cầu về kết cấu bao che đối với sàn, tường, trần

- Kết cấu chịu lực

Ghi chú: Ngoài ra khi thiết phòng xạ trị cần tuân thủ theo yêu cầu của thiết bị trong catalo.


        1. Vị trí phòng xạ trị:

- Nằm ở tầng 1 hay tầng hầm

- Nằm ở vị trí liên hệ trực tiếp với các phòng thay quần áo, vệ sinh, kiểm tra, phòng tư vấn khám và phòng làm việc



        1. Phòng xạ trị được thiết kế phù hợp với kích thước máy móc, thiết bị của nhà sản xuất, thông thường sử dụng kích thước 4,5m x 5,4m.

- Chỉ có 1 lối vào duy nhất với cánh cửa dày toàn khối có các lớp cách phóng xạ chắc chắn.

- Phòng đủ rộng để máy vận hành xoay hoặc di chuyển.

- Phòng bệnh nhân chiếu xạ cần bố trí cạnh phòng máy nhưng phải được cấu tạo đặc biệt ở các lớp tường chống rò rỉ phóng xạ.

- Phải được một cơ quan thẩm định an toàn phóng xạ sau hoàn thiện xác nhận.

- Việc che chắn phải được thực hiện ở mọi phía, ngay ở những lỗ cửa thông gió, ống cấp nhiệt, cửa đi, cửa sổ quan sát và có khoá an toàn không được phép có một lỗ rò nào dù là nhỏ nhất.


        1. Lối ra vào (cửa và hành làng) trong khoa cần tính đến chiều cao và chiều rộng để vận chuyển thiết bị được dễ dàng, đảm bảo yêu cầu quan sát được mọi góc trong phòng, không bị ánh sáng đèn làm loá.

    1. Khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng.

Khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng gồm các khoa sau :

  1. Khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc

  2. Khoa phẫu thuật- gây mê hồi sức

  3. Khoa chẩn đoán hình ảnh

  4. Các khoa xét nghiệm (xét nghiệm hoá sinh, xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm huyết học- truyền máu, xét nghiệm ký sinh trùng)

  5. Khoa giải phẫu bệnh lý

  6. Khoa thăm dò chức năng

  7. Khoa nội soi

  8. Khoa dược

      1. Khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc

        1. Chức năng.

- Thực hiện công tác cấp cứu, cứu thương.

- Khoa cấp cứu (cấp cứu, cứu thương): mở cửa 24/24 giờ có nhiệm vụ tiếp đón phân loại bệnh nhân nặng/nhẹ, làm các xét nghiệm theo định hướng chẩn đoán. Cấp cứu- ổn định các chức năng sống trước khi vận chuyển bệnh nhân đến các chuyên khoa hoặc bệnh viện tuyến trên trong vòng 24- 48 giờ đầu.

- Khoa điều trị tích cực và chống độc có nhiệm vụ điều trị, chăm sóc tích cực, hỗ trợ các chức năng sống bị suy yếu của các bệnh nhân thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau bằng các thiết bị chuyên dụng hiện đại.


        1. Tổ chức.

- Bệnh viện đa khoa quy mô 1: Khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc được tổ chức thành khoa cấp cứu- hồi sức gồm bộ phận cấp cứu và bộ phận hồi sức (điều trị tích cực và chống độc).

- Bệnh viện đa khoa quy mô 2, quy mô 3: có vai trò đầu ngành, được tổ chức thành hai khoa riêng biệt: khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc.



        1. Khoa cấp cứu gồm các bộ phận:

- Bộ phận kỹ thuật: đón nhận phân loại, không gian cấp cứu (băng bó sơ cứu), khu vực chẩn đoán (xét nghiệm nhanh, Xquang di động), không gian làm thủ thuật can thiệp.

- Bộ phận phụ trợ: Dụng cụ thuốc, rửa tiệt trùng, kho (sạch, bẩn), hành chính, giao ban, đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh/ tắm/ thay đồ, trưởng khoa.

Khoa cấp cứu xem hình G1 đến G5- phụ lục G.


        1. Bộ phận cấp cứu ban đầu được bố trí ở tầng 1 (trệt), gần cổng chính của bệnh viện, kế cận các khoa cận lâm sàng, có ô tô trực cấp cứu. Khu cấp cứu của bệnh viện đa khoa bao gồm bộ phận tiếp đón và bộ phận tạm lưu cấp cứu (từ 10- 20 giường lưu). Có chỗ trực cho một kíp cấp cứu. Bên cạnh bộ phận trực tiếp đón là phòng phân loại bệnh nhân, phòng chờ cho người nhà bệnh nhân.

        2. Khoa điều trị tích cực và chống độc gồm các bộ phận :

- Bộ phận kỹ thuật: sảnh đón, không gian điều trị tích cực và trực theo dõi, không gian làm thủ thuật can thiệp, phòng rửa khử độc và rửa dạ dầy, phòng cho bệnh nhân hấp hối, dụng cụ thuốc, rửa tiệt trùng, kho sạch, kho bẩn.

- Bộ phận phụ trợ: Khu vực đợi của người nhà bệnh nhân, hành chính, giao ban đào tạo, trực, nhân viên, vệ sinh, tắm, thay đồ, trưởng khoa.

Khoa điều trị tích cực và chống độc xem hình G6 đến G8- phụ lục G.


        1. Khoa điều trị tích cực và chống độc phải có sảnh đủ rộng phòng khi cấp cứu thảm họa, đặc biệt phải có dàn tắm tập thể khi có thảm họa hoá chất, đồng thời phải có phòng để nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên môn cấp cứu, điều trị tích cực, chống độc cho tuyến dưới.

        2. Tỷ lệ số giường của khoa điều trị tích cực và chống độc chiếm tỷ lệ từ 5%  8% tổng số giường của một bệnh viện đa khoa. Trong đó số giường của khoa cấp cứu 40%, số giường khoa điều trị tích cực và chống độc là 60%.

        3. Tại tuyến quận- huyện, khoa điều trị tích cực và chống độc được tổ chức thành khoa Hồi sức cấp cứu, gồm bộ phận cấp cứu và bộ phận hồi sức, chống độc (điều trị tích cực)

        4. Khoa điều trị tích cực và chống độc được bố trí ở tầng 1 (tầng trệt) có cổng và đường ra vào riêng, gần với khoa khám bệnh, liên hệ thuận tiện với khối kỹ thuật nghiệp vụ, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

        5. Khoa điều trị tích cực và chống độc được bố trí riêng biệt với khoa cấp cứu, kề cận với khoa cấp cứu và khối kỹ thuật nghiệp vụ. Nằm ở khu vực trung tâm bệnh viện, nơi có các điều kiện môi trường và hạ tầng kỹ thuật tốt nhất; Thuận tiện cho việc lắp đặt, vận chuyển các thiết bị và gần khu cấp khí y tế, điện, nước sạch.

        6. Dây chuyền hoạt động của khoa điều trị tích cực và chống độc phải đảm bảo yêu cầu sạch bẩn một chiều, thuận tiện, đáp ứng kịp thời trong công tác cấp cứu, điều trị tích cực, được phân chia theo hai khu vực :

- Khu vực sạch : (Khu vực có yêu cầu về môi trường sạch)

+ Không gian điều trị tích cực, y tá trực theo dõi;

+ Phòng thủ thuật can thiệp.

- Khu vực phụ trợ :

+ Sảnh, tiếp nhận phân loại bệnh nhân;

+ Phòng đợi của người nhà bệnh nhân;

+ Không gian tạm lưu cấp cứu;

+ Phòng dụng cụ thuốc;

+ Phòng rửa, tiệt trùng, thụt tháo;

+ Kho sạch;

+ Kho bẩn;

+ Kỹ thuật phụ trợ (X-quang, siêu âm, xét nghiệm nhanh...);

+ Hành chính văn phòng (phòng bác sỹ, hộ lý, giao ban hội chẩn, đào tạo...);

+ Khu vệ sinh (rửa, tắm/ thay đồ).



        1. Khi tổ chức các không gian trong khoa điều trị tích cực và chống độc các phòng theo dõi phải được ngăn bằng vách kính để đảm bảo các yêu cầu :

- Quan sát được 100% số giường bệnh;

- Kiểm soát được các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em;

- Kiểm soát người nhà và khách thăm, tiếp xúc qua vách kính, micro với bệnh nhân;

- Đảm bảo độ ồn cho phép :

+ Từ 40dB đến 45dB vào ban ngày;

+ Từ 30dB đến 40dB vào ban đêm.

- Có hệ thống báo gọi y tá. Các bệnh nhân nặng phải có nhân viên y tế quan sát và theo dõi 24 giờ/ngày.


        1. Chiều cao phòng trong khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực và chống độc được lấy như sau :

- Chiều cao thông thuỷ phòng và hành lang :

(tuỳ theo yêu cầu lắp đặt của thiết bị). Không nhỏ hơn 3m

- Chiều cao thông thuỷ của tầng kỹ thuật :



(tính từ trần tới giới hạn dưới kết cấu dầm) Không nhỏ hơn 0,2m.

- Chiều cao của các cửa ra vào : Không nhỏ hơn 2,1m.

- Chiều rộng của các cửa ra vào :

+ Cửa ra vào có chuyển xe, giường đẩy Không nhỏ hơn 1,6m.

+ Cửa ra vào thông thường Không nhỏ hơn 0,8m.

- Chiều rộng của cửa cầu thang bộ, đường dốc (nếu có)

+ Chiều rộng bản thang Không nhỏ hơn 1,8m.

+ Chiều rộng chiếu nghỉ Không nhỏ hơn 2,4m.

- Chiều rộng của hành lang :

+ Hành lang bên Không nhỏ hơn 2,1m.

+ Hành lang giữa Không nhỏ hơn 3,0m.

- Kích thước buồng thang máy (cabin) :

+ Cho bệnh nhân Không nhỏ hơn 1,1m x 2,3m.

+ Cho nhân viên Không nhỏ hơn 1,1m x 1,4m.



        1. Diện tích sử dụng tối thiểu của các phòng trong khoa điều trị tích cực và chống độc được quy định trong bảng 23.

Bảng 23. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa cấp cứu

TT

Tên phòng

Diện tích Quy mô (m2)

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường



Quy mô 2

400-500 giường



Quy mô 3

Trên 550 giường



Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I

1

Sảnh đón

16

18 - 24

24

36




2

Phòng sơ cứu, phân loại

18

24 - 36

36

36




3

Phòng tạm lưu cấp cứu

36

60 - 120

120

180




4

Phòng tắm rửa khử độc cho bệnh nhân

12

12

12

18




5

Phòng chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nhanh

24

24

24

24

Kết hợp với điều khiển

6

Phòng rửa, tiệt trùng

12

12

18

24




7

Phòng trưởng khoa

16

18

18

24




8

Phòng bác sỹ

12

12

18

24

Kết hợp làm phòng trực

9

Phòng y tá, hộ lý

12

12

18

24

-nt-

10

Phòng giao ban, đào tạo

18

24 - 48

48

54

Cho 25  31 CBCNV hoặc nhóm học viên

11

Kho sạch

12

12 – 18

18

24




12

Kho bẩn

9

9 - 18

18

27




13

Vệ sinh thay đồ nhân viên

16

18 - 36

36

48

Không nhỏ hơn 1,0m2/ người

Tổng cộng :

211

255- 408

408

543




        1. Diện tích sử dụng tối thiểu của các phòng trong khoa điều trị tích cực và chống độc được quy định trong bảng 24.

Bảng 24. Diện tích tối thiểu các phòng trong khoa điều trị tích cực- chống độc

TT

Tên phòng

Diện tích Quy mô (m2)

Ghi chú

Bệnh viện quận,huyện 50-200 giường

Quy mô 1

250-350 giường



Quy mô 2

400-500 giường



Quy mô 3

Trên 550 giường



Hạng III

Hạng III

Hạng II

Hạng I




1

Phòng đợi người nhà

16

18

24

36




2

Phòng điều trị tích cực

120

150–300

300

450

Không nhỏ hơn 15m2/ người

3

Phòng làm thủ thuật can thiệp

18

28

28

56

Yêu cầu như phòng mổ

4

Phòng máy

12

12

24

36




5

Phòng chuẩn trị

12

12

12

24

Kết hợp với điều khiển

6

Phòng rửa, tiệt trùng

12

12

12

24




7

Kho sạch

12

12

18

24




8

Kho bẩn

6

6

9

12




9

Phòng trưởng khoa

16

18

18

24




10

Phòng bác sỹ

12

12 - 24

24

36

Đồng thời là phòng trực

11

Phòng y tá, hộ lý

12

12 – 24

24

36

- nt-

12

Phòng giao ban, đào tạo

24

36 - 48

48

56




13

Vệ sinh thay đồ

nhân viên



18

24 - 48

48

56

Không nhỏ hơn 1,0m2/ người

Tổng cộng :

290

352- 589

589

870




Chú thích :

  1. Khu vực vô khuẩn được chia làm hai không gian cho nội khoa và cho ngoại khoa.

  2. Các phòng điều trị tích cực được ngăn bằng vách kính để theo dõi bệnh nhân.

        1. Hệ thống chiếu sáng trong khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực và chống độc phải đáp ứng yêu cầu cho các khu vực sau :

- Khu phụ trợ : ưu tiên chiếu sáng tự nhiên;

- Khu sạch : chiếu sáng tự nhiên kết hợp chiếu sáng nhân tạo.



        1. Yêu cầu về độ rọi tối thiểu trong các khu vực của khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực và chống độc được quy định trong bảng 25.

Bảng 25. Độ rọi tối thiểu trong các khu vực của khoa điều trị tích cực và chống độc

TT

Tên phòng

Độ rọi tối thiểu (lux)

Ghi chú

1

Phòng đợi, tiếp nhận, phân loại

140




2

Phòng vệ sinh, thay quần áo

140

Cửa sổ cao trên 1,8m

3

Phòng tạm lưu cấp cứu, phòng điều trị tích cực- chống độc

500/ 250

Điều khiển được 2 mức sáng

4

Phòng làm thủ thuật can thiệp, xét nghiệm, X quang, siêu âm....

750/300

Điều khiển 2 mức sáng

5

Phòng rửa, khử trùng

250




6

Phòng hành chính, bác sỹ trưởng khoa, sinh hoạt (bộ phận văn phòng)

140




7

Kho (dụng cụ, thiết bị, vật phẩm y tế và dược phẩm, đồ bẩn)

140

Tính toán đối với mặt phẳng thẳng đứng, cao trên 1,0 m

8

Hành lang, lối đi

100




Chú thích : Độ rọi tối thiểu là lượng ánh sáng tối thiểu trên đơn vị diện tích (được tính đối với mặt phẳng ngang, cao trên 0,8 m tính từ sàn).

        1. Khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực và chống độc phải được cấp điện 24 giờ/ngày đáp ứng cho yêu cầu chiếu sáng và sử dụng thiết bị.

Hệ thống cấp điện phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Hệ thống chiếu sáng phải độc lập với hệ thống điện động lực.

- Hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo đủ yêu cầu về độ rọi tối thiểu quy định tại bảng 25.

- Hệ thống dây dẫn và thiết bị kiểm soát, cung cấp điện phải đảm bảo an toàn và phù hợp các thông số kỹ thuật của từng thiết bị.

- Thời gian cung cấp điện dự phòng cho các thiết bị y tế và chiếu sáng không được quá 15 giây, kể từ lúc mất điện cấp từ lưới điện quốc gia.


        1. Khoa cấp cứu và khoa điều trị tích cực và chống độc phải đảm bảo điều kiện thông gió phải đáp ứng yêu cầu sau :

- Khu phụ trợ : ưu tiên sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên.

- Khu sạch sử dụng giải pháp thông gió tự nhiên kết hợp với thiết bị điều hoà không khí được thiết kế theo tiêu chuẩu phòng sạch trong y tế.



        1. Nhiệt độ, độ ẩm và luân chuyển không khí các phòng quy định trong bảng 26.


tải về 1.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương