TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8611: 2010


Bảng A.2 - Thông lượng bức xạ nhiệt cho phép ngoài phạm vi nhà máy không tính đến bức xạ mặt trời



tải về 0.87 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#15653
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Bảng A.2 - Thông lượng bức xạ nhiệt cho phép ngoài phạm vi nhà máy không tính đến bức xạ mặt trời

Khu vực phía ngoài nhà máy

Thông lượng bức xạ nhiệt lớn nhất

kW/m2



Khu vực hẻo lánh a

8,0

Khu vực nhạy cảm b

1,5

Các khu vực khác c

5,0

a) Khu vực chỉ có một số lượng nhỏ người cư trú không thường xuyên. VD: vùng đất hoang, đất nông nghiệp, sa mạc.

b) Khu vực quan trọng nhạy cảm không được bảo vệ, nơi mọi người không được trang bị quần áo bảo hộ trong trường hợp khẩn cấp hoặc khu vực đô thị (với mật độ dân số lớn hơn 20 người/km2) hoặc các khu vực gặp khó khăn, nguy hiểm khi cần sơ tán nhanh (ví dụ bệnh viện, nhà dưỡng lão, sân vận động, trường học, nhà hát ngoài trời).

c) Các khu vực khác bao gồm các khu công nghiệp không nằm dưới sự kiểm soát của nhà máy LNG.

CHÚ THÍCH: Các số liệu ghi trong Bảng A.2 được lấy từ [2]: ảnh hưởng của bức xạ ngọn lửa đối với kết cấu bê tông chịu lực.

Độ dày của khối bê tông phải được đảm bảo rằng khi lửa cháy ở bên ngoài thì nhiệt độ của cáp dự ứng lực vẫn được giữ ở mức đủ thấp để duy trì tính nguyên vẹn của bể chứa LNG và các khoang kín chứa đầy sản phẩm tại áp suất thiết kế tối đa. Nếu hệ thống ngập nước không được lắp đặt, phải đảm bảo sự nguyên vẹn của bồn chứa, trong thời gian đợi đủ lượng nước chữa cháy cấp từ bên ngoài. Để xác định độ dày nhỏ nhất cần thiết của tấm bê tông, phải sử dụng các phương pháp và mô hình thích hợp đã được phê duyệt.



A.2 Bức xạ nhiệt từ ống đốt hay ống xả đốt cháy

Bảng A.3 và A.4 đưa ra các giá trị khuyến cáo về thông lượng bức xạ lớn nhất trong trường hợp những giá trị này không có trong quy định địa phương.

Tuy vậy, các phương pháp tương đương để dự đoán mức thông lượng cũng có thể được chấp nhận. Trong trường hợp đó, nhà thiết kế cần chứng minh phương pháp đề xuất là hợp lệ.

Bảng A.3 - Thông lượng bức xạ nhiệt cho phép trong phạm vi nhà máy không tính đến bức xạ mặt trời

Các thiết bị nằm trong phạm vi nhà máy

Thông lượng bức xạ nhiệt lớn nhất

kW/m2



Lưu lượng dòng như đã xác định ở 11.6

Bình thường

Bất thường

Giá trị cực đại trong khu vực cấm (xem [3])

5,0

9

Phía ngoài khu vực cấm

NA

5

Đường và các khu vực mở

3,0

5

Bồn chứa và các thiết bị chế biến

1,5

5

Phòng điều khiển, xưởng bảo quản, phòng thí nghiệm, nhà kho…

1,5

5

Khu vực hành chính

1,5

5

Bảng A.4 - Thông lượng bức xạ nhiệt cho phép nằm ngoài phạm vi nhà máy không tính đến năng lượng bức xạ mặt trời

Khu vực ngoài nhà máy

Năng lượng bức xạ nhiệt lớn nhất

kW/m2



Lưu lượng dòng như đã xác định ở 11.6

Bình thường

Bất thường

Khu vực hẻo lánh a

3,0

5,0

Khu vực nhạy cảm b

1,5

1,5

Các khu vực khác c

1,5

3,0

a) Khu vực chỉ có một số lượng nhỏ người cư trú không thường xuyên. Ví dụ: vùng đất hoang, đất nông nghiệp, sa mạc.

b) Khu vực quan trọng nhạy cảm không được bảo vệ, nơi mọi người không được trang bị quần áo bảo hộ trong trường hợp khẩn cấp hoặc khu vực đô thị (với mật độ dân số lớn hơn 20 người/km2) hoặc các khu vực gặp khó khăn hoặc nguy hiểm khi cần sơ tán nhanh (ví dụ bệnh viện, nhà dưỡng lão, sân vận động, trường học, nhà hát ngoài trời).

c) Các khu vực khác bao gồm các khu công nghiệp không nằm dưới sự kiểm soát của nhà máy LNG.

CHÚ THÍCH: Các số liệu ghi trong Bảng A.3 và A.4 được lấy từ [3] và [4].
Phụ lục B

(Quy định)



Các quy định về lưu lượng dòng

B.1 Yêu cầu chung

Phụ lục này quy định về các loại lưu lượng dòng khác nhau của các dòng khí.



B.2 Dòng nhiệt vào, VT

Lưu lượng dòng lớn nhất (VT) của bồn chứa ("sự bay hơi") do nhiệt cấp vào trong điều kiện vận hành bình thường được xác định bởi dòng không khí bên ngoài tại thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày mùa hè nóng bức.



B.3 Dòng môi chất vào, VL

Việc làm đầy bồn chứa gây ra hiệu ứng piston. Lưu lượng thể tích lớn nhất để làm đầy bồn được lấy làm giá trị VL - lưu lượng thể tích của khí hình thành (ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thực tế của không gian khí trong bồn chứa).

VL là lưu lượng dòng lớn nhất có thể khi van kiểm soát đầu vào với chức năng mở khi có sự cố.

B.4 Sự nạp tràn, Vo

Nếu trong quá trình nạp do sơ suất nạp đầy quá mức cho phép dẫn đến LNG bị tràn ra khỏi vành bể chứa, thì phải lưu ý đến sự hóa hơi ngay của LNG. Các bước tiến hành trong 6.6.2 có thể được tăng cường thêm tùy theo yêu cầu.



B.5 Sự bay hơi tức thời khi nạp đầy, VF

Khi nạp đầy LNG vào bồn chứa, hiện tượng bay hơi tức thời xảy ra (được gọi là "flash"). Nguyên nhân chính của hiện tượng này bao gồm:

- Sự nóng lên của LNG do quá trình bơm;

- Dòng nhiệt vào từ ống dẫn trong quá trình nạp và xuất sản phẩm;

- Sự làm mát thành bể chứa khi mức chất lỏng tăng lên (do thực tế là nhiệt độ pha hơi ở không gian trên đỉnh bồn chứa cao hơn nhiệt độ chất lỏng, kết quả là thành bồn chứa được làm mát khi mức chất lỏng tăng lên gây ra hiện tượng hóa hơi);

- Hòa trộn với LNG có sẵn trong bể chứa;

- Khi LNG bị nén vào bể chứa có nhiệt độ trước khi giãn nở cao hơn nhiệt độ điểm tạo bọt của chất lỏng tại áp suất bể chứa, sự hóa hơi lập tức xảy ra.

VF thể tích hóa hơi khi nạp đầy tại tốc độ lớn nhất khi van điều khiển có chức năng mở khi có sự cố và được xác định bằng các tham số trên.

Nếu ban đầu LNG ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ chất lỏng hóa hơi ngay lập tức (F), do nhiệt độ trước khi giãn nở cao hơn điểm bọt của LNG có sẵn trong bồn chứa, có thể được tính chính xác hoặc gần đúng theo phương trình rút gọn sau:

F = 1 - exp

trong đó:

C là nhiệt dung của môi chất, tính theo jun trên kenvin kilogam (J.K-1.kg-1);

T2 là nhiệt độ sôi của môi chất tại áp suất của bồn chứa, tính theo kenvin (K);

T1 là nhiệt độ của môi chất trước khi giãn nở, tính theo kenvin (K);

L là nhiệt độ ẩn hóa hơi của môi chất, tính theo jun trên kilogam (J.kg-1).

Từ đó, VF được tính theo phương pháp sau:

VF = F x lưu lượng nạp đầy (kg.s-1).

Trong trường hợp thiếu các dữ kiện chính xác, nếu độ giảm áp suất tuyệt đối nhỏ hơn hoặc bằng 1 bar, có thể sử dụng các giá trị sau:

C = 3,53 x 103(J.K-1.kg-1);

L = 504 x 103(J.K-1);

(T2 - T1) = (p2 - p1) / 8 000;

Trong đó:

(p2 - p1): tính theo pascal (Pa), đặc trưng cho sự giảm áp suất tuyệt đối của LNG trong bồn chứa ban đầu và bồn chứa được nạp vào.

B.6 Tuần hoàn kín LNG bằng máy bơm chìm, VR

VR là lưu lượng chất hóa hơi được tạo ra do sự tuần hoàn nội tại của LNG khi lưu lượng máy bơm chìm lớn nhất.

VR có thể được ước tính theo công thức rút gọn sau với giả thiết là tất cả năng lượng của bơm đều được truyền cho chất lỏng:

VR = Dòng năng lượng trên một bơm/L

Trong đó năng lượng tính theo jun trên giờ (J/h) và L tính bằng jun trên kilogam (J/kg).

B.7 Sự biến thiên áp suất khí quyển, VA

Nếu áp suất của bể chứa bằng với áp suất vận hành lớn nhất, sự giảm áp suất khí quyển dẫn đến sự hóa hơi ở lớp bề mặt chất lỏng do giãn nở (VAG) cộng với sự hóa hơi do sự quá nhiệt của chất lỏng (VAL). Một cách tương tự, điều kiện chân không có thể xuất hiện khi áp suất khí quyển tăng.

VAG: Lưu lượng chất hóa hơi do giãn nở có thể tính theo công thức sau (VAG tính theo mét khối trên giờ (m3/h) ở điều kiện nhiệt độ và áp suất thực tế của phần không gian hơi trên đỉnh bể chứa):

VAG =

Trong đó:

V là dung tích khí lớn nhất của bể chứa rỗng, tính theo mét khối (m3);

p là áp suất vận hành tuyệt đối, tính theo pascal (Pa);

dp/dt là giá trị tuyệt đối của tốc độ biến thiên áp suất khí quyển, tính theo pascal trên giờ (Pa/h);

VAG là lưu lượng chất hóa hơi do sự khử quá nhiệt chất lỏng có thể ước tính dựa theo các phương pháp tính F đã nêu trong điều B.5.

VA = VAG + VAL

Các dữ liệu cục bộ về tốc độ biến thiên áp suất khí quyển phải được sử dụng. Trong trường hợp không có sẵn các dữ liệu này, có thể giả sử tốc độ giảm suất khí quyển là 2000 Pa/h với sự biến thiên toàn phần là 10 kPa.

Các giá trị này cũng có thể sử dụng để tính lưu lượng thể tích đầu vào khi áp suất khí quyển tăng.



B.8 Sử hỏng van kiểm soát, V­V

Sự hư hỏng van kiểm soát có thể dẫn tới sự tăng lượng chất hóa hơi giống như trong trường hợp tăng tốc độ nạp đột ngột hoặc mở van ngắt chân không sớm.



B.9 Dòng nhiệt vào khi cháy, Vl

Tốc độ hóa hơi khi cháy được xác định bằng cách giả định rằng tất cả nhiệt đưa vào được sử dụng ngay lập tức cho việc hóa hơi chất lỏng, không tính đến ảnh hưởng của nước chữa cháy.

Dòng nhiệt nhận được từ phía ngoài dọc theo bồn chứa được mặc định bằng năng lượng tỏa ra của ngọn lửa LNG.

Đây là giá trị trong trường hợp xấu nhất gây ra bởi bức xạ nhiệt trong Đánh giá mối nguy hiểm cho vị trí thực của bể chứa.



B.10 Sự hút chất lỏng, VD

Khi đưa chất lỏng ra phải được thực hiện đồng thời với đưa dòng khí vào để tránh áp suất âm. Lưu lượng thể tích khí bơm vào phải bằng với lưu lượng thể tích lớn nhất của bơm hút chất lỏng.



B.11 Sự hút của máy nén, VC

Sự hóa hơi tự nhiên xảy ra trong bể chứa nhìn chung được loại trừ nhờ các máy nén khí. Mặc dù trong điều kiện bình thường, các máy nén này được điều chỉnh hoạt động sao cho lưu lượng thể tích hút tương ứng với tốc độ hóa hơi, sự gây ra áp suất âm trong bồn chứa do các máy nén này là không thể loại trừ. VC là lưu lượng thể tích hút lớn nhất của máy nén.



B.12 Hiện tượng hóa hơi do cuộn xoáy, VB - hiện tượng hóa hơi do hòa trộn các lớp khác nhau trong bể chứa

Sự bay hơi do cuộn xoáy phải được tính toán theo các mô hình chuẩn thích hợp.

Trong trường hợp không có mô hình nào được sử dụng, lưu lượng chất lỏng bay hơi trong quá trình cuộn xoáy có thể tính theo công thức sau:

VB = 100 x VT

Lưu lượng này tương ứng xấp xỉ với lưu lượng lớn nhất đã gặp trong cuộn xoáy thực tế.


Phụ lục C

(Tham khảo)



Phân loại địa chấn

C.1 Yêu cầu chung

Phụ lục này cung cấp hệ phương pháp luận phân loại địa chấn, tác động của từng cấp độ đến nhà máy và thiết bị, từ đó giúp cho việc thiết kế nhà máy có khả năng chống chịu lại các trận động đất ở mọi cấp độ (các cấp độ này được quy định trong 4.5.2.2).



C.2 Một số nguyên tắc cơ bản

C.2.1 Sự phân loại cấp độ địa chấn được quy định trong 4.5.2.2

C.2.2 Nhà máy cần phải ngừng hoạt động sau bất kỳ trận động đất nào có cường độ vượt quá ngưỡng động đất cấp độ OBE (giá trị này được thiết lập bởi chủ đầu tư/người vận hành).

Quyết định ngừng hoạt động có thể do người vận hành thực hiện, hoặc tự động thực hiện khi có tín hiệu từ bộ dò địa chấn để đơn giản hóa quá trình ngừng hoạt động theo trình tự, thay vì sử dụng thiết bị dò tìm chấn động đơn lẻ hoạt động ngẫu nhiên.



C.2.3 Trước khi nhà máy được phép hoạt động trở lại, cần tiến hành việc kiểm tra độ an toàn một cách đầy đủ các vấn đề sau:

- Khả năng vận hành;

- Tình trạng nguyên vẹn;

- Độ ổn định.



C.2.4 Sau động đất OBE, tất cả các thiết bị và/hoặc hệ thống phải được duy trì hoạt động, ngoại trừ trường hợp thiết bị hoặc hệ thống đó không cần thiết cho sự hoạt động của nhà máy theo ý kiến của người điều hành.

C.2.5 Sau động đất SSE, nhà máy ở trạng thái an toàn. Trong khoảng thời gian tiếp theo, một số biện pháp cần được tiến hành để đảm bảo sự vận hành trở lại an toàn của nhà máy, hoặc nếu cần, nhà máy phải ngừng hoạt động. Những hoạt động đó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

C.2.6 Sau động đất SSE, hệ thống quản lý an toàn phải thông báo các quy trình khẩn cấp được kích hoạt, bao gồm kiểm tra sự sẵn có của nguồn nhân lực, giám sát, kiểm tra tình trạng của nhà máy, và thực hiện một số biện pháp tạm thời.

C.3 Ví dụ về cách tiếp cận an toàn sau SSE

C.3.1 Các lỗ rò nhỏ cục bộ có thể được chấp nhận, tuy nhiên nhà máy cần giữ trạng thái nguyên vẹn để tránh nguy cơ tràn hydrocacbon.

C.3.2 Phòng điều khiển trung tâm (CCR) trở thành trung tâm điều khiển hoạt động khi có sự cố.

C.3.3 Chấp nhận trường hợp CCR không nhận được đầy đủ các thông tin về hoạt động của nhà máy, tuy nhiên phải báo cáo về CCR các thông tin chính như: áp suất, mức và nhiệt độ tại các kho tồn chứa hydrocacbon, ví dụ như bồn tồn chứa, thiết bị chứa chất làm lạnh.

Để đạt được các yêu cầu sau động đất SSE, phải xem xét độc lập các dây dẫn cứng, đường truyền các tín hiệu quan trọng và cáp điều khiển ra bên ngoài các công trình của nhà máy có thể đã bị hư hại trong trận động đất.



C.3.4 Phải kiểm soát từ xa áp suất bồn chứa và phải duy trì hoạt động của van an toàn sau động đất SSE.

C.4 Ví dụ về sự phân loại SSE

Dựa trên một số nguyên tắc cơ bản và các ví dụ về cách tiếp cận an toàn, người ta đưa ra sự phân loại theo Bảng C.1 sau đây:



Bảng C.1 - Phân loại các cấp độ động đất

Cấp độ phân loại

Chức năng hoạt động

Tình trạng nguyên vẹn

Độ ổn định

Cấp độ A

x







Cấp độ B




x




Cấp độ C







x

Sự khác nhau giữa các cấp độ:

- Cấp độ A:

+ Hệ thống và thiết bị chống cháy (chỉ dùng trong hoạt động nội bộ);

+ Hệ thống ống chữa cháy dưới đất dẫn lên các van phun và họng cứu hỏa;

+ Van ngắt khẩn cấp ESD;

+ Khả năng hoạt động của hệ thống kiểm soát an toàn của phòng CCR;

+ UPS liên quan đến hệ thống kiểm soát an toàn;

+ Tín hiệu nguy hiểm được truyền tới CCR;

+ Van an toàn hay van kiểm soát áp suất bồn chứa hydrocacbon;

+ Bồn chứa phụ.

- Cấp độ B:

+ Tất cả các thiết bị và hệ thống đường ống chứa hydrocacbon và các chất độc hại khác (có khả năng gây nguy hiểm khi bị gãy vỡ);

+ Tất cả các công trình phụ trợ cho các thiết bị và hệ thống ống đó;

+ Bồn chứa chính.

- Cấp độ C:

+ Các hệ thống, thiết bị không có trong 2 cấp độ trên nhưng ở vùng lân cận với các thiết bị, hệ thống ở A và B và sự hư hỏng của chúng có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị hệ thống ở A và B.


Phụ lục D

(Quy định)



Yêu cầu kỹ thuật đối với bơm LNG

D.1 Giới thiệu

Phụ lục này đưa ra thêm một số yêu cầu đối với các vấn đề đã nêu trong Điều 7.



D.2 Thiết kế

Việc thiết kế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

- Phải tính đến chế độ vận hành chuyển tiếp nhiệt (xem TCVN 8610 (EN 1160));

- Mặt bích, vòng đệm, chốt khóa (đai ốc và bulông) được lắp ráp theo các chỉ dẫn ở 9.5;

- Các khớp nối phải được thử nghiệm theo TCVN 8610 (EN 1160);

Việc chế tạo và lắp ráp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phần khớp nối phải duy trì được sự kín khít dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và sự rung;

- Phải loại bỏ các chất oxi hóa và các chất gây ô nhiễm khác trước khi chế tạo hoặc lắp ráp;

- Quy trình và thao tác hàn, chất lượng của que hàn, dây hàn và chất nóng chảy phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng.

Máy bơm phải phù hợp với hệ thống lắp ráp sao cho nó có thể chịu được áp lực hướng trục tạo ra khi vận hành và trong các điều kiện chuyển tiếp.



D.3 Kiểm tra

D.3.1 Yêu cầu chung

Để đảm bảo bơm hoạt động an toàn, các bộ phận của bơm cần phải được thử nghiệm và kiểm tra ứng suất cơ học, ứng suất quay và ứng suất nhiệt. Quá trình thử nghiệm và kiểm tra phải được tiến hành theo đúng các tiêu chuẩn liên quan.

Dựa trên các yêu cầu của chủ đầu tư, nhà sản xuất bơm sẽ thiết lập các chỉ tiêu chất lượng cùng với chương trình kiểm tra tổng thể bao gồm cả các thử nghiệm được nêu tại D.3.2 đến D.3.8. Các yêu cầu nhận biết vật liệu tốt phải được nêu trong bản chỉ tiêu chất lượng.

Nhà sản xuất phải chứng minh được độ tin cậy của các quy trình áp dụng theo các tiêu chuẩn tham chiếu và sự phù hợp của các tiêu chí được lựa chọn liên quan đến yêu cầu chất lượng.



D.3.2 Kiểm tra các chi tiết máy dưới tác động áp suất và chuyển động quay

Các kết quả phân tích hóa học và các đặc tính cơ học phải được cung cấp cho mỗi lần chế tạo.

Với các chi tiết được cán và rèn, các thử nghiệm về đặc tính cơ học phải được thực hiện ngay sau bất kỳ quá trình xử lý nhiệt nào. Với mỗi chi tiết máy, nhà cung cấp phải đưa ra các tiêu chuẩn tham chiếu, vị trí lấy mẫu, và các hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết.

D.3.3 Kiểm tra bằng tia bức xạ

Việc kiểm tra bằng tia bức xạ phải được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan (EN 473 và EN 1435).



D.3.4 Kiểm tra bằng siêu âm

Việc kiểm tra bằng siêu âm phải được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan (EN 473 và EN 1714).



D.3.5 Kiểm tra phát hiện vết nứt (Kiểm tra sự thẩm thấu chất màu)

Việc kiểm tra sự thẩm thấu chất màu phải được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan (EN 473, EN 571-1, và EN 970).



D.3.6 Kiểm tra bằng mắt

Việc kiểm tra bằng mắt phải được tiến hành để đánh giá sự phù hợp của các sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật được nêu trong 7.2 và sự ghi nhãn từng chi tiết máy theo các chỉ tiêu chất lượng.



D.3.7 Kiểm tra kích thước

Việc kiểm tra kích thước phải được thực hiện để đánh giá kích cỡ của các sản phẩm được cung cấp liệu có đáp ứng những tiêu chuẩn của nhà cung cấp và phù hợp với các tài liệu mà nhà sản xuất đưa ra hay không.



D.3.8 Kiểm tra về điện

Việc kiểm tra này bao gồm các thử nghiệm sau:

- Các thử nghiệm về điện theo các chỉ dẫn trong bản chỉ tiêu chất lượng;

- Thử nghiệm bộ phận điều chỉnh điện năng.

Các thiết bị điện phải có chứng nhận thích hợp với các phân loại vùng nguy hiểm.

D.4 Thử nghiệm

D.4.1 Điều kiện thử nghiệm

Tất cả các thử nghiệm sau đây phải được tiến hành với LNG

Các chất lỏng thay thế được chấp nhận có thể được dùng trong thử nghiệm khi có sự đồng ý của chủ đầu tư.

Ngoại trừ LNG, tất cả các chất lỏng khác dùng trong thử nghiệm thì quy trình chi tiết và công thức tính hiệu suất thực tế phải được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và chủ đầu tư.



D.4.2 Các thử nghiệm mẫu và các phép thử nghiệm nghiệm thu

Trước tiên, các thử nghiệm mẫu được tiến hành đối với mỗi loại bơm. Các phép thử nghiệm nghiệm thu được thực hiện đối với tất cả các bơm cùng loại đó. Các thử nghiệm mẫu bao gồm:

- Thử độ bền cơ học và độ kín (các thử nghiệm thủy tĩnh);

-Thử hiệu suất vận hành;

- Thử nghiệm về chiều cao hút dương của bơm (Net positive suction head, NPSH) (Quy định về NPSH đã được nêu trong ISO 9906);

- Thử chuyển động quay trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất (-160 oC) (đối với máy bơm không được thử nghiệm với LNG).

Các phép thử nghiệm nghiệm thu ít nhất phải bao gồm phép thử độ bền và độ kín.

Tùy theo hợp đồng đặc biệt với nhà cung cấp, các phép thử nghiệm nghiệm thu cũng có thể thực hiện thêm thử nghiệm hiệu suất vận hành và thử nghiệm chiều cao hút của bơm. Các phép thử nghiệm nghiệm thu phải được thực hiện tại nơi sản xuất nếu việc đánh giá này cần sử dụng bàn thử nghiệm hoặc tại địa điểm đã được thỏa thuận giữa nhà sản xuất và chủ đầu tư/người vận hành.



D.4.3 Phép thử độ bền và độ kín

Phần thân bơm hay bất cứ một bộ phận nào của bơm chịu áp (ví dụ thân bơm) đều phải qua thử nghiệm độ bền và độ kín theo tiêu chuẩn chỉ dẫn của EN 12162. Nước có thể được sử dụng cho các thử nghiệm này với điều kiện là nồng độ clo phải nhỏ hơn 50x10-6 (50 ppm).



D.4.4 Thử nghiệm hiệu suất vận hành

Các thử nghiệm hiệu suất vận hành tốt nhất là được tiến hành với LNG. Thành phần hỗn hợp, tỷ trọng và nhiệt độ là các thông số cần được xác định.

Kết quả thử nghiệm phải được ghi chép hoặc tính toán tại ít nhất là 6 thời điểm trong khoảng thời gian vận hành của bơm. Các thời điểm đó bao gồm:

- Thời điểm ngừng bơm;

- Thời điểm lưu lượng bơm ổn định liên tục nhỏ nhất;

- Hai thời điểm ở khoảng giữa thời điểm lưu lượng bơm nhỏ nhất và lưu lượng bơm định mức;

- Lưu lượng bơm định mức;

- Lưu lượng bơm lớn nhất có thể.

Các thử nghiệm phải được tiến hành ở tốc độ danh định của bơm  3 % khi sử dụng LNG hoặc ở tốc độ thích hợp khi sử dụng chất lỏng khác theo thỏa thuận với chủ đầu tư.

Đối với mỗi mức lưu lượng bơm, ngoại trừ sự ngừng bơm, các thông số sau cần được xác định:

- Tổng chiều cao đẩy;

- Tổng chiều cao hút;

- Hiệu suất của bơm và động cơ;

- Năng lượng hao phí do động cơ;

- Mức độ rung;

- Mức độ ồn.

Tại thời điểm ngừng bơm, các thông số sau cần được xác định:

- Tổng chiều cao đẩy;

- Năng lượng hao phí do động cơ, nếu có.

Đối với các bơm được lắp động cơ biến tốc, các thông số cũng phải được xác định tại hai tốc độ khác nhau nằm trong khoảng giới hạn tốc độ của bơm (tốc độ trung bình và tốc độ nhỏ nhất).

Đối với các bơm động cơ thẳng đứng được đặt chìm trong bồn chứa, phép thử "khả năng hút của bơm" phải được thực hiện với sự đồng ý của chủ đầu tư. Đây là phép thử của bơm ở mức chất lỏng thấp tương đương với sự giảm chiều cao đẩy của bơm tới 40 % so với giá trị danh định.

Thử nghiệm hoạt động liên tục trong ít nhất 1 h phải được tiến hành với công suất định mức.




tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương