TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8611: 2010



tải về 0.87 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#15653
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

3.23. Nhà máy LNG vệ tinh (LNG satellite plant)

Nhà máy LNG vệ tinh được kết nối với mạng lưới khí hoặc các hộ tiêu thụ khí. LNG được cung cấp bằng các phương tiện chuyên chở LNG đường bộ (xe bồn), đường sắt (toa tàu hỏa), đường thủy (xà lan). LNG được tồn chứa trong các thiết bị chịu áp lực được cách nhiệt, được hóa hơi và vận chuyển tới mạng lưới khí.



3.24. Khí thiên nhiên dạng lỏng (Natural gas liquid, NGL)

Chất lỏng bao gồm các hydrocacbon nhẹ (chủ yếu từ etan đến hexan và cấu tử nặng hơn) được ngưng tụ từ khí thiên nhiên trước khi hóa lỏng.



3.25. Vận hành bình thường (Normal operation)

Vận hành bao gồm vận hành gián đoạn như là giao nhận LNG, khởi động máy móc thiết bị nhà máy, bảo dưỡng, dừng sản xuất theo kế hoạch, chạy thử.



3.26. Người vận hành (Operator/occupier)

Nhân viên chịu trách nhiệm vận hành nhà máy.



3.27. Chủ đầu tư (Owner)

Người chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và lắp đặt công trình nhà máy an toàn.



3.28. Hệ số ổn định khí quyển PASQUILL (PASQUILL atmospheric stability factors)

Các hệ số ổn định khí quyển PASQUILL được xác định như là một hàm số của tốc độ gió, bức xạ nhiệt, bao gồm sáu hệ số sau đây:

- A: không ổn định mức độ cao;

- B: không ổn định mức độ vừa phải;

- C: không ổn định mức độ thấp;

- D: trung bình;

- E: ổn định mức độ thấp;

- F: ổn định mức độ vừa phải.



3.29. Khả năng có thể xảy ra (Probability)

Số trên thang chia từ 0 đến 1 thể hiện khả năng có thể xảy ra một sự kiện.



3.30. Hệ thống dừng hoạt động sản xuất (PSD (Process Shut down) system)

Hệ thống dừng hoạt động các bộ phận riêng biệt trong nhà máy một cách an toàn và hiệu lực vì lý do liên quan đến quy trình sản xuất.



3.31. Rủi ro (Risk)

Tổng hợp các hậu quả và tần suất các mối nguy hiểm cụ thể xảy ra trong một giai đoạn xác định trong trường hợp nhất định.



3.32. Hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System)

Quy trình quản lý xác định và giám sát sơ đồ tổ chức, các trách nhiệm, các thủ tục, các quy trình và các nguồn tài nguyên cho việc thiết lập và thực thi chính sách phòng ngừa tai nạn chủ yếu.



3.33. Mức độ toàn vẹn an toàn (Safety Integrity Level, SIL)

Mức độ toàn vẹn an toàn theo yêu cầu của hệ thống liên quan đến an toàn quy định trong EN 61508.



3.34. Khu vực thu gom chất lỏng tràn (Spill collection area)

Khu vực sản xuất LNG hoặc giao nhận LNG, nơi có thể ngăn chặn và kiểm soát được rò rỉ, thông thường bằng cách sử dụng bờ đá và/hoặc gạch lát có độ dốc nhất định.



3.35. Bể chứa (Tank)

Thiết bị tồn chứa LNG.

CHÚ THÍCH: Các loại bể chứa khác nhau được mô tả trong Phụ lục H.

3.36. Khu vực giao nhận LNG (Transfer area)

Khu vực có hệ thống đường ống vận chuyển chất lỏng hoặc khí dễ cháy vào hoặc ra khỏi nhà máy, hoặc hệ thống khớp nối đường ống được nối vào hoặc tháo ra định kỳ thường xuyên.



3.37. Mô hình thực nghiệm (Validated model)

Mô hình toán học mà cơ sở khoa học của nó được chấp nhận một cách chắc chắn và được chứng minh là cung cấp được thông tin toán học đầu ra cho vấn đề toán học liên quan, và được trình bày để bao quát toàn bộ phạm vi sử dụng của mô hình đã được hiệu chỉnh hoặc kiểm tra bằng những dữ liệu hoặc kết quả kiểm tra thực tế.



4. An toàn và môi trường

4.1. Yêu cầu chung

Các giai đoạn thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và vận hành phải tuân thủ các yêu cầu của hệ thống quản lý Chất lượng, Sức khỏe, An toàn và Môi trường được mô tả trong bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 và TCVN ISO 14000.

Ngoài ra, mỗi giai đoạn phải được kiểm soát bởi hệ thống quản lý an toàn được phê duyệt.

4.2. Tác động môi trường

4.2.1. Đánh giá tác động môi trường

Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường sơ bộ (EIA) đối với địa điểm dự kiến theo các quy định, quy chuẩn hiện hành. Cần phải xem xét các đặc điểm môi trường tại địa điểm công trình được lưu trữ chính thức.

Khi địa điểm công trình được lựa chọn, phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết.

Tất cả phát thải từ nhà máy như là chất rắn, chất lỏng (bao gồm cả nước), chất khí (bao gồm cả chất có mùi độc hại) phải được xác định và đo để đảm bảo các chất phát thải này sẽ không gây hại cho người, tài sản, động thực vật. Quy định này không chỉ đối với phát thải thông thường, mà còn đối với phát thải bất thường.

Trước hoặc trong quá trình vận hành, phải thiết lập quy trình quản lý phát thải. Phải đưa ra những biện pháp phòng ngừa trong việc xử lý vật chất độc hại và phải thường xuyên được cập nhật bởi người vận hành.

Phải đánh giá tác động môi trường do xây dựng, vận hành và phải loại bỏ, giảm thiểu hoặc hạn chế các hoạt động không mong muốn. Bảng danh mục kiểm tra sau đây thể hiện các mục chính:

- Tăng dân số, lâu dài và tạm thời;

- Tăng lưu lượng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy;

- Tăng độ ồn, tiếng ồn đột ngột và không liên tục;

- Tăng mức độ rung động, đột ngột và không liên tục;

- Tăng thời gian làm việc ban đêm, ảnh hưởng của ánh sáng và ánh sáng không liên tục;

- Đốt/xả khí, gián đoạn và/hoặc liên tục;

- Nước ấm hoặc nước lạnh.

4.2.2. Phát thải nhà máy

Khi thiết kế phải lập kế hoạch để loại bỏ, giảm thiểu hoặc chỉ phát thải những chất không gây hại từ các hoạt động chạy thử, vận hành, bảo dưỡng, và phải thiết lập giới hạn cho phép về lượng và nồng độ của chất thải.



4.2.3. Kiểm soát phát thải

Phải kiểm soát các mục sau đây một cách an toàn:

- Các sản phẩm cháy;

- Thoát khí thông thường hoặc bất thường;

- Đốt/xả khí thông thường hoặc bất thường;

- Thải bỏ dung môi tách khí axit;

- Thải bỏ tác nhân xử lý thủy ngân đã sử dụng (vì quá trình xử lý loại bỏ thủy ngân là quá trình không tái sinh, nên phải tồn chứa sau đó xử lý chất hấp thụ đã qua sử dụng hoặc thuê đơn vị có giấy phép xử lý chất thải);

- Nước lẫn dầu ngưng tụ trong quá trình tái sinh làm khô hoặc từ các máy móc thiết bị;

- Tạp chất hydrocacbon trong nước làm mát từ ống trao đổi nhiệt bị rò rỉ trong trường hợp dùng thiết bị làm mát bằng nước;

- Thải bỏ các phế phẩm (bao gồm dầu thải và các hợp chất hữu cơ chứa clo);

- Nước dùng trong thiết bị hóa hơi;

- Hóa chất tạo mùi.



4.2.4. Đốt/xả khí

Các nhà máy được thiết kế trên nguyên tắc không sử dụng đốt/xả khí liên tục. Phải tính toán dự phòng khi thiết kế và vận hành để đảm bảo các dòng khí thải, ở những nơi có thể, đều được thu hồi và không được cho thải ra đường đốt/xả khí trong quá trình nhà máy vận hành bình thường.



4.2.5. Kiểm soát tiếng ồn

Thiết kế nhà máy phải xem xét ảnh hưởng của tiếng ồn đối với nhân viên nhà máy và đối với cộng đồng dân cư xung quanh nhà máy.

Khuyến cáo thiết kế nhà máy nên tuân theo TCVN ISO 15664.

4.2.6. Đường giao thông bên ngoài nhà máy

Đường giao thông bên ngoài gần nhà máy LNG phải được liệt kê trong bản đánh giá tác động môi trường, ghi rõ lưu lượng giao thông hiện tại và dự đoán mức tăng trong tương lai khi nhà máy đi vào hoạt động. Phải kiểm tra các mục cụ thể sau đây:

- Đường bộ (đường ôtô, đường sắt);

- Đường thủy (đường biển, đường sông, kênh đào);

- Đường hàng không, vùng lân cận sân bay.

4.2.7. Sự thoát nước

Phải nghiên cứu tác động của việc thoát nước (nhiệt độ, dòng chảy, gió,…).



4.3. Yêu cầu chung về an toàn

4.3.1. Tiếp cận khái niệm an toàn

Công trình LNG phải được thiết kế đảm bảo mức độ rủi ro được chấp nhận (xem Phụ lục L) đối với đời sống cũng như tài sản bên trong và ngoài phạm vi nhà máy. Để đảm bảo mức độ an toàn cao trong các thiết bị nhà máy LNG và khu vực xung quanh, an toàn phải được xem xét trong toàn bộ giai đoạn của dự án: thiết kế, xây dựng, khởi động, vận hành, chạy thử. Cụ thể là, phải thực hiện đánh giá mối nguy hiểm, xem 4.4, và phải thực thi các biện pháp an toàn được yêu cầu để đảm bảo mức độ rủi ro chấp nhận được.

EN 13645 trình bày ví dụ về đánh giá rủi ro giới hạn.

4.3.2. Công trình và khu vực xung quanh

4.3.2.1. Mô tả công trình

Phải có bản mô tả chức năng của toàn bộ công trình và/hoặc của từng quy trình sản xuất để phục vụ cho việc đánh giá an toàn.



4.3.2.2. Nghiên cứu hiện trường

Nghiên cứu hiện trường địa điểm công trình bao gồm:

- Khảo sát đất;

- Nghiên cứu địa hình để có thể đánh giá sự phân tán chất lỏng và đám mây chất khí;

- Nghiên cứu thực vật để có thể xác định cụ thể nguy cơ gây cháy do thực vật;

- Nghiên cứu nước của khu đất;

- Nghiên cứu xác định nguồn dòng điện rò (ví dụ nguồn điện phát ra từ đường dây cao thế, đường sắt);

- Nghiên cứu môi trường sinh vật biển và luồng biển;

- Nghiên cứu nhiệt độ và chất lượng nước biển;

- Nghiên cứu điều kiện thủy triều;

- Nghiên cứu sóng mạnh, lũ lụt (sóng thần, vỡ đê, …);

- Khảo sát cơ sở hạ tầng xung quanh (ví dụ công trình công nghiệp, khu vực xây dựng, phương tiện thông tin liên lạc);

- Khu vực hoạt động, các khoảng cách an toàn khi phương tiện chuyên chở LNG đang hoạt động trong cảng biển và tại nơi neo đậu (xem Điều 5 và TCVN 8613 (EN 1532))

Khảo sát đất phải bao gồm:

- Khảo sát địa kỹ thuật để có thể xác định đặc tính cơ địa của đất ngầm;

- Khảo sát địa chất và địa kiến tạo.

Phải kiểm tra đầy đủ chi tiết các đặc điểm địa chất của khu vực để hiểu được các quá trình tự nhiên hình thành nên khu vực, cũng như là xu hướng hoạt động địa chấn trong tương lai.

Phải thực hiện khảo sát cụ thể hơn tại hiện trường và khu vực liền kề để phát hiện sự có mặt của vùng đá vôi, thạch cao, đất sét có tính trương nở, lớp trầm tích muối tan, sự hóa lỏng của đất, sự dịch chuyển khối, … và phải đánh giá tác động liên quan của những hiện tượng này.

Những hiện tượng này không được phép xảy ra dưới bể chứa và/hoặc nền móng của các thiết bị trừ khi có thể chứng minh được rằng đã tiến hành các biện pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề có nguy cơ xảy ra.

4.3.2.3. Khí hậu học

Nghiên cứu khí hậu phải bao gồm các mục sau:

- Sức gió và hướng gió bao gồm tần suất và cường độ của bão;

- Nhiệt độ:

- Độ ổn định khí quyển;

- Phạm vi và tốc độ thay đổi của áp suất khí quyển;

- Lượng mưa, tuyết, băng;

- Đặc tính ăn mòn của không khí;

- Nguy cơ lũ lụt;

- Tần suất sét đánh;

- Độ ẩm tương đối.

Tùy điều kiện địa phương cụ thể có thể yêu cầu các thẩm tra khác nhau.



4.3.2.4. Địa chấn học

Động đất được xác định theo gia tốc phương thẳng đứng và nằm ngang của mặt đất. Các gia tốc này được mô tả bởi:

- Dải phân bố tần suất;

- Biên độ.

Phải thực hiện phân tích động đất tại hiện trường cụ thể. Phân tích này phải bao gồm các đánh giá về nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần, sụt lở đất, núi lửa hoạt động. Phân tích này phải được trình bày dưới dạng Báo cáo địa chấn trong đó các đặc điểm địa chất và địa chấn của công trình và khu vực xung quanh, cũng như thông tin về địa kiến tạo đều phải được xem xét. Báo cáo này phải đưa ra kết luận về tất cả các thông số địa chấn cần thiết cho việc thiết kế.

Quy mô của khu vực phải thẩm tra phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng đất xung quanh công trình, các điều kiện địa chất, địa kiến tạo có được từ kết quả khảo sát đất, xem 4.3.2.2. Thông thường khoảng cách được giới hạn nhỏ hơn 320 km tính từ hiện trường địa điểm công trình, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể bao gồm toàn bộ vùng kiến tạo. (xem [23])

Phải thực hiện phân tích cấp độ hai trong phạm vi 80 km kể từ hiện trường (thẩm tra địa chấn - kiến tạo khu vực) nhằm phát hiện sự có mặt của đứt gãy địa chất đang hoạt động. (xem [23])

Những thẩm tra này nêu đầy đủ các nghiên cứu, xem xét, đánh giá các trận động đất trong lịch sử đã gây ảnh hưởng, hoặc nhiều khả năng đã gây ảnh hưởng tới địa điểm xây dựng.

Trong trường hợp có đứt gãy địa chấn ở vùng phụ cận ngay sát với địa điểm xây dựng, các điều tra tiếp theo phải được tiến hành để đánh giá khả năng hoạt động của các đứt gãy này. Đối với các đứt gãy không thể xác nhận là kém hoạt động thì không được phép có mặt trong địa điểm xây dựng hoặc trong phạm vi được xác định bởi hình thái học đất.

Để có thông tin chi tiết về điều tra địa chấn và định dạng dải phân bố đáp ứng, tham khảo EN 1998-1 và EN 1998-5.

Các nghiên cứu địa chất, kiến tạo, địa chấn học giúp thiết lập:

- Động đất SSE;

- Động đất OBE.

Phải thiết lập những điều sau:

- Mang tính xác suất, động đất gây ra dịch chuyển mặt đất với sự tái diễn trung bình bằng thời gian tạm ngừng hoạt động tối thiểu 5 000 đối với động đất SSE và 475 năm đối với động đất OBE;

- Mang tính tất định, giả sử rằng động đất tương tự với những trận động đất mạnh nhất được biết trong lịch sử có khả năng xảy ra trong tương lai với vị trí tâm động đất gây ra tác động mạnh nhất về mặt cường độ đến địa điểm xây dựng, đồng thời vẫn tương thích với dữ liệu địa chất và địa chấn.

CHÚ THÍCH: Cả động đất OBE và SSE đều chỉ ra các giới hạn tác động cụ thể của những cơn địa chấn cường độ mạnh gây ra đối với hệ thống, được nêu ra ở 4.5.2.2.

4.3.2.5. Địa điểm xây dựng

Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án, phải thực hiện việc đánh giá địa điểm xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp của các phương án lựa chọn địa điểm với sự phát triển của khu vực lân cận. Đánh giá tối thiểu phải đề cập đến các vấn đề sau:

- Sự phát triển khu dân cư;

- Sự phát triển trung tâm thương mại, khu giải trí;

- Sự phát triển của trường học, bệnh viện, nhà dưỡng lão, sân vận động, …;

- Sự phát triển công nghiệp;

- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Khi địa điểm xây dựng đã được lựa chọn, phải thực hiện đánh giá chi tiết địa điểm xây dựng. Phạm vi và phương pháp đánh giá địa điểm xây dựng phải đề cập đến vấn đề tồn kho hóa chất nguy hiểm trong nhà máy và sự có mặt và quy mô của các công trình xây dựng hiện tại liền kề và đã có kế hoạch phát triển trong tương lai, đồng thời phải tuân thủ các quy định của nhà nước và địa phương.

- Đánh giá được cập nhật định kỳ theo thông lệ và khi xảy ra những thay đổi hoặc biến đổi lớn;

- Sự phát triển xung quanh nhà máy được kiểm soát để giảm đến mức thấp nhất sự phát triển không phù hợp sau này.

Hướng dẫn về các tiêu chí công nhận đánh giá mang tính xác suất đối với địa điểm xây dựng công trình được trình bày ở Bảng L.2. Các tiêu chí công nhận tối thiểu này có thể được áp dụng trong trường hợp nhà máy được xây dựng tại quốc gia không ban hành các tiêu chí này.

4.4. Đánh giá mối nguy hiểm

4.4.1. Yêu cầu chung

Phải thực hiện đánh giá mối nguy hiểm trong quá trình thiết kế nhà máy và cũng nên thực hiện khi có sự thay đổi hoặc biến đổi lớn.

Để có thông tin về các yêu cầu và phương pháp luận tham khảo các Phụ lục trình bày ví dụ về dải tần suất, phân loại hậu quả và các mức độ rủi ro. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia hay công ty đều có sự thay đổi về các tiêu chí công nhận và các ví dụ trình bày trong Phụ lục J, K, L phải được xem như là các yêu cầu tối thiểu. Nếu có các yêu cầu nghiêm ngặt hơn ở một quốc gia hay địa phương thì sẽ được áp dụng để thay thế các yêu cầu tối thiểu đó.

4.4.2. Đánh giá

4.4.2.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận đánh giá mối nguy hiểm có thể tiếp cận theo phương pháp tất định và/hoặc phương pháp xác suất.

Tiếp cận phương pháp tất định bao gồm:

- Liệt kê các mối nguy hiểm tiềm tàng có nguồn gốc nội tại và ngoại lai;

- Thiết lập các mối nguy hiểm nhiều khả năng xảy ra;

- Xác định hậu quả;

- Biện luận các giải pháp nâng cao an toàn cần thiết để hạn chế các hậu quả.

Tiếp cận phương pháp xác suất bao gồm:

- Liệt kê các mối nguy hiểm tiềm tàng có nguồn gốc nội tại và ngoại lai;

- Xác định hậu quả của từng loại mối nguy hiểm và phân loại chúng (xem ví dụ trong Phụ lục K);

- Thu thập dữ liệu tỷ lệ hỏng hóc;

- Xác định xác suất hoặc tần suất của từng loại mối nguy hiểm;

- Tổng hợp tần suất xảy ra tất cả các loại mối nguy hiểm đối với một loại hậu quả và phân loại phạm vi tần suất cho loại hậu quả đó (xem ví dụ trong Phụ lục J);

- Phân loại mối nguy hiểm theo phạm vi tần suất và loại hậu quả, nhằm mục đích xác định mức độ rủi ro (xem ví dụ trong Phụ lục L).

Trong trường hợp việc xác định rủi ro đưa ra kết quả "mức rủi ro không thể chấp nhận" (ví dụ như rủi ro mức độ 3 trong Phụ lục L); phải thay đổi thiết kế nhà máy hoặc quy trình vận hành và việc đánh giá phải thực hiện lại cho đến khi không còn kết quả "mức rủi ro không thể chấp nhận". Trong trường hợp việc xác định rủi ro đưa ra kết quả mức rủi ro bình thường, có thể chấp nhận (ví dụ rủi ro mức độ 1 trong Phụ lục L), thì không cần thiết phải thực hiện thêm đánh giá. Đối với rủi ro đã xác định mức độ nhưng có yêu cầu giảm mức độ (ví dụ rủi ro mức độ 2 trong Phụ lục L), phải xem xét các biện pháp an toàn bổ sung để giảm mức độ rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.

Đánh giá mối nguy hiểm có thể dựa trên các phương pháp truyền thống như:

- Đánh giá rủi ro trong vận hành (HAZOP);

- Phân tích ảnh hưởng chế độ vận hành khi có sự cố (FMEA);

- Phương pháp cấu trúc cây sự kiện (ETM);

- Phương pháp cấu trúc cây lỗi hỏng (FTM).

Quy trình đánh giá mối nguy hiểm phải được tiến hành trong tất cả các giai đoạn của quá trình thiết kế. Khuyến cáo thực thi việc đánh giá trong giai đoạn đầu dự án hoặc khi thay đổi thiết kế, điều này cho phép cải thiện những thiết kế không được chấp thuận một cách hiệu quả nhất về chi phí.

Các tiêu chí công nhận tối thiểu của phương pháp đánh giá theo xác suất đưa ra trong Bảng L.1 dựa trên rủi ro đối với nhân viên làm việc trong nhà máy. Các phân loại so sánh đối với lượng hydrocacbon lớn phát thải cũng được đưa ra trong hướng dẫn ở Phụ lục K. Các phương pháp đánh giá rủi ro khác có thể sử dụng để đánh giá sự phù hợp của thiết kế nhà máy, quá trình sản xuất và đánh giá rủi ro các mối nguy hiểm. Tuy nhiên rủi ro tối thiểu đối với nhân viên phải được đánh giá và phê duyệt khi thiết kế nhà máy và khi có thay đổi lớn.

Phân tích rủi ro và có các kết luận phải không được thỏa hiệp với các ứng dụng kỹ thuật hiện đại.

4.4.2.2. Xác định mối nguy hiểm có nguồn gốc bên ngoài

Phải thực hiện các nghiên cứu để xác định những mối nguy hiểm phát sinh từ bên ngoài nhà máy. Những mối nguy hiểm loại này có thể là do:

- Phương tiện chuyên chở LNG tiếp cận nơi neo đậu với tốc độ hoặc góc hướng vượt quá giới hạn cho phép;

- Khả năng xảy ra va chạm giữa cầu tàu và/hoặc phương tiện chuyên chở LNG ở nơi neo đậu do tàu trọng tải lớn đi ngang qua;

- Tác động của vật phóng ra và hậu quả của va chạm (tàu biển, xe ô tô, máy bay, …);

- Thiên tai (sét, lũ lụt, động đất, thủy triều lớn, băng trôi, sóng thần, …);

- Bắt cháy do sóng vô tuyến năng lượng cao;

- Vùng lân cận với sân bay và/hoặc đường băng;

- "Hiệu ứng domino" bắt nguồn từ cháy và/hoặc nổ ở công trình liền kề;

- Đám mây khí trôi dạt dễ cháy, độc hại hoặc gây ngạt;

- Nguồn gây cháy thường trực như là đường dây điện cao thế (hiệu ứng điện hóa);

- Vùng lân cận với bất kỳ nguồn gây cháy không kiểm soát được ở bên ngoài.



4.4.2.3. Xác định mối nguy hiểm có nguồn gốc bên trong

a) Nguy hiểm bắt nguồn từ LNG

Tất cả thiết bị bao gồm hệ thống giao nhận trên phương tiện chuyên chở LNG sẽ được xét đến việc hao hụt LNG hoặc khí thiên nhiên. Để đơn giản hóa việc nghiên cứu, có thể thiết lập các kịch bản sau.

Các kịch bản này phải được xác định rõ về mặt:

- Khả năng hoặc tần suất xảy ra mối nguy hiểm;

- Vị trí rò rỉ;

- Bản chất của môi chất (LNG hay khí, xác định rõ nhiệt độ);

- Tốc độ và khoảng thời gian xảy ra rò rỉ;

- Điều kiện thời tiết (tốc độ và hướng gió, sự ổn định khí quyển, nhiệt độ môi trường, độ ẩm tương đối);

- Tính chất nhiệt và địa hình khu đất (bao gồm cả khu vực ngăn tràn);

- Cấu trúc thép có thể bị giòn do tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ siêu lạnh. Với những trường hợp cụ thể, khi một lượng LNG bị lẫn vào nước, có thể xảy ra sự quá áp không gây cháy; hiện tượng này được gọi là sự chuyển pha nhanh (RPT). Tham khảo TCVN 8610 (EN 1160).

Các kịch bản cụ thể cho các loại bồn chứa khác nhau được liệt kê trong Bảng 1.

Bảng 1 - Kịch bản trong đánh giá mối nguy hiểm được xem xét như là hàm của các loại bồn chứa

Loại bồn chứad

Tất cả bằng kim loại hoặc chỉ phần mái bằng kim loại

Bê tông dự ứng lực (bao gồm mái bê tông gia cường)

Đơn

a




Kép

b




Tổ hợp

b

c

Vách

b

c

Bê tông chịu lạnh sâu

b

c

Hình cầu

a




Chôn ngầm dưới đất

b

c

Các kịch bản được xem xét:

a) Trong trường hợp bồn chứa chính gặp sự cố, kích thước bồn cấp nước chữa cháy tương ứng với khu vực ngăn tràn.

b) Trong trường hợp mái bồn chứa gặp sự cố, kích thước bồn cấp nước chữa cháy tương ứng với bồn chứa phụ.

c) Phần mái bị hỏng không được xét đến đối với những bồn chứa loại này trừ khi được nêu rõ trong phân tích rủi ro.

d) Xem định nghĩa trong TCVN 8615-2 (EN 14620-2) và Phụ lục H

b) Nguy hiểm không liên quan đến LNG

Những nguyên nhân gây mối nguy hiểm không liên quan đến LNG sau đây phải được xem xét:

- Tồn chứa LPG và hydrocacbon nặng hơn;

- Xuất nhập đồng thời nhiều loại sản phẩm trên cầu tàu nhiều sản phẩm;

- Trao đổi thông tin giữa tàu và bờ kém;

- Giao thông nội bộ nhà máy trong khi xây dựng và vận hành;

- Rò rỉ các loại hóa chất độc hại khác, đặc biệt là môi chất lạnh dễ cháy;

- Vật phóng ra từ vụ nổ;

- Thiết bị sinh hơi nước, tạo áp lực;

- Các bộ nồi hơi, gia nhiệt lửa trực tiếp;

- Các bộ phận chuyển động quay;

- Các vật dụng, chất xúc tác, hóa chất (dầu FO, dầu bôi trơn, metanol,…);

- Chất gây ô nhiễm được tìm thấy trong khí nguyên liệu trong các nhà máy hóa lỏng;

- Các công trình điện;

- Các công trình bến cảng đi kèm với nhà máy LNG;

- Vấn đề an ninh (ví dụ: hành động xâm phạm, phá hoại);

- Tai nạn khi xây dựng và bảo dưỡng;

- Sự gia tăng tai nạn.



4.4.2.4. Đánh giá khả năng xảy ra

Việc đánh giá khả năng xảy ra một mối nguy hiểm nhất định phải dựa trên cơ sở dữ liệu đáng tin cậy được phổ biến rộng rãi và phù hợp với ngành công nghiệp LNG hoặc phải dựa trên những phương pháp được công nhận trình bày ở 4.4.2.1 dùng để xác định dải tần suất xảy ra loại mối nguy hiểm này (xem Phụ lục J). Yếu tố con người cũng phải được xét đến.




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương