TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8611: 2010



tải về 0.87 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#15653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

6.3.2. Độ kín

Bể chứa phải đảm bảo độ kín đối với chất khí và chất lỏng khi vận hành bình thường.

Mức độ chống rò rỉ yêu cầu trong trường hợp xảy ra quá tải bên ngoài như tác động phá hủy, bức xạ nhiệt, công phá do nổ phải được xác định rõ trong đánh giá mối nguy hiểm (xem 4).

Độ kín LNG của bồn chứa chính phải được bảo đảm bằng tấm hàn liên tục, vách hoặc bê tông chịu nhiệt độ siêu lạnh dự ứng lực có gia cố đông lạnh.

Độ kín LNG của bồn chứa phụ phải được đảm bảo bằng:

- Tấm hàn liên tục;

- Bê tông;

- Đất hoặc cát nén chặt;

- Các loại vật liệu thích hợp được xác nhận khác.

Phải thiết kế lớp bên ngoài của bể chứa nổi (bằng kim loại hoặc bê tông) sao cho giảm đến mức thấp nhất sự thấm nước, kể cả nước bề mặt, nước chữa cháy, nước mưa hoặc độ ẩm không khí. Độ ẩm có thể gây ra vấn đề ăn mòn, hỏng lớp cách nhiệt, hỏng bê tông.

Để chứa chất lỏng trong trường hợp LNG rò rỉ từ bể chứa kép và bể chứa tổ hợp, phải áp dụng các yêu cầu sau đây cho bồn chứa phụ:

- Nếu làm bằng kim loại, phải là loại chịu lạnh;

- Nếu làm bằng bê tông dự ứng lực, nhiệt độ của cáp dự ứng lực phải duy trì phù hợp với độ lớn của cột áp suất thủy tĩnh lớn nhất. Tính toán trên cơ sở giả định nhiệt độ của LNG tác dụng trực tiếp lên bề mặt trong của bồn chứa, bao gồm cả lớp cách nhiệt, nếu có.

Đối với bồn chứa phụ bằng bê tông có liên kết nền móng/tường cố định, phải dự phòng một hệ thống bảo vệ nhiệt để tránh nứt vỡ không kiểm soát trong khu vực liên kết. Hệ thống bảo vệ nhiệt này phải được thiết kế theo 7.1.11 của TCVN 8615-1 (EN 14620-1).



6.3.3. Liên kết bể chứa

Phải thiết kế liên kết bên ngoài để tiếp nhận tải trọng từ đường ống trong và bên ngoài bể chứa, nếu có.

Đường ống vận chuyển môi chất và khí đưa vào bồn chứa phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Đưa môi chất vào phải không được gây ra sự gia tăng nhiệt;

- Trường hợp đưa môi chất vào có thể chịu sự co ngót và giản nỡ nhiệt nhanh; nếu cần thiết liên kết bên trong phải được gia cố và liên kết bên ngoài phải được thiết kế để truyền tải trọng đường ống bên ngoài đến hệ thống giản nở nhiệt bù trừ;

- Không có đường ống xuyên qua nền móng hoặc vách ngăn của bồn chứa chính và phụ;

- Nếu cần thiết, phải bố trí đường cấp khí nitơ vào không gian hình xuyến giữa bồn chứa bên trong và tấm chắn bên ngoài để đuổi không khí ra ngoài trước khi chạy thử và đuổi hết LNG ra ngoài bồn chứa để bảo dưỡng.

Việc không bố trí đường ống xuyên qua vách ngăn hoặc nền móng dẫn đến yêu cầu phải sử dụng máy bơm chìm. Phải thiết kế sàn thao tác và thiết bị nâng hạ thích hợp trên nắp bể chứa để lấy máy bơm chìm ra bảo dưỡng.

Thiết kế phải tránh hiệu ứng siphông.

6.3.4. Lớp cách nhiệt

Phải lựa chọn vật liệu cách nhiệt theo TCVN 8610 (EN 1160)

Hệ thống cách nhiệt được lắp đặt phải không chứa tạp chất có thể gây ăn mòn hoặc làm hỏng bộ phận chịu áp lực tiếp xúc với hệ thống cách nhiệt.

Cách nhiệt chân đế được lắp đặt bên dưới đáy bồn chứa chính để giảm truyền nhiệt từ nền móng, và do vậy có thể giảm đến mức thấp nhất việc cấp nhiệt cho nền đất, nếu yêu cầu, để tránh đóng tuyết.

Phải thiết kế và xác định chi tiết cách nhiệt chân đế để có thể chống chịu các loại tổ hợp tác động được nêu trong TCVN 8615 (EN 14620).

Phải xem xét sự giãn nở nhiệt của các bộ phận, do vậy lớp cách nhiệt lắp đặt bên ngoài bồn chứa chính, khi nó được làm bằng perlite giãn nở, có thể được bảo vệ, ví dụ tấm lót bông thủy tinh dùng để bù sự thay đổi đường kính của bồn chứa chính.

Lớp cách nhiệt của bể chứa vách phải chịu được tải trọng thủy tĩnh.

Lớp cách nhiệt của bể chứa hình cầu phải ở bên ngoài hình cầu và không chịu tác động thủy tĩnh hoặc cơ khí từ bên trong.

Lớp cách nhiệt bên ngoài phải được bảo vệ chống ẩm bằng lớp sơn phủ và lớp chặn hơi.

Lớp cách nhiệt lộ thiên phải là loại không cháy.

Chất lượng của lớp cách nhiệt phải đảm bảo sao cho không có điểm nào trên lớp vỏ ngoài bồn chứa (không bao gồm những bộ phận đâm xuyên qua) duy trì ở nhiệt độ dưới 0 oC khi nhiệt độ không khí lớn hơn hay bằng 5 oC. Phải xem xét các điều kiện liên quan (khí quyển, đất đá, thiết kế,…) khi tính toán chiều dày.

Trường hợp bồn chứa nằm trên mặt đất, tốc độ gió tối thiểu phải xem xét là 1,5 m/s.



6.3.5. Hoạt động vận hành

Bể chứa LNG phải đủ khả năng chống chịu tổ hợp các tác động quy định trong TCVN 8615 (EN 14620) và những tác động sinh ra từ sự thay đổi nhiệt độ, áp suất trong quá trình:

- Bắt đầu làm lạnh và sưởi nóng tới nhiệt độ môi trường;

- Chu trình nạp và đuổi hết LNG trong bồn chứa.

Nhà sản xuất phải chỉ ra tốc độ thay đổi nhiệt độ tối đa cho phép mà bồn chứa có thể chịu được trong quá trình làm lạnh và sưởi nóng.

Đối với bể chứa bằng thép không có gia cường, phải thiết kế bồn chứa chính để chịu sự thay đổi áp suất lớn nhất có thể xảy ra trong tất cả các giai đoạn vận hành. Phải bố trí hệ thống chống nâng sàn, nếu yêu cầu.



6.4. Nguyên tắc thiết kế chung

Phải thiết kế kết cấu của bể chứa để chịu được các tổ hợp tác động tối thiểu quy định trong TCVN 8615 (EN 14620).

Ngoài ra các kết cấu và bộ phận phải:

- Duy trì đặc tính trong điều kiện thường có liên quan tới sự thoái hóa đất đá, sự dịch chuyển, sụt lún và dao động;

- Có đủ giới hạn an toàn liên quan đến khả năng chống hư hỏng do mỏi;

- Có đủ dẻo và ít nhạy cảm với thiệt hại cục bộ;

- Cung cấp đường ứng suất đơn giản với tập trung ứng suất nhỏ;

- Phù hợp với điều kiện giám sát, bảo dưỡng, sửa chữa.

Thiết kế phải giảm đến mức thấp nhất sự biến chất của cốt thép hoặc bê tông để tránh giảm tính toàn vẹn cấu trúc của bồn chứa trong tuổi thọ thiết kế.

6.5. Nền móng

Nền móng được thiết kế để tránh sụt lún không đều mạnh hơn giới hạn cho phép của hệ thống móng bè.

Phải thiết kế nền móng sao cho tránh được việc đóng tuyết bằng cách bố trí các tấm chân đế hoặc dùng hệ thống gia nhiệt. Nếu dùng hệ thống gia nhiệt thì phải có khả năng sửa chữa hoặc thay thế và đảm bảo dự phòng 100 %.

Phân tích địa chấn và địa chất kỹ thuật đất phải đưa ra được các tiêu chí cho việc thiết kế nền móng. Vật liệu cách ly địa chấn có thể được yêu cầu để giảm hậu quả của động đất. Chúng phải thay thế được mà không làm dừng hoạt động của bồn chứa.

Móng bè có thể được nâng lên cao, nằm trên mặt đất, lấp đất một nửa hoặc chôn ngầm.

Khi móng bè được nâng lên cao, khoảng trống còn lại phải đủ rộng cho phép thông gió tự nhiên để duy trì nhiệt độ mặt dưới của móng bè không lạnh hơn 5 oC so với nhiệt độ khí quyển. Thiết bị báo rò rỉ khí phải được lắp đặt tại khoảng trống dưới đáy này để kiểm soát sự có mặt hoặc tích tụ khí rò rỉ. Ảnh hưởng của hiện tượng quá áp do cháy phải được đánh giá và làm giảm nhẹ.

Bể chứa hình cầu đặt trên nền đá cứng không cần trang bị thiết bị gia nhiệt nếu mặt đất có hệ thống thoát nước đúng cách và khoảng trống giữa lớp vỏ cách nhiệt và lớp đá được thông gió tốt.

6.6. Thiết bị đo

6.6.1. Yêu cầu chung

Thiết bị đo đầy đủ được yêu cầu để đảm bảo bể chứa chạy thử, vận hành, dừng hoạt động một cách an toàn. Thiết bị đo ít nhất phải bao gồm:

- Chỉ thị báo mức và/hoặc các công tắc cảm biến;

- Chỉ thị áp suất và/hoặc các công tắc cảm biển;

- Chỉ thị nhiệt độ và/hoặc các công tắc cảm biến;

- Chỉ thị tỷ trọng, (không trang bị ở các nhà máy điều hòa LNG nếu các điều khoản ghi trong TCVN 8610 (EN 1160) được xem xét để tránh tạo cuộn xoáy).

Thông thường, độ tin cậy của những biện pháp đo này được đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau đây:

- Thiết bị đo phải duy trì hoạt động bình thường trong bể chứa;

- Thiết bị đo liên quan đến an toàn và vận hành mà khi bảo dưỡng yêu cầu tháo dỡ thì phải có dự phòng đầy đủ;

- Thiết bị dò tìm ngưỡng có chức năng an toàn (áp suất, mức LNG, …) phải độc lập với trình tự đo đếm;

- Kết quả đo và tín hiệu báo động phải được truyền về phòng điều khiển;

- Trong khu vực xảy ra động đất, tín hiệu báo động quan trọng như áp suất và mức chất lỏng phải được truyền bằng nhiều đường khác nhau về phòng điều khiển trung tâm.



6.6.2. Mức chất lỏng

Khuyến cáo sử dụng thiết bị báo mức độc lập, có độ chính xác cao làm phương tiện chống chảy tràn, thay vì sử dụng ống chảy tràn.

Bể chứa phải được lắp thiết bị đo để kiểm soát mức LNG, và cho phép thao tác các hoạt động. Thiết bị này cụ thể phải cho phép:

- Đo liên tục mức chất lỏng từ ít nhất hai hệ thống riêng biệt có độ tin cậy phù hợp; mỗi hệ thống phải bao gồm báo động mức cao và mức rất cao;

- Phát hiện mức rất cao dựa trên thiết bị đo có độ tin cậy phù hợp, độc lập với kết quả đo mức liên tục nêu trên; phát hiện phải kích hoạt chức năng ngắt khẩn cấp (ESD) đối với bơm và van nạp liệu trên đường nạp liệu và tuần hoàn khép kín.

6.6.3. Áp suất

Bể chứa phải được lắp thiết bị cố định ở vị trí thích hợp để kiểm soát áp suất như sau:

- Đo áp suất liên tục;

- Phát hiện áp suất quá cao bằng thiết bị đo độc lập với thiết bị đo áp suất liên tục nêu trên;

- Phát hiện áp suất quá thấp (chân không) bằng thiết bị đo độc lập với thiết bị đo áp suất liên tục nêu trên. Trường hợp phát hiện chân không, máy nén và máy bơm bị dừng hoạt động và nếu cần thiết khí tăng áp suất phá chân không được bơm vào bằng điều khiển tự động;

- Nếu không gian được cách nhiệt không có sự kết nối với bồn chứa bên trong, phải lắp đặt cảm biến sai khác áp suất giữa không gian cách nhiệt và bồn chứa bên trong hoặc cảm biến áp suất riêng biệt tại không gian cách nhiệt.



6.6.4. Nhiệt độ

Bể chứa phải được lắp đặt thiết bị đo nhiệt độ cố định tại vị trí thích hợp để kiểm soát các vấn đề sau đây:

- Nhiệt độ chất lỏng ở các độ sâu khác nhau; khoảng cách theo chiều dọc giữa hai cảm biến liên tiếp không được vượt quá 2 m;

- Nhiệt độ pha hơi;

- Nhiệt độ đáy và thành bồn chứa chính;

- Nhiệt độ đáy và thành bồn chứa phụ (trừ khi bồn chứa phụ là tường ngăn).



6.6.5. Tỷ trọng

Tỷ trọng LNG phải được kiểm soát ở tất cả các độ sâu.



6.7. Áp suất và bảo vệ chân không

6.7.1. Yêu cầu chung

Các loại tốc độ dòng chuẩn được xem xét để xác định kích cỡ vòng tuần hoàn chất lỏng sôi và van xả áp suất được quy định trong Phụ lục B. Những tốc độ dòng tham khảo này được áp dụng cho từng bồn chứa riêng biệt. Phải tính toán đủ khoảng chênh lệch dự phòng giữa áp suất vận hành và áp suất thiết kế của bồn chứa để tránh xả áp suất không cần thiết.



6.7.2. Nguồn gốc của khí bay hơi trong không gian hơi của bể chứa

Phần này không đề cập đến phương pháp thu hồi khí bay hơi (ví dụ như hóa lỏng lại, nén). Không gian hơi trong bể chứa phải được kết nối với đốt/xả khí (xem 11), van an toàn (6.7.3), hoặc có thể kết nối với màng nổ (6.7.4), những thiết bị này có khả năng xả khí vì bất kỳ các nguyên nhân sau đây:

- Hóa hơi do nhiệt cấp vào bể chứa, thiết bị và đường tuần hoàn khép kín;

- Chất lỏng chuyển dịch do nạp nhiên liệu ở tốc độ dòng tối đa hoặc hơi hồi lưu từ phương tiện chuyên chở khi giao nhận;

- Bay hơi nhanh khi nạp nhiêu liệu;

- Thay đổi áp suất khí quyển (xem B.7);

- LNG hóa hơi trong thiết bị làm giảm quá nhiệt;

- Tuần hoàn khép kín từ máy bơm chìm;

- Cuộn xoáy.

6.7.3. Van xả áp

Bể chứa phải được lắp các van quá áp, có thêm một van dự phòng (theo lý thuyết n+1), xả trực tiếp ra ngoài khí quyển, ngoại trừ ở những nơi khi phát thải hơi trong trường hợp khẩn cấp dẫn đến tình huống không mong muốn được nêu tại 4.5.2.1.c. Trong trường hợp này, các van phải được nối với mạng lưới đốt/xả khí. Lưu lượng tối đa xả ra ở áp suất vận hành tối đa chính là lưu lượng khí do nhiệt cấp từ đám cháy hoặc do các nguyên nhân sau đây:

- Hóa hơi do được nhiệt cấp vào bể chứa;

- Chất lỏng chuyển dịch do nạp nhiên liệu;

- Bay hơi nhanh khi nạp nhiên liệu;

- Thay đổi áp suất khí quyển (xem B.7);

- Tuần hoàn khép kín từ máy bơm chìm;

- Hỏng van điều khiển;

- Cuộn xoáy, trong trường hợp không có thiết bị dự phòng (xem 6.7.4).

6.7.4. Màng nổ

Nếu các tính toán về van quá áp hoặc hệ thống đốt/xả khí không tính đến trường hợp cuộn xoáy, phải lắp đặt màng nổ hoặc thiết bị tương đương kể cả phải áp dụng các biện pháp bổ sung (như chính sách quản lý hàng tồn kho, nhiều loại đường nạp nhiên liệu).

Màng nổ có thể sử dụng để bảo vệ bể chứa không bị quá áp. Thiết bị này được xem như biện pháp cuối cùng để bảo toàn bể chứa thông qua việc hy sinh độ kín khí một cách tạm thời.

Màng nổ được thiết kế sao cho:

- Có thể thay thế khi hỏng;

- Mảnh vỡ không rơi vào trong bồn chứa;

- Mảnh vở không gây hư hỏng cho bất kỳ bộ phận nào của bồn chứa.

Các lỗ thủng trên màng phải tác động làm tự động ngắt tất cả các máy nén khí bay hơi.

Phải cung cấp các phương tiện để kiểm tra sự toàn vẹn của màng.

6.7.5. Chân không

6.7.5.1. Yêu cầu chung

Bể chứa phải được ngăn không cho tạo thành áp suất âm dưới giới hạn cho phép, bằng cách tự động đóng bơm và máy nén đúng lúc, phun khí hoặc nitơ, và bằng van phá chân không bằng không khí.

Vì khi cấp không khí vào có thể tạo hỗn hợp dễ cháy, van phá chân không bằng không khí chỉ được phép hoạt động như là giải pháp cuối cùng nhằm mục đích tránh thiệt hại lâu dài cho bồn chứa.

6.7.5.2. Hệ thống phun khí

Khí có thể được phun bằng điều khiển tự động để giảm đến mức thấp nhất áp suất thấp trong bồn chứa (xem 6.6.3).



6.7.5.3. Van xả chân không

Bể chứa phải được lắp các van xả chân không, lắp thêm một van dự phòng (nguyên tắc n+1). Lưu lượng tại áp suất âm lớn nhất phải đạt 110 % lưu lượng yêu cầu để giảm nhẹ các nguyên nhân sau:

- Thay đổi áp suất khí quyển;

- Sự hút vào máy bơm;

- Sự hút vào máy nén khí bay hơi;

- Phun LNG vào không gian hơi.



6.8. Tường ngăn và khu vực ngăn tràn của bể chứa đơn và kép

6.8.1. Khu vực ngăn tràn của bể chứa đơn

Đối với bể chứa đơn hình trụ và bể chứa hình cầu, yêu cầu phải có đê bao ngăn tràn để thu gom và chứa LNG tràn.

Những bể chứa này nếu được lắp đặt trong hố đào thì mặt đất có thể đóng vai trò như là khu vực ngăn tràn với điều kiện là có đủ đặc tính thích hợp (xem 6.3.2).

Khu vực ngăn tràn của hai bể chứa có thể kết hợp với nhau. Thiết kế ngăn tràn phải đảm bảo rằng sự cố xảy ra không gây tổn hại cho bể chứa liền kề.



6.8.2. Khu vực ngăn tràn của bể chứa kép

Đối với bể chứa kép, tường ngăn phải bố trí trong phạm vi 6 m tính từ lớp vỏ ngoài của bồn chứa chính.



6.8.3. Vật liệu

Vật liệu làm hệ thống ngăn tràn phải là loại không thấm LNG. Độ dẫn nhiệt của vật liệu ảnh hưởng đến tốc độ hóa hơi của chất lỏng tràn. Sự cần thiết phải cách nhiệt khu vực ngăn tràn và bồn hứng chất lỏng tràn (xem 6.8.5) phụ thuộc vào kết quả đánh giá mối nguy hiểm (xem 4.4). Lớp cách nhiệt cho hệ thống này phải được thiết kế theo EN 1169 và EN 12066.

Nền bãi của khu vực ngăn tràn không được rải sỏi vì đặc tính truyền nhiệt sẽ làm gia tăng sự hóa hơi. Phải thực hiện mọi biện pháp để giữ không cho cỏ, thực vật mọc ở nền bãi vì có thể là nguồn gây cháy.

6.8.4. Thu hồi nước

Khu vực ngăn LNG tràn trong đó có thể thu gom nước mưa hoặc nước chữa chảy phải bao gồm các phương tiện thoát nước đảm bảo rằng thể tích yêu cầu luôn được duy trì tránh làm nổi bồn chứa.

Nước được xả xuống bồn hứng chất lỏng tràn trong phạm vi khu vực ngăn tràn và thải ra ngoài qua bơm thoát nước. Bơm phải ngừng hoạt động ngay khi phát hiện thấy LNG rò rỉ.

6.8.5. Sức chứa của khu vực ngăn tràn

Khu vực ngăn tràn trong phạm vi tường ngăn phải đủ lớn để chứa được ít nhất 110 % sức chứa thể lỏng của bồn chứa lớn nhất.

Người vận hành/ chủ đầu tư phải chứng minh được rằng chất lỏng sẽ không tràn qua tường ngăn, ngay cả trong trường hợp sự cố nghiêm trọng nhất xác định trong đánh giá mối nguy hiểm.

Nếu khoảng cách từ mép tường ngăn cách bể chứa quá 15 m, phải xem xét việc bố trí một bồn hứng chất lỏng tràn trong phạm vi khu vực ngăn tràn. Yêu cầu này được xác định trong đánh giá mối nguy hiểm tại 4.4. Bồn hứng chất lỏng tràn phải đủ khả năng thu gom rò rỉ từ đường ống dẫn LNG bao gồm ống chảy tràn (nếu có) trong phạm vi khu vực ngăn tràn. Áp dụng các nguyên tắc thiết kế sau:

- Sức chứa phải lớn hơn lượng chất lỏng có khả năng tràn do vỡ đường ống với tốc độ rò rỉ lớn nhất trong thời gian cần thiết đủ để phát hiện và ngăn chặn sự cố tràn;

- Bồn hứng chất lỏng tràn phải lộ thiên.

Vị trí của bồn hứng chất lỏng tràn đối với thiết bị liền kề phải liên quan đến đánh giá mối nguy hiểm và mức thông lượng bức xạ nhiệt được nêu trong Phụ lục A.

Thêm vào đó, phải xem xét đến phương tiện hạn chế hóa hơi và giảm tốc độ cháy của vũng chất lỏng tràn bắt lửa và hậu quả.



6.9. Thiết bị an toàn

6.9.1. Thiết bị chống cuộn xoáy

Để tránh cuộn xoáy, phải áp dụng ít nhất các biện pháp sau đây:

- Hệ thống nạp nhiên liệu nêu trong 6.10.2;

- Hệ thống tuần hoàn khép kín;

- Giám sát tốc độ bay hơi;

- Đo nhiệt độ/tỷ trọng tại tất cả các độ sâu LNG;

Các biện pháp phòng ngừa trong vận hành có thể được sử dụng như là:

- Tránh tồn chứa LNG có tính chất quá khác biệt trong cùng bồn chứa;

- Quy trình nạp nhiên liệu thích hợp, có xem xét đến tỷ trọng tương ứng của LNG;

- Xử lý cụ thể đối với LNG chứa nitơ với nồng độ phần mol cao hơn 1 %;

- Sử dụng hoán đổi bồn chứa để tránh ứ đọng LNG lưu kho.

Thiết kế bể chứa có thể dựa trên phần mềm hợp lệ mô phỏng hoạt động của LNG trong bồn chứa, phần mềm có tích hợp giai đoạn nạp và xả nhiên liệu. Có thể sử dụng phần mềm để dự đoán xảy ra sự phân lớp, ước lượng hậu quả và đánh giá các biện pháp phòng tránh hoặc kiểm soát.



6.9.2. Bảo vệ chống sét

Bồn chứa phải được bảo vệ chống sét theo 12.2.



6.9.3. Độ tin cậy và giám sát kết cấu

6.9.3.1. Độ tin cậy

Bể chứa LNG yêu cầu phải có thiết kế đảm bảo rằng, một mặt những thay đổi về mặt kết cấu của bồn chứa chậm và bị hạn chế; mặt khác cho phép giám sát các thông số đặc trưng của điều kiện bể chứa.

Để đạt được mức độ tin cậy cần thiết theo yêu cầu trong Điều 4 có thể phải dự phòng một số bộ phận nhất định trong kết cấu. Ví dụ sử dụng bồn chứa chính và phụ.

6.9.3.2. Giám sát kết cấu

Thiết bị dùng để giám sát điều kiện chung của kết cấu bao gồm cả nền móng phải được thiết kế sao cho có đủ thời gian hành động nếu phát hiện thấy sự không bình thường.

Các giá trị giám sát phải được giải thích trên cơ sở xác định trước:

- Giá trị bình thường;

- Giá trị báo động;

- Giá trị tới hạn.

Các thông số yêu cầu phục vụ việc giám sát điều kiện chung của kết cấu bồn chứa được trình bày dưới đây.

6.9.3.3. Cảm biến nhiệt độ

Yêu cầu có 3 bộ cảm biến nhiệt độ được bố trí:

- Trên lớp ngoài cùng của thân và đáy bồn chứa chính, để giám sát quá trình làm lạnh và gia nhiệt, ngoại trừ bể vách;

- Trên bề mặt ấm của lớp cách nhiệt (thân và đáy) để phát hiện rò rỉ và giám sát sự xuống cấp của lớp cách nhiệt, ví dụ như do sụt lún;

- Trên bề mặt ngoài của móng bè bê tông hoặc cột chống đỡ đối với tất cả các loại bồn chứa để giám sát biến thiên nhiệt độ.

Bề mặt ngoài của tường bê tông của bể chứa tổ hợp và/hoặc bể vách có thể được trang bị hệ thống theo dõi nhiệt độ.

Biểu đồ nhiệt độ của tất cả các cảm biến phải được ghi chép và lưu giữ trong phòng điều khiển và khi xác nhận bất kỳ rò rỉ nào cũng phải phát tín hiệu báo động âm thanh. Bố trí các cảm biến phải đủ để phát hiện bất kỳ rò rỉ nào và giám sát được biến thiên nhiệt độ.

6.9.3.4. Kiểm soát hệ thống gia nhiệt

Trường hợp bể chứa có hệ thống gia nhiệt, nhiệt độ và năng lượng tiêu thụ của hệ thống này phải được liên tục ghi lại.



6.9.3.5. Giám sát lún

Việc giám sát lún nền móng phải được thực hiện trong quá trình thử thủy lực và khuyến cáo giám sát trong vận hành.



6.9.3.6. Phát hiện rò rỉ tại bồn chứa chính

Đối với bồn chứa mà không gian cách nhiệt cách xa bồn chứa chính, phải bố trí hệ thống tuần hoàn nitơ trong phạm vi không gian cách nhiệt. Giám sát độ kín của bồn chứa chính khi đó sẽ được thực hiện thông qua phát hiện hydrocacbon trong quá trình đuổi khí nitơ.



6.9.3.7. Phát hiện cháy và rò rỉ bên ngoài bể chứa

Loại máy dò được sử dụng và vị trí của máy dò được nêu trong Điều 13.



6.10. Đường ống bể chứa

6.10.1. Đường ống làm lạnh

Phải có hệ thống xả lạnh để tránh chất lỏng lạnh đổ xuống đáy bể chứa ấm. Có thể thực hiện bằng cách sử dụng ống nối hoặc đĩa lỗ.



6.10.2. Đường ống nạp sản phẩm

Phải bố trí họng nạp sản phẩm ở đỉnh và đáy bể chứa. Họng nạp sản phẩm ở đáy bồn chứa phải có thiết bị cho phép trộn lẫn LNG từ các bể chứa khác nhau.



6.11. Khoảng cách giữa các bể chứa

Khoảng cách giữa các bể chứa phải xác định theo đánh giá mối nguy hiểm (xem 4.4), tuy nhiên không được nhỏ hơn các tiêu chí tối thiểu nêu trong 13.1.2.



6.12. Chạy thử và dừng hoạt động nhà máy

Phải xác định các thiết bị được sử dụng cho hoạt động chạy thử và dừng hoạt động nhà máy trong giai đoạn thiết kế:

- Phải thiết kế hệ thống xả cho phép làm trơ và làm khô hoàn toàn, đặc biệt là đối với không gian cách nhiệt. Phải có phương án lấy mẫu để kiểm tra các thông số này;

- Trường hợp lớp cách nhiệt tiếp xúc trực tiếp với không gian chứa khí của bồn chứa, phải có phương án đuổi khí và làm trơ phần không gian này;

- Đường ống làm mát phải được thiết kế như trong 6.10.1;

- Bồn chứa chính đơn lẻ phải được trang bị đủ số cảm biến nhiệt độ cần thiết để giám sát chính xác biến thiên nhiệt độ về mặt không gian và thời gian (xem 6.6.4 và 6.9.3.3);

- Phải có thiết bị cân bằng áp suất để bảo vệ bồn chứa chính không bị tình trạng vượt quá áp âm liên tục (xem 6.6.3). Phải giám sát chênh lệch áp suất thực tế trong suốt quá trình chạy thử và dừng hoạt động nhà máy.

6.13. Thử nghiệm

Thử nghiệm phải tuân theo TCVN 8615 (EN 14620).



7. Bơm khí thiên nhiên hóa lỏng

7.1. Yêu cầu chung

Mục này đề cập đến những yêu cầu tối thiểu trong việc xác định đặc tính, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng bơm ly tâm dùng cho LNG.

Yêu cầu kỹ thuật an toàn nêu trong EN 809 và biện pháp an toàn áp dụng trong nhà máy LNG nêu trong 4.5 được áp dụng đối với bơm ly tâm LNG được thiết kế, lắp đặt và vận hành trong nhà máy.

Yêu cầu thiết kế, chế tạo, thử nghiệm được nêu trong các tiêu chuẩn sau đây:

- ISO 9906;

- EN 12162;

- ISO 13709.

Các yêu cầu khác đối với bơm LNG được nêu trong Phụ lục D.

Nếu mô tơ điện của bơm dùng máy biến tần để điều chỉnh tốc độ khi vận hành, phải áp dụng các tiêu chuẩn sau đây:

- EN 61800;

- EN 12483.

Trong trường hợp này, phải thực hiện nghiên cứu về độ tương thích điện từ và khả năng điều hòa của điện lưới. Phải thực hiện những yêu cầu này để giảm hậu quả của việc sử dụng máy biến tần.



7.2. Vật liệu

Phải lựa chọn vật liệu từ danh sách vật liệu được khuyến cáo sử dụng cho LNG nêu trong TCVN 8610 (EN 1160).

Phải quan tâm đến độ tương thích giữa các loại vật liệu.

Có thể sử dụng các loại vật liệu khác với điều kiện nhà cung cấp phải chứng minh tính thích hợp.



7.3. Yêu cầu đặc biệt

Mỗi bơm phải có van riêng biệt để cô lập, xả lỏng, đuổi khí khi bảo dưỡng.

Trường hợp các bơm hoạt động song song, phải lắp đặt van một chiều. Phải có biện pháp phòng tránh hiện tượng va đập thủy lực từ van một chiều.

Phải có biện pháp đảm bảo bơm không bị hư hỏng khi hoạt động với dòng lưu lượng thấp.

Đối với bơm cột, phải đảm bảo đủ xả khí cho túi khí.

Phải lắp đặt bộ giám sát các điều kiện trên bơm.

Bơm cột phải có phương án thực hiện việc đuổi khí, xả lỏng và cách ly cô lập. Nếu bơm được lắp đặt trong hố, phải đảm bảo rằng các van xả đáy, van xả khí có thể vận hành trong quá trình dừng hoạt động nhà máy.



tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương