TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Đánh giá khả năng phát sinh mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ quản lý đới bờ thành phố Đà Nẵng



tải về 392.55 Kb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13

12. Đánh giá khả năng phát sinh mâu thuẫn
trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ
quản lý đới bờ thành phố Đà Nẵng


Nguyễn Hiệu1, Nguyễn Thị Thanh Giang1, Tôn Thất Minh Cường2

1Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

2Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng



Các hoạt động kinh tế với mật độ cao đã và đang gây ra áp lực lên môi trường và tài nguyên vùng đới bờ thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của các hệ sinh thái, làm cho mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành, người hưởng dụng tài nguyên ở đây có chiều hướng tăng. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích ma trận và đánh giá trọng số tương thích được áp dụng cho các hoạt động khai thác tài nguyên, kết hợp với ứng dụng công nghệ GIS và một cơ sở dữ liệu không gian về sự phân bố tài nguyên, phân vùng chức năng ở đới bờ cho phép xác lập được các khu vực có nguy cơ phát sinh mâu thuẫn khác nhau ở đới bờ biển thành phố Đà Nẵng. Các vùng có khả năng xuất hiện mâu thuẫn ở cấp cao và rất cao là các thuỷ vực nước ngọt và vùng cửa sông như sông Hàn và vùng cửa sông, cửa sông Cu Đê, Bàu Tràm. Các vùng nước và đáy biển như vịnh Đà Nẵng, biển Đông Nam Sơn Trà và Đông Ngũ Hành Sơn và các hệ sinh thái biển nhạy cảm như hệ sinh thái cỏ biển,... đều là các khu vực có khả năng phát sinh mâu thuẫn cao. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ cở khoa học và công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý tổng hợp đới bờ biển thành phố Đà Nẵng, cụ thể là cho việc điều chỉnh quy hoạch và giám sát tiến trình quản lý đới bờ của thành phố.

Assessing risk of conflict in natural resource use
for Da Nang coastal zone management


Nguyen Hieu1, Nguyen Thị Thanh Giang1, Ton That Minh Cuong2

1Hanoi University of Science, Vietnam National University, Hanoi

2Da Nang Department of Natural Resources and Environment



The economic activities with high density have caused the pressure on environment and coastal resource of Da Nang city. They have affected the resistance of ecosystems and have caused the benefit conflict between industries and human that inherited and used the resource here tends to increase. Using the methods of matrix analysis and compatible weight assessment for the exploitation of natural resources, combined with GIS applications and a spatial database of the resource distribution and the function partition in coastal allows establishing some areas where might arise different conflicts in the coastal of Da Nang city. The areas where have capabilities of conflict appearance from very high to high are freshwater areas, estuarine areas (as the Han river, the Cu De and the Bau Tram estuaries). Water areas and seabed (such as Da Nang bay, Dong Nam Son Tra sea, Dong Ngu Hanh Son sea) and sensitive marine ecosystems (such as sea grass ecosystems, and etc.) are areas with the high conflict appearance capability. Results of this assessment method will be the basement and important tools for the Da Nang coastal integrated management, in particular for the adjustment of planning and monitoring coastal area management process of the city.

13. Một vài tổng kết về vấn đề đánh giá độ chính xác
hay độ không chắc chắn từ kết quả xử lý tư liệu
viễn thám và phân tích không gian GIS



Đinh Thị Bảo Hoa

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN



Viễn thám và GIS được khởi đầu vào những năm 70 của thế kỷ XX và tiếp tục được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI. Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng công nghệ tiên tiến này chưa quan tâm đánh giá đúng mức các kết quả phân tích do công nghệ này đem lại ở khía cạnh độ chính xác hay độ không chắc chắn. Trong báo cáo này, vấn đề đánh giá độ chính xác hay độ không chắc chắn từ kết quả xử lý viễn thám và phân tích GIS được tổng kết trên cơ sở một số công trình nghiên cứu đã công bố của Guangxing Wang và cộng sự (2005), Yong Ge và cộng sự (2008), Guofan Shao, Jianguo Wu (2008) cùng nhiều tác giả khác.







An overview of assessment about the accuracy
or uncertainty from the results of processing
remote sensing data and GIS spatial analysis


Dinh Thi Bao Hoa

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



Remote sensing and GIS were started in the 70s of the XX century and they continue to strongly grow in the XXI century. However, almost users of advanced technology is also not interested in a proper evaluation of the results of the analysis that this technology brings about accuracy or uncertainty. This Paper summarizes the issue of evaluation of the accuracy or uncertainty from the results that were processed from remotedly-sensed data and GIS analysis through a number of studies developed such as Guangxing Wang et al (2005), Yong Ge et al (2008), Guofan Shao Jianguo Wu (2008), and etc.

14. Các phương pháp tiếp cận trong
nghiên cứu biên giới quốc gia


Nguyễn Đăng Hội

Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng



Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa học Địa lý chính trị. Để phục vụ cho nhiệm vụ xác định đường biên giới, đảm bảo tính ổn định, chính phủ cần có những cơ sở tài liệu khoa học về địa lý, lịch sử nhất định. Đặc biệt, việc xem xét biên giới bao giờ cũng cần những nghiên cứu thực tiễn, xác định đường biên giới cũng như các đơn vị lãnh thổ bằng một công cụ nào đó, điều này chỉ có thể được thực hiện trên các bản đồ - là kết quả nghiên cứu của khoa học địa lý mà thôi. Để nghiên cứu về biên giới, cần có quan điểm tiếp cận và phương pháp thích hợp, phụ thuộc vào quan điểm, hệ tư tưởng của mỗi quốc gia, mỗi trường phái. Ngoài phương pháp tiếp cận hệ thống, báo cáo đưa ra 4 phương pháp tiếp cận nghiên cứu biên giới quốc gia khác hiện được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, đó là tiếp cận lịch sử - bản đồ, tiếp cận phân loại, tiếp cận chức năng và tiếp cận địa chính trị. Trên cơ sở đó, đã phân tích và đề xuất việc vận dụng khi nghiên cứu về biên giới của nước ta giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam, báo cáo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình biên giới, từng đối tác láng giềng cụ thể. Các phương pháp tiếp cận sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề, đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế trong giải quyết một vấn đề khó và nhạy cảm của không chỉ quốc gia nào. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam xác định mục tiêu căn bản và lâu dài là củng cố, phát triển vùng biên trên hầu hết các mặt như bất kỳ vùng nào khác của đất nước.




tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương