TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8611: 2010



tải về 0.87 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.87 Mb.
#15653
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

E.5.3 Bồn nước

Các vật liệu xây dựng bồn nước phải chịu được tính axit của nước do sự hòa tan hơi khói (CO2, NO2) trong nước. Bồn nước phải chống rò rỉ.

Vị trí của xả tràn phải tính đến khả năng mức nước dâng cao xảy ra giữa các chu trình hoạt động và ngừng hoạt động của thiết bị.

E.5.4 Rung động

Yếu tố này phải được đưa vào tính toán thiết kế bởi hơi khói đi qua bồn tạo nên rung động.



E.5.5 Sự sắp xếp cho các giai đoạn làm lạnh

Sự xử lý lạnh phải được xem xét trong thiết kế thiết bị hóa hơi.



E.5.6 Vi khuẩn Legionella

Sự hoạt động của bồn nước là điều kiện tốt để cho vi khuẩn Legionella tồn tại và phát triển. Người vận hành phải có một chương trình để kiểm tra sự tồn tại của Legionella và một kế hoạch để tránh vi khuẩn phát triển.


Phụ lục F

(Quy định)



Tiêu chuẩn cho việc thiết kế ống

Việc tính toán giá đỡ và độ linh hoạt phải xem xét những yếu tố sau:

- Những tiêu chuẩn cố định:

+ Áp suất trong;

+ Khối lượng của ống;

+ Khối lượng của lớp vỏ;

- Những tiêu chuẩn có thể thay đổi:

+ Tải trọng bất thường do sốc thủy lực;

+ Tải trọng nhiệt do hiện tượng co lại và bền mỏi sau các chu kỳ nóng và lạnh; cần đặc biệt chú ý trong trường hợp có một sự thay đổi đột ngột về độ dày hoặc đường kính;

+Tuyết;


+ Gió;

+ Động đất,…

Tiêu chuẩn liên quan để va thủy lực là kết quả của việc tăng quá áp gây ra bởi sự đột ngột dừng bơm hoặc đóng van. Các thao tác này phải được xác định thông qua việc sử dụng một phương pháp đã được kiểm nghiệm với LNG. Theo tính toán ban đầu, giá trị quá áp do đóng van được tính toán bởi công thức đơn giản sau đây như là một giá trị chiều cao cột LNG, Dh:



Trong đó:



L là chiều dài đường ống;

t là thời gian đóng van;

v là tốc độ sóng đập vào, v = 1500 m.s-1 cho LNG;

Dh là chiều cao của cột LNG tương ứng với giá trị quá áp;

Vo là tốc độ dòng chảy LNG trước khi va thủy lực;

g là gia tốc trọng trường.
Phụ lục G

(Tham khảo)



Mô tả các loại công trình LNG trên bờ

G.1 Kho cảng xuất LNG

Các kho cảng xuất LNG theo bản chất là gần bờ biển và được thiết kế để hóa lỏng khí thiên nhiên sau đó nạp cho các phương tiện chuyên chở LNG. Một kho cảng xuất LNG thông thường bao gồm:

- Hệ thống tiếp nhận và đo đếm khí thiên nhiên đầu vào, bao gồm cả đường ống hai pha, bộ phân tách lỏng hơi;

- Ổn định và tồn chứa condensat;

- Các thiết bị xử lý khí, tại đây các khí axit, nước, hydrocacbon nặng và thủy ngân trong khí đầu vào được loại bỏ;

- Các thiết bị hóa lỏng LNG và các sản phẩm như etan, propan, butan thương mại, hydrocacbon nặng và nitơ có thể được tách ra. Một phần hydrocacbon đã được tách ra có thể được sử dụng làm môi chất lạnh. Một thiết bị hóa lỏng sử dụng bộ phận rất đặc trưng là chùm ống cuộn hay bộ trao đổi nhiệt dạng tấm và các bộ máy nén turbo công suất cao. Hai chu trình làm lạnh theo tầng thường được sử dụng;

- Các bồn chứa LNG và hệ thống cầu tàu xuất tương ứng cho phương tiện chuyên chở LNG;

- Các bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và/hoặc xăng tự nhiên, hệ thống xuất nếu phù hợp;

- Sản xuất và/hoặc mua bán và phân phối các hệ thống phụ trợ cần thiết cho vận hành nhà máy (điện, hơi nước, nước làm lạnh, không khí nén, nitơ, khí nhiên liệu,…);

- Các hệ thống chính bên ngoài nhà máy (các hệ thống đốt/xả khí và môi chất, xử lý chất thải, các hệ thống chữa cháy,…).

Hầu hết các bước xử lý khí có thể được tiến hành tại nhà máy xử lý khí để sản xuất khí thương mại. Ví dụ: tách bỏ khí axit, khử nước, tái sinh điểm sương hydrocacbon và khí thiên nhiên dạng lỏng (NGL). Công đoạn cất phân đoạn NGL cũng thực hiện tại cụm thiết bị xử lý thành phần nhẹ của nhà máy lọc dầu.

Lưu ý rằng, ngoài các bồn chứa, rất ít các phân đoạn của hydrocacbon có trong nhà máy hóa lỏng khí có khả năng hình thành LNG. Các bình tách của các thiết bị có khả năng tồn chứa khí thiên nhiên áp suất cao, NGL và các môi chất làm lạnh.



G.2 Kho cảng tiếp nhận LNG

Kho cảng tiếp nhận LNG được thiết kế để nhận khí thiên nhiên hóa lỏng từ phương tiện chuyên chở metan, xuất sản phẩm, tồn chứa LNG và chuyển LNG thành pha hơi để đưa vào mạng lưới hoặc đến các hộ tiêu thụ.

Do đó, một kho cảng tiếp nhận LNG có một số chức năng cần thiết sau:

- Xuất nhập sản phẩm;

- Tồn chứa;

- Thu hồi và điều áp LNG;

- Hóa hơi;

- Điều chỉnh chất lượng khí.



G.3 Nhà máy điều hòa nhu cầu LNG:

Nhà mày điều hòa nhu cầu LNG hóa lỏng khí thiên nhiên lấy từ mạng lưới khí thương mại thường có quy mô nhỏ hơn các nhà máy xuất LNG. Chất lượng của nguồn cấp khí làm đơn giản hóa các yêu cầu xử lý so với một nhà máy xuất LNG. Khái niệm hydrocacbon lỏng tồn chứa có thể được giới hạn là LNG và chất làm lạnh. Không yêu cầu phải có thiết bị chưng cất phân đoạn. Có thể giả định rằng H2S trong khí thiên nhiên thương mại có hàm lượng thấp hơn mức độ yêu cầu phải xử lý.

Những công nghệ hóa lỏng sau đây thường được sử dụng trong nhà máy điều hòa nhu cầu LNG (xem Phụ lục M để biết thêm chi tiết) :

- Chu trình sử dụng hỗn hợp môi chất lạnh;

- Chu trình sử dụng hỗn hợp môi chất lạnh nhiều tầng;

- Chu trình giãn nở nitơ;

- Chu trình giãn nở mêtan/nitơ;

- Máy giãn nở chu trình mở.

Tuabin giãn nở hầu hết được trang bị để tăng áp máy nén khí.

Khi một lưu lượng lớn khí thiên nhiên áp suất cao bị giãn nở cung cấp cho mạng lưới áp suất thấp hơn, sự giãn nở xảy ra trong một tua bin giãn nở gây tạo ra sự làm lạnh cần thiết để hóa lỏng khí thiên nhiên. Lượng làm lạnh phụ thuộc trực tiếp vào tỷ lệ áp suất giãn nở, thông thường hiệu suất bằng 10 % của dòng khí giãn nở.



G.4 Trạm phân phối LNG vệ tinh

Trạm phân phối LNG vệ tinh có chức năng tồn chứa và hóa hơi LNG cho mục đích điều phối hoặc để cung cấp một mạng lưới phân phối ở xa trung tâm. LNG được phân phối bằng đường bộ hoặc đường sắt hoặc các phương tiện chuyên chở nhỏ từ kho cảng tiếp nhận LNG hoặc nhà máy điều hòa nhu cầu LNG.

Những chức năng chính của nhà máy LNG vệ tinh giống như của kho hàng tiếp nhận LNG.
Phụ lục H

(Tham khảo)



Định nghĩa các loại bể chứa LNG

H.1 Yêu cầu chung

Những loại bể khác nhau bằng thép đáy phẳng, hình trụ đứng, được miêu tả trong TCVN 8615-1 (EN 14620-1).

Những loại khác sau đây cũng được xem xét.

H.2 Bể chứa hình cầu

Hệ thống bể chứa hình cầu đơn gồm một khối hình cầu không gia cố, khối hình cầu được chống đỡ nhờ đường xích đạo của bình trụ thẳng đứng. Bể được thiết kế và thi công tuân theo Qui phạm về phương tiện vận chuyển khí của các tổ chức hàng hải quốc tế (IMO loại bể B, [18]).

Hình dạng bể hình cầu cho phép dự đoán chính xác tính toàn vẹn về kết cấu. Loại bể này được thiết kế để có thể chịu được những trận động đất cường độ mạnh.

Bể hình cầu ở trên mặt đất phải có tường chắn bao quanh (xem 6.8) để ngăn chặn bất cứ sự rò rỉ nào.



H.3 Bể chứa bê tông chịu nhiệt độ siêu lạnh.

Bể bê tông chịu nhiệt độ siêu lạnh là loại bể chứa kép (xem Hình H.3) hoặc bể chứa tổ hợp (xem Hình H.4). Đối với loại bể này, các lớp của bồn chứa chính và phụ đều được làm bằng bê tông dự ứng lực.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ về bể bê tông chịu nhiệt độ siêu lạnh trong Hình H.6.

CHÚ DẪN:


1 Lớp cách nhiệt ngoài

7 Lớp cách nhiệt đáy

2 Vỏ ngoài (chắn nước)

8 Vỏ ngoài (không trực tiếp chứa chất lỏng)

3 Đê bao chống tràn (như bồn chứa phụ)

9 Nắp treo

4 Gia nhiệt đáy

10 Lớp cách nhiệt

5 Vùng chống tràn

11 Đế nâng

6 Bồn chứa chính




Hình H.1 - Ví dụ về bể chứa đơn

CHÚ DẪN:


1 Vỏ ngoài

2 Bồn chứa chính

3 Bồn chứa phụ

Hình H.2 - Ví dụ về bể chứa hình cầu

CHÚ DẪN:


1 Nắp treo (có cách nhiệt)

6 Lớp cách nhiệt

2 Bồn chứa phụ bằng bê tông dự ứng lực

7 Nắp

3 Đế nâng

8 Bồn chứa chính

4 Lớp cách nhiệt đáy

9 Đê đất

5 Vỏ ngoài (không trực tiếp chứa chất lỏng)

10 Gia nhiệt đáy

Hình H.3 - Ví dụ về bể chứa kép

CHÚ DẪN:


1 Nắp treo (có cách nhiệt)

6 Lớp cách nhiệt

2 Bồn chứa phụ bằng bê tông dự ứng lực

7 Nắp ngoài bằng thép

3 Móng bè bê tông

8 Bồn chứa chính

4 Lớp cách nhiệt đáy

9 Nắp bê tông được gia cố

5 Lớp cách nhiệt bên trong bồn chứa phụ

10 Gia nhiệt đáy

Hình H.4 - Ví dụ về bể chứa tổ hợp

CHÚ DẪN:


1 Nắp treo (có cách nhiệt)

7 Nắp ngoài bằng thép

2 Bồn chứa phụ bằng bê tông dự ứng lực

9 Nắp bê tông được gia cố

3 Móng bè bê tông nâng cao

10 Gia nhiệt đáy

4 Lớp cách nhiệt đáy

11 Đế bê tông

5 Lớp cách nhiệt bên trong bồn chứa phụ

12 Vách bồn

Hình H.5 - Ví dụ về bể vách

CHÚ DẪN:


1 Nắp treo (có cách nhiệt)

9 Nắp bê tông được gia cố

2 Bồn chứa phụ bằng bê tông dự ứng lực

10 Gia nhiệt đáy

3 Đế nâng

11 Móng bè bê tông

4 Lớp cách nhiệt đáy

14 Lớp lót bằng thép carbon

6 Lớp cách nhiệt

15 Đáy thép 9 % Ni

7 Nắp ngoài bằng thép

16 Bồn chứa chính bằng bê tông dự ứng lực chịu nhiệt độ siêu lạnh

8 Bồn chứa chính

17 Bồn chứa phụ bằng bê tông dự ứng lực chịu nhiệt độ siêu lạnh




12 Vách bồn

Hình H.6 - Ví dụ về bể chứa bằng bê tông chịu nhiệt độ siêu lạnh
Phụ lục J

(Tham khảo)



Dải tần suất

Bảng J.1 - Dải tần suất cho việc đánh giá mối nguy hiểm

Dải 1

Tần suất xảy ra sự cố nhiều hơn 1 lần trong 10 năm

Dải 2

Tần suất xảy ra sự cố trong khoảng giữa 1 lần trong 10 năm và 1 lần trong 100 năm

Dải 3

Tần suất xảy ra sự cố trong khoảng giữa 1 lần trong 100 năm và 1 lần trong 1 000 năm

Dải 4

Tần suất xảy ra sự cố trong khoảng giữa 1 lần trong 1 000 năm và 1 lần trong 10 000 năm

Dải 5

Tần suất xảy ra sự cố trong khoảng giữa 1 lần trong 10 000 năm và 1 lần trong 100 000 năm

Dải 6

Tần suất xảy ra sự cố trong khoảng giữa 1 lần trong 100 000 năm và 1 lần trong 1000 000 năm

Dải 7

Tần suất xảy ra sự cố ít hơn 1 lần trong 1 000 000 năm

(Ví dụ: thiên thạch rơi)




Phụ lục K

(Tham khảo)



Phân loại hậu quả

Phân loại hậu quả dựa trên mức độ thương vong của nhân viên nhà máy và của dân cư, cũng như sự thiệt hại về thiết bị bên trong và ngoài nhà máy, nhưng chỉ trên phương diện an toàn và môi trường.

Năm loại hậu quả được phân loại dựa trên:

- Số người tử vong;

- Tai nạn liên quan tới quá trình vận hành với tổn thất thời gian;

- Sự giải phóng hydrocacbon;

Mức độ hậu quả được đánh từ 1 đến 5 theo chiều giảm dần:

Bảng K.1 - Các loại hậu quả để đánh giá mối nguy hiểm




Đơn vị tính

nhóm 1

nhóm 2a

nhóm 3

nhóm 4

nhóm 5

Số người tử vong

Số người tử vong

> 10

1-10

0

0

0

Tai nạn với tổn thất thời gian.

Số người bị thương

> 100

11-100

2-10

1

0

Sự giải phóng hydrocacbon

Tấn

> 100

10,01-100

1,01-10

0,1-1

< 0,1

a) Loại xác định theo các tiêu chí của quy định SEVESO (Quy định số 96/82/EC về kiểm soát mối nguy hiểm mang tính rủi ro cao liên quan đến vật chất nguy hiểm).


Phụ lục L

(Tham khảo)



Những mức độ rủi ro

L.1 Yêu cầu chung

Rủi ro được phân thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 3: trạng thái không mong muốn và vượt quá khả năng chống chịu. Hành động khắc phục được yêu cầu (Không chấp nhận được);

- Cấp độ 2: trạng thái cần được cải thiện. Cấp độ tại đó mức độ rủi ro phải được chứng minh là có thể giảm đến mức độ thấp được thực tế chấp nhận (ALARP);

- Cấp độ 1: trạng thái thông thường (Chấp nhận được).

L.2 Tiêu chí chấp nhận

Bảng L1 và L2 đưa ra các ví dụ về ma trận tiêu chí rủi ro chấp nhận được cho tổng số tích lũy của tất cả các rủi ro trong nhà máy, và do vậy chúng chỉ có thể được dùng khi tất cả mối nguy hiểm đã được đánh giá trong Đánh giá rủi ro. Phương pháp này không thể được dùng để đánh giá từng trình tự nguy hiểm riêng biệt trừ khi mỗi mối nguy hiểm được phân cho một tỷ lệ của tổng thể rủi ro nhà máy có thể chấp nhận được. Trường hợp tổng mức độ rủi ro có các mối nguy hiểm cần được giảm thiểu nằm ngoài phạm vi có thể lựa chọn thì phải điều chỉnh tổng mức độ rủi ro theo cách hiệu quả nhất về mặt chi phí.



Những tiêu chí chấp nhận phải nghiêm ngặt hơn đối với những hậu quả xảy ra bên ngoài phạm vi nhà máy.

Bảng L.1 - Xác định mức độ rủi ro bên trong phạm vi nhà máy

Rủi ro




Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Tần suất cho tất cả các vụ tai nạn nhà máy

Tần suất tích lũy (trong một năm)

5

4

3

2

1

Phạm vi 1

> 0,1

2

2

3

3

3

Phạm vi 2

Từ 0,1 đến 0,01

1

2

2

3

3

Phạm vi 3

Trên 0,01 đến 0,001

1

1

2

2

3

Phạm vi 4

Trên từ 0,001 đến 10-4

1

1

1

2

2

Phạm vi 5

Trên 10-4 đến 10-5

1

1

1

1

2

Phạm vi 6

Trên 10-5 đến 10-6

1

1

1

1

1

Phạm vi 7

< 10-6

1

1

1

1

1

CẤP ĐỘ NGUY HIỂM:

1 = Tình huống bình thường

2 = Vùng "Rủi ro có mức độ thấp được thực tế chấp nhận"

3 = Không chấp nhận được



Bảng L.2 - Xác định mức độ rủi ro bên ngoài phạm vi nhà máy

Rủi ro




Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Nhóm hậu quả

Tần suất cho tất cả các vụ tai nạn nhà máy

Tần suất tích lũy (trong một năm)

5

4

3

2

1

Phạm vi 1

> 0,1

2

3

3

3

3

Phạm vi 2

Nhỏ hơn 0,1 đến 0,01

2

2

3

3

3

Phạm vi 3

Nhỏ hơn 0,01 đến 0,001

1

2

2

3

3

Phạm vi 4

Nhỏ hơn 0,001 đến 10-4

1

1

2

2

3

Phạm vi 5

Nhỏ hơn 10-4 đến 10-5

1

1

1

2

2

Phạm vi 6

Nhỏ hơn 10-5 đến 10-6

1

1

1

1

2

Phạm vi 7

< 10-6

1

1

1

1

1

CẤP ĐỘ NGUY HIỂM:

1 = Tình huống bình thường

2 = Vùng "Rủi ro có mức độ thấp được thực tế chấp nhận"

3 = Không chấp nhận được





tải về 0.87 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương