TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Research on water resources change in Binh Dinh province and solutions for management and use 194



tải về 392.55 Kb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
Research on water resources change in Binh Dinh province and solutions for management and use 194

194

Ha Van Hanh1, Huynh Cao Van2, Do Thi Viet Huong1, Tran Thuy Hang1 194

1College of Science, Hue University
2Department of Planning & Investment, Binh Dinh Province 194


The process of industrialization and modernization has always created new physiognomy to society. However, besides the achievements it also poses challenges, especially problems of natural resources degradation. Water contamination is one of the hottest issues because of its role for human life. Binh Dinh is a province with abundant water resources but the quality and quantity are being affected. Within this paper, the status and situation of water resources fluctuations in Binh Dinh province are researched, and solutions are proposed for rational use and protection. 194

11. Ứng dụng AHP và GIS trong đánh giá thích nghi


đất đai cho cây sắn và cây cao su ở vùng đệm
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 195


Trần Thúy Hằng 195

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 195

Phát triển bền vững vùng đệm nhằm bảo đảm sự toàn vẹn của các giá trị đa dạng sinh học của vùng lõi cũng như mở rộng sinh cảnh cho hệ động thực vật trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập tới nay, chức năng vùng đệm chỉ mới dừng lại ở văn bản, còn việc định hướng hoạt động kinh tế gắn liền với chức năng chưa được chú trọng. Trong khuôn khổ báo cáo này, bằng phương pháp kết hợp AHP và GIS với các chỉ tiêu về loại đất, tầng dày, độ dốc, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn và điều kiện tưới, tác giả đã tiến hành đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của đất đai cho cây sắn và cây cao su trên địa bàn 7 xã vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Kết quả nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho quá trình ra quyết định quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ khu vực này. 195

Application of AHP and GIS in evaluating


land suitability for cassava and rubber tree
in buffer zone of Phong Nha - Ke Bang National Park 195


Tran Thuy Hang 195

College of Science, Hue University 195

Sustainable development of buffer zone ensures biodiversity of core zone and expands habitat for flora and fauna in Phong Nha - Ke Bang national parks. However, since its inception, the function of buffer zones has not been pratically realized and the orientation of economic activity associated with its function has not been focused. In the framework of this paper, by combining AHP and GIS, the author assesses suitable level of land on the targets such as soil, soil layer thickness, slope, SiO2 content, humus content and irrigated conditions and classifies the suitable level of land for cassava and rubber tree in 7 communes belonging to buffer zone of Phong Nha - Ke Bang national park. The research also supports decision-making process of territorial planning and use. 195

12. Đánh giá khả năng phát sinh mâu thuẫn


trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ
quản lý đới bờ thành phố Đà Nẵng 196


Nguyễn Hiệu1, Nguyễn Thị Thanh Giang1, Tôn Thất Minh Cường2 196

1Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 196

2Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng 196

Các hoạt động kinh tế với mật độ cao đã và đang gây ra áp lực lên môi trường và tài nguyên vùng đới bờ thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của các hệ sinh thái, làm cho mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành, người hưởng dụng tài nguyên ở đây có chiều hướng tăng. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích ma trận và đánh giá trọng số tương thích được áp dụng cho các hoạt động khai thác tài nguyên, kết hợp với ứng dụng công nghệ GIS và một cơ sở dữ liệu không gian về sự phân bố tài nguyên, phân vùng chức năng ở đới bờ cho phép xác lập được các khu vực có nguy cơ phát sinh mâu thuẫn khác nhau ở đới bờ biển thành phố Đà Nẵng. Các vùng có khả năng xuất hiện mâu thuẫn ở cấp cao và rất cao là các thuỷ vực nước ngọt và vùng cửa sông như sông Hàn và vùng cửa sông, cửa sông Cu Đê, Bàu Tràm. Các vùng nước và đáy biển như vịnh Đà Nẵng, biển Đông Nam Sơn Trà và Đông Ngũ Hành Sơn và các hệ sinh thái biển nhạy cảm như hệ sinh thái cỏ biển,... đều là các khu vực có khả năng phát sinh mâu thuẫn cao. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ cở khoa học và công cụ quan trọng phục vụ công tác quản lý tổng hợp đới bờ biển thành phố Đà Nẵng, cụ thể là cho việc điều chỉnh quy hoạch và giám sát tiến trình quản lý đới bờ của thành phố. 196

Assessing risk of conflict in natural resource use


for Da Nang coastal zone management 196


Nguyen Hieu1, Nguyen Thị Thanh Giang1, Ton That Minh Cuong2 196

1Hanoi University of Science, Vietnam National University, Hanoi 196

2Da Nang Department of Natural Resources and Environment 197

The economic activities with high density have caused the pressure on environment and coastal resource of Da Nang city. They have affected the resistance of ecosystems and have caused the benefit conflict between industries and human that inherited and used the resource here tends to increase. Using the methods of matrix analysis and compatible weight assessment for the exploitation of natural resources, combined with GIS applications and a spatial database of the resource distribution and the function partition in coastal allows establishing some areas where might arise different conflicts in the coastal of Da Nang city. The areas where have capabilities of conflict appearance from very high to high are freshwater areas, estuarine areas (as the Han river, the Cu De and the Bau Tram estuaries). Water areas and seabed (such as Da Nang bay, Dong Nam Son Tra sea, Dong Ngu Hanh Son sea) and sensitive marine ecosystems (such as sea grass ecosystems, and etc.) are areas with the high conflict appearance capability. Results of this assessment method will be the basement and important tools for the Da Nang coastal integrated management, in particular for the adjustment of planning and monitoring coastal area management process of the city. 197

13. Một vài tổng kết về vấn đề đánh giá độ chính xác


hay độ không chắc chắn từ kết quả xử lý tư liệu
viễn thám và phân tích không gian GIS 197


Đinh Thị Bảo Hoa 197

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 197

Viễn thám và GIS được khởi đầu vào những năm 70 của thế kỷ XX và tiếp tục được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XXI. Tuy nhiên, phần lớn người sử dụng công nghệ tiên tiến này chưa quan tâm đánh giá đúng mức các kết quả phân tích do công nghệ này đem lại ở khía cạnh độ chính xác hay độ không chắc chắn. Trong báo cáo này, vấn đề đánh giá độ chính xác hay độ không chắc chắn từ kết quả xử lý viễn thám và phân tích GIS được tổng kết trên cơ sở một số công trình nghiên cứu đã công bố của Guangxing Wang và cộng sự (2005), Yong Ge và cộng sự (2008), Guofan Shao, Jianguo Wu (2008) cùng nhiều tác giả khác. 197

An overview of assessment about the accuracy


or uncertainty from the results of processing
remote sensing data and GIS spatial analysis 198


Dinh Thi Bao Hoa 198

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 198

Remote sensing and GIS were started in the 70s of the XX century and they continue to strongly grow in the XXI century. However, almost users of advanced technology is also not interested in a proper evaluation of the results of the analysis that this technology brings about accuracy or uncertainty. This Paper summarizes the issue of evaluation of the accuracy or uncertainty from the results that were processed from remotedly-sensed data and GIS analysis through a number of studies developed such as Guangxing Wang et al (2005), Yong Ge et al (2008), Guofan Shao Jianguo Wu (2008), and etc. 198

14. Các phương pháp tiếp cận trong


nghiên cứu biên giới quốc gia 198


Nguyễn Đăng Hội 198

Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Bộ Quốc phòng 198

Nghiên cứu biên giới quốc gia là một trong ba nội dung quan trọng nhất của khoa học Địa lý chính trị. Để phục vụ cho nhiệm vụ xác định đường biên giới, đảm bảo tính ổn định, chính phủ cần có những cơ sở tài liệu khoa học về địa lý, lịch sử nhất định. Đặc biệt, việc xem xét biên giới bao giờ cũng cần những nghiên cứu thực tiễn, xác định đường biên giới cũng như các đơn vị lãnh thổ bằng một công cụ nào đó, điều này chỉ có thể được thực hiện trên các bản đồ - là kết quả nghiên cứu của khoa học địa lý mà thôi. Để nghiên cứu về biên giới, cần có quan điểm tiếp cận và phương pháp thích hợp, phụ thuộc vào quan điểm, hệ tư tưởng của mỗi quốc gia, mỗi trường phái. Ngoài phương pháp tiếp cận hệ thống, báo cáo đưa ra 4 phương pháp tiếp cận nghiên cứu biên giới quốc gia khác hiện được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, đó là tiếp cận lịch sử - bản đồ, tiếp cận phân loại, tiếp cận chức năng và tiếp cận địa chính trị. Trên cơ sở đó, đã phân tích và đề xuất việc vận dụng khi nghiên cứu về biên giới của nước ta giai đoạn hiện nay. 198

Trên cơ sở phân tích đặc điểm cụ thể của Việt Nam, báo cáo đã đề xuất cách thức vận dụng các phương pháp tiếp cận cho từng loại hình biên giới, từng đối tác láng giềng cụ thể. Các phương pháp tiếp cận sẽ góp phần làm rõ hơn vấn đề, đồng thời đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế trong giải quyết một vấn đề khó và nhạy cảm của không chỉ quốc gia nào. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam xác định mục tiêu căn bản và lâu dài là củng cố, phát triển vùng biên trên hầu hết các mặt như bất kỳ vùng nào khác của đất nước. 199

Approach methods in researching of national borders 199



Nguyen Dang Hoi 199

Vietnam-Russian Tropical Centre, Ministry of Nation Defence 199

Researching national borders is one of the important contents of political geography science. In order to determinate national border and to maintain stability, the government needs to have the scientific basics on specific geography and history. Especially, in considering the national border, it is required to have practical research, using means to determinate national border, as well as territorial units, this could only be done on the maps - the results of geographical science. It needs to have approach view-points and methods to study the national border, depending on perspective, ideology of each nation and each scientific school. In addition to the system approach, this paper gives four researching approaches that are being widely used around the world, namely: history - map, clasification, functional approach, geo-political approach. We suggest to apply these approaches in researching the national border in our country on current stage. 199

Basing on analysing the specific characteristic of Vietnam, the paper proposes the way to apply the approaches to each type of national border lines, and to each neighboring partners. The approaches will take a part to clarify the issues, and to ensure the scientific and international basics in resolving difficulties and sensitive issues of the country. This is also the base for Vietnam to define objectives and long-term goal to consolidate and develop the border regions equally to other regions in term of social and economic development. 199

15. Quản lý và phát triển bền vững đới bờ biển


các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế 200


Nguyễn Cao Huần, Trương Quang Hải, Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, 200

Phạm Quang Anh, Trần Anh Tuấn, Dư Vũ Việt Quân, Đỗ Trung Hiếu 200



Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 200

Đới bờ biển Bình - Trị - Thiên đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam nói chung, của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nói riêng. Cho đến nay, công tác quản lý đới bờ tại đây vẫn chưa đạt được những kết quả như mong đợi. Sự chồng chéo trong công tác quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã dẫn tới suy giảm môi trường và xung đột/mâu thuẫn về lợi ích kinh tế ở vùng bờ. Bên cạnh đó, hiện tượng bão, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển và các tai biến thiên nhiên khác xảy ra với cường suất ngày càng cao gây ra những khó khăn cho công tác quản lý. 200

Các kết quả phân tích về điều kiện tự nhiên cho thấy có thể phân chia đới bờ biển Bình - Trị - Thiên thành 5 đới tự nhiên với những đặc trưng khác nhau về tài nguyên thiên nhiên. Sự hiểu biết về các đới tự nhiên này là cơ sở khoa học quan trọng để phân chia các vùng chức năng cho công tác quản lý đới bờ, ví dụ có thể chia thành vùng bảo vệ/bảo vệ nghiêm ngặt, vùng phát triển du lịch, vùng đánh bắt cá,... Mô hình phù hợp cho quản lý và phát triển bền vững đới bờ biển Bình - Trị - Thiên là Quản lý tổng hợp đới bờ - một mô hình quản lý tiếp cận theo hướng quản lý tổng hợp/thống nhất và đa ngành nguồn tài nguyên ở đới bờ. Đây là một quá trình phát triển việc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực con người, cơ cấu tổ chức, chính sách, pháp luật và các quy định, các công cụ khác để thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Nhà nước, của tư nhân và các tài nguyên thiên nhiên phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững. 200

Coastal zone management and sustainable development


of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue provinces 201


Nguyen Cao Huan, Truong Quang Hai, Dang Van Bao, Nguyen Hieu,
Pham Quang Anh, Tran Anh Tuan, Du Vu Viet Quan, Do Trung Hieu 201


Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 201

The Binh - Tri - Thien coastal zone has important role in the socio-economic and national security and defence strategy of Vietnam in general and of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue provinces in particular. Up to now, the coastal management of this area has not been very effective as desire. The overlap of management and use of natural resources leads to degenerate the environment and the contradiction of economic benefit in the coastal area. Besides, the typhoon, flood, river bank/ beach erosion and other natural hazards have happened more and more frequently that cause the difficulties for the management in the area. 201

The results of analyzing natural characteristics show that the Binh - Tri - Thien coastal zone can be divided into 5 natural zones with specific natural features and resources. The thorough knowledge of these zones is important scientific base to set up functional areas for coastal zone management, such as protected area, tourism development area, limited exploitation of fishes, etc. The model for management and sustainable development of Binh - Tri - Thien coastal zone is ICZM (Integrated Coastal Zone Management) with the integrated and interdisciplinary approach of coastal resource management. This is a process that improves the rational and effective use of human resources, policies, law and other tools for utilizing the goverment and private investigation and sustainable aims. 201

16. Sử dụng kỹ thuật viễn thám và GIS trong nghiên cứu


biến động sử dụng đất huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 202


Đỗ Thị Việt Hương, Bùi Thị Thu 202

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 202

202



Nghiên cứu biến động sử dụng đất bằng kỹ thuật viễn thám và GIS đã và đang được sử dụng rất phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kỹ thuật này giúp khắc phục được những khó khăn của phương pháp truyền thống và phát huy được hiệu quả và độ chính xác cao trong xử lý số liệu, được ứng dụng đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên đất lãnh thổ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong báo cáo này, tư liệu ảnh hàng không được sử dụng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ nghiên cứu biến động. Các phần mềm chuyên dụng là ERDAS Imagine, ArcGIS và MapInfo đóng vai trò trợ giúp nghiên cứu và phân tích biến động. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập có độ tin cậy cao. So sánh bản đồ hiện trạng sử dụng đất hai giai đoạn cho thấy biến động tăng lớn nhất là đất nuôi trồng thuỷ sản (+1199.95 ha), sau đó là đất ở nông thôn (+617.51 ha); biến động giảm lớn nhất là đất bằng chưa sử dụng (-1218.48 ha), sau đó là đất trồng lúa (-709.13 ha). Sự biến đổi này không nằm ngoài quy luật chung của quá trình phát triển. 202

Application of remote sensing and GIS


technology for researching land use change
in Phu Vang district, Thua Thien Hue province 202


Do Thi Viet Huong, Bui Thi Thu 202

College of Science, Hue University 202

Investigating land use changes by remote sensing and GIS technology has been commonly carried out in our country in recent years. This technology has enabled us to overcome the difficulties in the traditional methods and to enhance effectiveness and accuracy in data processing to assess land use changes to support suitable using of land resources in Phu Vang district, Thua Thien Hue province. As part of the technology, aerial image is one of the documentations that meets the requirements of doing research on environment and resources, specifically in investigating and forming land use map for examining changes in land use. The specialized softwares, such as ERDAS Imagine, ArcGIS and MapInfo support us in analysing of the changes. The results show that the map of land use is formed with great reliability. The comparison of land use maps using GIS technology between the two stages has shown that the highest increase in the changes is in aquaculture land (+1199.95 ha), followed by rural land (+617.51); the highest decrease in the changes is in unused plain land (-1218.48 ha), and rice cultivated land (-709.13 ha). These changes do follow the general rule of the development process. 202

17. Đánh giá tác động một số hoạt động kinh tế - xã hội


của dân cư gây suy thoái tài nguyên, môi trường
ở lưu vực sông Lại Giang 203


Nguyễn Thị Huyền 203

Trường Đại học Quy Nhơn 203



Lưu vực sông Lại Giang với diện tích 1.446 km2 là lưu vực sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay dân cư trong lưu vực cùng với hoạt động kinh tế - xã hội đã tác động rất lớn đến tài nguyên và môi trường trên toàn lãnh thổ lưu vực Lại Giang. Những hoạt động đó không chỉ là khai thác sử dụng mà còn gây tổn thất, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn thế nữa, hệ quả gây ra những thay đổi về cường độ của các quá trình tự nhiên theo hướng tăng hậu quả của các tai biến thiên nhiên như đẩy mạnh quá trình xâm thực đất trên sườn dốc, tăng cường mức độ bất điều hoà dòng chảy sông, mức độ khắc nghiệt do khô hạn, ngập lụt, ảnh hưởng tới tuần hoàn sinh vật, hạn chế quá trình hình thành đất. Vì thế, việc nghiên cứu tác động hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây suy thoái tài nguyên và môi trường trên lưu vực Lại Giang là cơ sở quan trọng nhất cho việc xác lập các giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 203

Assessment of impacts of socio-economic activities


causing degradations of the natural resources and environment at Lai Giang river basin 204


Nguyen Thi Huyen 204

Quy Nhon University 204

Lai Giang river basin with an area of 1446 km2, the second largest river basin in Binh Dinh province, has diverse natural resources and plays a very important role in the process of economic development of the whole province. However, the economic activitties of the people at the basin have significantly impacted the resources and the environment in Lai giang basin. That not only exploits but also causes losses and waste of resources. Moreover, it also changes the intensity of the natural process towards the trend of increasing the consequences of natural disasters such as stepping up the process of soil erosion on slopes, increasing the abnormal of the flow, the severity conditions of the droughts, floads and reducing the activity of circulating organisms, limiting the formation of land. Thus, the study of the impact of human’s socio-economic activities which cause degradation of natural resources and environmental in Lai giang basin is the most important foundation to establish the general solution to suitable use of natural resources and environmental protection. 204

18. Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và


đánh giá mức độ thích nghi của các loại hình sử dụng đất
ở xã Hương Văn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 204


Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Hữu Ngữ, Huỳnh Văn Chương 204

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 204

Đánh giá khả năng thích nghi đất đai trên lãnh thổ cấp xã có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bố trí cây trồng cũng như quy hoạch phát triển nền kinh tế địa phương. Nghiên cứu này đã tiến hành chồng ghép các bản đồ đơn tính và bản đồ hiện trạng sử dụng đất với mục đích loại bỏ các diện tích đất phi nông nghiệp, sau đó đánh giá mức độ thích hợp đất đai nông nghiệp. Kết quả đã phân lập được 51 đơn vị đất đai trên bản đồ, bao gồm 23 đơn vị bản đồ đất đai thuộc đất phi nông nghiệp và 28 đơn vị bản đồ đất đai thuộc đất nông nghiệp để đánh giá khả năng thích nghi cho 3 loại cây trồng chính là lúa, lạc và sắn. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý địa phương lựa chọn các loại hình sử dụng cây trồng bố trí trên các đơn vị đất đai nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, đây cũng là một tài liệu quan trọng cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai trong giai đoạn 2010-2020 của xã. 204

Study on construction of land unit map and assessment


of land use suitability in Huong Van commune,
Huong Tra district, Thua Thien Hue province 205


Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Hữu Ngữ, Huỳnh Văn Chương 205

College of Agriculture and Forestry, Hue University 205

The evaluation of adaptability of land in the commune is meaningful work for cultivated crops arrangement and for local socio-economic development plan. This research conducted an overlay of land unit maps and current land use map in order to eliminate non-agricultural land areas. This research also evaluated approriate land for agricultural land area. Results have isolated 51 land unit maps on the map in which 23 land unit maps of non - agricultural land and 28 land unit maps of agricultural land to assess an adaption for three main crops, that are rice, peanut, and cassava. Results of this research are considered as basics for the local authorities to select types of the plants and arrange on the land units in order to bring in high economic effciency for local people. Simultaneously, the results of this research are an important document for communal land use planning in the period of 2010 - 2020. 205

19. Cơ sở địa lí tài nguyên và môi trường cho


phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Chợ Đồn 205


Hoàng Bích Ngọc, Trần Hoàng Tâm 206

Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 206

Phát triển kinh tế - xã hội bền vững là mục tiêu đặt ra cho mọi vùng và địa phương trong cả nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Do vậy, việc tìm ra các phương án tối ưu để khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với khu vực miền núi - nơi quỹ sinh thái lãnh thổ phân hóa rất đa dạng và phức tạp. Với cách tiếp cận từ góc độ nghiên cứu phát triển bền vững, báo cáo về cơ sở địa lí tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Chợ Đồn đã đề cập tới vấn đề đó. 206

Natural resources and environmental basis for the


durable socioeconomic development in Cho Don district 206


Hoang Bich Ngoc, Tran Hoang Tam 206

College of Science, Thai Nguyen University 206

Socio-economic development is a common goal set for regions and provinces nationwide in the industrialization and modernization process. Reasonably utilization of environment while protecting it is the best solution for mountainous regions where ecological features are too complex beyon human’s perception. This paper studies natural resources and environmental basis for socio-economic development in Cho Don district from the approach of durable development studies. 206

20. Một số phương pháp nghiên cứu biến động


đường bờ biển 206


Vũ Văn Phái, Dương Tuấn Ngọc 206

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 206

Hiện nay, đường bờ biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang bị biến động sâu sắc liên quan đến nhiều nhân tố cả tự nhiên (biến đổi khí hậu dẫn đến mực nước biển dâng, bão mạnh gia tăng,...) và các hoạt động của con người cả trên lục địa cũng như trên bờ biển và ngoài khơi. Việc đánh giá và dự báo biến động đường bờ biển có vai trò rất quan trọng cho các nhà quản lý lựa chọn quyết định để xây dựng chiến lược phát triển bền vững đới bờ biển. Do đó, trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng áp dụng nhiều phương pháp định lượng hoặc bán định lượng khác nhau nhằm đánh giá và dự báo biến động đường bờ biển trong xu thế mực nước biển đang dâng lên ở quy mô toàn cầu. Trong báo cáo này, một số phương pháp sau đây sẽ được trình bày: 206

1) Mô hình Bruun 207

2) Ngoại suy xu thế lịch sử đường bờ biển 207

3) Tính toán cán cân bồi tích 207

4) Chỉ số mức độ tổn thương bờ biển. 207

Some methods for shoreline change study 207



Vu Van Phai, Duong Tuan Ngoc 207

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 207

The shoreline throughout the world, as well as in Vietnam is seriously changing related to both natural factors (climate change leads to sea-level rise, to increase the storms, etc) and human activities. An assessement and prediction these changes have an important prerequisite to choose making-decision for coastal zone sustainable development strategies. Thus, in a past decades, the scientists effort to apply many methods for assessing and predicting the shoreline change relating sea-level rise. Some methods will be present in this paper. They are: 207

1) Bruun model 207

2) Historical trend extrapolation 207

3) Sedimentation budget 207

4) Coastal vulnerability index 207

21. Nghiên cứu một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất


của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp chính
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định 207


Phạm Thị Phin1, Dương Xuân Hiện2, Phạm Sĩ Liêm1 208

1Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 208

2Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường 208

Kết quả phân tích 30 mẫu đất đại diện cho 5 loại hình sử dụng đất (LUT) chủ yếu trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã phản ánh đặc điểm của các hệ thống sử dụng đất như sau: 208

- Các chỉ tiêu dinh dưỡng đất có tỷ lệ không cân đối: OC có hàm lượng không cao, điển hình là LUT NTTSLM. N tổng số ở mức trung bình. P2O5 tổng số và P2O5 dễ tiêu phần lớn ở mức cao. Hàm lượng K2O dễ tiêu có sự khác biệt lớn giữa LUT NTTSLM với các LUT khác. 208

- Các LUT tồn tại ở môi trường pH rất khác biệt: LUT chuyên lúa và LUT lúa màu ở trạng thái ít chua, một số ít mẫu tồn tại ở trạng thái trung tính. LUT NTTSNLM phần lớn tồn tại ở trạng thái kiềm. 208

- LUT NTTSNLM và LUT chuyên cói có độ mặn cao nhất. LUT chuyên lúa không bị nhiễm mặn hoặc mặn ít. 208

- Năng suất cây trồng và thủy sản có mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng đất, đặc biệt là độ nhiễm mặn của đất. 208

Study of some criteria for evaluating soil


quality of major agricultural land use systems
in Nghia Hung district, Nam Dinh province 208


Pham Thi Phin1, Duong Xuan Hien2, Pham Si Liem1 208

1 Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU, Hanoi 208

2 General Department of Land Administration, MoNRE 208

The analyzed result of 30 land samples, typical for 5 main land use types in Nghia Hung district indicates that: 208

- Standard of land nutrition is at unequal ratio: Amount of OC is not high, specifically land use type for saltwater aquaculture at medium level. P205 and absorbable P205 is mainly at high level. The amount of absorbable K2O in land use type for saltwater aquaculture is considerably different from other land use types. 208

- pH values of soils are significantly different between land use types: land use types specialized for rice, for dry land-based cultivated plants have low acid level, and some others at neutral level. Land use types for saltwater aquaculture is in alkali. 209

- Land use type for saltwater aquaculture and sedge has the highest level of salt. LUT for rice only without or with little salt. 209

- Plant and aquatic productivity is closely associated with soil quality, especially with salt degree of soil. 209

22. Những nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản


của việc thiết kế, xây dựng Website dạy - học bộ môn Địa lý 209


Nguyễn Trọng Phúc 209

Đại học Sư phạm Hà Nội 209

Các Website dạy học bộ môn Địa lý ở các cấp học được xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy học. Để sử dụng rộng rãi và hiệu quả hơn nữa các sản phẩm phần mềm (nói chung) và Website Địa lí (nói riêng), tác giả đề xuất một số giải pháp sau: cần đầu tư hơn nữa cho việc tự nghiên cứu và xây dựng các phần mềm dạy học và xây dựng ngân hàng dữ liệu dạy học; trang bị kiến thức và kỹ năng tin học cho giáo viên theo hướng sử dụng có hiệu quả các phần mềm được thiết kế sẵn, đồng thời từng bước tự thiết kế các phần mềm dạy học phù hợp với nhu cầu của từng trường, từng địa phương; cần có những giải pháp tầm vĩ mô nhằm tạo cơ sở pháp lý, tài chính,... cho việc sử dụng phần mềm và quyền lợi của tác giả. 209

209

Specifications and requirements for design
and construction of Web-based teaching of geography 210


Nguyen Trong Phuc 210

Hanoi University of Education 210

Websites which were created for teaching geography at all educational levels have improved the quality of teaching methods and supported learners in term of activeness, independency and creativeness. However, in order to efficiently and widely use softwares and geographic websites in specific, several remomendations are proposed. 210

23. Nghiên cứu các nguồn lực phát triển các mô hình kinh tế


nông - lâm - ngư ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An 210


Đinh Văn Thanh, Nguyễn Thị Thanh Hoàng 210

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 210

Báo cáo đưa ra một phân tích toàn diện và đánh giá chi tiết các tài nguyên thiên nhiên của huyện Nghĩa Đàn, bao gồm vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu và tài nguyên nước, rừng và các nguồn tài nguyên kinh tế - xã hội như dân số, lao động, các nhóm dân tộc, cơ sở hạ tầng,... Những lợi thế cơ bản của Nghĩa Đàn cần được khai thác đầy đủ cho quá trình phát triển cấu trúc kinh tế định hướng hàng hóa như đất đỏ bazan, nguồn lao động truyền thống và có kinh nghiệm canh tác cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc trong mô hình kinh tế trang trại. Dựa trên cơ sở của khai thác tổng hợp thế mạnh tự nhiên và kinh tế - xã hội - nhân văn, báo cáo đã chỉ ra một số mô hình thích hợp của tổ chức lãnh thổ và sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cần được mở rộng ở huyện Nghĩa Đàn nhằm xóa đói giảm nghèo cho nông dân và từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông thôn. 210

Research on developing resources for


agriculture - forestry - fishery economic models in
Nghia Dan district, Nghe An province 210


Dinh Van Thanh, Nguyen Thi Thanh Hoang 211

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 211

The paper provides a comprehensive analysis and detailed assessment on Nghia Dan’s natural resources such as geographical location, topographic resources, soil, climate, and water resources, forest and socioeconomic resources such as population, labor, ethnic groups, infrastructure, etc. The paper presents basic advantages of Nghia Dan which need to be fully exploited for the process of the goods-oriented economic structure shift such as fertile basalt soil, labor force with long-standing tradition and experience of planting industrial crops and raising cattle in the farm economic model. On the basis of synthetically exploiting the natural and socio-economic - human strengths, the paper points out that some suitable models for organizing territory and producing agriculture - forestry - fishery. These models should be expanded in Nghia Dan district to alleviate poverty for farmers and gradually implement rural industrialization. 211

24. Quy hoạch Sinh thái Cảnh quan (LANDEP)


dựa trên mô hình hóa các quá trình không gian
của biến đổi cảnh quan: nghiên cứu trường hợp
tại khu vực ven biển Hải Phòng 211


Nguyễn An Thịnh 211

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 211

Những thập niên vừa qua từng chứng kiến hiện tượng biến đổi sử dụng đất là một trong những tác nhân chủ đạo của biến đổi toàn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường và biến đổi kinh tế sinh thái. Sự biến đổi này, nhìn nhận theo tư tưởng sinh thái cảnh quan, có khuynh hướng làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và dẫn tới làm biến đổi chức năng hệ sinh thái theo thời gian, có thể quan sát thấy ở cả quy mô toàn cầu, quy mô vùng và quy mô địa phương. Báo cáo này trình bày các kịch bản Quy hoạch Sinh thái Cảnh quan (LANDEP) ở quy mô địa phương đối với một số cảnh quan ven biển điển hình và biến đổi mạnh mẽ của thành phố Hải Phòng. Các kết quả nghiên cứu về phân tích và mô hình hóa các quá trình không gian của biến đổi cảnh quan được coi là cơ sở đề xuất phương án quy hoạch phù hợp cho khu vực nghiên cứu. Sau đó, phân tích chi phí - lợi ích (CBA) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các dự án quy hoạch được đề xuất theo cả hai khía cạnh môi trường và kinh tế. Những kết quả nghiên cứu không chỉ trợ giúp phát hiện ra những cấu trúc cảnh quan đặc thù trong không gian, mà còn góp phần nâng cao nhận thức của các nhà quy hoạch về tích hợp sinh thái học và môi trường trong các dự án quy hoạch lãnh thổ. 211

Landscape Ecological Planning (LANDEP) based on modelling spatial processes of landscape change:


a case study of Hai Phong coastal zone 212


Nguyen An Thinh 212

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 212

The last decades has seen the emergence of land use change as one of the key driving forces in global changes, especially climate change, environmental change, and ecological economic change. This change, from landscape ecological perspective, has a tendency of altering landscape mosaic pattern which may well lead to ecosystem function change over time, and could be seen at global, regional and local scales altogether. This paper was about the proposed landscape ecological planning (LANDEP) scenarios at local scale for some specific coastal landscapes of Hai Phong city which was denoted the most drastic far-reaching change among study area. Through analyzing and modelling spatial processes of landscape change, scientific bases have been adequately satisfied to put in to proposing a favourable planning for study area. In addition, the CBA (cost-benefit analysis) was drawn on as practical model for economic assessing efficiency of proposed planning project on both of environmental and economic aspects. Studied results not only helped detect such spatially explicit landscape patterns, but improved the ability of planners to integrate ecological and environmental considerations in territorial planning. 212

25. Xây dựng cơ sở dữ liệu các điểm du lịch tự nhiên


trong tỉnh Quảng Trị 213


Bùi Thị Thu, Đỗ Thị Việt Hương, Trương Đình Trọng 213

Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 213

Tỉnh Quảng Trị nằm trên con đường di sản miền Trung của Việt Nam. Các tài nguyên du lịch tự nhiên ở đây phong phú và đa dạng. Do đó, vấn đề quy hoạch và quản lý hiệu quả cần được quan tâm nhằm thúc đẩy những lợi thế sẵn có dựa trên công nghệ GIS và viễn thám. Báo cáo này trình bày các kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS của các điểm du lịch tự nhiên. Cơ sở dữ liệu GIS được thiết kế bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính liên quan tới các điểm du lịch tự nhiên theo định dạng ArcGIS. Các dữ liệu này có thể được truy xuất, phân tích, quản lý và cập nhật phục vụ công tác đánh giá, quy hoạch và quản lý các điểm du lịch tự nhiên trong tỉnh Quảng Trị. 213

Construction of database for natural tourist sites


in Quang Tri province 213


Bui Thi Thu, Do Thi Viet Huong, Truong Dinh Trong 213

College of Science, Hue University 213

Quang Tri is on the Central heritage road of Viet Nam. The natural tourism resources here are abundant and diversified. Therefore, it is necessary to plan and manage them effectively to promote the advantages by the support of GIS and Remote sensing technology. This paper presents the result of constructing a GIS database for natural tourist destinations. The designed GIS database consists of spatial and attributive data relating to natural tourist destinations in format of ArcGIS. It can be retrieved, analyzed, managed and updated to effectively support evaluating, planning and managing the natural tourist destinations in Quang Tri Province. 213

26. Ứng dụng GIS trong nghiên cứu biến động giá đất


phường Quang Trung, quận Hà Đông trước và
sau khi mở rộng địa giới Hà Nội (2008 - 2009) 214


Lê Phương Thúy, Đỗ Thị Tài Thu 214

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 214

Kể từ ngày 1/8/2008, ranh giới thủ đô Hà Nội được mở rộng bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Việc mở rộng này làm cho thị trường bất động sản phía Tây trở nên sôi động hơn. Phường Quang Trung, thành phố Hà Đông, Hà Tây, nay là quận Hà Đông, Hà Nội cũng nằm trong số những khu vực chịu ảnh hưởng về giá đất. Nghiên cứu biến động giá đất là một trong những yêu cầu phân tích của thị trường bất động sản. Tuy nhiên việc xác định giá đất và những thay đổi của nó là một vấn đề phức tạp vì giá đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó cần phải có một công cụ hỗ trợ định giá với khả năng phân tích thông tin mạnh và GIS là một công cụ rất hiệu quả. Trong báo cáo này, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nội suy và một số công cụ trong phần mềm ArcGIS để ước tính giá trị cho hàng loạt các thửa đất và đánh giá biến động giá đất. Phương pháp này mang tính tự động hóa cao và giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý, nhà kinh doanh và người dân. 214

Application of GIS in researching the change of land value in Quang Trung commune, Ha Dong district before and after the expansion of Hanoi (2008 - 2009) 214



Le Phuong Thuy, Do Thi Tai Thu 214

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 214

Since 1st August 2008, the boundary of Hanoi has been expanded, consisting of Ha Tay province, Me Linh district and 4 communes of Luong Son, Hoa Binh. This decision creates a more dynamic land market in the west part of the city. Quang Trung commune is one of the areas that is considerably effected. Research on the changing of land value is one of the tasks of land market analysis. However, estimation and analysis of the change of land value are quite complex problem because land value are effected by many factors. Therefore, we need a tool with the strong capability for data analysis to support these tasks. GIS is a good solution. In this paper, the author has used a method for estimating land value and for analyzing the change of land value by using ArcGIS. The proposed method will actively support managers, businesses and citizens. 214

27. Định hướng xây dựng bản đồ quy hoạch tổng thể


phát triển địa không gian biển Việt Nam phục vụ quản lý
tài nguyên môi trường và khẳng định chủ quyền quốc gia 215


Dư Văn Toán 215

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường 215

Hiện nay công tác quản lý tài nguyên và môi trưởng biển của Việt Nam còn nhiều bất cập, mâu thuẫn giữa các ngành, giữa các địa phương ven biển với nhau và với cấp quản lý Trung ương, đặc biệt trong bối cảnh Luật Biển Việt Nam chưa được phê chuẩn. Báo cáo giới thiệu quy chế pháp lý biển Việt Nam theo Công ước luật biển Liên Hợp Quốc 82. Để giải quyết các mâu thuẫn, một giải pháp khoa học kế hoạch lập quy hoạch không gian biển toàn vùng EEZ của Hoa Kỳ được giới thiệu và giải pháp sơ bộ cho Việt Nam được đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xây dựng bản đồ định hướng phát triển không gian vùng EEZ Việt Nam sẽ giúp quản lý nhà nước hiệu quả về tài nguyên môi trường, giải quyết được các xung đột mâu thuẫn của các bên liên quan và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển. Bản đồ quy hoạch biển chung này còn là tiền đề cho các quy hoạch ngành của các tỉnh, các hải đảo và đặc biệt an ninh quốc phòng được hợp lý hơn với mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam bền vững. 215

Orientation for construction of master plan map of sea geospatial development for environmental resources management and national sovereignty assertion 215



Du Van Toan
Research Institute for Management of Seas and Islands,
Ministry of Natural Resources and Environment
215


This paper introduces the inadequacies in the management of natural resources and marine environment and the conflicts between local and state managerial levels, particularly in context of unapproved Vietnam Law of the Sea. This paper presents the legal status under the law of the Vietnam Sea by UNCLOS 82. To resolve the conflict, the paper introduces a solution to scientific planning spatial planning of the U.S. EEZ marine region and proposing solutions for whole Vietnam. Building orientation map the EEZ marine space will help Vietnam effectively manage environmental resources, resolve conflicts and contradictions of the parties and affirm the sovereignty and national jurisdiction over ocean. The general marine zoning maps will be used as a precondition for the planning branch of the provinces, islands. Especially security and defense issue is more reasonably considered in context of socio-economic development. 216

28. Vài nét về phân bố địa lý lịch sử và văn hóa


tại vùng biển và hải đảo Việt Nam 216


Dư Văn Toán 216

Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường 216

Báo cáo trình bày một số nét văn hóa tiêu biểu của cư dân ven biển Việt Nam theo dòng lịch sử phát triển đất nước. Căn cứ vào sơ đồ Nam tiến, xét theo vị trí bản đồ, có thể đưa ra giả thuyết từ hàng nghìn năm trước dân ta đã có thể có đi đến Hoàng Sa, 700 năm trước đã đến Trường Sa. Phân bố các dân tộc ven biển có 6 dân tộc (Kinh, Dao, Sán, Hoa, Chăm và Khơme) cùng với 5 tôn giáo (Thiên chúa, Phật, Ấn Độ, Cao Đài và Hòa Hảo). Từ các kết quả nghiên cứu, báo cáo đề xuất lập chương trình nghiên cứu quốc gia về lịch sử, văn hóa vùng ven biển và hải đảo Việt Nam. 216

Some remarks of geographical distribution of culture and history in the coastal areas and islands of Vietnam 216



Du Van Toan
Research Institute for Management of Seas and Islands,
Ministry of Natural Resources and Environment 217


This paper presents typical culture of the inhabitants of Vietnam coastal zone during Vietname's history. According to the expansion of our men, basing on the location map we can hypotherize that thousands years ago our people were able to go to the Paracel islands, 700 years ago we went to the Spratlys. Distribution of the coastal nation has six ethnic groups: Kinh, Dao, San, Hoa, Cham, Khmer, along with five religions: Christianity, Buddhism, Hinduism, Cao Dai and Hoa Hao. This paper proposed a program of national research on the history, culture and coastal islands of Vietnam. 217

29. Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật sinh thái nhằm sử dụng


bền vững tài nguyên nước vùng ven biển Quảng Bình 217


Phan Văn Trường1, Nguyễn Cao Huần2, Đặng Văn Bào2 217

1Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 217

2Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 217

Vùng ven biển Quảng Bình là một đơn vị lãnh thổ, nơi có nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng khả năng khai thác hạn chế do những điều kiện khó khăn. Nước thường xuyên thoát ra biển nhanh chóng làm nhiều khu vực thiếu nước trong mùa ít mưa. Báo cáo này trình bày khái quát những đặc trưng của tài nguyên nước trong khu vực và đề xuất các giải pháp kỹ thuật sinh thái phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. 217

The ecological engineering methods for using


water potential on Quang Binh coastal zone 217


Phan Van Truong1, Nguyen Cao Huan2, Dang Van Bao2 217

1Institute of Materials Science, Vietnam Academy of Science and Technology 217

2Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 217

The coastal area of Quang Binh is a terriorial unit. Water is the abundant resource available to this area, but limitedly exploited because of difficult conditions. Water usually runs quickly to the sea, consequently many areas are in water shortage in the short rainy season. This paper generalizes the characteristics of water sources in areas and proposes ecological engineering methods for resonable use of resources and environmental protection. 217

30. Tài nguyên đất và thực trạng khai thác, sử dụng đất


ở tỉnh miền núi Hà Giang 218


Nguyễn Xuân Trường 218

Đại học Thái Nguyên 218

Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. Tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế, đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Hướng sử dụng đất cần phải dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015, nhằm kết hợp tốt ý đồ phát triển của các ngành để đưa ra hướng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo các quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và định hướng sử dụng đất theo các khu vực địa lý nhằm phát huy những thế mạnh riêng của mỗi vùng. 218

Land resource and situation of exploitation and


use of land in the Ha Giang’s mountainous province 218


Nguyen Xuan Truong 218

Thai Nguyen University 218

Ha Giang is located in the high mountainous area in the north of Vietnam. Naturally, it has many typical soil types of mountainous region. However, the province has ineffectively and inefficiently used of those. By analyzing soil quality, natural resources, socio-economic condition and economic development strategy till 2015, this paper presented some proposals for rational use and sustainable development of this territory. 218

31. Xây dựng vành đai nông nghiệp Thunen


ở tỉnh Hải Dương dựa vào mô hình Gravity 219


Trần Anh Tuấn1, Nguyễn Hiền2, Trần Thùy Chi3 219

1Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 219

2Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 219

3Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 219

Báo cáo này trình bày một phương pháp định lượng trong xây dựng vành đai nông nghiệp Thunen dựa trên mô hình Gravity để đánh giá hiện trạng các hoạt động nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Đây là mô hình không gian cho phép phân tích các dạng hoạt động của con người giải thích mối quan hệ giữa cung và cầu trong nền nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu chính bao gồm: (1) Xây dựng các bản đồ phân bố giá trị hấp dẫn tiềm năng của một số sản phẩm nông nghiệp năm 1997 và năm 2003; (2) Xây dựng đường đẳng giá trị hấp dẫn tiềm năng từ năm 1997 đến năm 2003; (3) Xây dựng cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen của tỉnh Hải Dương. 219

Construction of Thunen agricultural rings


based on gravity model in Hai Duong province 219


Tran Anh Tuan1, Nguyen Hien2, Tran Thuy Chi3 219

1Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 219

2Development Strategy Institute, Ministry of Planning and Investment 220

3Vietnam National Museum of Nature,
Vietnam Academy of Science and Technology 220


This paper presents a quantitative method based on gravity model for constructing Thunen agricultural rings in order to assess current agricultural activities in Hai Duong province. This is a spatial model that can be used to analyze human activities and to explain demand and supply relation in agriculture. The main results are: (1) Map of potential attractive distribution value of some agricultural products in 1997 and 2003; (2) Construction of potential attractive isolines in 1997 and 2003; (3) Construction of Thunen agricultural pattern in Hai Duong province. 220

32. Đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp


của FAO-UNESCO phục vụ cho quy hoạch phát triển
nông-lâm nghiệp ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 220


Nguyễn Quang Tuấn1, Trương Quang Hải2, Phạm Quang Tuấn3 220

1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 220

2Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN 220

3Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 220

220



Phương pháp đánh giá đất đai của FAO-UNESCO là một phương pháp tốt, được ứng dụng cho lãnh thổ huyện Kỳ Anh phục vụ quy hoạch phát triển nông-lâm nghiệp. Báo cáo đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và sử dụng đất đai ở lãnh thổ nghiên cứu. Bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000 được thành lập căn cứ vào 8 chỉ tiêu được phân cấp. Sau đó, quy trình đánh giá đất đai theo 9 bước của FAO-UNESCO được áp dụng cho bản đồ đơn vị đất đai. Kết quả đánh giá phân hạng đất đai với 4 cấp sử dụng chính là cơ sở vững chắc phục vụ định hướng quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp. 220

Evaluating land resource by FAO-UNESCO


method for planning agro-forestry development
in Ky Anh district, Ha Tinh province 220


Nguyen Quang Tuan1, Truong Quang Hai2, Pham Quang Tuan3 220

1College of Science, Hue University; 221

2Institute of Vietnamese Studies and Development Sciences, VNU
3Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 221


At the present time, the land evaluating method of FAO-UNESCO is one of the good methods, which is applied in Ky Anh district for planning the agro-forestry development. The paper has analyzed the elements affecting the land forming and using process in the research area. The group of researchers use the 9-step process of FAO-UNESCO in order to evaluate land basing on the land unit map. Basing on 8 targets, the land unit map with 1:50.000 scale is formed. The results of land classifying for 4 main levels are the important basis for putting forward the orientation to develop the agro-forestry at the Ky Anh district, Ha Tinh province. 221

33. Đánh giá, phân hạng và đề xuất sử dụng hợp lý lãnh thổ theo đơn vị sinh thái cảnh quan cho phát triển


nông-lâm nghiệp bền vững ở vùng đồi núi
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh 221


Nguyễn Quang Tuấn1, Hà Văn Hành1, Lê Việt2 221

1Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 221

2Trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh 221

Lãnh thổ đồi núi huyện Kỳ Anh có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng và phức tạp, bao gồm 92 loại cảnh quan nằm trong 2 phụ kiểu, 1 kiểu, 4 phụ lớp, 2 lớp, 1 phụ hệ và 1 hệ cảnh quan. Báo cáo trình bày kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị cấp loại cảnh quan cho 5 loại hình sử dụng đất chính, đồng thời phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của các loại hình sản xuất. Dựa trên phân tích hiện trạng và định hướng phát triển nông - lâm nghiệp của địa phương, hệ thống sử dụng lãnh thổ và một số mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng sinh thái cảnh quan được đề xuất xác lập. 221

Evaluating, classifying and putting forward to use territory


in landscape ecological units for sustainable agro-forestry development in Ky Anh district,
Ha Tinh province 221


Nguyen Quang Tuan1, Ha Van Hanh1, Le Viet2 222

1College of Science, Hue University 222

2Nguyen Hue high school, Ky Anh district, Ha Tinh 222

The hilly and mountainous territory of Ky Anh has a diversified and complicated natural conditions. In the territory under research there are 92 eco-landscape categories belonging to 2 subtypes of 1 types, 4 subclasses of 2 classes, 1 subsystems of 1 landscape system. The report presents the results estimating and classifying the suitable levels of eco-landscape categories for 5 main forms of use land and their socio-economic and environmental effects. Combining with analising the present conditions and orientatiats for agro-forestry development of the locality, the report proposes the territory use system and some specific eco-ecology models, suitable for the condition of every eco-landscape small zone. 222

34. Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2007


huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 222


Phạm Quang Tuấn, Trần Văn Trường 222

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 222

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh, công nghệ bản đồ số là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian, kinh phí, có độ chính xác cao, cập nhật thông tin dễ dàng. Kết quả thống kê từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy lập năm 2007 cho thấy tổng diện tích của huyện là 23.799,64ha, trong đó đất nông nghiệp là 16.890,52 ha chiếm 70,97%; Đất phi nông nghiệp là 5.789,27 ha chiếm 24,33%; Đất chưa sử dụng là 1.119,85 ha chiếm 4,70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Kết quả này phù hợp với kiểm kê đất đai của huyện năm 2007. 222

An analysis of existing land use in 2007


of Giao Thuy district, Nam Dinh province 222


Pham Quang Tuan, Tran Van Truong 223

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 223

Establishment of existing land use map by using satellite data and digital mapping method is effective, saving time and money, highly accurate and easy to update information. The statistics from land use map in 2007 has shown that: the total area of Giao Thuy district is 23,779.64ha, of which argricultural land is 16,890.52ha (70.97% of total area), non-agricultural land is 5,798.27ha (24.33% of total area), non-use land is 1,119.85ha (4.70% of total area). Those figures are compatible with the numeral statistics of land inventory of Giao Thuy district. 223

35. Phân tích hiện trạng hệ thống sử dụng đất


của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững
tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La 223


Trần Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn 223

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 223

Hiện nay sự phát triển bền vững của khu vực miền núi của nước ta nói chung và tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La nói riêng phụ thuộc nhiều vào thực trạng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Trên địa bàn xã Đông Sang, người dân tộc thiểu số gồm Thái và H’Mông chiếm tới 92% dân số. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp và đất ở được giao cho các hộ thuộc hai dân tộc này sử dụng. Qua phân tích hiện trạng hệ thống sử dụng đất của các dân tộc thiểu số trên địa bàn nghiên cứu cho thấy: hệ thống sử dụng đất của người Thái gắn với trồng lúa ruộng nước, làm nương, trồng rau và cây ăn quả đã cho hiệu quả kinh tế, xã hội khá cao nhưng áp dụng phương thức canh tác hợp lý trên đất dốc còn hạn chế; hệ thống sử dụng đất của người H’Mông gắn với khai thác rừng, làm nương và chăn nuôi đại gia súc cho hiệu quả còn thấp và thiếu bền vững. Hiện trạng độc canh cây ngô trên đất dốc, rừng phòng hộ tại khu vực vùng cao của xã chưa được bảo vệ dẫn đến xói mòn, rửa trôi, chất lượng đất bị suy giảm. Báo cáo đã đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất xã Đông Sang gồm: xây dựng, cải tạo hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi; thiết lập các mô hình hệ kinh tế - sinh thái nông hộ bền vững; khuyến khích người dân trồng các dải cây xanh, dải băng đậu, lạc, cỏ trên đất dốc nhằm bảo vệ đất và môi trường. 223

Analysis of existing land use systems of ethnic minorities


for sustainable development at Dong Sang commune,
Moc Chau district, Son La province 224


Tran Van Tuan, Nguyen Xuan Son 224

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 224

Recently, the sustainable development at the mountainous regions in general and at the Dong Sang commune, Moc Chau district, Son La province in particular, fundamentally bases on exploiting, using and protecting status of land resource. At the Dong Sang commune ethnic minorities including Thai and H’Mong which cover 92% of the population. Most of cultivating and housing land are given to those ethnic minorities to use. By mean of analysis land using system status of the ethnic minorities at the Dong Sang Commune indicating that: Thai land using system associates with upland rice cultivation, slash and burn cultivation, fruit and vegetable growing, which has pretty high social - economic effect but applying the sustainable cultivating methods on the sloping land are not good enough; H’Mong land using system associates with cutting timber, slash and burn cultivation and cattle breeding which has low social - economic effect and does not sustainable. Because of corn mono cultivation on sloping land and protective forest at the high mountain region of the commune that led to erosion and land quality has been reduced. This paper mention some solutions which contribute to the sustainable using orientation of land resource at Dong Sang commune including: building and reconstructing the road and irrigation systems; establishing the substantial economic - ecological models for farmer households; encouraging cultivate the verdure, bean, peanut and grass bands on the sloping land to protect the land and environment. 224

36. Một số đánh giá và đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 225



Trần Văn Tuấn, Lê Phương Thúy 225

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 225

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Để xây dựng được phương án quy hoạch hợp lý cần phải có đầy đủ nguồn thông tin về đất đai và các yếu tố liên quan khác như kinh tế, xã hội, môi trường,... Do vậy thiết lập cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu cấp thiết. Trong những năm vừa qua ở nước ta, mặc dù việc xây dựng CSDL tài nguyên đất đã đạt được một số kết quả nhất định, song ứng dụng phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất vẫn còn ở bước đầu, chỉ tập trung ở một số công đoạn tính toán số liệu, số hóa bản đồ mà chưa có giải pháp đồng bộ về thiết lập và khai thác CSDL đất đai phục vụ cho công tác này. Trên cơ sở làm rõ vai trò của CSDL đất đai đối với quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng CSDL với yêu cầu thông tin trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các tác giả đã đề xuất một số định hướng hoàn thiện gồm: chuẩn hóa CSDL không gian, xây dựng và cập nhật CSDL thuộc tính, lựa chọn hệ quản trị và phương án tổ chức CSDL đất đai hợp lý nhằm đáp ứng cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 225

Some assessments and proposals for


constructing database of land use planning 225


Tran Van Tuan, Le Phuong Thuy 225

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU 225

Land use planning is an important tool of land administration and it facilitates the development of economic, society, protects environment. To built the reasonable land use planning, we should have enough information related to land and other features of economic, society, environment. Therefore, it’s very necessary to establish land database and apply information technology for serving land use planning. In Vietnam, although the establishment of land database has achieved some results in recent years, its application for land use planning is in the initial stage such as simple calculation, map digitization and there is not any total solutions to built and use land database effectively. In this paper, the authors will make clearly the role of land database in land use planning; the current land database compared with the information requirements in land use planning; and propose some ideas relevant to: standardize spatial database, build and update attribute database, select database management system and type of organization land database for serving land use planning in Vietnam. 225


tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương