TIỂu ban đỊa lý (36 báo cáo)


Nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam



tải về 392.55 Kb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích392.55 Kb.
#31413
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

6. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới
hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam


Nguyễn Thị Liễu

Viện Phát triển bền vững Vùng Trung Bộ



Tại Quảng Nam, những biểu hiện của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây tương đối rõ ràng, đặc biệt là hiện tượng tăng nhiệt độ, giảm lượng mưa và tăng tần suất cũng như cường độ các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán,... Những biến đổi của khí hậu ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Hiện tượng mưa kéo dài tăng cường gây trượt đất ở miền núi, xói lở bờ sông, bờ biển gây mất diện tích canh tác và định cư,... Để thích ứng với biến đổi khí hậu, cư dân địa phương đã lựa chọn các giải pháp trước mắt và lâu dài. Cây trồng được tăng từ 2 đến 3 vụ và các giống lúa mới chịu hạn, chịu mặn được đưa vào sản xuất. Một số phương thức phòng chống lũ lụt dành cho chính cư dân địa phương và vật nuôi được áp dụng như xây dựng nhà cửa có gác mái chứa tài sản, xây dựng chuồng trại cao và bền dành cho gia súc khi xảy ra lũ lụt,... Các tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ở tỉnh Quảng Nam được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ trong tương lai gần.

Preliminary assessments of impacts of climate change
on agricultural, forestry and aquacultural production
in Quang Nam province


Nguyen Thi Lieu

Institute of Sustainable Development of Central Region,
Vietnam Academy of Social Sciences



In Quang Nam, symptoms of climate change in recent years have been quite clearly shown, especially the increase of temperature, the reduction of rainfall and the increase of frequencies as well as intensive frequency of natural disaster such as storm, floods, droughts, and etc. The climate change greately influences socio-economic activities, especially in agriculture, forestry, and aquaculture. The increase of long - lasting rain, that is more intensive causes landslides in mountains, erosion in river banks and coastlines, leading to the loss of farming areas and inhabitants land, and etc. In order to adapt to climate change, local inhabitants choose many immediate and long - term solutions. Crops are shifted from 2 to 3 and new hybrit rice rarieties with higher dryness and salt suffering capacity have been used for production. Some ways for preventing flood for local inhabitants and for fed animals have been applied namely: to build house with attic to store properties, to build hight and duraable cages for animals when floods struggle, and etc. Impacts of climate change on agriculture, forestry and aquiculture in Quang Nam province has been fully studied and evaluated.

7. Mối giao hòa đa dạng tự nhiên và đa dạng
văn hóa tộc người miền Trung: yếu tố quan trọng
trong cấu trúc phát triển bền vững lãnh thổ vùng


Nguyễn Ngọc Khánh

Viện Phát triển bền vững Vùng Trung Bộ



Miền Trung Việt Nam tương đối giầu có về văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên. Các cộng đồng dân tộc ở miền Trung sống trong sự giao hòa của đa dạng văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên trong suốt hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng tới mối quan hệ này. Nghiên cứu về sự giao hòa của văn hóa tộc người và đa dạng tự nhiên là một nhân tố quan trọng trong cấu trúc của phát triển bền vững vùng đặt trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia.





The harmonization of ethnic cultural diversities and natural diversities in Central regions of Vietnam: an important factor in the structure of regional sustainable development


Nguyen Ngoc Khanh

Institute of Sustainable Development of Central Region,
Vietnam Academy of Social Sciences



Central regions of Vietnam are rich of ethnic cultural and natural diversities. The ethnic communities in central regions live in harmonization of ethnic cultural diversities and natural diversities during thousand years. However, socio-economic development has affected this relation. The reseach on the Harmonisation of ethnic cultural and natural diversities is an important factor in the structure of regional sustainable development in national process of industrialization and modernization.

8. Đa dạng hóa hình thức tham gia của cộng đồng
địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái
ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai


Nguyễn Thị Hải, Dương Thị Thủy

Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

San Sả Hồ là một xã vùng núi cao, nơi có nguồn tài nguyên độc đáo và đặc sắc để phát triển du lịch sinh thái. Trong xu thế hiện nay, du lịch sinh thái sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn tại địa phương. Tuy nhiên, để du lịch phát triển bền vững, giảm những tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội, cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở địa phương. Kết quả nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng ở xã San Sả Hồ cho thấy số người có khả năng tham gia vào hoạt động du lịch khá lớn, họ có thể cung cấp các dịch vụ như hướng dẫn, khuân vác, cho thuê nhà, biểu diễn văn nghệ,... Tuy nhiên, với hoạt động du lịch như hiện nay, mới chỉ có 11% số lao động, tương đương với 4,2% số dân trong xã trực tiếp tham gia và hưởng lợi từ du lịch. Vì vậy, cần nghiên cứu phát triển thêm các dịch vụ, sao cho hầu hết người dân hoặc các hộ dân đều có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các dịch vụ du lịch.


Development of community-based ecotourism in
San Sa Ho commune, Sapa district, Lao Cai province


Nguyen Thi Hai, Duong Thi Thuy

Faculty of Geography, Hanoi University of Science, VNU



San Sa Ho is a remote mountainous commune that has unique resouces for ecotourism development. With favourable conditions, the ecotourism tends to grow faster in the commune. Nevertheless, it is high time that community-based ecotourism developed in order to minimize negative socio-economic and environmental impacts of the tourism industry for a sustainable development. Studies on the potential and the current community-based ecotourism activities of the commune show a high number of local people who are capable of participating in ecotourism activities. Possible tourism-related jobs that they are willing to do are tour-guides, porters, home-stay providers, dancing performers and so on. By contrast, current ecotourism has only provided jobs for 11% of the labours. In other words, around 4.2% of the population have directly participated in the tourism industry, and thus, have benefits from it. As a result, it is neccessary to develop a model in which more tourism products are created and most households are able to directly or indirectly participate in tourism services.


tải về 392.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương